6 phương pháp giúp vết thương hở mau lành hơn

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Merinco, 10 Tháng mười một 2023.

  1. Merinco

    Bài viết:
    0
    Vết thương hở khiến các mô bên trong cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Các nguyên nhân phổ biến gây ra thương tổn trên da bao gồm đứt rách da, va đập hoặc các tác động mạnh khác. Với các vết thương nông nhỏ, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bị chấn thương nặng hơn liên quan đến gãy xương hoặc chảy máu quá nhiều.

    Quy trình chăm sóc vết thương hở nhỏ

    Để sơ cứu vết thương hở, mọi người cần thực hiện theo các bước sau:

    1. Rửa tay bằng nước sạch với xà phòng.
    2. Tháo đồ trang sức và quần áo xung quanh vết thương.
    3. Đặt băng gạc vô trùng lên miệng vết thương, dùng lực ấn xuống để cầm máu.
    4. Sau khi máu đã ngừng chảy, làm sạch vết thương bằng nước sạch và nước muối sinh lý.
    5. Kiểm tra xem vết thương có vật lạ và bụi bẩn không.
    6. Nếu có thể, hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương để tránh nhiễm trùng.
    7. Lau khô vết thương bằng gạc vải sạch.
    8. Băng vết thương lại bằng băng dính có gạc hoặc băng keo cá nhân.

    [​IMG]

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bạn nên kiểm tra vết thương của mình sau mỗi 24 giờ. Điều này liên quan đến việc tháo băng và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Sau đó, bạn cần sát trùng lại vết thương, lau khô và thay băng gạc mới.

    Vết thương hở băng kín mà không được sát trùng có thể nhiễm vi khuẩn và gây nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, nếu vết thương không sạch hoặc vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên để hở vết thương cho đến khi nó được làm sạch hoặc khỏi nhiễm trùng.

    Sau khi điều trị vết thương, một số phương pháp sau đây có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn.

    Các phương pháp giúp vết thương hở mau lành

    1. Thuốc mỡ kháng sinh

    Bạn có thể điều trị vết thương bằng một số loại thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể giúp vết thương mau lành hơn.

    Một đánh giá qua 27 nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh có vai trò tích cực trong việc giúp vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này lưu ý rằng có nguy cơ sai lệch cao trong các phát hiện.

    Mọi người thường sử dụng thuốc mỡ kháng sinh không kê đơn cho các vết thương nhỏ, nhưng điều này có thể không cần thiết. Bạn có thể sử dụng sáp dầu khoáng như Vaseline vì chất liệu này có thể hoạt động như một hàng rào bảo vệ vết thương ngoài băng vô trùng không thấm nước.

    2. Nha đam

    Nha đam là một loại cây thuộc họ xương rồng, chứa glucomannan - chất này rất giàu vitamin và khoáng chất giúp tái tạo tế bào và kích thích sản sinh collagen. Glucomannan là một loại protein có tác dụng thúc đẩy quá trình lành thương.

    [​IMG]

    Một nghiên cứu năm 2019 cho biết lô hội và các hợp chất của loại cây này có thể giúp cải thiện khả năng chữa lành vết thương. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy lô hội có thể có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương bỏng độ 1 và độ 2. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lô hội có thể giúp duy trì độ ẩm của da, đồng thời giảm viêm và ngăn ngừa loét.

    Bạn có thể bôi một lớp gel lô hội mỏng lên vùng vết thương. Bạn cũng có thể băng vết thương bằng gạc ngâm trong gel lô hội để giúp vết thương mau lành.

    3. Mật ong

    Mật ong có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Chất này đã được sử dụng trong các công thức chữa lành vết thương truyền thống trong một thời gian dài.

    Một nghiên cứu năm 2016 cho biết các thí nghiệm cho thấy mật ong cải thiện đáng kể tốc độ chữa lành vết thương ở động vật. Mật ong cũng làm giảm sự hình thành sẹo và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong vết thương và vết bỏng cấp tính.

    Trong một nghiên cứu khác, mật ong được cho là chất chữa lành vết thương bề mặt tốt hơn các phương pháp điều trị khác, nhưng lại dễ gây nhiễm trùng ở vết thương sau phẫu thuật hơn các phương pháp điều trị thông thường.

    Bạn sẽ có thể sử dụng mật ong y tế cho các vết thương nhỏ và lớn sau khi thảo luận với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

    4. Bột nghệ

    Bột nghệ là một loại gia vị có nguồn gốc từ loại cây cùng tên. Nó chứa curcumin, chất này có đặc tính kháng khuẩn, trị nấm và chống viêm.

    Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nghệ có thể có hiệu quả trong việc giúp vết thương mau lành hơn. Thí nghiệm cho thấy rằng chất curcumin có trong loại gia vị này đã kích thích sản xuất các yếu tố tăng trưởng liên quan đến quá trình chữa bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.

    Một đánh giá năm 2019 cũng cho thấy chất curcumin trong nghệ có thể làm tăng sản xuất collagen tại vị trí vết thương và thúc đẩy sự biệt hóa của nguyên bào sợi thành nguyên bào sợi cơ, bắt đầu quá trình chữa lành và giúp vết thương lành nhanh hơn.

    Bạn có thể trộn bột nghệ với nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sệt, sau đó bôi hỗn hợp này lên vết thương và băng bó bằng băng gạc vô trùng. Nếu bạn muốn thử dùng bột nghệ để chữa vết thương, thì chỉ nên sử dụng cho những vết thương nhỏ, kín. Vết thương hở sẽ yêu cầu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn y tế với sự chấp thuận của bác sĩ.

    5. Tỏi

    Tỏi có chứa hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

    Theo nghiên cứu năm 2020, một số thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tính hiệu quả của tỏi trong việc điều trị vết thương. Các nhà khoa học cho thấy rằng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, chiết xuất tỏi lâu năm cho thấy khả năng chữa lành vết thương tùy thuộc vào liều lượng.

    Một nghiên cứu năm 2018 đã xem xét việc sử dụng tỏi để điều trị vết thương trên chuột. Nghiên cứu tiết lộ rằng một loại thuốc mỡ chứa 30% tỏi đã thúc đẩy các nguyên bào sợi tăng sinh nhiều hơn khi so sánh với sáp dầu khoáng. Nguyên bào sợi là một phần không thể thiếu trong quá trình tái tạo mô, do đó việc sử dụng tỏi có tác dụng tích cực và giúp vết thương mau lành hơn.

    6. Dầu dừa

    Dầu dừa có chứa chất monolaurin, một loại axit béo có đặc tính kháng khuẩn. Các axit béo có trong dầu thực vật được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp vết thương nhanh lành hơn. Bạn có thể bôi dầu dừa lên vết thương để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    [​IMG]

    Theo một nghiên cứu năm 2010, dầu dừa nguyên chất có thể giúp vết thương trên chuột mau lành hơn so với những vết thương không sử dụng dầu. Chất này cũng có vai trò như một lá chắn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

    Khi nào bạn cần liên hệ với bác sĩ

    Thường thì bạn có thể tự điều trị vết thương hở nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những vấn đề sau thì bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc từ bác sĩ:

    • vết thương có mép lớn, sâu hoặc lởm chởm, có thể phải khâu và làm sạch kỹ.
    • vết thương không thể khép lại.
    • vết thương chứa đầy mảnh vụn mà bạn không thể loại bỏ.
    • vết thương do vật bẩn, rỉ sét hoặc bị ô nhiễm.
    • vết thương đang tóe máu.
    • vết thương liên tục chảy máu, ngay cả khi đã cầm máu bằng áp lực.
    • vết thương do động vật hoặc con người cắn.

    Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu vết thương của bạn bị nhiễm trùng. Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng bao gồm:

    • nhức mỏi và đau nhức
    • khu vực xung quanh vết thương ấm nóng
    • vết thương tiết ra chất dịch màu vàng hoặc xanh
    • vết thương gây ra mùi khó chịu
    • vết đỏ xuất hiện trên vùng da xung quanh vết thương
    • sốt và ớn lạnh
    • buồn nôn
    • nôn mửa

    Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị vết thương bị nhiễm trùng. Bạn cũng có thể chủ động tiêm phòng uốn ván.

    Mọi người phải luôn hoàn thành toàn bộ đợt điều trị bằng kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm trùng không còn nữa. Điều này giúp xử lý nhiễm trùng một cách triệt để và ngăn ngừa vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh.

    Vết thương hở nhỏ có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, mọi người nên làm sạch vết thương và băng bó vết thương. Vết thương không sạch rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Sau khi vết thương sạch, có một số cách để đẩy nhanh quá trình lành vết thương, chẳng hạn như sử dụng thuốc mỡ kháng sinh, nghệ, lô hội, tỏi và dầu dừa.

    Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu vết thương lớn. Bác sĩ có thể sử dụng các mũi khâu để đóng vết thương và đảm bảo rằng nó luôn sạch sẽ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...