Tản Văn Âm Hưởng Của Gió - Hoài Xuân Đinh Lý

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Hoài Xuân Đinh Lý, 24 Tháng mười một 2021.

  1. Hoài Xuân Đinh Lý

    Bài viết:
    6
    Âm hưởng của gió

    Tản văn

    Tác giả: Hoài Xuân Đinh Lý

    * * *​

    Tiếng gió vi vu, ấy là lúc gió đang là một nhạc sĩ với bản nhạc bất hủ của thời gian. Gió thì thầm ấy là lúc tình yêu trỗi dậy trong trái tim nồng nàn của gió. Gió thét gào ấy là lúc gió căm thù bốc lửa. Còn giờ đây gió khẽ khàng kể cho tôi nghe câu chuyện từ ngày xưa vọng lai:

    Lâu lắm rồi, làng Yên đức ngày nay chính là nơi cư ngụ người Minh hóa cổ. Từ Hói Bạ trở lên, họ làm nhà, săn bắt hái lượm và làm nương rẫy. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa cho nên mùa màng phát triển tốt đẹp. Trên rừng dưới suối chim thú và cá ôc rất nhiều nên cuộc sống người Minh hóa cổ mỗi ngày một sưng túc. Có hai thứ đặc sản nơi đây người Kinh rất ưa chuộng đó là mật ong và thuốc lá. Thế rồi dân buôn bán người Kinh đã lặn lội mở một con đường từ dưới xuôi lên tận vùng người Minh hóa sinh sống để trao đổi hàng hóa. Chính vi lẽ đó người Minh hóa gọi họ là người Buôn.

    Tuy vẫn quan hệ trao đổi hàng hóa cho nhau nhưng người Buôn và người Mình hóa vẫn là hai dân tộc khác biệt nhau. Người Buôn (Kinh) là một dân tộc phát triển ở trình độ cao với nghề nghiệp chính là trồng lúa nước và đánh bắt hải sản.

    Vì sự khác biệt ấy nên Hới Bạ chính là ranh giới tự nhiên của hai dân tộc này. Người Buôn dựng lều trại ở bờ nam tập kết hàng hóa như cá, mắm, muối, vv để đổi lấy thuốc lá, mật ong và các lâm thổ sản khác.

    Tuy chỉ cách nhau có một con hói nhỏ nhưng ngoài buôn bán trao đổi hàng hóa ra họ không có một quan hệ gì nữa cả.

    Bao năm tháng trôi đi, Dòng thời gian ngấm vào lòng đất mẹ cho đến một ngày kia.. một tai họa đã giáng xuống hai dân tộc yên bình đang cư trú hai bờ Hói Bạ

    Lửa bùng lên từ lòng đất và lan rất nhanh thiêu cháy tất cả. Hai bờ Hới Bạ chìm trong lửa khói. Tất cả biến thành tro bụi. Mặt đất cũng cháy đỏ lên mãi đến bây giờ vẫn còn dấu tích lớp đá ong sâu hàng mét nơi làng Yên đức.

    Nhưng giữa biển lửa ấy, có một đầm nước rất sâu lửa không làm gì dược đó là Bàu Giằng. Chung quanh đầm mọc đầy chuối rừng um tùm rậm rạp. Bàu Giằng chính là nơi nuôi dưỡng một mối tình thuỷ chung muôn thuở. Một chàng trai người Buôn bờ Nam đã yêu tha thiết một cô gái thổ dân bờ Bác Hói Bạ. Điểm hẹn của họ là Bàu Giằng trên một chiếc bè chuối đơn sơ. Khi trận hỏa hoạn xảy ra đôi trẻ còn thủ thỉ bên nhau giữa đầm nước sâu nên thoát nạn sống sót.. Cơn hỏa hoạn qua đi họ nhận biết chẳng còn gì nữa cả. Hoảng loạn và đói khát làm chàng trai người Kinh vốn không quen khổ cực lả đi trong tuyệt vọng. Nhưng cô gái núi rừng đã động viên chàng bình tĩnh. Nàng bóc nõn chuối rừng làm bữa ăn đầu tiên cho hai người yêu nhau ấy. Thế rồi tình yêu đã giúp họ vượt qua tất cả để chung sống với nhau đến trọn đời.

    Gió kể đến đây thì tĩnh lặng. Hói Bạ còn đó, Bàu Giằng còn kia như minh chứng cho tình yêu của hai người thuở ấy và cháu cơn họ sau này không quên món nõn chuối rừng trong ngày cưới để nhớ về món ăn đầu tiên của hai người ma tình yêu của họ đã sản sinh ra người Minh hóa hiện đang dùng song ngữ: Tiếng Minh hóa trong sinh hoạt bình thường hàng ngày bởi đó là tiếng mẹ đẻ. Còn những khi hợp hành, hội hè, đình đám long trọng lại dùng tiếng phổ thông Vì đó là ngôn ngữ của người cha.

    - Hết -
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười một 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...