AI CŨNG CÓ NỔI NIỀM Tác giả: Thương lê Thể loại: Link góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Ai cũng có một nỗi niềm Văn án: Cuộc sống sinh ra luôn cho ta hai điều: Niềm vui và nổi buồn! Luôn song hành cùng nhau cho đến hết một kiếp người! Vậy có bao giờ mọi người nghĩ chúng ta tồn tại vì điều gì hay chưa? Có bao giờ nghĩ đến có phải chúng ta điều tiết cuộc sống hay cuộc sống điều khiển chúng ta? Nếu sinh ra là một chàng trai bạn có sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách? Nếu là một cô gái thì có chắc bạn được cuộc sống nhẹ nhàng như bao người? Và cô gái ấy cô gái mà tôi nói đến là điển hình cho cái khốn khổ giữa thời hiện đại văn minh của xã hội. Bắt đầu câu chuyện: Cuộc sống dần vất vả khiến nhiều đêm mai giật mình tỉnh giấc. Cô bần thần nhớ về tủi thơ. Cô nhớ về mẹ của mình. Mọi kí ức như ùa về, ngoại kể với cô rằng mẹ là một người phụ nữ mệnh khổ. * * * Tao là tao không ưng. Cha mày mà còn sống cũng sẽ không bao giờ bằng lòng với cái thằng sướng ca vô loài. Tối ngày nó cứ vác cây đờn đó thì thiếu gì gái hả con! Tiếng bà Kiều càu nhàu con gái mình. Bà sinh được chín người con. Nhưng chỉ giữ được bốn đứa vì con của bà theo nhân gian gọi là khó nuôi ;nên dưới ba tuổi đều đi cả rồi. Thế nên! Mặt dù đứa con gái đang cuối gầm mặt kia nghe bà răng dạy, được đặt tên là Bảy (nghĩa là thứ 7) nhưng trong nhà chỉ có bốn chị em mà thôi. Cô có một người chị là Hoa là con thứ năm của bà cụ Kiều ;đã có gia đình theo chồng về mảnh đất tây ninh. Dưới bảy là cô em gái tên Tâm là con thứ tám, mười bảy tuổi, cô này mặt dù xinh đẹp nhưng chẳng mấy nết na nên thường chèn ép chị mình. Cuối cùng là cậu con trai độc nhất. Mà cũng theo lời kể từ khi cậu thứ chín này sinh được một tháng ;thì chồng của cụ kiều cũng vì căn bệnh sốt rét rừng mà qua đời. Từ đó một mình cụ Kiều vất vả nuôi bốn người con khôn lớn. Được cái may mắn là trời cho cậu út chịu thương chịu khó; hai chị cùng mẹ già phá rẫy cày bừa thì cậu quần quật làm thuê cho xóm làng; ai thuê gì làm đó. Sáng làm thì đến chiều lại đổi gạo mang về nhà. Có khi còn bị chủ nhà quỵt cả tiền công. Bà Kiều phải lạy lụt van xin người ta. Cái thời mới giải phóng này mà! Cái khổ cái nghèo còn nhiều lắm. Thấm thoát thì Bảy cũng lớn. Cô con gái mười chín tuổi mặn nồng ;tuy không đường nét như chị và em gái mình ;nhưng bảy cũng sỡ hữu nét duyên với làn da ngâm giống cha. Cái duyên đầm thắm ;tính tình nhu hiền lại chịu thương chịu khó. Khiến bao chàng trai mảnh đất đồng nai này muốn xin hỏi cô về làm vợ. Tối nhà mình lột bắp có mấy cô bên xóm gia lào xuống phụ. Kêu con tám qua bà Lê chia ba lon đậu xanh về nấu chè tối đãi thợ nghe Bảy! Tiếng cụ Kiều lại vang lên! Bảy dạ mẹ rồi tiếp tục lúi húi mấy cái chén đang rửa trên tay, đầu ngoái nhìn xung quanh xem! Con Tám đang ở góc nào còn sai chuyện mẹ dặn cho em nó làm! Ở mảnh đất đồng nai thời này! Người ta canh tác chủ yếu là nông sản. Mà loại chủ yếu được trồng nhiều là cây bắp; người miền bắc hay còn gọi là ngô đồng. Đến kì thu hoạch người dân sẽ mang về nhà tranh thủ lột vào ban đêm. Công nhà không đủ thì thuê bà con xóm làng làm. Tiền được tính theo giá từng cần xế bắp được lột ra. Nhà Của Bảy cũng vậy, đêm nay có cả mấy cô xóm Gia Lào cách nhà tầm gần chục cây số xuống phụ việc. Chẳng biết là duyên đưa đẩy thế nào mà Việt là con của cô Trinh cũng trong đội lột thuê lại theo mẹ đi cùng. Ở xóm ở làng vui lắm! Để cho qua cơn buồn ngủ mà làm việc ;tối đến công việc ở nhà nào thì nhà nấy lại làm xôi hay chè đãi thợ. Nhà ai có con cái tuổi đôi mươi thì thi nhau vừa làm vừa đàn hát; kể đủ thứ chuyện cho nhau nghe xua tan đi cái mệt. Vừa hay Việt cũng là một tay gui-ta có tiếng! Đàn giỏi hát lại hay! Thường ngày hể có đám cưới nào quanh vùng họ lại mờ Việt như một ban nhạc xịn sò thời nay vậy. Chả thế mà ngoài thú tụ tập ăn chơi. Đêm nào rảnh rang, nhàm chán Viêt lại xin mẹ cho theo. Đêm nay Việt lại càng háo hức hơn bởi tin đồn nhà bà cụ Kiều còn tận hai cô con gái; một người hiền thục nết na. Người còn lại xinh xắn da trắng ngần!