500 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Học kì 1

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 23 Tháng chín 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

    LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG (TRÍCH, NGUYỄN HUY TƯỞNG)

    (30 CÂU)


    A. TRẮC NGHIỆM

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    Câu 1: Truyện lịch sử là gì?

    A. Là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn cụ thể.

    B. Là những gì xảy ra trong quá khứ.

    C. Là một chuỗi các sự kiện xảy ra trong hiện tại và tương lai.

    D. Là tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc.

    Câu 2: Tác giả của "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" là ai?

    A. Nguyễn Huy Tưởng.

    B. Xuân Diệu.

    C. Tố Hữu.

    D. Nguyễn Du.

    Câu 3: Đâu là quê hương của Nguyễn Huy Tưởng?

    A. Hồ Chí Minh.

    B. Nghệ An.

    C. Quảng Ninh.

    D. Hà Nội.

    Câu 4: Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng?

    A. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử.

    B. Nguyễn Huy Tưởng luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.

    C. Nguyễn Huy Tưởng đề cao giá trị con người.

    D. Nguyễn Huy Tưởng là nhà tư tưởng lớn, thấm sâu tư tưởng đạo lý Nho gia.

    Câu 5: Xuất xứ của tác phẩm "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"?

    A. Trích phần 1 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

    B. Trích phần 2 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

    C. Trích phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

    D. Trích phần 4 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

    Câu 6: Nhân vật chính trong tác phẩm "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" là ai?

    A. Văn Hoài.

    B. Trần Quốc Tuấn.

    C. Hưng Đạo Vương.

    D. Trần Quốc Toản.

    Câu 7: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" sáng tác năm bao nhiêu?

    A. 1942.

    B. 1960.

    C. 1946.

    D. 1961.

    Câu 8: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" gồm bao nhiêu phần?

    A. 16 phần.

    B. 17 phần.

    C. 18 phần.

    D. 19 phần.

    Câu 9: Trần Quốc Toản là một thiếu niên sớm mồ côi mẹ đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 10: Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

    A. Cấu kết với nước ta xâm chiếm nước khác.

    B. Thông thương với nước ta.

    C. Giúp đỡ nước ta.

    D. Xâm chiếm nước ta.

    Câu 11: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

    A. Để xin vua ra lệnh hòa hoãn.

    B. Để xin vua ra lệnh đầu hàng.

    C. Để xin vua ra lệnh đánh giặc.

    D. Để xin vua ra lệnh rút lui.

    Câu 12: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã nói gì với vua?

    A. Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.

    B. Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượn đường là mất nước.

    C. Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượn đường là mất nước.

    D. Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượn đường là mất nước.

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    Câu 1: Câu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử nào?

    A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.

    B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.

    C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.

    D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất.

    Câu 2: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

    A. Vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi.

    B. Vui mừng, hạnh phúc.

    C. Buồn bã, do dự.

    D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

    Câu 3: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra hội nghị quan trọng như thế nào?

    A. Đầy những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, các vị vương chức quyền cao nhất của triều đình, thuyền ngự, không khí trang nghiêm, tĩnh mịch.

    B. Đầy những thuyền lớn nhỏ, cờ, hoa và biểu ngữ, không khí vui tươi, hân hoan.

    C. Tấp nập người qua lại, nhộn nhịp, không khí mới lạ đầy thú vị.

    D. Đầy những thuyền lớn của vua quan, không khí vui vẻ.

    Câu 4: Tác phẩm khai thác những gương mặt tiêu biểu nào?

    A. Thúy Kiều, Thúy Vân, Sở Khanh.

    B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

    C. Mị Châu, Trọng Thủy.

    D. Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

    Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

    A. Hoài Văn sẽ được gặp vua.

    B. Hoài Văn sẽ bị binh lính bắt giữ.

    C. Hoài Văn sẽ chết.

    D. Đáp án A, C đúng.

    Câu 6: Tại sao binh lính lại để cho Hoài Văn đứng ở bến Bình Than từ sáng?

    A. Vì họ sợ Hoài Văn.

    B. Vì họ không quan tâm đến Hoài Văn.

    C. Vì họ nể Hoài Văn là một vương hầu.

    D. Vì họ sợ vua chém đầu.

    Câu 7: Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương – các con trai của Hưng Đạo Vương hơn Hoài Văn bao nhiêu tuổi?

    A. 3 tuổi.

    B. 4 tuổi.

    C. 5 tuổi

    D. Dăm 6 tuổi.

    Câu 8: Hoài Văn có hành động gì khi không chịu được cảnh chờ đợi?

    A. Liều mạng xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.

    B. Mắt trừng lên một cách điên dại: "Không buông ra, ta chém!".

    C. Mặt đỏ bừng bừng, quát binh lính.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 9: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động liều mạng của mình?

    A. Khi có quốc biến, đến đứa trẻ cũng phải lo.

    B. Vua lo thì thần tử cũng phải lo.

    C. Tuy Hoài Văn chưa đến tuổi dự bàn việc nước nhưng chàng không phải giống cỏ cây nên không thể ngồi yên được.

    D. Tất cả các đáp đều đúng.

    Câu 10: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây

    A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

    B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

    C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

    D. Trần Quốc Toản là em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

    Câu 11: Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?

    A. Vì Quốc Toản là em trai vua nên có thể tha thứ được.

    B. Vì vua cho rằng Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên nông nổi.

    C. Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có chí lớn.

    D. Vì Quốc Toản thuộc tôn thất.

    Câu 12: Thái độ của Trần Quốc Toản đối với quân Nguyên ra sao trước âm mưu xâm chiếm đất nước?

    A. Vô cùng căm giận.

    B. Vô cùng xấu hổ.

    C. Vô cùng sợ hãi.

    D. Vô cùng tủi nhục.

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    Câu 1: Trong "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" có chi tiết vua Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chin mọng rồi ban cho Hoài Văn. Việc Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?

    A. Thể hiện chàng là người yêu nước, căm thù giặc.

    B. Thể hiện chàng là một người có sức mạnh vô cùng to lớn.

    C. Phản xạ tự nhiên của Hoài Văn.

    D. Chàng không sợ vua.

    Câu 2: Nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại "Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước" với vua?

    A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn.

    B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hi sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình.

    C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa.

    D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

    Câu 3: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

    A. Vua khen ngợi Trần Quốc Toản còn trẻ mà có chí lớn và ban tặng chàng một quả cam quý. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, công bằng, biết trọng dụng người tài.

    B. Vua phê bình Trần Quốc Toản còn trẻ người non dạ. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, biết cách nhìn người.

    C. Vua tha tội chết cho Trần Quốc Toản và cho rằng chàng còn nông nổi, không nên ra trận đánh giặc.

    D. Đáp án B, C đúng.

    Câu 4: Có ý kiến cho rằng "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là tác phẩm gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi. Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính Trần Quốc Toản, người anh hùng nhỏ tuổi với khát khao mãnh liệt "Phá cường địch báo hoàng ân". Theo em, ý kiến này đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống "Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu.. đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ".

    A. Trần Quốc Tuấn.

    B. Trần Quốc Toản.

    C. Trần Nhân Tông.

    D. Thiệu Bảo.

    Câu 2: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" mang lại cho em những cảm xúc gì?

    A. Sống lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thuở trước.

    B. Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

    C. Có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    B. ĐÁP ÁN

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    1. A

    2. A

    3. D

    4. A

    5. D

    6. C

    7. B

    8. C

    9. B

    10. D

    11. C

    12. A

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    1. C

    2. A

    3. A

    4. D

    5. B

    6. C

    7. D

    8. D

    9. D

    10. D

    11. C

    12. A

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    1. A

    2. B

    3. A

    4. A

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    1. B

    2. D
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

    THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆT NGỮ XÃ HỘI

    (25 CÂU)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. TRẮC NGHIỆM

    I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

    Câu 1: Thế nào là biệt ngữ xã hội?

    A. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định.

    B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.

    C. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội.

    D. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

    Câu 2: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?

    A. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.

    B. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.

    C. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.

    D. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.

    Câu 3: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?

    A. Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội.

    B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.

    C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    Câu 4: Các từ ngữ "bá, má, bầy tui.." là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

    A. Sai.

    B. Đúng.

    Câu 5: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?

    A. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.

    B. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.

    C. Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.

    D. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.

    Câu 6: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, cần chú ý đến những vấn đề gì?

    A. Địa vị của người được giao tiếp trong xã hội.

    B. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của người được giao tiếp.

    C. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.

    D. Cách thức và mục đích giao tiếp.

    Câu 7: Biệt ngữ xã hội nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào?

    A. Trong khẩu ngữ.

    B. Trong thơ văn.

    C. Trong giao tiếp hàng ngày.

    D. Đáp án A, B đúng.

    Câu 8: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?

    A. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

    B. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

    C. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.

    D. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.

    Câu 9: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?

    A. Trẫm, long bào, phi tần.

    B. Rụng, táp.

    C. Thánh, nữ tu, ông quản.

    D. Chi, mô, răng rứa.

    Câu 10: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác nhau ở điểm nào?

    A. Phạm vi của từ ngữ địa phương rộng hơn biệt ngữ xã hội.

    B. Phạm vi của từ ngữ địa phương hẹp hơn biệt ngữ xã hội.

    C. Biệt ngữ xã hội có thể sử dụng ở mọi tầng lớp, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

    Câu 1: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

    A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.

    B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.

    C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

    D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

    Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu "Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn".

    A. Ngỗng.

    B. Chán.

    C. Mình.

    D. Bài tập làm văn.

    Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ "hầu"

    A. Tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến.

    B. Quân sĩ bảo vệ vua.

    C. Từ dùng để chỉ nhà vua.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    Câu 4: Biệt ngữ xã hội dùng trong những tầng lớp nào?

    A. Tầng lớp học sinh, sinh viên.

    B. Tầng lớp các tôn giáo.

    C. Tầng lớp phong kiến xưa.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    Câu 5: Biệt ngữ nào dưới đây không phải của vua quan trong triều đình phong kiến?

    A. Trẫm.

    B. Khanh.

    C. Trúng tủ.

    D. Long thể.

    Câu 6: Biệt ngữ của học sinh, sinh viên là

    A. Trượt vỏ chuối.

    B. Trúng tủ.

    C. Ngỗng.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    Câu 7: Biệt ngữ của lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp) là

    A. Gậy, ngỗng, trúng tủ..

    B. Chọi, choai, xế lô, táp lô..

    C. Trẫm, khanh, long bào..

    D. Đáp án A, C đúng.

    Câu 8: Các từ ngữ "bá, má, bầy tui.." là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 9: Biệt ngữ xã hội có nghĩa là trang phục của vua chúa?

    A. Thuyền ngự.

    B. Binh lính.

    C. Y phục.

    D. Long bào.

    Câu 10: Giải thích ý nghĩa của biệt ngữ "thiên tử"

    A. Con của trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.

    B. Thuyền của nhân dân dùng để đánh bắt cá.

    C. Con người.

    D. Chỉ cái chết.

    III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

    Câu 1: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong đoạn hội thoại sau đây

    - Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết lý do vì sao không?

    - Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

    A. Buồn buồn.

    B. Vì sao.

    C. Hem.

    D. Dạo này.

    Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau đây

    "Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tỉa và đồ nghi trượng của đấng thiên tử".

    A. Thuyền ngự, đại vương, triều đình, nghi trượng, thiên tử.

    B. Thuyền ngự, nghi trượng, thiên tử.

    C. Chức trọng.

    D. Son vàng, cờ quạt, tán tỉa.

    Câu 3: "Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp". Từ trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp nào sử dụng từ ngữ này?

    A. Từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

    B. Từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra. Đây là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

    C. Từ "trúng tủ" có nghĩa là thi trượt, sử dụng ở tầng lớp học sinh, sinh viên.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    Câu 1: Tầng lớp nào thường sử dụng những biệt ngữ in đậm trong 2 câu sau

    - Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

    - Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

    A. Học sinh, sinh viên.

    B. Nông dân.

    C. Công nhân.

    D. Trí thức.

    Câu 2: Cho đoạn văn sau

    "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về".

    (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu )

    Tại sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ ?

    A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa.

    B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ.

    C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    B. ĐÁP ÁN

    I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

    1. A

    2. C

    3. D

    4. A

    5. C

    6. A

    7. D

    8. B

    9. C

    10. A

    II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

    1. B

    2. A

    3. A

    4. D

    5. C

    6. D

    7. B

    8. B

    9. D

    10. A

    III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

    1. C

    2. A

    3. B

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    1. A

    2. D
     
  4. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

    CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (HÀ ÁNH MINH)

    (30 CÂU)


    Bấm để xem
    Đóng lại


    A. TRẮC NGHIỆM


    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng về Hà Ánh Minh?

    A. Là nhà báo có nhiều tùy bút đặc sắc.

    B. Là nhà văn có nhiều tiểu thuyết đặc sắc.

    C. Là nhà văn có nhiều truyện ngắn đặc sắc.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 2: Tác phẩm "Ca Huế trên sông Hương" thuộc thể loại nào?

    A. Truyện ngắn.

    B. Tiểu thuyết.

    C. Bút kí.

    D. Tùy bút.

    Câu 3: "Ca Huế trên sông Hương" được chia làm mấy phần?

    A. 5

    B. 4

    C. 3

    D. 2

    Câu 4: Ca Huế có nghĩa là gì?

    A. Một thể loại nghệ thuật của Việt Nam.

    B. Một thể loại âm nhạc cổ truyền của cố đô Huế.

    C. Một trò chơi giải trí.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 5: Những địa danh nào được nhắc đến trong bài?

    A. Làng Thọ Cương, chùa Thiên Mụ.

    B. Lăng vua Tự Đức.

    C. Biển Lăng Cô.

    D. Đại nội kinh thành Huế.

    Câu 6: Có mấy loại dụng cụ âm nhạc xuất hiện trong tác phẩm?

    A. 2

    B. 4

    C. 6

    D. 8

    Câu 7: Những loại nhạc cụ xuất hiện trong bài là?

    A. Đàn tranh, đàn nguyệt.

    B. Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà.

    C. Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam.

    D. Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

    Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ".. là quê hương của những điệu hò nổi tiếng"

    A. Huế.

    B. Bắc Ninh.

    C. Hà Nội.

    D. Hội An.

    Câu 9: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng?

    A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuôch sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.

    B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.

    C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.

    D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gon.

    Câu 10: Đêm ca Huế diễn ra trong khoảng thời gian nào?

    A. Khi mặt trời bắt đầu mọc.

    B. Từ lúc mặt trời lặn.

    C. Từ lúc thành phố lên đèn.

    D. Từ lúc trăng lên đến sáng.

    Câu 11: Phương tiện nào được dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?

    A. Du thuyền.

    B. Tàu ngầm.

    C. Xuồng máy.

    D. Thuyền rồng.

    Câu 12: Khi biểu diễn, các ca công mặc trang phục gì?

    A. Nam nữ mặc võ phục.

    B. Nam nữ mặc áo bà ba nâu.

    C. Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng.

    D. Nam nữ mặc áo quần bình thường.

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    Câu 1: Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế?

    A. Vùng với nhiều cảnh sắc đẹp như sông Hương, chùa Thiên Mụ.. và nền văn hóa phong phú, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc như nhã nhạc cung đình Huế, các điệu ca, điệu hò.

    B. Vùng với nhiều cảnh sắc đẹp tuyệt trần, là trung tâm văn hóa của đất nước ta.

    C. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản, có giá trị kinh tế cao.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?

    A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.

    B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

    C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm của xứ Huế?

    A. Huế từng là kinh đô nhà Nguyễn, hiện tại là cố đô đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương.

    B. Huế thơ mộng và trữ tình với điệu Nam ai Nam bình với di sản Nhã nhạc cung đình Huế.

    C. Là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam.

    D. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, biển Lăng Cô, núi Ngự Bình..

    Câu 4: Đêm ca Huế được mở đầu bằng mấy nhạc khúc?

    A. 2

    B. 4

    C. 6

    D. 8

    Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của đêm ca Huế trên sông Hương?

    A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công từ trang phục đến cách chơi đàn đến những ngón đàn trau chuốt và điêu luyện.

    B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.

    C. Những làn điệu dân ca Huế phong phú và đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, cảm xúc.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 6: Địa danh nào của Huế không được nhắc đến trong tác phẩm?

    A. Thôn Vĩ Dạ.

    B. Chùa Thiên Mụ.

    C. Tháp Phước Duyên.

    D. Sông Hương.

    Câu 7: Đặc điểm của "Tứ đại cảnh" là gì?

    A. Thấm đẫm tình người.

    B. Thể hiện ước mơ, khát vọng.

    C. Âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam không vui, không buồn.

    D. Buồn bã, bi ai.

    Câu 8: Cung bậc nào sau đây không được dùng để miêu tả tiếng đàn của các nhạc công?

    A. Âm thanh cao vút.

    B. Trầm bổng.

    C. Lúc khoan lúc nhặt.

    D. Réo rắt, du dương.

    Câu 9: Tại sao có thể nói Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

    A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.

    B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.

    C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.

    D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.

    Câu 10: Trong tác phẩm, đoạn văn sau nói về khoảng thời gian nào?

    "Đấy là lúc các ca thi cất lên ngững khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tưkhúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh."

    A. Đêm.

    B. Đêm đã về khuya.

    C. Trăng lên.

    D. Gà bắt đầu gáy sáng.

    Câu 11: Câu văn nào trong số các câu văn sau đây được dùng để nói lên vẻ đẹp của con người xứ Huế?

    A. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dàiđều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn.

    B. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

    C. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

    D. Huế chính là quê hương của chiếc áo dài Việt Nam.

    Câu 12: Nhạc cụ nào sau đâykhông xuất hiện trong tác phẩm?

    A. Đàn piano.

    B. Đàn tranh.

    C. Đàn nguyệt.

    D. Tì bà.

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    Câu 1: Điền câu thích hợp vào chỗ trống "Cặp sanh tiền Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết.."

    A. Ca Huế hình thành từ dòng ca hạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trâng trọng uy nghi.

    B. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương.

    C. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn.

    D. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại.

    Câu 2: Tại sao lại nói ca Huế là một thú vui tao nhã?

    A. Vì từ nội dung đến hình thức, ca công đến nhạc công.. đều mang sự thanh cao, nhã nhặn, sang trọng, duyên dáng.

    B. Thưởng thức trên truyền rồng.

    C. Thưởng thức trên dòng sông Hương thơ mộng.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 3: Đoạn văn sau đây cho chúng ta biết điều gì?

    "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ."

    A. Nguồn gốc hình thành ca Huế.

    B. Nội dung của ca Huế.

    C. Hình thức của ca Huế.

    D. Đặc sắc của ca Huế.

    Câu 4: Theo em, cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc băng video?

    A. Được nói chuyện với các ca công.

    B. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công chơi đàn.

    C. Được chơi thử các nhạc khúc.

    D. Được nghe đi, nghe lại.

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    Câu 1: Những hiểu biết them của ems au khi đọc tác phẩm này?

    A. Một số cảnh đẹp, di tích, địa danh ở Huế.

    B. Trang phục, con người.

    C. Các điệu dân ca với nguồn gốc, cái hay, cái đẹp, cái riêng.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 2: Đâu là tên những làn điệu dân ca miền Bắc?

    A. Các điệu hò, điệu lí.

    B. Hát ví, hắt dặm, hát ru.

    C. Hát đồng dao, hát xoan, quan họ Bắc Ninh.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    B. ĐÁP ÁN

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    1. A

    2. D

    3. D

    4. B

    5. A

    6. C

    7. D

    8. A

    9. C

    10. D

    11. D

    12. C

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    1. A

    2. D

    3. C

    4. B

    5. D

    6. A

    7. C

    8. A

    9. C

    10. B

    11. C

    12. A

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    1. C

    2. D

    3. A

    4. B



    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)


    1. D

    2. D
     
  5. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

    THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG (TRẦN NHÂN TÔNG)

    (30 CÂU)


    Bấm để xem
    Đóng lại


    A. TRẮC NGHIỆM

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ "Thiên Trường vãn vọng"?

    A. Lý Thái Tổ.

    B. Trần Nhân Tông.

    C. Nguyễn Trãi.

    D. Nguyễn Du.

    Câu 2: "Thiên Trường vãn vọng" có nghĩa là gì?

    A. Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà.

    B. Dạo chơi Thiên Trường trong buổi chiều tà.

    C. Buổi chiều ở phủ Thiên Trường.

    D. Xa ngắm phủ Thiên Trường.

    Câu 3: Tác giả miêu tả khung cảnh phủ Thiên Trường vào thời điểm nào trong ngày?

    A. Buổi sáng.

    B. Buổi trưa.

    C. Buổi chiều tà.

    D. Buổi tối.

    Câu 4: Năm sinh năm mất của Trần Nhân Tông?

    A. 1257 – 1308

    B. 1258 – 1308

    C. 1258 – 1309

    D. 1259 – 1308

    Câu 5: Trần Nhân Tông là vị vua thứ mấy của nhà Trần?

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Câu 6: Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 7: Trần Nhân Tông là vị thiền sư sáng lập dòng thiền nào?

    A. Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

    B. Vô Ngôn Thông.

    C. Thảo Đường.

    D. Trúc Lâm Yên Tử.

    Câu 8: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?

    A. Hà Nội.

    B. Hồ Chí Minh.

    C. Nam Định.

    D. Hà Nam.

    Câu 9: Bài thơ "Thiên Trường vãn vọng" được chia làm mấy đoạn?

    A. 4

    B. 3

    C. 2

    D. 1

    Câu 10: Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hứng gì?

    A. Cảm hứng yêu thiên nhiên, cây cỏ.

    B. Cảm hứng yêu nước và hào khí Đông A.

    C. Cảm hứng yêu nước.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 11: "Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ nào?

    A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

    B. Thất ngôn bát cú.

    C. Ngũ ngôn.

    D. Lục bát.

    Câu 12: Em dựa vào những yếu tố nào để xác định thể thơ của bài?

    A. Số câu, số chữ.

    B. Số câu, số chữ trong mỗi câu, cách hiệp vần.

    C. Cách gieo vần.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    Câu 1: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ như thế nào?

    A. Rực rỡ và diễm lệ.

    B. Hào nhoáng.

    C. Sang trọng.

    D. Huyền ảo và thanh bình.

    Câu 2: Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được miêu tả vào khoảng thời gian nào?

    A. Lúc mặt trời bắt đầu mọc.

    B. Khi mặt trời đang trong thời điểm rực rỡ nhất.

    C. Lúc chiều về, trời sắp tối.

    D. Khi màn đêm buông xuống.

    Câu 3: Không gian trong bài thơ là gì?

    A. Trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam.

    B. Khung cảnh cây đa, giếng nước sân đình.

    C. Phủ Thiên Trường.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 4: Cảnh vật được miêu tả thông qua những chi tiết nào?

    A. Ánh sáng, màu sắc, âm thanh.

    B. Ánh sáng, không gian, thời gian.

    C. Ánh sáng, thời gian.

    D. Nội dung bài thơ.

    Câu 5: Cụm từ "nửa như có, nửa như không" (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì?

    A. Phong cảnh mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện.

    B. Phong cảnh mở ảo vừa như có lại như không, vừa thực lại vừa hư.

    C. Phong cảnh diễm lệ, nguy nga.

    D. Phong cảnh rực rỡ, sáng chói.

    Câu 6: Quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai là?

    A. Mọi vật hiện lên trong không khí rộn rang, tươi vui.

    B. Mọi vật được khắc họa trong quang cảnh huyền bí.

    C. Mọi vật như chìm dần vào sương khói, tạo nên sự mơ màng, nên thơ.

    D. Đáp án A, B đúng.

    Câu 7: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

    A. Bức tranh cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

    B. Bức tranh làng sinh động trong một buổi sớm bình minh.

    C. Bức tranh về cảnh đồng quê dân dã, bình yên.

    D. Bức tranh làng quê mờ ảo, huyền bí.

    Câu 8: Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

    A. Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm, mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ. Lòng tác giả trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng, quê hương đất nước thân thương.

    B. Tâm hồn người thi sĩ như sáng lên, hòa quyện và giao thoa với đất trời.

    C. Tâm trạng nhà thơ thấm đượm vào cảnh vật, đồng điệu với làng cảnh quê hương.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 9: Hai câu thơ cuối là sự hòa quyện, đan xen giữa con người và thiên nhiên đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 10: Con người và thiên nhiên được miêu tả như thế nào?

    A. Thiên nhiên thấm đẫm phong vị của tình người.

    B. Quê hương là nguồn cội, là nơi gắn bó của con người.

    C. Giữa con người và thiên nhiên như có sự hóa hợp, gắn bó đầy thân thương.

    D. Đáp án A, B đúng.

    Câu 11: Bức tranh thiên nhiên được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

    A. Thị giác, thính giác.

    B. Thị giác, khứu giác.

    C. Thị giác, vị giác.

    D. Vị giác, khứu giác.

    Câu 12: Hình ảnh "cò trắng từng đôi liệng xuống đồng" có ý nghĩa gì?

    A. Làm cho không gian bớt phần quạnh hiu.

    B. Diễn tả khung cảnh thật yên bình, đẹp đẽ.

    C. Cảnh vật tĩnh lặng, không xuất hiện hoạt động nào.

    D. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sáng, yên ả.

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    Câu 1: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường?

    A. Cảnh tượng giản đơn, đạm bạc, chân quê và bình dị.

    B. Cảnh tượng huy hoàng, tráng lệ.

    C. Cảnh tượng huyền bí, kì ảo.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống "Hình ảnh.. đã gợi lên trong tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ của chính mình"

    A. Cánh đồng lúa chín.

    B. Đàn trâu trở về.

    C. Chú bé mục đồng.

    D. Đàn cò trắng.

    Câu 3: Nỗi buồn xót xa và nỗi lòng thầm kín của tác giả được thể hiện qua chi tiết nào?

    A. Âm thanh "sáo vắng".

    B. Hình ảnh "chú bé mục đồng".

    C. Khung cảnh "đàn trâu trở về".

    D. Cảnh "đàn có trắng từng đôi liệng xuống đồng".

    Câu 4: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong bài thơ?

    A. Tả cảnh ngụ tình.

    B. Bút pháp điểm nhãn, lấy động tả tĩnh.

    C. Hình ảnh ước lệ tượng trưng.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    Câu 1: Bài "Thiên Trường vãn vọng" giống với bài thơ nào đã học?

    A. Sông núi nước Nam.

    B. Qua Đèo Ngang.

    C. Thu điếu.

    D. Bạn đến chơi nhà.

    Câu 2: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê?

    A. Tác giả là một vị vua anh minh, lỗi lạc.

    B. Tác giả là một vị vua có tâm hồn thi sĩ. Cảnh tượng được miêu tả một cách gần gũi và chân thực chứng tỏ nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu thương muôn dân và sự thanh bình.

    C. Tác giả là một vị vua hết mình vì dân chúng và rất yêu quê hương, đất nước.

    D. Đáp án A, B đúng.

    B. ĐÁP ÁN

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    1. B

    2. A

    3. C

    4. B

    5. C

    6. B

    7. D

    8. C

    9. C

    10. B

    11. A

    12. B

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    1. D

    2. C

    3. A

    4. A

    5. B

    6. C

    7. C

    8. A

    9. A

    10. C

    11. A

    12. D

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    1. A

    2. C

    3. A

    4. B

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    1. A

    2. B
     
  6. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

    THU ĐIẾU (NGUYỄN KHUYẾN)

    (30 CÂU)




    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. TRẮC NGHIỆM

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ "Thu điếu"?

    A. Nguyễn Trãi.

    B. Nguyễn Du.

    C. Nguyễn Khuyến.

    D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Câu 2: Quê hương của Nguyễn Khuyến ở đâu?

    A. Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

    B. Ý Yên, tỉnh Nam Định.

    C. Xã Song Phương, huyện Hoài Đức.

    D. Thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

    Câu 3: Tên gọi khác của Nguyễn Khuyến là gì?

    A. Tam Nguyên Yên Đổ.

    B. Chế Lan Viên.

    C. Nguyễn Thứ Lễ.

    D. Nguyễn Trương Thiên Lí.

    Câu 4: Hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là?

    A. Hải Thượng Lãn Ông.

    B. Ức Trai.

    C. Quế Sơn.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    Câu 5: Phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến là?

    A. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.

    B. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

    C. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.

    D. Thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước cùng nỗi u uẩn trước thời thế.

    Câu 6: Những sáng tác của Nguyễn Khuyến chủ yếu viết bằng loại chữ nào?

    A. Chữ Quốc ngữ.

    B. Chữ Hán.

    C. Chữ Nôm.

    D. Cả chữ Hán và chữ Nôm.

    Câu 7: Chùm ba bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến là?

    A. Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

    B. Thu điếu, Thu xuân, Thu qua.

    C. Thu vịnh, Thu điếu, Thu tàn.

    D. Đáp án A, B đúng.

    Câu 8: Bài thơ "Thu điếu" được chia làm mấy phần?

    A. 6

    B. 3

    C. 4

    D. 5

    Câu 9: "Câu cá mùa thu" nằm trong chùm 3 bài thơ của Nguyễn Khuyến đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 10: Sắp xếp các câu thơ dưới đây theo trình tự hợp lí?

    1. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

    2. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    3. Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

    4. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    A. 2, 3, 4, 1.

    B. 2, 4, 1, 3.

    C. 1, 2, 3, 4.

    D. 4, 3, 2, 1.

    Câu 11: "Thu điếu" được Nguyễn Khuyến sáng tác trong khoảng thời gian nào?

    A. Khi Nguyễn Khuyến đang làm quan.

    B. Khi Nguyễn Khuyến đang ở ẩn tại quê nhà.

    C. Khi Nguyễn Khuyến đang ở quê ngoại.

    D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

    Câu 12: "Câu cá mùa thu" được viết bằng chữ Hán đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    Câu 1: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ ca Nguyễn Khuyến?

    A. Nguyễn Khuyến đưa cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống thân thuộc, bình dị của làng quê vào trong thơ một cách tự nhiên, tinh tế.

    B. Ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Khuyến vừa chân thực vừa tài hoa.

    C. Ngôn ngữ thơ giản dị mà điêu luyện.

    D. Nguyễn Khuyến sáng tác thơ bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

    Câu 2: Ý nghĩa nhan đề "Thu điếu"?

    A. Nhan đề bài "Thu điếu" vừa có ý nghĩa "mùa thu câu.." (ý chỉ người ẩn sĩ chờ thời vì ở đây không có từ "ngư" là cá) theo tự dạng, lại vừa có nghĩa "mùa thu xót thương" theo nghĩa đồng âm, cũng không sai với nội dung bài thơ, không sai với chủ đề..

    B. Thông thường vẫn hiểu là vịnh mùa thu, nhưng về chữ Hán còn cho phép hiểu là mùa thu, làm thơ.

    C. Mùa thu uống rượu là nhãn tự.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    Câu 3: Điểm nhìn của tác giả trong bài thơ là?

    A. Từ xa đến gần.

    B. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: Từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

    C. Từ cao xuống thấp.

    D. Từ ngoài vào trong.

    Câu 4: Bức tranh mùa thu được tác giả khắc họa trong bài thơ thuộc vùng nào?

    A. Nam Trung Bộ.

    B. Bắc Trung Bộ.

    C. Đồng bằng Bắc Bộ.

    D. Đồng bằng song Cửu Long.

    Câu 5: "Thu điếu" được viết theo thể thơ nào?

    A. Ngũ ngôn.

    B. Thất ngôn bát cú.

    C. Lục bát.

    D. Thất ngôn tứ tuyệt.

    Câu 6: Những hình ảnh nào dưới đây xuất hiện trong bài thơ?

    A. Ao thu, thuyền câu, ngõ trúc.

    B. Sông Hồng, thuyền câu, ngõ nhỏ.

    C. Núi, sông, ao.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    Câu 7: Chuyển động của sự vật trong bài thơ như thế nào?

    A. Mạnh mẽ.

    B. Dữ dội.

    C. Nhẹ nhàng.

    D. Nhanh nhẹn.

    Câu 8: Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với sự vật nào?

    A. Biển lớn.

    B. Mặt ao hẹp, ngõ trúc.

    C. Ngõ nhỏ.

    D. Đáp án A, B đúng.

    Câu 9: Hai câu đề trong bài thơ là?

    A. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    B. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

    C. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

    D. Tựa gối, buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

    Câu 10: Hai câu kết trong bài thơ là?

    A. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    B. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

    C. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

    D. Tựa gối, buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

    Câu 11: Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ là?

    A. Dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng.

    B. Tăng tiến.

    C. Hình ảnh ước lệ tượng trưng.

    D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

    Câu 12: Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai? "Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động"

    A. Đúng

    B. Sai

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    Câu 1: Từ "vèo" trong câu thơ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" có tác dụng gì?

    A. Nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ.

    B. Diễn tả tốc độ rơi của lá.

    C. Diễn tả màu sắc của lá mùa thu.

    D. Diễn tả sự trôi nhanh của thời gian.

    Câu 2: Vần "eo" được tác giả sử dụng rất tài tình. Trong bài thơ, vần "eo" có tác dụng gì?

    A. Gợi cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: Trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: Gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng.

    B. Giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.

    C. Nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ.

    D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

    Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống "Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh.."

    A. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.

    B. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.

    C. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

    D. Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

    Câu 4: Câu thơ nào trong bài thơ Thu điếu có sự xuất hiện của âm thanh?

    A. "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

    B. "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"

    C. "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

    D. "Tựa gối buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    Câu 1: Có ý kiến cho rằng "Bài Thu vịnh là có hồn hơn hết, nhưng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam".

    Theo em, ý kiến trên đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 2: Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến những xúc cảm gì?

    A. Niềm tự hào dân tộc qua từng câu chữ.

    B. Tình yêu quê hương thiết tha.

    C. Một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

    D. Đáp án B, C đúng.

    B. ĐÁP ÁN

    I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

    1. C

    2. A

    3. A

    4. C

    5. D

    6. D

    7. A

    8. C

    9. A

    10. B

    11. B

    12. B

    II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

    1. D

    2. A

    3. B

    4. C

    5. B

    6. A

    7. C

    8. B

    9. A

    10. D

    11. A

    12. A

    III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

    1. A

    2. B

    3. D

    4. D



    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)


    1. A

    2. C
     
  7. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

    THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH

    (27 CÂU)




    Bấm để xem
    Đóng lại
    A. TRẮC NGHIỆM

    I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

    Câu 1: Từ tượng hình là gì?

    A. Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

    B. Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.

    C. Là từ khắc họa đặc điểm, tính chất của sự vật.

    D. Là từ diễn tả hành động của con người.

    Câu 2: Từ tượng thanh là gì?

    A. Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

    B. Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.

    C. Là từ khắc họa tính cách con người.

    D. Là từ diễn tả hoạt động của sự vật.

    Câu 3: Từ tượng hình, từ tượng thanh thuộc loại từ nào?

    A. Tính từ.

    B. Danh từ.

    C. Động từ.

    D. Tình thái từ.

    Câu 4: Giá trị của từ tượng hình và từ tượng thanh là gì?

    A. Có giá trị gợi tính chất của sự vật, sự việc.

    B. Có giá trị gợi hành động của sự vật, sự việc.

    C. Có giá trị gợi hình ảnh, âm thanh và có tính biểu cảm, làm cho đối tượng cần miêu tả hiện lên cụ thể, sinh động.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    Câu 5: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

    A. Miêu tả và nghị luận.

    B. Tự sự và miêu tả.

    C. Nghị luận và biểu cảm.

    D. Tự sự và nghị luận.

    Câu 6: Đáp án nào dưới đây không phải là tác dụng của từ tượng hình?

    A. Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ.

    B. Giúp miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn.

    C. Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.

    D. Mô phỏng âm thanh con người.

    Câu 7: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

    A. Thút thít.

    B. Chững chạc.

    C. Chập chững.

    D. Xinh xinh.

    Câu 8: Từ "ung dung" là từ tượng thanh đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    Câu 9: Tìm từ tượng thanh trong các từ sau "leng keng, róc rách, thon thả, khúc khích, chập chững"

    A. Chập chững.

    B. Leng keng, róc rách.

    C. Thon thả, chập chững.

    D. Leng keng, chập chững.

    Câu 10: "Thong thả" là từ tượng hình miêu tả dáng đi đúng hay sai?

    A. Đúng.

    B. Sai.

    II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

    Câu 1: Từ tượng thanh nào dưới đây mô phỏng tiếng mưa?

    A. Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách.

    B. Xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút.

    C. Hi hi, ha ha, hô hô.

    D. Thình thịch, bành bạch.

    Câu 2: Đâu là từ tượng hình mô tả dáng vẻ con người?

    A. Chót vót.

    B. Lom khom.

    C. Chói chang.

    D. Rực rỡ.

    Câu 3: Từ "lênh đênh" có nghĩa là gì?

    A. Chỉ trạng thái trôi nổi bẩn thỉu.

    B. Chỉ trạng thái trôi nổi, không biết đi đâu về đâu.

    C. Cao ngất ngưởng.

    D. Nhỏ và cao.

    Câu 4: Có bao nhiêu từ tượng thanh trong câu văn "Những trời tháng 8, những ngọn gió thoang thoảng, những tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, tôi chợt nhận ra mùa thu đã về"?

    A. 2

    B. 4

    C. 6

    D. 8

    Câu 5: Tìm từ tượng hình trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng?

    "Trong làn nắng ửng, khói mơ tan

    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng."

    (Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chin )

    A. Từ "nắng ửng" gợi cảm giác nắng có nhiều điểm nhỏ và đều trên bề mặt.

    B. Từ "lấm tấm" gợi hình ảnh những đốm nắng rải qua vòm cây, in trên những mái nhà tranh, gợi khung cảnh bình yên của buổi bình minh mùa xuân nơi làng quê.

    C. Từ "nhà tranh" gợi sự vật quen thuộc với nhân dân Việt Nam.

    D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

    Câu 6: Điền từ tượng hình thích hợp vào chỗ trống "Một chiếc thuyền câu bé.."

    A. Xanh ngắt.

    B. Vắng teo.

    C. Tẻo teo.

    D. Trong veo.

    Câu 7: Đâu là từ tượng thanh trong hai câu thơ dưới đây?

    "Líu lo kìa giọng vàng anh

    Mùa xuân vắt vẻo trên nhành lộc non"

    (Ngô Văn Phú, Mùa xuân )

    A. Vàng anh.

    B. Mùa xuân.

    C. Vắt vẻo.

    D. Líu lo.

    Câu 8: Có bao nhiêu từ tượng thanh trong đoạn văn dưới đây?

    "Tôi không nhớ tôi đã nghe tiếng chồi non tách vỏ vào lúc nào, tôi cũng không nhớ tôi đã nghe tiếng chim lích chích mổ hạt từ đâu, nhưng tôi cảm nhận tất cả một cách rõ rệt trong từng mạch máu đang phập phồng bên dưới làn da."

    (Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô )

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Câu 9: Xác định từ tượng hình trong bài ca dao sau và phân tích tác dụng?

    "Gió đưa cành trúc la đà

    Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

    Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ"

    A. Từ tượng hình "la đà" tạo nên một nét vẽ thanh nhẹ diễn tả sự chuyển động của cành trúc.

    B. Từ tượng hình "mịt mù" diễn tả sự tối tăm, không nhìn rõ.

    C. Từ tượng hình "nhịp chày" diễn tả hoạt động nhịp nhàng của nhân dân lao động.

    D. Đáp án B, C đúng.

    Câu 10: Tìm từ tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống "ngáy.."

    A. Hi hi.

    B. Khò khò.

    C. Thình thịch.

    D. Bập bẹ.

    III. VẬN DỤNG (5 CÂU)

    Câu 1: Đọc đoạn trích sau và tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các từ được in đậm

    - Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lãohu hu khóc..

    - Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

    (Nam Cao, Lão Hạc )

    A. Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu.

    B. Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu, ư ử.

    C. Từ tượng hình là ư ử, từ tượng thanh là móm mém.

    D. Từ tượng hình là ư ử, hu hu, từ tượng thanh là móm mém.

    Câu 2: Tìm từ tượng hình trong câu văn sau đây

    " Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm ".

    (Ngô Tất Tố, Tắt đèn )

    A. Soàn soạt.

    B. Thổi.

    C. Húp.

    D. Rón rén.

    Câu 3: Có mấy từ tượng hình trong khổ thơ dưới đây?

    " Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    Lom khom dưới núi tiều vài chú,

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

    Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,

    Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.

    Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước,

    Một mảnh tình riêng, ta với ta. "

    (Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang )

    A. 2

    B. 3

    C. 4

    D. 5

    Câu 4: Ba từ tượng hình gợi tả dáng đi của người là?

    A. Râm ran, the thé, thủ thỉ.

    B. Yểu điệu, thướt tha, thoăn thoắt.

    C. Khập khiễng, lò dò, líu lo.

    D. Nhỏ nhắn, vi vu, nhạt nhòa.

    Câu 5: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra từ tượng thanh

    Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, này lên.

    (Nam Cao, Lão Hạc )

    A. Vật vã.

    B. Chốc chốc.

    C. Xôn xao.

    D. Mải mốt.

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    Câu 1: Trong bài thơ" Thu điếu "của Nguyễn Khuyến, tác giả dùng các từ tượng hình để bài thơ giàu giá trị biểu cảm và có khả năng gợi hình cao hơn. Đó là những từ nào?

    A. Lạnh lẽo, trong veo.

    B. Trong veo, sóng biếc, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt.

    C. Đưa vèo, đớp động.

    D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

    Câu 2: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười sau đây: Cười ha hả, cười hì hì.

    A." Ha hả "là gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thỏa mãn," hì hì "là mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.

    B." Ha hả "là mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây mất thiện cảm với người khác," hì hì "là mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.

    C." Ha hả "là gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thỏa mãn," hì hì "là mô phỏng tiếng cười phát tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ.

    D." Ha hả "là gợi tả tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ," hì hì"là mô phỏng tiếng cười tiếng cười to và thô lỗ.

    B. ĐÁP ÁN

    I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

    1. A

    2. B

    3. A

    4. C

    5. B

    6. D

    7. A

    8. B

    9. B

    10. A

    II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

    1. A

    2. B

    3. B

    4. A

    5. B

    6. C

    7. D

    8. B

    9. A

    10. B

    III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

    1. B

    2. D

    3. A

    4. B

    5. C

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

    1. B

    2. A
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...