Âm là gì? Âm là các dao động cơ của các phân tử vật chất, lan truyền trong môi trường vật chất. Âm là những sóng truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí khi truyền đến tai ta sẽ làm màng nhĩ rung, gây ra cảm giác nghe được âm Nguồn âm là gì? Nguồn âm là những vật khi dao động có thể phát ra âm thanh VD: Dây đàn, ống sáo, loa.. Có những loại âm nào? - Âm nghe được: là những âm có tác dụng làm màng nhĩ tai dao động, cho ta cảm giác về âm, âm này có tần số dao động trong khoảng 16Hz đến 20 000Hz. - Hạ âm: Có tần số nhỏ hơn 16Hz, không làm màng nghĩ ở tai người rung, nên con người không nghe được Một số loài động vật có thể nghe được hạ âm là: Voi, chim bồ câu.. - Siêu âm: Âm có tần số lớn hơn 20 000Hz, tai không nghe được Một số loài động vật có thể nghe được siêu âm: Dơi, chó, cá heo.. Âm có thể truyền trong những môi trường nào? - Âm có thể truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí - Âm không truyền trong chân không - Âm hầu như không truyền được qua môi trường xốp, như: Bông, len.. Vì thế, mà người ta còn có thể dùng các chất này để cách âm ở các phòng ở các khu vực có tiếng ồ lướn, như phòng karaoke, nhà hát.. Âm có những đặc trưng nào? Âm vừa có đặc trưng sinh lí, vừa có đặc trưng vật lí - Đặc trưng vật lí: + Tần số âm: Là đặc trưng quan trọng nhất của âm, mỗi âm thường có 1 tần số xác định, thương do các nhạc cụ phát ra, ngoài ra vẫn có 1 số âm không có tần số xác định là các tạp âm + Cường độ âm và mức cường độ âm + Âm cơ bản, họa âm: Khi 1 nhạc cụ phát ra 1 âm có tần số cơ bản, thì nó đông thời sẽ phát ra 1 loạt âm có tần số là bội số của âm cơ bản. Biên độ dao động của các âm đó lớn, nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào chính nguồn âm (thường là nhạc cụ). Phổ của âm do các nguồn âm khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau Nó được biểu diễn bằng đồ thị dao động của âm - Đặc trưng sinh lí: + Độ cao: Là cảm giác về dộ trầm, bổng của âm + Độ to: Cường độ âm càng lớn, âm nghe càng to + Âm sắc: Giúp ta phân biệt được âm do các nguồn âm khác nhau phát ra