Mẹo sử dụng nồi cơm điện bền hơn cho gia dình Nồi cơm điện một thiết bị không thể thiếu trong không gian bếp nhà bạn, là một trợ thủ đắc lực giúp tiết kiệm phần lớn thời gian nấu nướng. Tuy vậy, để cơm được dẻo thơm thì nồi cơm cần vận hành êm ái. Và để tiết kiệm điện cũng như chi phí sửa chửa thì cần giữ cho nồi cơm điện bền hơn. Vậy làm cách nào, cùng tìm hiểu nhé. 1. Ngâm gạo trước khi nấu Để cơm chín nhanh và giảm hao phí điện năng tới 30% hãy ngâm gạo với nước nóng hoặc ấm, không chỉ thế ngâm gạo với nước ấm hoặc nóng giúp cơm nở đều, chín mềm, thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đừng vo gạo trực tiếp trong lòng nồi, điều này sẽ gây xước lớp chống dính, nồi có thể bị móp do va chạm, khi đó khả năng tiếp xúc giữa nồi và mâm khong tốt dẫn đến tình trạng cơm không chín đều hoặc cháy khét. 2. Bề mặt nồi cơm điện cần được lau khô Chúng ta biết rằng mặt đáy nồi cơm sẽ tiếp xúc với mâm nhiệt để hấp thụ nhiệt giúp nấu chín cơm. Nếu không lau khô nồi sau khi vo gạo xong thì mâm nhiệt và cảm biến nhiệt sẽ cháy khét, đồng thời tạo tiếng kêu lộp bộp. Từ đó giúp nồi cơm trở về với ông bà nhanh hơn. 3. Không nấu trước giờ ăn quá lâu Đừng bắt nồi cơm của bạn làm việc lâu quá. Cho nó hoạt động thêm khoảng 10-15 phút sau khi nhảy nút chuyển sang chế độ giữ ấm là được rồi, vì khi đó cơm còn nóng, không bị khô nước, ăn sẽ cảm nhận vị ngọt ngon hơn. Thời gian giữ ấm càng lâu đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ điện năng càng nhiều. Khi đó con số trong hóa đơn tiền điện nhà bạn sẽ nhểnh lên một chút. 4. Đừng cắm quá nhiều thiết bị điện cùng một ổ cắm Khi cắm nhiều thiết bị điện cùng một ổ cắm có thể gây nên hiện tượng quá tải gây chập cháy các thiết bị điện và các dây tải trong nhà. Đồng thời cũng không nên dùng chung phích cắm cho nhiều thiết bị vì điện áp có thể tăng giảm thất thường gây ra cháy nổ. 5. Cắm điện nồi cơm đúng cách Là mẹo sử dụng nồi cơm điện đúng cách và hiệu quả bạn cần biết. Cắm dây nguồn vào nồi cơm điện cho chắc chắn rồi sau đó mới cắm nguồn điện vào ổ cắm điện xoay chiều trong nhà. Khi cắm phích cắm vào ổ điện cần cắm chặt và cắm hết chân sắt sao cho mặt bằng phích cắm và mặt bằng ổ điện phải sát vào nhau. Nếu cắm chênh vênh hoặc không khớp có thể gây cháy nổ hoặc chập điện. Cách làm này an toàn và ổn định điện cho chiếc nồi cơm điện được an toàn hơn. 6. Nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách Nếu vệ sinh thân nồi và nắp nồi cần phải dùng khăn ẩm lau sạch, không nhúng vào nước sẽ làm hư hỏng hoặc gây chập cháy khi sử dụng. Khi vệ sinh nồi cơm xong cần phơi cho khô và đảm bảo không còn nước dính ở thân nồi cũng như nắp nồi, chỗ tiếp xúc điện. Đặc biệt ghi nhớ mẹo sử dụng và vệ sinh nồi cơm điện an toàn nhất này nếu không muốn phải mất một khoản tiền để mua nồi cơm điện mới. Lau sạch nồi thường xuyên, đặc biệt là mâm nhiệt, cảm biến nhiệt, thân nồi và lòng nồi đừng để vết bẩn bám nhiều và quá lâu gây ra cháy nồi và tất nhiên lượng điện năng tiêu thụ để cơm chín càng cao. 7. Đặt nồi cơm điện đúng nơi quy định: Việc đặt nồi cơm điện vào nơi an toàn là điều cần thiết, không để nơi ẩm ướt, những nơi có ổ điện lằng nhằng mà hãy để nơi khô ráo, chắc chắn và tiện cho việc sử dụng 8. Sử dụng dây nguồn chính hãng Nếu dây cắm nguồn nồi cơm điện có hiện tượng nóng chảy hoặc hư hỏng do chuột cắn, bị dập gãy cần thay thế bằng loại dây chính hãng để đảm bảo an toàn. Không cắm cơm khi nguồn điện trong nhà có vấn đề, không ổn định hoặc chập cháy. Trên đây là 8 mẹo bổ ích giúp bạn bảo quản nồi cơm điện bền hơn để không phải chi nhiều tiền vào việc sửa chữa, mua nồi mới và hóa đơn tiền điện cũng giảm bớt. Đồng thời giúp cho bữa cơm gia đình thêm ngon lành và vui vẻ.