Ai Cập cổ đại trong mắt em mĩ thuật lớp 6

Thảo luận trong 'Nhạc Hoạ' bắt đầu bởi thohongmeomeo, 11 Tháng năm 2022.

  1. thohongmeomeo

    Bài viết:
    2,748
    BÀI 1: AI CẬP CỔ ĐẠI TRONG MẮT EM

    Môn Nghệ thuật 6 – Phân môn Mĩ thuật

    Thời lượng: 2 tiết

    [​IMG]

    I. MỤC TIÊU

    - Chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật Cổ đại và cách vẽ tranh qua ảnh.

    - Vẽ được bức tranh có hình ảnh nghệ thuật Ai Cập Cổ đại.

    - Phân tích được nét độc đáo, giá trị của nghệ thuật Cổ đại thế giới và nhận biết được một số công trình, tác phẩm tiêu biểu của thời kì này.

    1. Năng lực

    1.1. Năng lực mĩ thuật

    Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

    - Chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật cổ đại

    - Nêu được cách vẽ tranh quan ảnh

    Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vẽ được bức tranh có hình ảnh nghệ thuật Ai cập cổ đại

    Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.

    1.2. Năng lực chung

    Giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, chia sẻ cảm nhận trong học tập

    Tự chủ và tự học: Chủ động chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập.

    2. Phẩm chất

    Trách nhiệm: Tự giác tham gia tích cực các hoạt động học tập, thực hiện đầy đủ các bài tập, phối hợp với giáo viên để hoàn thành nhiệm vụ.

    Chăm chỉ: Tự học hỏi, tìm tòi kiến thức, sưu tầm tư liệu về bài học

    Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phầm mĩ thuật của cá nhân và của bạn.

    [​IMG]

    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Chuẩn bị của giáo viên

    - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

    - Một số hình ảnh, clip liên quan đến Ai Cập Cổ đại.

    - Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

    2. Chuẩn bị của học sinh

    - SGK, đồ dùng học tập, giấy A4

    - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

    - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: Giấy màu, bút chì, tẩy, màu vẽ, hồ dán và tranh ảnh về Ai Cập cổ đại.

    [​IMG]

    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

    1. Hoạt động 1: Mở đầu 1 (2 phút)

    a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

    b) Nội dung: cho học sinh chơi trò chơi « Nhanh tay nhanh mắt »

    GV chuẩn bị 4 ảnh và hỏi học sinh ảnh là của Ai Cập cổ đại

    1. Kim tự tháp 3. Đấu trường Cô-li-dê

    2. Vạn lý trường thành 4. Chùa một cột

    c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu hình ảnh và yêu cầu học sinh giơ tay giành quyền trả lời

    Thời gian thực hiện là 1 phút

    * HS thực nhiệm vụ: Tranh số 1. Kim tự tháp là của Ai Cập cổ đại

    * GV kết luận, nhận định và dẫn vào nội dung bài mới: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các bức tranh nghệ thuật Cổ đại, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Ai Cập Cổ địa trong mắt em.

    [​IMG]

    2. Hoạt Động 2: Hình Thành Kiến Thức ( 23 phút)

    2.1. Khám phá nghệ thuật Cổ đại trong tranh vẽ

    a) mục tiêu: HS nhận ra hình ảnh, bố cục, màu sắc, không gian, chất liệu tạo hình và công trình kiến trúc, điêu khắc được thể hiện trong tranh

    b) Nội dung:

    - GV hướng dẫn HS quan sát, thảo luận và tìm hiểu các công trình kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập Cổ đại được thể biện trong tranh vẽ.

    - Khuyến khích HS chỉ ra hình ảnh, bố cục, màu sắc, không gian, chất liệu của tranh,

    - Nêu câu hỏi gợi ý để HS tư duy và trả lời.

    + Kể tên các công trình kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập Cổ Ẩm được thể hiện trong tranh.

    + Hình ảnh, bố cục, màu sắc, không gian được diễn tả trơng tranh như thế nào?

    + Các bức tranh được thể hiện bằng chất liệu gì?

    + Bức tranh nào gây ấn tượng nhất với em? Vì sao?

    c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

    [​IMG]

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa ở SGK và gửi câu hỏi cho HS tìm hiểu trước ở nhà qua zalo

    * HS thực hiện nhiệm vụ: Xem hình minh họa và trả lời các câu hỏi gợi ý

    * HS báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 2 đến 3 HS trình bày nội dung tìm hiểu đã chuẩn bị, HS khác nhận xét, bổ sung

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

    - Công trình kiến trúc, điêu khắc được thể hiện: Kim tự tháp, tượng nhân sư

    - Hình ảnh, màu sắc, không gian:

    Màu sắc trong bức tranh tương đối đa dạng nhưng hài hòa. Nổi bật màu vàng nâu là màu chính của kim tự tháp

    Không gian ngoài trời, có nhiều hoạt động, tạo sự linh hoạt, sống động cho bức tranh

    - Chất liệu tạo hình: Tranh dán giấy, tranh vẽ

    GV tuyên dương HS có phần trình bày tốt nhất

    [​IMG]

    2.2. Cách tạo bức tranh theo ảnh

    a) Mục tiêu: giúp HS biết cách tạo tranh theo ảnh

    b) Nội dung: HS quan sát hình ở trang 48 SGK Mĩ thuật 6 để nhận biết cách tạo bức tranh theo ảnh gợi ý

    - Khuyến khích HS nêu và ghi nhớ các bước thực hành tạo bức tranh theo ảnh.

    - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận:

    + Quan sát hình minh hoa và trình bày các bước tạo bức tranh theo ảnh.

    + Để diễn tả được không gian, thời gian trong bức tranh, cần sử dụng màu sắc như thế nào?

    c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên gửi câu hỏi và gợi ý HS quan sát hình minh họa ở SGK và tìm hiểu trước ở nhà qua zalo

    * HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Gv theo dõi nhắc nhở trong quá trình thực hiện để kịp thời hỗ trợ

    * HS Báo cáo kết quả: Gv chọn 2-3 học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét bổ sung, chia sẻ ý kiến của mình

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các bước tạo bức tranh theo ảnh.

    + Quan sát và lựa chọn hình ảnh cần thể hiện

    + Phác mảng hình sơ lược các cảnh vật đó.

    + Thêm chi tiết, hình ảnh tạo không gian và điểm nhấn

    + Sử dụng màu sắc tạo không gian và thời gian cho bức tranh.

    - GV kết luận nét đặc trưng về hình khối, màu sắc.. của công trình kiến trúc cổ đại, có thể gợi những ý tưởng sáng tạo trong tranh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    3. Hoạt Động 3: Luyện Tập (30')

    a) Mục tiêu: tạo được bức tranh có hình ảnh nghệ thuật Ai cập cổ đại theo ý thích với chất liệu phù hợp

    b) Nội dung: lựa chọn hình ảnh công trình kiến trúc, điêu khắc cổ đại có ấn tượng, tạo bức tranh theo ý thích với chất liệu phù hợp

    c) Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng trước ở nhà, sau đó vào lớp thực hiện.

    * HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hành tạo bức tranh có hình ảnh nghệ thuật Ai cập cổ đại

    GV theo dõi nhắc nhở học sinh thực hiện, gợi ý, giải đáp thắc mắc (nếu có)

    * GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đánh giá tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ của học sinh

    [​IMG]

    4. Hoạt Động 4: Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm- Vận Dụng ( 45 phút)

    4.1. Phân tích đánh giá: Trưng bày giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận ( trực tiếp khoảng 37 phút)

    a) Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.

    b) Nội dung:

    GV hướng dẫn HS trưng bày, chia sẻ và nhận xét về sản phẩm

    Bức tranh em ấn tượng?

    Hình vẽ, màu sắc trong bức tranh?

    Cách điều chỉnh để bức tranh đẹp và hoàn thiện hơn?

    c) Sản phẩm học tập: lời nhận xét của HS

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ. Sau đó mời học sinh nhận xét, đánh giá về sản phẩm

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: HS trưng bày sản phẩm của tổ mình theo gợi ý của giáo viên. HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.

    * GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ cảm nhận của HS.

    Hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí qua phiếu đánh giá

    [​IMG]

    4.2. Vận dụng: Tìm hiểu nghệ thụât trang trí trên sản phẩm thời trang ( 5 phút)

    a) Mục tiêu: nhận biết một số công trình kiến trúc thời cổ đại

    b) Nội dung: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu vể một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Cổ đại như:

    1. Đấu trường Colosseum, Italia.

    2. Đền Parthenon, Hi Lạp.

    3. Vạn lí trường thành, Trung Quốc.

    - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và trả lời:

    + Em ấn tượng với công trình trĩ thuật nào của thế giới thời kì Cố đại?

    + Em có thể tìm hiểu thêm về các công trình mĩ thuật Cổ đại trong hình ở đâu?

    c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

    d) Tổ chức thực hiện:

    * GV chuyển giao nhiệm vụ Cho HS quan sát hình SGK trang 50 và trả lời câu hỏi gợi ý

    * HS tiếp nhận nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu kiên thức

    * GV tổ chức báo cáo và kết luận: GV gọi 3 1-2 HS trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

    GV tuyên dương, nhận xét học sinh trả lời tốt

    GV kết luận nhận định:

    - Tên các công trình kiến trúc:

    Đấu trường Cô-li-dê, Italia

    Đền Pac-tê-nông, Hi Lạp

    Vạn lí trường thành, Trung Quốc

    - Đặc điểm kiến trúc của mỗi công trình:

    Đấu trường Cô-li-dê, Italia: công trình này là một cấu trúc đứng tự do, được xây trên một mặt đất bằng phẳng chứ không phải dựa vào đồi hay chỗ lõm tự nhiên. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ.

    [​IMG]

    Đền Pac-tê-nông, Hi Lạp: Đền thờ kiểu thức cột Doric hoàn hảo nhất đã từng được xây dựng. Các đường gờ hơi cong lên phía trên một chút theo chiều cao của cột để làm bù trừ các hiệu ứng quang học khi nhìn lên phía trên đền. Hiệu ứng của những đường cong tinh tế này làm đền thờ có vẻ cân đối hơn là cách nhìn thật về nó.

    [​IMG]

    Vạn lí trường thành, Trung Quốc: là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây. Được hợp thành bởi 4 bộ phận chủ yếu: Tường thành, chòi canh, bờ thành và các cửa lên xuống, uốn lượn quanh các sườn núi và sông suối.

    [​IMG]

    Vào thời kì Cổ đại, với sự phát triển của các trung tâm văn hóa, văn minh lớn như: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Hi Lạp, La Mã.. nghệ thuật thế giới đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, từ hội họa, bích họa, trang trí vật dụng đến kiến trúc, điêu khắc.. Ai Cập là một trong những trung tâm lớn và nổi tiếng nhất về nghệ thuật của thế giới thời kì Cổ đại.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Admin, VânYêncachiqudoll thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...