Ẩm thực Việt Nam Tác giả: Hòn Đá Nhỏ Phở Việt Từ bao đời nay phở đã trở thành món ăn thân thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam, tôi vẫn còn nhớ như in những câu chuyện về phở mà ông bà kể lại cho tôi khi còn thơ bé, sau này phở cũng là món ăn quen thuộc thời còn là học sinh, sinh viên mỗi khi xa nhà và cả đến khi đi làm cũng vậy. Hiện tại phở không chỉ là món ăn phổ biến ở Việt Nam mà nó còn nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể bắt gặp những quán phở Việt ngay trên đường phố của Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Pháp, Hông Kông.. Mới đây phở lại một lần nữa được nhắc đến khi lọt top những món ngon nhất hành tinh do CNN (Cable News Networ) – một trong những kênh truyền hình quốc tế lớn nhất hiện nay có trụ sở đặt tại New York (Mỹ) bình chọn. Phở không chỉ là món ăn mà còn là niềm tự hào của văn hóa ẩm thực Việt Nam, góp phần quảng quá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về món ăn truyền thống đặc sắc này nhé! Bấm để xem Về nguồn gốc của Phở: Phở như ngày nay xuất hiện và đình hình từ những năm đầu thế kỉ 20 và Hà Nội, Nam Định được cho là quê hương của phở nhưng kì thật phở đã được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn từ điển Hán-Việt Nhật Dụng Thường Đàm (日用常談) của Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Trong mục thực phẩm, cụm từ chữ Hán 玉酥餅 "ngọc tô bính" được chú thích bằng chữ Nôm là 普 "bánh phở bò". Ở Nam Định, phở có nguồn gốc từ làng Vân Cù (xã Đông Sơn, Nam Trực), nổi tiếng với dòng họ Cồ đã mang nghề nấu phở gia truyền đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp mà bây giờ chúng ta còn biết đến với tên gọi "phở Cồ Nam Định". Món phở được tin là bắt đầu phổ biến trong bối cảnh hình thành Nhà máy Dệt Nam Định. Phở cũng xuất hiện ở Hà Nội từ những năm đầu thế kỷ 20, đây cũng được biết đến là nơi đã làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của phở, có giả thuyết cho rằng phở có nguồn gốc từ món "ngưu nhục phấn" – Quảng Đông Trung Quốc, một ý kiến khác lại cho rằng phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món "xáo trâu" (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món "xáo bò" dùng bánh cuốn. Từ phở hiểu nôm là món ăn chế biến từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng và phát âm là "phổ". Tiếng rao của các hàng quà rong vốn dĩ nghe rất du dương có vần, có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát biến âm đủ thanh sắc rót vào tai người nghe Tiếng rao món phở âm Nôm: "Phố đây, phố ơ! Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) bởi Hội Khai Trí Tiến Đức:" Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò " Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi điều lệnh hạn chế giết bò giết trâu nên nguồn thịt hạn chế chính vì thế người ta thay thế thịt bò bằng thịt gà, dần dần người dân cũng chấp nhận món phở gà và phổ biến nó. Về cách chế biến Phở (phở bò) : Nguyên liệu: Xương ống bò Thịt bò các loại: Nạm, vè, gầu mềm, gầu giòn Bánh phở Hoa hồi Đinh hương Thảo quả Hạt ngò Tỏi, chanh Hành tím, hành tây Vỏ quýt Gừng Rau ăn kèm, giá sống Gia vị thông dụng: Muối, muối hột, tiêu, đường, bột ngọt, rượu trắng Cách làm: Để có một bát phở ngon điều quan trọng nhất là phần nước dùng của phở hay còn gọi là nước lèo. Bởi thế mà công đoạn nấu nước dùng là công đoạn công phu và cần sự tỉ mỉ nhất. 1. Sơ chế nguyên liệu làm nước dùng Ngâm cả thịt và xương bò trong một thau nước lớn (chú ý: Cho nước ngậy xương và thịt), giã nhỏ gừng, muối hột và nước cốt 2 quả chanh vào ngâm cùng, khuấy tan muối và có thể cho luôn vỏ chanh vào ngâm cùng. Ngâm từ 4-6 tiếng lây xương và thịt ra rửa sạch lại với nước cho đến khi thấy nước trong và không có mùi là được. Để tránh cho quá trình hầm nước dùng trong và ít bọt hơn thì bạn nên tẩy xuwng bằng cách nhúng xương và thịt vào nước đun cùng gừng giã nhỏ và 1 ly rượu trắng. Sau khi nhúng thì cho xương và thịt vào thau ngâm nước sôi từ 10-20 phút nữa rồi đem ra rửa sạch với nước. Sau khi thực hiện bước này bạn sẽ thấy các đường gân máu ở xương ống và xương lớn nổi lên, bạn dùng dao bằm nát những đường này rồi đem đi rửa sạch cho máu bầm trôi hết. Gói gia vị thảo mộc nấu nước dùng phở hay còn gọi là thuốc phở sẽ giúp cho nước dùng thanh, thơm và khử đi mùi hôi của bò. Gói thuốc phở bao gồm những thành phần sau: Đại hồi bóp cho vụn cánh. Thảo quả nướng cháy, bỏ vỏ, chỉ lấy hạt bên trong. Đinh hương để nguyên không sơ chế gì cả. Sau đó, đem tất cả 3 loại thảo mộc này rang lên cho hơi cháy và tỏa ra mùi thơm cho vào túi vải thắt lại bỏ vào nồi nước dùng là đủ. Lưu ý là túi vải cần thắt bằng dây để dễ lấy ra hơn. Thuốc phở chỉ nên cho vào nồi nước dùng khi đã vớt hết váng xong. 2. Nấu nước dùng phở Cho xương và thịt vào nồi nước đun sôi ở mức lửa vừa. Trong quá trình đun, bạn sẽ thấy lớp váng đóng trên mặt nồi, dùng vợt vớt lớp vàng này bỏ đi. Kỹ thuật vớt váng là phải nhẹ nhàng để váng không bị chìm xuống dưới hoặc hòa lẫn vào nước khiến nước dùng bị đục. Ngoài ra, bạn cũng không nên đun lửa quá lớn sẽ làm cho lớp váng sôi sục dễ hòa tan vào nước dùng. Sau khi đã vớt hết lớp váng, bạn cho vào nồi 1 chén muối xay, gói thuốc phở vào nồi. Với gói thuốc phở, khi thấy nước dùng dậy mùi thơm rồi thì phải vớt ngay ra. Sau đó, bạn tiếp tục thêm vào gừng nướng (gừng nướng lên cho thơm, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt dọc thành miếng dày khoảng 3 – 4cm). Khi nấu khoảng 3 – 4 tiếng, bạn vớt thịt ra, nhúng ngay vào nước lạnh rồi treo lên cho ráo, sau đó cho vào tủ lạnh để không bị đen. Đến khi thưởng thức, bạn chỉ cần lấy thịt ra cho vào nước dùng luộc lại chừng 10 phút là được. Sau khi vớt thịt ra, bạn tiếp tục hầm xương trong nồi từ 10 – 12 tiếng thì sẽ có được phần nước dùng ngọt tự nhiên. Sau khi đã hầm xương đủ thời gian, bạn lọc nước sang 1 nồi khác rồi lần lượt nêm vào nồi đường cát trắng, hành tím nướng bóc vỏ, tỏi nguyên tép bỏ vỏ (hành tím và tỏi bạn cũng cho vào túi vải), nước mắm. Nêm nếm lại gia vị, đun sôi nước dùng là được. 3. Sơ chế các nguyên liệu khác Lột vỏ hành tây thái lát mỏng, thái nhỏ là hành, ngò. Thịt bò thái lát mỏng theo thớ thịt để không bị dai. Giá đỗ sống và bánh phở thì chần qua với nước sôi. Chuẩn bị tô lớn, cho hành giá vừa chần vào đáy tô, rồi đến bánh phở. Cho thịt bò thái lát vào tô, múc một muỗng hành ngò thái nhỏ cùng hành tây thái lát và một ít tiêu lên phía trên phần thịt bò và cuối cùng là chan nước dùng nóng hổi vào. Các loại hình biến tấu của Phở: Từ hương vị truyền thống, ngày nay có rất nhiều biến tấu của phở để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Phở ở miền bắc thì thiên mặn, bánh phở to hơn còn miền nam thì thiên về ngọt và nhiều rau ăn kèm. Ngoài ra thì người ta còn biến tấu thêm nhiều loại hình khác. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ" chín-bắp-nạm-gầu ", về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán.. Ngoài những kiểu chế biến truyền thống là phở chan nước dùng, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở khác như phở cuốn, phở áp chảo, phở xào, phở bò viên sa tế.. và phở trong công nghiệp chế biển thực phẩm như phở ăn liền, phở chay, phở công nghiệp.. Tại Hà Nội đang thịnh hành ăn phở với quẩy trong khi người Sài Gòn chỉ ăn quẩy với cháo. Người Gia Lai có món phở khô hay còn gọi là" phở hai tô "với sợi phở nhỏ và dai như sợi hủ tiếu Mỹ Tho và chén nước dùng để riêng. Ngoài ra thì còn có sự xuất hiện của phở ăn liền- món ăn quen thuộc của sinh viên cuối tháng mối khi thèm phở nhưng kinh phí hạn hẹp. Đi đầu sản xuất phở ăn liền ở Việt Nam là Acecook Việt Nam, năm 2006 Acecook Việt Nam sản xuất phở ăn liền từ bột gạo và cho đến nay phở ăn liền đã được xuất khẩu đi 42 quốc gia trên thế giới, chiếm tỉ trọng 10% hàng xuất khẩu của Acecook Việt Nam hằng năm. Phở trong văn hóa Việt: Ra đời cách đây cả trăm năm theo thời gian phở không chỉ là" đại diện tiêu biểu "cho ẩm thực Việt Nam mà còn là một nét văn hóa tiêu biểu của văn hóa Việt. Không phân biệt già trẻ lớn bé chỉ cần là công dân Việt Nam không ai không biết đến phở. Bất cứ ở đâu từ đường quốc lộ đến từng ngõ ngách trong thành phố ta đều có thể bắt gặp hình ảnh một người dân Việt Nam ngồi xì xụp bên tô phở nóng hổi của mình. Từ những gánh phở rong theo thời gian đã có những nhà hàng cố định, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ bình dân cũng hương vị đặc sắc của phở. Chẳng thế mà ở Hà Nội những quán phở gia truyền từ mấy chục năm nay dù chỉ có bàn ghế gỗ, bày biện sơ sài chật chội thì thực khách vẫn tấp nập, có khi vào đúng giờ ăn người ta còn bắt gặp khung cảnh xếp hàng cả dãy thậm chí có người đứng ăn như thưở còn phở gánh chỉ để được thưởng thức tô phở truyền thống nóng hổi. Phở chinh phục cả những thực khách cầu kì, khó tính nhất ngay cả như nhà văn Nguyễn Tuân cũng chấp nhận kiểu ăn đó. Dường như phở đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân Hà thành. Không chỉ trong đời sống, phở còn đi vào trong thơ ca trong văn học. Nhà thơ Thạch Lam từng viết trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường:" Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. "Phở ngon phải là phở" cổ điển ", nấu bằng thịt bò," nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả "," rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội:" Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối.. ". Hay như Tú Mỡ từng có câu thơ: " Phở - quà đáng quý trên đời Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi Mà đủ vị: Ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.. " Chính từ những cái giản dị, hài hòa giữa hương và vị đã góp phần đưa phở trở thành một nét văn hóa tiêu biểu đại diện cho mảnh đất hình chữ S vươn tầm thế giới. Năm 2016, người Nhật đã chọn ra ngày 4 tháng 4 là ngày của phở để tôn vinh món ăn này của Việt Nam tại Nhật qua đó thấy được sự yêu thích của bạn bè quốc tế đối với" quốc hồn quốc túy "của ẩm thực Việt. Và ở Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2017, báo Tuổi Trẻ kết hợp cùng Acecook tổ chức" ngày của Phở "lần đầu tiên, đây là một sự kiện được tổ chức hằng năm như một hoạt động du lịch, văn hóa cộng đồng nhằm tôn vinh phở và quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam. Cho đến tận ngày nay, dù phở đã trở nên phổ biến ở một số quốc gia thì đối với người dân Việt Nam phở vẫn là phở, vẫn là món ăn quen thuộc là một phần trong cuộc sống thường nhật của mọi người. English version Vietnamese cuisine Pho Viet: Pho has become a familiar dish for every Vietnamese, for generations, I still remember vividly the stories about pho that my grandparents told me when I was a child, and later pho was also a dish familiar when I was a student, I was away from home and even I went to work. Currently, pho is not only a popular dish in Vietnam, but it is also famous in many countries around the world, we can see Vietnamese pho restaurants right on the streets of Korea, Japan, the United States, France, Hong Kong.. Recently, pho was once again mentioned when it entered the top of the best dishes on the planet by CNN (Cable News Network) - one of the largest international television channels currently based in New York (USA) choose. Pho is not only a dish but also a pride of Vietnamese culinary culture, contributing to promoting the image of Vietnam to international friends. So now let's learn about this unique traditional dish! About the origin of Pho: Pho as it is today appeared and became popular in the early 20th century and Hanoi, Nam Dinh are known to be the hometown of pho, but in fact, pho was mentioned for the first time in the Sino-Vietnamese dictionary Nhat Dung Thuong. Dam (日用常談) by Pham Dinh Ho compiled in 1827. In the food category, the Chinese phrase 玉酥餅" Ngoc To Binh "is annotated in Nom as 普" beef noodle soup ". In Nam Dinh, pho originated from Van Cu village (Dong Son commune, Nam Truc), famous for the Co family, who brought the family's traditional pho cooking job everywhere to make a living that we now know. With the name" Pho Co Nam Dinh ". Pho is believed to have started to be popular in the context of the formation of Nam Dinh Textile Factory. Pho has also appeared in Hanoi since the early 20th century, this is also known as the place that made this dish famous. Besides, there are also many different opinions about the origin of pho. One theory is that pho is derived from the dish" ox humiliation "- Cantonese China, another opinion is that pho is derived from The method of preparing French beef stew pot-au-feu (pronounced" po to pho ") combined with spices and herbs in Vietnamese cuisine. There is also an opinion that pho originated from the Vietnamese dish" xao trau "(using vermicelli noodles) and was later transformed into" xao bo "using stuffed pancake. The word pho is understood as a dish made from rice that is popular among the masses and pronounced" pho ". The voices of street vendors are inherently melodious with rhymes, rhythms, like a singing, with enough sharp sounds pouring into the listener's ears. The sound of pho noodle soup in Nom:" Pho day, pho day! The noun pho was officially first published in the Vietnamese dictionary (1930) by Khai Tri Tien Duc Association: "Food made of sliced cakes cooked with beef". In 1939, chicken noodle soup appeared, because of the restriction on killing cows and buffaloes, the source of meat was limited, so people replaced beef by chicken, gradually people also accepted chicken noodle soup and popularized it. About how to make Pho (beef noodle soup) : Material: Bovine bone Beef of all kinds: Encrusted beef, beef brisket Rice noodles Star Anise Clove Cardamom Coriander seeds Garlic, lemon Purple onion, onion Citrus Peel Ginger Herbs, sprouts Common seasonings: Salt, granulated salt, pepper, sugar, monosodium glutamate, white wine (make by rice) Making step: To have a good bowl of pho, the most important thing is the broth of pho. Therefore, the stage of cooking the broth is the most elaborate and requires the most meticulousness. 1. Preparing ingredients to make broth Soak both meat and beef bones in a large bowl of water (Note: For bone broth and meat), grate ginger, salt and juice of two lemons to soak, stir to dissolve salt and can also add lemon zest, soak together. Soak for 4-6 hours to spread the bones and meat out, rinse with water until the water is clear and there is no smell. To avoid the stewing process, the broth is clear and less foamy, you should clean it by dipping bones and meat in boiling water with crushed ginger and 1 glass of white wine. After dipping, put the bones and meat in a bowl to soak in boiling water for 10-20 minutes, then rinse with water. After performing this step, you will see the veins of blood in the tubular bones and large bones emerging; and you use a knife to crush these lines and then wash them to wash away the bruises. The package of herbs to cook pho broth, also known as pho medicine, will help make the broth clean, fragrant and eliminate the bad smell of beef. The package of pho medicine includes the following ingredients: Anise powder squeezes the wings. Baked cardamom, peeled, only the seeds inside. Cloves are left unprocessed. Then, bring all these three herbs and roast them until they are slightly burnt and fragrant. Put them in a cloth bag and put them in a pot of broth. Note that the cloth bag needs to be tied with a string to make it easier to take out. Pho medicine should only be put into the pot of broth when all the scum has been removed. 2. Cook pho broth Put the bones and meat in a pot of water and bring to a boil over medium heat. During the cooking process, you will see a layer of scum on the surface of the pot, use a rack to remove this yellow layer. The technique of skimming is to be gentle so that the scum does not sink or mix with the water, making the broth cloudy. In addition, you should not boil the heat too high; it will cause the scum to boil easily to dissolve into the broth. After removing all the scum, put 1 cup of ground salt in the pot, pack the pho medicine into the pot. With a packet of pho pills, when the broth smells fragrant, you have to take it out immediately. Then, you continue to add grilled ginger (grilled ginger until fragrant, washed, peeled, cut lengthwise into pieces about 3-4cm thick). When cooking for about 3-4 hours, you take out the meat, immediately dip it in cold water, hang it up to dry, then put it in the refrigerator to prevent the meat from turning dark. When enjoying your meal, you just need to take out the meat and put it in the broth to boil again for about 10 minutes. After taking out the meat, you continue to stew the bones in the pot for 10-12 hours. You will get a naturally sweet broth. After the bone has been stewed for enough time, filter the water into another pot and then add in the white granulated sugar, peeled roasted purple onions, peeled whole cloves of garlic (purple onions and garlic you also put in a cloth bag), fish sauce. Taste the seasoning again, bring the broth to a boil. 3. Preparing other ingredients Peel the onion and slice it thinly, finely chop the onion and cilantro. Thinly slice the beef according to the grain so as not to be tough. Sprouts and rice noodles are blanched in boiling water. Prepare a large bowl, put the blanched onion in the bottom of the bowl, then the noodle soup. Put the sliced beef in a bowl, scoop a tablespoon of finely chopped cilantro with the sliced onion and a pinch of pepper over the beef and finally pour over the hot broth. Variations of Pho: From the traditional flavor, today there are many variations of pho to suit the taste of each region. Pho in the north is saltier, the pho is bigger, and the south is more sweet and a lot of vegetables. In addition, people have also modified many other types. Previously, only cooked beef pho with full "ripe-corn-encrusted" bucket, later, diners accepted both rare pho and chicken noodle soup. Going further, there are restaurants that experiment with both duck and geese meat, but with little success. In addition, there are a number of dishes made from traditional noodle ingredients such as pho roll, the type of pho that appeared in the 1970s was stir-fried pho, in the 1980s was fried pho.. In addition to the traditional processing methods such as pho with broth, nowadays people also create many other types of pho such as noodle rolls, pan-fried noodles, stir-fried pho, beef noodle soup with satay.. and pho in the processing industry. Food products such as instant noodle soup, vegetarian pho, industrial noodle.. In Hanoi, it is common to eat pho with bagel twists while Saigon people only eat bagel twists with porridge. Gia Lai people have dry noodle soup, also known as "two bowl noodle soup", with small and tough noodles like My Tho noodles and a separate cup of broth. In addition, there is also the appearance of instant noodle soup - a familiar dish of students at the end of the month when they want to eat pho but have a limited budget. Leading the production of instant pho in Vietnam is Acecook Vietnam, in 2006 Acecook Vietnam produced instant noodle from rice flour and so far instant noodle has been exported to 42 countries around the world, accounting for a large proportion 10% of Acecook Vietnam's exports annually. Pho in Vietnamese culture: Born hundreds of years ago, Pho is not only a "typical representative" of Vietnamese cuisine but also a typical cultural feature of Vietnamese culture. Regardless of young or old, as long as you are a Vietnamese citizen, no one does not know about pho. Anywhere from the national highway to every corner of the city, we can see the image of a Vietnamese person sitting sloppily next to his hot bowl of pho. From the street vendors over time, there have been fixed restaurants, but still retain the popular appearance and unique flavor of pho. That's why in Hanoi, the traditional pho restaurants for decades, even though they only have wooden tables and chairs, are poorly arranged, the diners are still busy, sometimes at the right time to eat, people still see the scene of the arrangement. There are even people standing and eating in the whole row, while the pho burden is just to enjoy a bowl of hot traditional pho. Pho conquers even the most picky and fastidious diners, even the writer Nguyen Tuan accepts that style of eating. It seems that pho has become an indispensable part of the life of every Hanoi resident. Not only in life, pho also enters poetry in literature. Poet Thach Lam once wrote in the book "Hanoi-36 Old streets" : "Pho is a special gift of Hanoi, not only in Hanoi, but because it is delicious only in Hanoi." Good pho must be the "classic" pho, cooked with beef, "the broth is clear and sweet, the cake is flexible but not crushed, the fatty meat is crispy but not chewy, the chili lime and onion are enough", "fresh herbs, Northern peppercorns, drops of lime com, and a little bit of belostomatid, as mild as a doubt." In the 1940s, pho was very popular in Hanoi: "It is an all-day snack for all people, especially civil servants and workers. People eat pho for breakfast, eat pho at lunch, and eat pho dark..". Or like Tu Mo once had a poem: "Pho - a precious gift in the world A few cents, how expensive is it? But full of taste: Sweet, fleshy, aromatic, fatty, nutritious.." It is from the simple things, the harmony between flavor and taste that has contributed to making Pho become a typical cultural feature representing the S-shaped land reaching out to the world. In 2016, the Japanese chose April 4 as the day of pho to honor this Vietnamese dish in Japan, thereby showing the love of international friends for the "national spirit" of the Vietnamese cuisines. And in Vietnam on December 12th, 2017, Tuoi Tre newspaper cooperated with Acecook to organize the first "day of Pho", an event held annually as a tourism and cultural community activity to honor pho and promote the image of Vietnamese culture. To this day, although pho has become popular in some countries, for Vietnamese people, pho is still pho, still a familiar dish that is a part of everyone's daily life. Mọi góp ý vui lòng truy cập link [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Hòn Đá Nhỏ - Việt Nam Overnight Thank all!