Hỏi đáp Ăn để sống hay sống để ăn

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 7 Tháng mười hai 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn quay trở lại với Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba? - Việt Nam Overnight

    Để tiếp tục gameshow, mình sẽ gửi đến các bạn một câu hỏi tình huống thú vị, một câu hỏi chắc chắn sẽ giúp các bạn tìm được những người đồng quan điểm với góc nhìn cuộc sống của mình đấy

    Và câu hỏi đó chính là

    Bạn sống trên đời này để ăn hay bạn chỉ ăn để sống?

    Một câu hỏi tưởng chừng như rất dễ để chọn nhưng lại khó thuyết phục người khác hiểu quan điểm sống của mình đúng không nào?

    Còn chần chừ gì nữa mà không tham gia thảo luận ở ngay bên dưới câu hỏi này và đừng quên đánh giá 5 sao và like cho câu hỏi cũng như gameshow nhé!
     
  2. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Theo mình thì chúng ta đang ăn chỉ để sống.

    Thứ nhất, theo lý thuyết sinh học là con người hay kể cả động vật cần nguồn năng lượng cung cấp từ thức ăn là để duy trì sự sống, dù cho thức ăn đó có thế nào thì cũng là một phần rất quan trọng không thể thiếu để ta tiếp tục sống và hoạt động.

    Thứ hai, chúng ta sống là để tận hưởng những điều ta thích và đam mê chứ không phải chỉ riêng là sống để ăn. Có thể với nhiều người, ngay cả mình cũng vậy đều thích thú những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng nhưng đó không phải là ta cố sống để thưởng thức nó không mà để ta có thể có được một cuộc sống chất lượng nhất mà thôi.
     
  3. "Ăn để sống hay sống để ăn" thì cũng còn tùy vào hoàn cảnh nữa.

    Như lúc bạn đang nghèo khó, thiếu trước hụt sau, việc kiếm tiền lo trang trãi cuộc sống hàng ngày đã khó, nên có ăn no bụng đã là may, có đâu nghĩ tới sơn hào hải vị, của ngon vật lạ xa xỉ. Lúc đó, mình sẽ chỉ nghĩ rằng "ăn để sống" thôi.

    Nhưng ngược lại, lúc bạn đã trở nên dư dả, của ăn của để thì đương nhiên cũng sẽ không bạc đãi bản thân. Muốn thưởng thức của ngon vật lạ là điều đương nhiên. Cho nên từ đó mà suy nghĩ cũng thay đổi là "sống để ăn".

    Tuy nhiên, cũng có nhiều người rất giàu có nhưng ăn uống lại rất kham khổ. Họ vẫn cho rằng "ăn để mà sống" thì tốt rồi. Đơn giản là do tâm lý tiết kiệm thôi.

    Còn đối với mình thì, tùy lúc mà mình sẽ "ăn để sống" hoặc "sống để ăn". Như đợt chỉ thị 16 vừa rồi, người dân không được phép ra ngoài, đồ ăn thì mua rất khó khăn, giá thành lại cao ngất ngưỡng, cho nên lúc đó có ăn là mừng. Đó chính là lúc "ăn để sống". Còn bây giờ hàng quán đồ ăn đã được bán bình thường trở lại thì đương nhiên chỗ nào ngon thì ghé. Hi hi
     
  4. niem hac huyet Bút hiệu: Niệm Quân

    Bài viết:
    9
    Theo tôi thì cả hai vế đều đúng vì con người phải ăn mới có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể duy trì sự sóng, và sống mà, thế giới này có biết bao nhiêu món ngon nha, trải nghiệm hết thiên đường ẩm thực này thì còn gì bằng. Cho nên, hai vế đều có lí cả.

    Tuy nhiên, dựa vào nghĩ gốc, cá nhân tôi cho rằng 'ăn để sống' sẽ đúng hơn. Bởi vì con người phải ăn thì mới sống được. Ăn, uống, ngủ, nghỉ là nhu cầu thiết yếu của con người mà con người lúc nào cũng phải thực hiện chúng. Một người cho dù mất đi vị giác, cho dù mệt mỏi cũng phải cố ăn để sống qua ngày. Khi bạn bước chân vào bệnh viện, bên giường bệnh, người chăm sóc sẽ bảo người bệnh rằng: 'Cố ăn đi, ăn để khỏe, để sống tiếp' chớ nào có ai lại bảo ' Cố sống đi, sống để khỏe, để ăn tiếp' bao giờ đâu. Đúng không nào? Giả sử nếu 'sống để ăn' chớ không phải 'ăn để sống' thì cuộc sống chúng ta chỉ dừng lại ở việc ăn, ăn, ăn cho đến ngày hóa thành cát bụi. Mục tiêu sống chỉ là để ăn thì thật sự không tốt lắm nhỉ? Vì vậy, tôi nghĩ cần 'ăn để sống', đảm bảo việc ăn uống đầy đủ để sống tốt, sống khỏe, và rồi từ đó, ta sẽ sống để làm việc, để vui chơi, để hưởng thụ, ăn nhiều món ngon, ngắm nhiều cảnh đẹp, đó là cuộc sống hoàn hảo.

    Nếu hiểu theo một nghĩa khác, thì 'sống để ăn' cũng là một lựa chọn đúng đắn nếu 'ăn để sống ' là ẩn dụ cho việc trong mắt chỉ có mục tiêu và lặp đi lặp lại một việc vì mục tiêu đó, không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của việc mình làm, ăn để sống; còn ' sống để ăn' ẩn dụ cho việc cố gắng vì để dược hưởng thụ, biết tận hưởng cuộc sống này, tạo niềm vui cho bản thân. Một cách dễ hiểu, nếu nhìn theo nghĩa này, thì 'ăn để sống' nghĩa là chúng ta ăn chỉ để chúng ta tồn tại, nếu việc ăn không ảnh hưởng đến việc sống thì cúng ta sẽ chẳng cần phải ăn, mở rộng ra, chúng ta làm việc thêm, cần cù vất vả chỉ vì thành tich, danh lợi, nếu không có thành tích, danh lợi, ta sẽ không làm. Còn sống để ăn, là chúng ta cố sống, sống để chúng ta được tận hưởng, được ăn ngon, mở rộng ra, chúng ta sống trên đời luôn phấn đấu để đạt được kết quả đẹp, cố sống là để hưởng thụ. Vì vậy, với cách nhìn này, thì lựa chọn 'sống để ăn' lại có phần hợp lí hơn.
     
  5. Tây Vân

    Bài viết:
    8
    Thật ra điều này mình hay được nghe ba mình nói. Ba mình hay nói "Ăn để mà sống". Nhưng mình nghĩ có lẽ ba chỉ nói cho vui thôi hoặc đó cũng có thể chính là quan điểm sống của ba đấy. Bởi ba là người từng trải, trải rất nhiều, và cũng như những thế hệ cùng thời với ba (ba mình sinh năm 1970), họ đã nếm trải được sự thiếu thốn về mặt vật chất lẫn tinh thần, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nên họ sẽ có quan điểm và suy nghĩ riêng là ăn để sống - có thực mới vực được đạo.

    Có lẽ vì ảnh hưởng bởi ba, mình cũng nghĩ rằng chúng ta đang "ăn để sống". Tuy rằng việc ăn để sống, sống để tiếp tục làm việc, làm việc kiếm được tiền, được trả công, tiền đó ta lại mua thức ăn và lấp đầy chiếc bụng trống rỗng bằng đồ ăn, có sức lại tiếp tục làm việc, nó như là một vòng tuần hoàn liên tục, không hồi kết. Nhưng suy cho cùng, cơ thể con người, nếu không ăn trong khoảng 8 đến 21 ngày thì không thể sống bởi thức ăn là thứ không thể thiếu đối với con người và mọi sinh vật nói chung (đương nhiên là phải kể cả nước uống). Còn việc sống trên đời này, mục đích không chỉ có là để ăn, người ta có thể có rất nhiều mục đích, mục tiêu muốn đạt được trong cuộc sống. Người ta nói con người được sinh ra chính là một duyên phận, một số phận, do vậy việc được sinh ra và được sống trong cuộc đời này không có một mục đích cụ thể và nhất quán nào cả. Chỉ có thể là mục tiêu mà mỗi con người tự đặt ra cho chính bản thân mình, một mục đích mà họ muốn đặt chân đến. Và để đạt được mục đích đó, trước tiên ta phải được sống, để được sống thì phải được ăn và uống.
     
  6. Biện Thị Hà Mi

    Bài viết:
    6
    Đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Chúng ta đang sống hay đang tồn tại? Có nhiều người khó phân biệt được hai khái niệm này, họ cảm thấy có sự nhập nhằng giữa việc sống và tồn tại. Điều đó cũng chính là ý nghĩ thực sự đằng sau câu hỏi: Sống để ăn hay là ăn để sống?

    Trước tiên, xét trên lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow thì ăn là một trong những nhu cầu thấp nhất trong 5 cấp bậc bao gồm: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu dc yêu thương, nhu cầu dc tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Ăn uống là cách thức để chúng ta có thể duy trì sự sống của cơ thể sinh học. Khác với thực vật, chúng ta là loài dị dưỡng không thể tự tổng hợp các dưỡng chất để tự nuôi dưỡng bản thân và việc ăn uống hằng ngày là 1 nhu cầu k thể từ bỏ. Tầm quan trọng của ăn uống dc ông bà ta khẳng định qua câu tục ngữ "Có thực mới vực dc đạo" để càng chứng tỏ việc ăn uống là k thể thiếu. Không ai có thể sống nếu k ăn vì cơ thể không hấp thụ dc chất dinh dưỡng và sẽ dần trở nên suy nhược, do đó ăn là nhu cầu cơ bản nhất và vô cùng thiết yếu.

    Từ phân tích trên ta có thể nhận thấy rằng: Việc ăn có một tầm quan trọng nhất định đối với việc duy trì cơ thể sinh học. Nói cách khác, ăn chính là cách chúng ta kéo dài sự sống và sự tồn tại của mình.

    Tiếp đến ta phân tích về sự khác biệt giữa sống và tồn tai. Cả hai khái niệm này đều có một điểm chung là chỉ sự có mặt, sinh sống của một ai đó trên thế giới này. Tuy nhiên, tồn tại là khái niệm chỉ sự sinh sống một cách đơn thuần mang chiều hướng bản năng. Ví dụ sự sinh tồn của các loài động vật hoang dã, chúng có mặt trên đời chỉ để hoàn thành một chu kỳ sinh học của sự sống và điều đó dc duy trì bằng việc chúng săn mồi lấy thức ăn. Ngoài ý nghĩa đó ra, chúng không có một lý do nào khác để duy trì sự sống. Con người chúng ta không như thế, chúng ta không đơn thuần là tồn tại mà chúng ta cần có một hành trình của sự sống. Hành trình sống ở đây được hiểu là sự chiêm nghiệm của mỗi người về cuộc đời, từ đó chúng ta hình thành nên quan niệm sống và những cảm nhận về cuộc sống của chính mình. Điều đó có nghĩa gì? Đó chính là 3 nhu cầu còn lại trog tháp nhu cầu của Maslow: Nhu cầu yêu thương, nhu cầu dc tôn trọng và nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Ba nhu cầu này k thẻ được đáp ứng bằng vật chất mà nó cần có sự bồi đắp của tâm hồn, đó là những nhu cầu cao cấp hơn và nó thể hiện một cách trọn vẹn ý nghĩa của cuộc sống.

    Trở lại vấn đề ban đầu được đặt ra rằng: Con người sống để ăn hay ăn để sống ta thấy rõ một điều là việc ăn là một hoạt động, môt nhu cầu để duy trì sự sống. "Sống để ăn" hiểu theo đúng nghĩa đen là tồn tại vì mục đích ăn uống, nhưng nó có vẻ k hợp lý lắm vì k ai sống dc nếu k ăn nên phải là có ăn thì mới có sống chứ k thể gắng sống để ăn. Nếu k ăn thì lấy gì sống và k sống thì sao có thể ăn. Hoặc ta nhìn nhận câu nói này theo nghĩa bóng là mục tiêu của cuộc đời khi sinh ra là chỉ ăn mà thôi. Xét theo tháp nhu cầu thì điều này k thỏa mãn dc 4 nhu cầu còn lại của một con người, k ai sống trên đời chỉ để ăn cả dù kẻ đó có là người mất trí. Làm sao có thể chỉ ăn mà tồn tại khi con người k có chốn dung thân vào những lúc mưa nắng thất thường hay gặp nhiều mối hiểm nguy đe dọa? Chính vì thế nên quan điểm sống để ăn k xét về mặt nhu cầu là chưa thỏa đáng. Nếu tiếp tục nhìn nhận trên phương diện lý tưởng hóa bản thân thì điều này càng k thể chấp nhận. Giá trị một con người khác ở con vật đó là con người có khối óc và bàn tay để tạo nên những điều ý nghĩa k chỉ cho họ mà còn cho cộng động, thế nên một người chỉ nghĩ đến việc ăn thôi thì có vẻ k hợp lý và cá nhân đó khó được xã hội chấp nhận. Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận đời người "ăn để sống" vì chỉ có ăn con người mới tiếp tục duy trì dc cuộc sống và chỉ có còn sống con người mới làm dc nhiều điều ý nghĩa hơn k chỉ cho bản thân mà còn cho người khác.
     
  7. Cáoca Cáo

    Bài viết:
    40
    Chào bạn! Mình không phải thành viên tích cực lắm, nhưng vài lần mình thấy câu hỏi của bạn thú vị nên đã trả lời. Mình cũng thấy khá hứng thú với vấn đề lần này.

    Là ăn hay là sống phụ thuộc vào nhiều vấn đề, như tâm trạng, hoàn cảnh, điều kiện vật chất, nhu cầu.. Không có một chuẩn mực nhất định nào về việc phải ăn để sống rồi mới sống để ăn hay ngược lại. Ai trong chúng ta cũng có những cuộc sống khác nhau, những cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau. Có những người ăn đủ vị đắng cay ngọt bùi mới chọn được món ăn mình yêu thích nhất, lại có những người nửa đầu cuộc đời nếm hết ngọt bùi đến cuối cuộc đời lại toàn đắng cay.. Chẳng ai hay hương vị bạn đang ăn thế nào, chỉ có bản thân bạn cảm nhận được. Với mình, đầu tiên là ăn để sống đã, sau đó mới là sống để ăn.

    Ăn là từ dùng để chỉ hành vi nạp năng lượng nhằm duy trì sự sống và tăng trưởng. Trong cuộc đời, bạn sẽ ăn rất nhiều thứ, nhưng để ăn thì không hề đơn giản. Sao lại khó? Khó chứ, rất khó. Đồ ăn nói rẻ cũng rẻ nhưng nói đắt cũng đắt. Có những người chấp nhận ăn mì tôm liên tục để tiết kiệm chi phí. Tất nhiên là loại mì mà mình nói là loại giá cả phải chăng nhất nhé. Nếu bạn ăn mì một bữa hai hay ba bữa thì vẫn ổn thôi, vậy cứ ăn cả tháng thì sao? Hoặc nếu bạn không còn đồng nào trên người để mua đồ ăn, bằng bất kỳ lý do nào, và không có một ai có thể giúp bạn, vậy làm sao mà ăn? Thậm chí đến mức bạn không thể ăn, dù bạn có chi phí để mua thức ăn. Có những người làm việc rất vất vả nhưng để ăn được một bữa ăn đàng hoàng lại rất khó khăn.

    Cơ thể và tâm trạng làm ảnh hưởng đến việc ăn của bạn. Trước mặt bạn có một bữa ăn thật ngon miệng nhưng trong mắt bạn lại không nhìn thấy chúng; trong đầu bạn đang là một chuyện khác bạn không thể tập trung ăn uống, bạn cảm thấy đắng miệng; bạn đang bị ốm;.. Có rất nhiều thứ để ảnh hưởng đến bữa ăn. Đến lúc này, gần như là đang nhét đồ ăn vào miệng như một thói quen chứ mùi vị chắc chẳng cảm nhận được gì. Bạn có thức ăn, bạn đói, nhưng bạn không biết nấu gì, vì dù có nấu ngon đến đâu cũng chỉ có một mình bạn ăn, hoặc cũng có thể bạn hoàn toàn chẳng biết nấu ăn.

    Trên thế giới này, có rất nhiều món ăn ngon, rất nhiều kiểu chế biến đồ ăn mà chỉ có bạn không biết đến chứ không phải là không có. Không chỉ ẩm thực trong nước mà còn cả ẩm thực nước ngoài. Để tận hưởng những thứ này, bạn cần phải sống nhé. Sống mới cảm nhận được. Vậy làm sao để sống? Để sống thì phải ăn, sống rồi thì lại ăn, một vòng tròn. Nhưng ăn ở đây lại có nghĩa hoàn toàn khác. Một kiểu ăn là để tồn tại, một kiểu khác là để tận hưởng.

    Ai cũng có mục tiêu, ai cũng có mong ước, ai cũng sự bận lòng, sống là nền tảng cơ bản để duy trì mọi thứ. Và muốn sống, thì phải ăn, ăn để sống, để còn hít thở, và để tồn tại! Ăn là một thứ mà ta phải học dần dần và từ từ. Ăn để cảm nhận hương vị, cho đến tận khi, bạn đã nếm qua những thứ mình có thể nếm, cảm nhận được nhiều thứ từ trong thức ăn và món ăn, đến tận khi bạn cảm nhận được sự thoải mái từ trong những món ăn đó, đến tận khi giữa môn vàn đau khổ bạn cảm nhận được sự ngọt ngào, thanh mát. Ăn cung cấp nền tảng cơ bản cho các hoạt động của động vật nói chung, và con người nói riêng, và giúp duy trì sự sống. Vậy nên ăn là hành động quan trọng và không thể bỏ qua.

    Ăn để sống, ăn để cảm nhận nhé!
     
  8. Huệ Lê Thị

    Bài viết:
    196
    # Trước tiên mình sẽ nói về hai từ chủ chốt và quan trọng nhất trong câu hỏi này, đó là "ăn" và "sống".

    + Ăn: Đây là một động từ dùng để chỉ hành động của con người khi đưa một loại vật chất nào đó vào cơ thể để nuôi sống bản thân.

    + Sống: Nếu là động từ thì "sống" dùng để chỉ sự tồn tại ở hình thái có diễn ra hoạt động trao đổi chất với môi trường xung quanh, có sinh đẻ, lớn lên và chết.

    Con người có vật chất mới tồn tại và khi có lý tưởng mới là sống. Sống là khi ta cảm nhận được tất cả mọi thứ trong cả cuộc đời, sống là khi chúng ta thấy được sự tồn tại của mình có ý nghĩa với những người xung quanh.

    # Trong cuộc sống chuyện ăn là chuyện hết sức quan trọng, từ xưa ông bà ta đã có câu: "Dân dĩ thực vi tiên" (người dân lấy ăn làm đầu). Có "cái ăn" thì con người mới có thể tồn tại, có "cái ăn" thì mới có thể lực, có sức khỏe để lao động, và khi đó chính là khi con người đang sống.

    - Theo mình thì dù là thời đại nào, tầng lớp, giai cấp nào thì "cái ăn" cũng là một nhu cầu hết sức quan trọng, "có thực mới vực được đạo", cho nên trước tiên phải ăn để tồn tại rồi mới có thể sống.

    # Tuy nhiên "cái ăn" vẫn luôn có sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội và có sự khác nhau giữa những giai đoạn khác nhau trong lịch sử.

    + Ở thời xưa tầng lớp dân chúng bình thường chính là có gì ăn nấy nhưng với tiêu chí tiết kiệm là trên hết, cơm độn, cháo độn hoặc đơn giản chỉ là cháo hoa (cháo trắng) với vài hạt gạo còn lại chỉ là lềnh bà lềnh bềnh toàn nước.

    + Trong những năm tháng đói khổ, những tác phẩm văn học cũng từng đề cập đến "cái ăn" của người dân, trong tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã tái hiện hình ảnh của một nồi cháo cám của bà cụ Tứ. Đó chính là lúc ăn chỉ để tồn tại, để sống.

    + Còn những tầng lớp cai quản đất nước như vua chúa, quan lại thì "cái ăn" của họ không chỉ đơn thuần là để sống nữa mà đó là ăn để hưởng thụ cuộc sống . Thời xưa những món ăn được chuẩn bị cho vua chúa đều là thứ quý hiếm trong thiên hạ mà người dân bình thường chỉ nghe tiếng chứ khó mà biết được mùi vị của chúng, đó là bát trân bao gồm 8 món quý hiếm là nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào. Hay những ngày bình thường mỗi bữa ăn của vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa có đến 35 món, bao gồm đầy đủ các của ngon vật lạ trên đời.

    =>Vì vậy, có thể nói cùng với việc hưởng thụ các loại vật chất và tinh thần khác như điều kiện cuộc sống mặc, ở, đi lại, giải trí.. Thì ngày nay, giới nhà giàu cũng hưởng thụ cả ẩm thực nói chung và cái ăn nói riêng. Họ ăn đơn giản không cầu kỳ không có nghĩa đó là những món ăn không mắc tiền.

    - Sở dĩ ăn không phải để sống mà sống là để hưởng thụ cái ăn bởi vì ngày nay trong ngành nhà hàng có một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng các nhà hàng đó là sao Michelin, càng nhiều sao thì chất lượng và phong cách đặc biệt của nhà hàng đó càng cao. Do vậy có rất nhiều người sẽ đến những nhà hàng này để được cung cấp những món ăn và dịch vụ kèm theo tốt nhất. Vậy thì lúc này họ không phải đơn thuần là ăn để sống nữa.

    Tóm lại, dù là thời đại nào, giai đoạn nào cũng sẽ có những người ăn để sống và cũng có những người sống để hưởng thụ ẩm thực . Còn mình thì chắc là tồn tại cả hai quan điểm trên, bởi vì cùng là các món ăn bình thường nhưng có những lúc chán ăn nên đó là khi ăn để sống, có những lúc lại rất hưởng thụ mùi và vị của những món ăn, đây là lúc sống để hưởng thụ món ăn. ^^
     
  9. Libra1110 Xem và like các bài viết ủng hộ mình với ạ ><

    Bài viết:
    39
    "Ăn để sống" nghe cứ như đang miêu tả một người sống qua loa, chiếu lệ. Phần lớn người đó sống trên đời này với mục đích tạm bợ, gọi là tới đâu hay tới đó.

    Còn "Sống để ăn" đa số là để nói về những người thích thưởng thức cuộc sống và chính xác là nói về cách họ thưởng thức đồ ăn ngon. Đối với họ, mỗi ngày là loại một mỹ vị khác nhau, nếu được vậy thì hạnh phúc biết bao!

    Nếu dùng câu này để hỏi một người thì có thể sẽ đánh giá được một phần nào đó tính cách của họ.
     
  10. Tạ Vô Song

    Bài viết:
    3
    Theo mình, người nào có kinh tế ổn định thì chính là "sống để ăn". Ng nào kinh tế khó khăn chính là "ăn để sống". Tuy nhiên, đó chỉ là cách nghĩ vui của mình khi mình cháy túi hay túi đầy tiền. Cuộc sống gian nan lắm, nên lúc nào mình có tiền chính là ăn cháo trắng dưa muối cũng ngon. Khi hết tiền ăn sơn hào hải vị cũng lạc nhách. (´;︵;`)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...