5 Ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ - Gary Chapman

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mary Ho, 29 Tháng mười một 2020.

  1. Mary Ho

    Bài viết:
    4
    Hãy nói lời yêu thương bằng ngôn ngữ của trẻ!

    Đôi khi, con trẻ sử dụng những loại ngôn ngữ mà ta không sao hiểu được, và ngược lại, khi cần nói điều gì đó với con, chúng ta thường cũng khó làm cho chúng hiểu trọn vẹn tình cảm và suy nghĩ của mình. Vì sao vậy? Nguyên nhân chính là vì giữa cha mẹ và con cái luôn tồn tại những ngôn ngữ yêu thương khác biệt. Hãy nghĩ xem, đã bao giờ bạn nói đúng ngôn ngữ tình yêu của con mình?

    Sự thật là mỗi trẻ em đều có một ngôn ngữ tình yêu cơ bản, và đó là cách trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Cuốn sách này sẽ giúp bạn nhận diện và sử dụng đúng loại ngôn ngữ tình yêu của con, đồng thời nhận diện và kết hợp tốt với bốn ngôn ngữ tình yêu khác. Nhờ đó, trẻ có thể cảm nhận được trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ để có thể phát triển toàn diện.

    Với mục tiêu giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy con trẻ tốt hơn, cuốn sách này tập trung tìm hiểu tầm quan trọng của tình yêu thương đối với trẻ. Trẻ sẽ kiểm soát tốt cơn giận dữ cũng như dễ chấp thuận đề nghị của cha mẹ hơn khi cảm thấy mình được yêu thương. Tuy vậy, trên thực tế, rất ít phụ huynh có nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của trách nhiệm dạy con biết kiềm chế cơn nóng giận và cư xử đúng mực. Chính vì thế, như được trình bày ở chương 10, việc dạy con cái kiểm soát cơn giận dữ trở thành nhiệm vụ khó khăn nhất của các bậc phụ huynh. Để thực hiện được nhiệm vụ khó khăn này, bạn phải bắt đầu bằng tình yêu dành cho con trẻ, là vấn đề được trình bày tỉ mỉ trong 9 chương đầu. Bạn sẽ phát hiện ra điều thú vị là khi giúp con trẻ kiểm soát được cơn giận dữ, các bậc phụ huynh có thể xây dựng được mối quan hệ yêu thương và gần gũi với con hơn.

    Việc áp dụng những gợi ý hữu ích trong cuốn sách này sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con. Khi giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất của việc nuôi dạy con cái, bạn sẽ thấy mối quan hệ trong gia đình mình ngày một tốt đẹp, thoải mái và khắng khít hơn.

    Chúc các bạn sớm tìm thấy ngôn ngữ tình yêu cơ bản của con mình và thành công trong việc thể hiện tình yêu với con!​

    Chương I

    TÌNH YÊU LÀ NỀN TẢNG

    Dennis và Brenda không hiểu chuyện gì đã xảy ra với Ben, cậu con trai tám tuổi của mình. Ben là một học sinh học khá và luôn chăm chỉ làm bài tập về nhà. Thế nhưng thời gian gần đây, thành tích học tập của cậu bé xuống thấp đến mức báo động. Ben thường phải ở lại gặp cô giáo sau giờ học và nhờ cô giảng giải lại từ đầu. Thậm chí có hôm, cậu bé phải đến gặp cô giáo đến tám lần. Vợ chồng Dennis tự hỏi liệu kỹ năng nghe và đọc hiểu của Ben có vấn đề gì hay không. Họ quyết định đưa Ben đến gặp một thầy giáo trong trường nhờ kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của con trai. Kết quả cho thấy khả năng nghe của Ben vẫn bình thường và kỹ năng đọc hiểu của cậu bé đúng vói trình độ của một học sinh lớp ba.

    Ben còn có nhiều biểu hiện khiến vợ chồng Dennis cảm thấy bối rối. Đôi lúc cậu bé tỏ ra rất khó gần, có khi lại quá khích. Giáo viên chủ nhiệm của Ben thường ăn trưa chung với cả lớp. Những lúc ấy, Ben thường đẩy các bạn ra chỗ khác để được ngồi gần cô. Ben thường bỏ dở cuộc choi để chạy đến bên cô giáo mỗi khi cô xuất hiện trên sân trường vào giờ giải lao. Nếu cô giáo tham gia vào trò chơi nào đó với cả lớp, Ben luôn tìm cách ở bên cô trong suốt trò chơi.

    Cha mẹ Ben đã đến gặp giáo viên ba lần nhưng cả hai bên đều không tìm ra được nguyên nhân của vấn đề. Hai năm học trước, Ben tỏ ra rất độc lập và vui vẻ. Thế nhưng giờ đây, cậu bé lại rất thích "dựa dẫm" vào người khác. Trong khi đó ở nhà, Ben lại thường xuyên gây gổ với chị gái của mình. Trước những biểu hiện này, cả Dennis và Brenda đành cho rằng đó chỉ là những biểu hiện bất thường trong một giai đoạn phát triển của Ben mà thôi.

    Khi vợ chồng Dennis tham dự buổi hội thảo "Để hôn nhân ngày càng bền vững", họ đã kể cho tôi nghe về chuyện của Ben. Họ thật sự lo lắng trước những biểu hiện của Ben cũng như tưong lai của cậu bé. Brenda chân thành nói với tôi:

    - Thưa Tiến sĩ Chapman, chúng tôi biết rằng đây là buổi hội thảo về hôn nhân và câu hỏi của chúng tôi chẳng ăn nhập gì vói đề tài chung. Nhưng vợ chồng tôi thật sự rất mong được ông hướng dẫn để giải quyết vấn đề của con trai mình.

    Khi nghe Brenda mô tả một số biểu hiện của Ben, tôi liền hỏi cuộc sống của gia đình họ có thay đổi gì trong vòng một năm qua không. Dennis cho biết anh làm nghề kinh doanh nên thường đi công tác xa nhà một tuần hai lần. Vào những ngày làm việc bình thường, anh đều trở về nhà vào lúc 6 giờ đến 7 giờ 30. Những hôm ấy, anh thường dành thời gian để làm một số việc giấy tờ và xem tivi. Ngày trước, vào cuối tuần, anh thường đưa Ben đi xem đá bóng. Nhưng gần một năm nay, anh đã không còn làm việc đó nữa. Anh giải thích:

    - Dạo gần đây tôi thấy đi xem bóng đá tốn nhiều thời gian quá nên quyết định ở nhà xem cho tiện.

    Tôi hỏi tiếp:

    - Còn chị thì sao, Brenda? Thòi gian gần đây chị có thay đổi gì trong cách thức sinh hoạt không?

    - À, có đấy ạ. - Brenda thừa nhận. - Trước khi Ben vào mẫu giáo, tôi chỉ làm việc bán thời gian. Nhưng năm nay, tôi bắt đầu làm việc toàn thời gian nên thường về nhà muộn hơn bình thường, vì thế tôi có nhờ ông ngoại đến đón Ben sau giờ học và Ben sẽ ở lại chơi vói ông bà khoảng một tiếng rưỡi trước khi tôi đến đón cháu. Vào những tối anh Dennis đi công tác, mẹ con tôi ở lại ăn tối vói ông bà xong rồi mới về nhà.

    Do sắp đến giờ phải diễn thuyết và cũng đã hiểu được vấn đề của Ben nên tôi đề nghị với vợ chồng Dennis:

    - Tôi sắp sửa trình bày về vấn đề hôn nhân và tôi muốn anh chị thử áp dụng các nguyên tắc mà tôi chia sẻ vào mối quan hệ của anh chị với cháu Ben. Chúng ta sẽ trao đổi lại chuyện này khi hội thảo kết thúc nhé.

    Vợ chồng Dennis có vẻ hơi ngạc nhiên khi tôi kết thúc câu chuyện mà không đưa ra lời tư vấn nào. Tuy nhiên, cả hai đều đồng ý làm theo yêu cầu của tôi.

    Vào cuối ngày, khi các thành viên tham gia hội thảo lần lượt ra về thì Dennis và Brenda cùng đến tìm tôi với vẻ mặt rạng rỡ. Dường như cả hai đã phát hiện ra điều gì đó. Brenda nói nhanh:

    - Thưa Tiến sĩ Chapman, tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng của Ben hiện nay. Khi ông nói về năm ngôn ngữ tình yêu, cả hai vợ chồng tôi đều đồng ý rằng ngôn ngữ tình yêu cơ bản của Ben chính là thời gian chia sẻ. Tôi thấy rằng khoảng bốn hay năm tháng gần đây, chúng tôi ít dành thời gian cho Ben hơn so với trước đây.

    Brenda tiếp tục nhớ lại:

    - Khi còn làm việc bán thời gian, tôi có nhiều thời gian rỗi rãi hơn nên luôn đến đón Ben khi thằng bé tan trường. Sau đó, trên đường về nhà, hai mẹ con sẽ ghé chơi công viên hoặc đi ăn kem. Sau bữa cơm tối, mấy mẹ con tôi thường chơi đùa vói nhau. Nhưng tất cả những điều đó đã thay đổi từ khi tôi nhận công việc toàn thòi gian. Tôi nhận thấy mình dành thòi gian cho Ben ít đi rất nhiều.

    Tôi nhìn sang Dennis, và anh cũng gật đầu nói:

    - Về phần tôi, ngày trước tôi thường đưa Ben đi xem bóng đá. Nhưng sau đó tôi dừng việc này mà lại không thay thế bằng bất kỳ hoạt động nào khác. Suốt nhiều tháng qua, hai cha con tôi chưa có nhiều thòi gian bên nhau.

    Tôi nhận xét:

    - Tôi nghĩ các bạn đã hiểu ra được nhu cầu tình cảm của Ben. Nếu các bạn đáp ứng được nhu cầu này, tôi nghĩ các bạn có thể sẽ giải quyết được vấn đề của cháu.

    Tôi đề nghị Dennis và Brenda thể hiện tình yêu của họ vói Ben thông qua việc dành thời gian chia sẻ với cậu bé. Tôi khuyến khích Brenda tìm cách có được những hoạt động chung với Ben như khoảng thời gian cô chưa nhận việc toàn thời gian. Cả hai vợ chồng Dennis đều tỏ ra rất nhiệt tình trong việc thực hiện gợi ý này.

    Tôi nói thêm:

    - Có thể tình trạng của Ben còn do nhiều nguyên nhân khác nhưng tôi nghĩ nếu hai bạn dành cho Ben thật nhiều thời gian chia sẻ thì các bạn có thể tạo ra thay đổi lớn ở cậu bé.

    Chúng tôi tạm biệt nhau. Sau đó, tôi không nhận được tin tức gì từ Dennis và Brenda, nhưng khoảng hai năm sau, tôi quay trở lại Wisconsin để chủ trì một hội thảo khác và đã gặp họ tại đây. Cả hai đều cười rất tươi khi đến chào tôi.

    - Hãy cho tôi biết tình hình của Ben đi. - Tôi đề nghị.

    Cả hai cùng mỉm cười và nói:

    - Ben đã thay đổi rất tuyệt vời. Chúng tôi đã làm đúng như lời chỉ dẫn của ông. Trong vài tháng sau đó, cả hai vợ chồng đều cố dành cho Ben thật nhiều thời gian chia sẻ. Và chỉ trong một thòi gian ngắn, chúng tôi đã thấy Ben có nhiều chuyển biến tích cực. Cô giáo của Ben đã mời chúng tôi đến trường lần nữa. Điều đó khiến hai vợ chồng tôi lo lắng thật sự. Nhưng lần này thì cô giáo chỉ hỏi chúng tôi đã làm thế nào mà Ben thay đổi tích cực đến vậy.

    Cô giáo cho biết những hành vi tiêu cực của Ben đã ngừng hẳn. Em không còn đẩy các bạn khác ra xa cô giáo trong phòng ăn và cũng không còn hỏi cô giáo những câu hỏi không đáng nữa. Brenda vui mừng kể cho cô giáo nghe cách thức vợ chồng chị áp dụng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tình yêu cơ bản của Ben.

    Hai vự chồng Dennis và Brenda đã học cách sử dụng ngôn ngữ tình yêu của con trai họ. Và họ đã thể hiện câu nói: "Cha mẹ yêu con" theo cách mà Ben có thể cảm nhận được. Chính câu chuyện về cậu bé Ben đã khuyến khích tôi viết cuốn sách này, tiếp theo cuốn Năm ngôn ngữ tình yêu dành cho đôi lứa.

    Việc bạn sử dụng được ngôn ngữ tình yêu cơ bản của trẻ không có nghĩa bạn đã loại trừ hoàn toàn nguy cơ trẻ nổi loạn ngày sau. Nhưng điều đó sẽ giúp con bạn cảm nhận được tình yêu thương mà bạn dành cho chúng, mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và niềm hy vọng. Nó sẽ giúp bạn dạy dỗ con cái tốt hon để trẻ phát triển toàn diện và trở thành người có trách nhiệm. Tình yêu chính là nền tảng của quá trình phát triển đó. Sự trưởng thành của con trẻ chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ. Bạn hãy nhớ, chỉ những trẻ nào cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ mới có thể vững vàng trưởng thành. Có thể bạn rất yêu thương con, nhưng nếu bạn không sử dụng được loại ngôn ngữ có thể chuyển đến cho con tình yêu sâu sắc của bạn thì trẻ vẫn cảm thấy mình thiếu vắng tình yêu của cha mẹ.

    Làm đầy "khoang tình cảm" của trẻ: Mỗi trẻ em đều có một "khoang tình cảm" riêng. Đó là nơi chứa đựng sức mạnh tình cảm của trẻ, giúp trẻ vượt qua những thử thách trong thời thơ ấu và niên thiếu. Là cha mẹ, bạn phải biết cách làm đầy "khoang tình cảm" của con để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.

    Nhưng làm thế nào để làm đầy được "khoang tình cảm" của trẻ? Dĩ nhiên, chúng ta phải luôn dành cho con tình yêu, nhưng tình yêu đó phải giúp cho trẻ phát triển bản thân và sống có trách nhiệm. Và câu trả lời là chúng ta phải thương yêu con cái của mình bằng tình yêu thương vô điều kiện. Đây là loại tình yêu đầy đủ và trọn vẹn nhất, thừa nhận trẻ vì chính bản thân chúng chứ không phải vì những gì chúng làm. Dù trẻ có làm (hay không làm) điều gì đó thì chúng vẫn được yêu thương.

    Nhưng một thực tế đáng buồn là các bậc phụ huynh thường dành cho con trẻ loại tình yêu có điều kiện. Loại tình yêu này lệ thuộc vào những việc trẻ làm hơn là bản thân trẻ. Nó đòi hỏi ở con trẻ một thành tích vượt trội nào đó và thường biểu hiện bằng cách nuôi dạy con gắn liền với việc tặng quà cho chúng, trao phần thưởng và những đặc lợi khác khi trẻ hành động hay đạt thành tích theo ý nguyện của cha mẹ.

    Chỉ có tình yêu vô điều kiện mói ngăn chặn được những "căn bệnh" ở trẻ như sự giận dữ, cảm giác không được yêu thương, mặc cảm có lỗi, sợ hãi và bất an. Chỉ khi nào chúng ta cho con trẻ đúng tình yêu vô điều kiện đó, chúng ta mới có thể hiểu được chúng một cách sâu sắc và xử lý được những hành vi đa dạng ở trẻ.

    Molly là một cô bé lớn lên trong một gia đình khá khó khăn. Cha cô bé đi làm gần nhà còn mẹ em thì làm việc bán thòi gian và lo nội trợ. Cha mẹ Molly là những người rất chăm chỉ và cả hai rất tự hào về gia đình mình. Cha của Molly thường nấu ăn buổi tối. Sau bữa ăn, cả hai cha con sẽ cùng dọn dẹp chén dĩa. Vào những ngày thứ bảy, cả gia đình cùng nhau lau dọn nhà cửa và quây quần bên nhau ăn bánh nướng hay xúc xích. Ngày chủ nhật, họ sẽ cùng đi nhà thờ vào buổi sáng còn buổi tối thì đi thăm viếng bà con họ hàng.

    Khi còn bé, hầu như tối nào anh em Molly cũng được cha mẹ đọc truyện cho nghe. Tới tuổi đi học, anh em cô bé nhận được sự động viên rất lớn của cha mẹ. Vì chưa bao giờ được bước chân vào đại học nên cha mẹ Molly mong muốn hai con làm được điều đó.

    Khi vào phổ thông, Molly kết bạn vói Stephanie. Dù học chung lớp và thường ăn trưa cùng nhau nhưng hai cô bé chưa bao giờ đến nhà nhau chơi. Nếu có đến, hẳn hai em đã nhận ra sự khác biệt lớn giữa hai gia đình. Cha của Stephanie là một doanh nhân thành đạt nhưng phần lớn thời gian của ông đều dành cho công việc. Mẹ của Stephanie là y tá. Anh trai của em học ở trường tư thục. Bản thân Stephanie thì được gửi ở một trường bán trú tư thục suốt ba năm cho đến khi em xin cha mẹ chuyển về học ở trường công gần nhà. Vì cha thường đi công tác xa và mẹ lại quá bận rộn nên gia đình Stephanie ít khi có thời gian bên nhau.

    Molly và Stephanie chơi thân với nhau cho đến năm lớp chín. Sau đó, Stephanie chuyển sang đi học ở trường dự bị đại học gần nhà ông bà em.

    Trong năm đầu tiên, hai cô bé vẫn thường liên lạc vói nhau. Sau đó, Stephanie có bạn trai và thư từ trao đổi giữa hai cô bé ngày càng thưa dần rồi ngưng hẳn.

    Trong khi đó, Molly cũng bắt đầu thiết lập các mối quan hệ bạn bè mới và hẹn hò với một chàng trai vừa chuyển đến trường cô. Một thời gian sau, gia đình Stephanie chuyển đi nơi khác và Molly không còn nhận được tin tức gì của bạn từ ngày đó.

    Nếu Molly biết được chuyện xảy ra sau đó vói Stephanie thì hẳn cô sẽ buồn lắm. Sau khi lấy chồng và có con, Stephanie bị bắt vì tội buôn ma túy và phải đi tù. Đó cũng là thời gian cô bị chồng bỏ rơi. Ngược lại, Molly đã có một gia đình hạnh phúc với hai đứa con kháu khỉnh.

    Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của Stephanie và Molly? Chúng ta có thể hiểu được phần nào nguyên nhân của vấn đề này thông qua lời tâm sự của Stephanie với bác sĩ tâm lý của cô: "Tôi chưa bao giờ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ tôi. Lần đầu tiên tôi dính tới ma túy cũng chỉ vì tôi muốn được mọi người chú ý đến mình".

    Bạn có hiểu được ý nghĩa trong câu nói của Stephanie không? Rõ ràng, không phải cha mẹ Stephanie không yêu cô mà là cô chưa bao giờ cảm nhận được tình yêu của họ. Đa phần các bậc cha mẹ đều yêu thương con cái của mình và mong muốn chúng cảm nhận được tình yêu thương đó. Thế nhưng, rất ít người biết cách thể hiện tình cảm một cách trọn vẹn. Chỉ khi học được cách yêu thương con vô điều kiện, họ mới có thể làm được điều đó.

    Con bạn cảm nhận tình yêu thương như thế nào? Trong xã hội hiện đại, nhiệm vụ nuôi dạy con cái để các em có được một đời sống tình cảm lành mạnh trở nên rất khó khăn. Tệ nạn ma túy, bạo lực học đường.. đã khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo sợ.

    Chính vì thế, trong cuốn sách này, chúng tôi muốn mang đến cho các bậc phụ huynh niềm hy vọng. Chúng tôi thật sự mong các bạn sẽ phát triển được mối quan hệ tốt đẹp và tràn đầy tình yêu thương với con cái của mình. Cuốn sách này tập trung vào khía cạnh cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dạy con trẻ - thỏa mãn nhu cầu yêu thương của chúng. Nếu cảm thấy mình được yêu thương, trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn đối với những lời khuyên răn, dạy bảo của cha mẹ.

    Để làm được điều này, chúng ta phải học cách sử dụng ngôn ngữ tình yêu cơ bản của trẻ. Bạn hãy nhớ rằng mỗi trẻ em đều có cách cảm nhận tình yêu riêng, về cơ bản, trẻ em (cũng như tất cả mọi người) có năm cách để biểu đạt và cảm nhận tình yêu. Đó là cử chỉ âu yếm, lời động viên, thời gian chia sẻ, quà tặng và sự tận tụy. Nếu gia đình bạn có nhiều con, rất có thể mỗi em sẽ có một ngôn ngữ tình yêu khác nhau, cũng giống như việc chúng có tính cách khác nhau vậy. Hiểu đơn giản, mỗi trẻ em cần được cha mẹ yêu thương theo một cách thức riêng.

    Tình ỵêu vô điêu kiện: Tình yêu vô điều kiện là tình yêu mà bạn dành cho con bất kể điều gì xảy ra chăng nữa. Chúng ta yêu thương con ngay cả khi con không đạt được thành tích như ta mong muốn, khi con mắc sai lầm hoặc không hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta chấp nhận mọi hành vi của con. Nó có nghĩa là chúng ta thể hiện tình yêu với con vào bất cứ lúc nào, ngay cả khi trẻ có hành vi khiến ta buồn lòng.

    Vậy điều này có giống với sự nuông chiều quá mức? Thật sự thì không. Đây chính là nguyên tắc: Việc nào cần thì làm trước. "Khoang tình cảm" của con bạn cần được làm đầy trước khi bạn dạy bảo hay áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào với con. Trẻ có "khoang tình cảm" đầy sẽ phản hồi tích cực đối vói sự dạy bảo của cha mẹ.

    Một số phụ huynh lo sợ rằng việc yêu thương vô điều kiện có thể khiến con hư hỏng. Đó là quan niệm sai lầm. Không trẻ em nào than phiền rằng em nhận được quá nhiều tình yêu vô điều kiện từ cha mẹ cả. Sở dĩ một đứa trẻ trở nên hư hỏng là vì chúng không được dạy bảo hoặc phải nhận một tình yêu không thích hợp hay cách dạy dỗ sai lầm từ cha mẹ.

    Có thể bạn cảm thấy khó chấp nhận điều này vì nó đi ngược vói những gì bạn cho là đúng trước đây. Có thể thấy, việc yêu thương con bằng tình yêu vô điều kiện không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu rõ lợi ích của việc yêu thương con vô điều kiện và thực hành nó thường xuyên, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều.

    Bây giờ, bạn hãy suy nghĩ để mang đến cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Hãy nhớ rằng tình yêu của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt ở con trẻ, giúp trẻ có được một cuộc sống tình cảm ổn định và hạnh phúc.

    Dĩ nhiên chẳng ai hoàn hảo cả, và bạn không thể mong đợi bản thân mình lúc nào cũng có thể cho đi tình yêu vô điều kiện. Nhưng một khi bạn thật sự yêu thương con, bạn sẽ thấy việc cho đi tình yêu vô điều kiện dễ thực hiện hơn.

    Để có thể cho đi tình yêu vô điều kiện, bạn hãy thường xuyên nhắc nhở mình những sự thật hiển nhiên về con cái mình như sau:

    1. Dù sao con mình cũng chỉ là đứa trẻ.

    2. Vì thế, con sẽ có cách hành xử của trẻ con.

    3. Đa số hành vi của con trẻ đều chẳng dễ chịu chút nào.

    4. Là một bậc cha mẹ yêu thương con, tôi tin rằng con mình sẽ trưởng thành và từ bỏ

    Những hành vi trẻ con đó.

    5. Nếu tôi chỉ yêu con mình khi cháu làm cho tôi hài lòng (tình yêu có điều kiện) thì cháu sẽ không bao giờ cảm nhận đưực tình yêu thưong của tôi. Điều đó sẽ làm tổn thưong lòng tự hào của con tôi và ngăn chặn quá trình trưởng thành của cháu. Sự phát triển và hành vi của con tôi phụ thuộc vào cách giáo dục của tôi.

    6. Nếu tôi yêu thương con bằng tình yêu vô điều kiện, cháu sẽ cảm thấy thoải mái đồng thời sẽ kiểm soát được hành vi của bản thân trong suốt quá trình trưởng thành.

    Dĩ nhiên, hành vi của trẻ thay đổi theo từng lứa tuổi và phụ thuộc vào giới tính. Trẻ mười ba tuổi sẽ có cách hành xử khác với một em bé bảy tuổi. Hãy nhớ rằng con cái của chúng ta còn nhỏ tuổi và việc các em gặp thất bại là chuyện bình thường. Vì thế, hãy kiên nhẫn trong quá trình nuôi dạy con cái.

    Tình yêu và.. còn nhiều thứ khắc nữa. Cuốn sách này tập trung tìm hiểu nhu cầu tình yêu của trẻ cũng như cách đáp ứng nhu cầu đó. Đây là nhu cầu tình cảm lớn nhất của trẻ và ảnh hưởng to lớn đến mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh. Các nhu cầu khác của trẻ, đặc biệt là nhu cầu vật chất, thường dễ nhận ra và dễ đáp ứng hơn. Nhưng nhu cầu vật chất lại không phải là yếu tố quyết định quá trình trưởng thành của trẻ. Các bậc phụ huynh không chỉ chăm lo về nơi ăn chốn ở, quần áo cho trẻ mà còn phải chịu trách nhiệm về sự phát triển tinh thần và tình cảm của trẻ.

    Rất nhiều cuốn sách đã đề cập đến lòng tự trọng ở trẻ. Những trẻ cảm thấy tự tin về bản thân sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa mình vói những đứa trẻ khác và tin rằng mình xứng đáng được hưởng bất cứ điều gì.

    Trong khi đó, những đứa trẻ tự đánh giá thấp mình thường có những suy nghĩ tiêu cực như: "Mình chẳng thông minh, mạnh mẽ hay xinh đẹp như các bạn khác". Các em luôn lặp đi lặp lại trong đầu điệp khúc: "Mình không thể" và. Kết quả là: "Mình đã chẳng ỉàm được..". Vì vậy, trong vai trò làm cha mẹ, chúng ta cần tìm cách phát triển lòng tự trọng ở trẻ để trẻ hiểu được vai trò của mình đối với xã hội cũng như luôn tự tin vào bản thân.

    Một nhu cầu khác của trẻ chính là cảm giác được bảo bọc. Trong thế giới đầy trắc trở ngày nay, việc đáp ứng nhu cầu này của trẻ trở thành nhiệm vụ khó khăn đối vói các bậc phụ huynh. Ngày càng có nhiều phụ huynh phải nghe câu hỏi đau lòng này từ con cái: "Có phải cha/mẹ sắp bỏ con không?". Câu hỏi này xuất phát từ một thực tế đáng buồn là rất nhiều cha mẹ của bạn bè trẻ đã chia tay nhau.

    Trẻ cần học các kỹ năng quan hệ xã hội để biết cách cư xử với tất cả mọi người và xây dựng tình bạn thông qua việc chia sẻ và tiếp nhận tình cảm. Nếu không có những kỹ năng này, trẻ sẽ có nguy cơ rút vào "vỏ bọc" của mình cho đến tuổi trưởng thành.

    Cha mẹ cần giúp cho con mình phát triển những khả năng đặc biệt để trẻ tin tưởng vào bản thân hơn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần duy trì sự cân bằng giữa việc thúc đẩy và động viên con trẻ.

    Tình yêu là điều vĩ đại nhất: Cuốn sách này đề cập đến nhu cầu tình yêu của trẻ bởi tình yêu chính là nền tảng của mọi nhu cầu khác. Học cách nhận và cho đi tình yêu là cách thức tốt nhất giúp những nỗ lực của chúng ta đạt được kết quả như mong đợi.

    Nhũng năm tháng đẫu đời.

    Trong những năm tháng đầu đời, nhu cầu của trẻ về thức ăn và sự âu yếm là như nhau, trẻ cần cả sữa và sự chăm sóc dịu dàng. Không được cho ăn uống, đứa trẻ sẽ chết đói. Còn nếu không có tình yêu, trẻ sẽ bị "đói" về mặt tình cảm và bị "tật nguyền" về tâm hồn.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy nền tảng tình cảm của con người nằm ở mười tám tháng đầu đời, đặc biệt trong mối liên hệ giữa mẹ và con. Dưỡng chất cho cuộc sống tình cảm của trẻ chính là sự vỗ về âu yếm, những ngôn từ yêu thưong và sự chăm sóc dịu dàng.

    Khi chập chững tập đi, bé dần nhận thức được nhiều hơn về bản thân và bắt đầu tách ra khỏi những người thân bên cạnh. Có thể trước thời điểm đó, người mẹ đã tách ra khỏi con mình, và giờ đây, đến lượt trẻ tách khỏi những người mà em từng phụ thuộc. Khi đã quen thuộc hơn với môi trường xung quanh, trẻ sẽ tích cực học cách yêu thương hơn. Đến giai đoạn này, trẻ không còn tiếp nhận tình yêu một cách thụ động nữa mà đã có khả năng phản hồi lại. Tuy nhiên, khả năng này của trẻ thiên về mục đích có được người trẻ yêu thương hơn là sự sẻ chia. Trong những năm tiếp theo, khả năng thể hiện tình yêu của trẻ sẽ tăng dần. Và nếu trẻ tiếp tục nhận được tình yêu thương thì khả năng chia sẻ tình yêu của trẻ sẽ ngày càng phát triển.

    Nền tảng tình yêu hình thành trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi cũng như nắm bắt thông tin của trẻ. Nhiều trẻ đến tuổi đi học nhưng do chưa được chuẩn bị tốt về mặt tình cảm nên em chưa sẵn sàng đến trường. Trẻ cần trưởng thành về mặt tình cảm để học tập hiệu quả hơn. Việc thay đổi trường hay chuyển lớp không phải là cách giải quyết tốt nhất. Điều bạn cần làm là chuẩn bị về mặt tinh thần và tình cảm để con bạn sẵn sàng đến trường.

    Thời niên thiếu

    Đáp ứng nhu cầu tình yêu của trẻ là việc làm không hề đơn giản, nhất là khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Những vấn đề nảy sinh trong giai đoạn thiếu niên của trẻ luôn khiến các bậc cha mẹ lo ngại, vì vậy, nếu trẻ bước vào giai đoạn niên thiếu với "khoang tình cảm" trống rỗng thì chắc chắn sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

    Trong khi đó, những trẻ nhận được loại tình yêu có điều kiện cũng sẽ yêu thương mọi người theo cách này. Những trẻ này thường tạo sức ép để buộc cha mẹ phải làm theo ý mình. Nếu cha mẹ đáp ứng yêu cầu của trẻ, trẻ cũng sẽ làm cho cha mẹ hài lòng. Ngược lại, trẻ sẽ làm mình làm mẩy với cha mẹ. Điều này khiến các bậc phụ huynh hết sức bối rối vì họ không biết làm thế nào để dạy con cách yêu thương vô điều kiện.

    Cái vòng luẩn quẩn này thường khiến trẻ tức giận và chống đối lại cha mẹ.

    Tĩnh yêu và cảm xúc của con trẻ:

    Trẻ thường rất nhạy cảm và nhận thức đầu tiên của trẻ về thế giói xung quanh chính là tình cảm. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trạng thái cảm xúc của người mẹ có ảnh hưởng đến thai nhi. Em bé trong bụng sẽ phản ứng theo cảm xúc giận dữ hay hạnh phúc của người mẹ. Và khi trưởng thành, trẻ cực kỳ nhạy cảm vói trạng thái tình cảm của cha mẹ.

    Đôi lúc, các con tôi nhận thức rõ cảm xúc của tôi hơn cả bản thân tôi. Chẳng hạn, một ngày bé Carey hỏi: "Cha đang bực mình về điều gì đó phải không?" trong khi tôi lại không biết đến sự bực bội của mình. Khi suy nghĩ lại thì tôi nhận ra quả thực là mình đang tức giận về một việc đã xảy ra ngày hôm ấy. Ngày khác, cháu lại hỏi tôi: "Cha đang rất vui về việc gì đó phải không?". Tôi bèn hỏi cháu: "Sao con biết là cha đang vui?" để tìm hiểu xem mình có biểu hiện điều đó ra ngoài không. Carey trả lòi: "Vì cha đang huýt sáo một điệu gì nghe vui lắm". Quả thật khi ấy, tôi thậm chí không nhận ra mình đang huýt sáo một cách vui vẻ.

    Bạn thấy đó, con cái chúng ta thật tuyệt vời phải không? Chúng rất nhạy cảm vói cảm xúc của ta. Điều đó giải thích vì sao trẻ lại tỏ ra cực kỳ nhạy với cách thể hiện tình yêu của ta. Và cũng chính là lý do vì sao trẻ em rất sợ cơn tức giận của cha mẹ. Và chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ở các chương sau.

    Vì vậy, chúng ta phải thể hiện tình yêu bằng loại ngôn ngữ mà con trẻ có thể hiểu được. Nhiều trẻ bỏ nhà ra đi vì chúng nghĩ chẳng ai yêu thương mình. Trong khi đó, các bậc phụ huynh lại phản đối vì cho rằng họ rất yêu thương con cái. Như vậy, nguyên nhân của vấn đề là do các bậc cha mẹ không biết cách thể hiện tình yêu của mình đối với con. Việc nấu nướng, giặt giũ quần áo, đưa con đi học, mang đến cho con cơ hội giải trí và học tập tốt nhất.. đều là những cách thể hiện tình yêu đúng đắn nếu các bậc phụ huynh biết lấy tình yêu vô điều kiện làm nền tảng. Tuy nhiên, những hành động đó không thể thay thế cho tình yêu vô điều kiện, và trẻ hiểu rõ sự khác biệt đó. Trẻ luôn biết rõ mình có nhận được điều mà mình thật sự khao khát hay không.

    Làm thế nào để thể hiện tình ỵêu của bạn? Một sự thật đáng buồn là rất ít trẻ cảm thấy mình được cha mẹ yêu thương và chăm sóc vô điều kiện. Trong khi đó, có một sự thật nữa là phần lớn các bậc phụ huynh đều rất yêu thương con. Vậy tại sao lại có sự mâu thuẫn này? Nguyên nhân là do rất ít bậc cha mẹ biết cách chuyển tải tình cảm sâu đậm của mình đến với con. Một số bậc phụ huynh cho rằng khi họ yêu thương con thì con cái họ sẽ tự động cảm nhận được điều đó. Các bậc phụ huynh khác lại cho rằng chỉ cần nói với con câu nói đơn giản: "Cha/Mẹ yêu con" là đủ. Thật trớ trêu, con cái họ lại không nghĩ như vậy.

    Động viên con trẻ thông qua hành động của cha mẹ

    Việc nói với con về tình yêu của bạn là việc không khó. Tuy nhiên, chỉ nói thôi thì chưa đủ. Nguồn tình cảm lớn nhất mà cha mẹ chuyên tải tới con là thông qua hành động. Trẻ luôn có khuynh hướng bắt chước những hành động của cha mẹ. Vì vậy, để con trẻ hiểu được tình cảm của mình, bạn cần phải yêu thương con theo ngôn ngữ tình yêu của chúng và thể hiện điều đó qua những hành động cụ thể.

    Thậm chí, ngay cả khi bạn có một ngày khủng khiếp và trở về nhà trong tâm trạng chán nản thì bạn vẫn có thể cư xử nhẹ nhàng vói con mình bởi điều này rất dễ thực hiện. Có thể bạn cảm thấy băn khoăn về mức độ chân thành của hành động này cũng như liệu con trẻ có cảm nhận được tình yêu của bạn hay không. Ở mức độ nào đó, con bạn có thể nhận thức được tình yêu của bạn bởi trẻ rất nhạy cảm. Trẻ có thể đoán biết bạn đang mệt mỏi nhưng vẫn cố bày tỏ tình yêu thưong và sự quan tâm đến chúng. Hãy nghĩ xem, con bạn sẽ biết ơn và quý trọng bạn biết bao nhiêu khi trẻ hiểu được những nỗ lực của bạn. Thánh John từng nói: "Chúng ta đừng yêu thương bằng ngôn từ mà hãy yêu thương bằng hành động chân thành". Nếu bây giờ, tôi yêu cầu bạn viết ra tất cả những hành động bạn có thể làm để thể hiện tình yêu thương đối với con cái thì liệu bạn có thể viết ra được đầy một trang giấy không? Có thể bạn cho rằng mình không có nhiều cách để thể hiện tình yêu. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là việc bạn nỗ lực làm đầy "khoang tình cảm" của con. Và bạn có thể nhớ đến những cách làm đơn giản bao gồm cử chỉ âu yếm, thời gian chia sẻ, quà tặng, sự tận tụy và lời khen tặng.

    Sử dụng ngôn ngữ tình yêu của con

    Như đã nói, con em chúng ta có thể tiếp nhận tình yêu bằng tất cả các loại ngôn ngữ. Tuy nhiên, hầu như mỗi trẻ đều có một ngôn ngữ tình yêu chính. Đó là loại ngôn ngữ có tác động mạnh mẽ đến trẻ hơn các ngôn ngữ còn lại. Nếu bạn muốn đáp ứng nhu cầu yêu thương của con, điều bạn cần làm là phải phát hiện được ngôn ngữ tình yêu cơ bản của chúng. Bắt đầu từ chương hai, bạn sẽ học cách phát hiện điều này.

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Nếu con bạn dưới năm tuổi thì bạn đừng mong sẽ tìm ra ngôn ngữ tình yêu cơ bản của trẻ vì điều đó gần như là không thể. Trẻ có thể có những hành động mà qua đó bạn có thể đoán được ngôn ngữ tình yêu của chúng. Nhưng điều đáng nói là ngôn ngữ tình yêu cơ bản của trẻ hiếm khi thể hiện rõ trong giai đoạn này. Vì vậy, bạn hãy dùng cả năm ngôn ngữ để truyền đạt tình yêu của mình đến vói con trẻ. Cử chỉ âu yếm, lời khen ngợi, thời gian chia sẻ, quà tặng và sự tận tụy sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tình yêu của trẻ. Nếu con bạn cảm thấy được yêu thương thật sự, trẻ sẽ có động lực học tập cũng như trong mọi lĩnh vực khác. Tình yêu của cha mẹ liên quan đến mọi nhu cầu khác của trẻ. Do đó, bạn hãy sử dụng cả năm ngôn ngữ tình yêu này trong quá trình nuôi dạy con bởi điều đó cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ.

    Điều bạn cần lưu ý tiếp theo là khi đã phát hiện ra ngôn ngữ tình yêu cơ bản của con, bạn đừng nghĩ rằng mọi việc sẽ diễn tiến tốt đẹp. Con bạn vẫn sẽ có nhiều vấp váp và có lúc hiểu lầm cha mẹ. Nhưng con bạn cũng giống như một đóa hoa đang rất cần được nguồn nước tình yêu tưới mát. Khi được tưới mát, đóa hoa đó sẽ tô đẹp cho đời những sắc màu

    Lộng lẫy. Ngược lại, trẻ sẽ trở thành bông hoa héo úa, luôn khao khát được dòng nước tưới mát để sống tốt và khoe sắc tỏa hương cho đời.

    Muốn con cái trở thành người toàn diện, bạn cần thể hiện tình yêu của mình bằng tất cả các ngôn ngữ tình yêu và dạy trẻ cách sử dụng các ngôn ngữ đó. Điều này không những hữu ích cho con bạn mà còn cho tất cả những người thân bên cạnh trẻ. Một dấu hiệu cho thấy một ai đó đã trưởng thành chính là khả năng cho và nhận tình yêu thương thông qua cả năm loại ngôn ngữ cử chỉ âu yếm, lời khen ngợi, thòi gian chia sẻ, quà tặng và sự tận tụy. Tuy nhiên, rất ít người trưởng thành có khả năng làm được điều đó. Phần lớn chúng ta chỉ có thể cho và nhận tình yêu bằng một hoặc hai cách mà thôi.

    Một khi áp dụng các ngôn ngữ tình yêu này, bạn sẽ nhận ra những khác biệt trong cuộc sống của bạn và con cái bạn. Với thời gian, bạn sẽ có một gia đình thực sự hạnh phúc và tất cả các thành viên đều biết cách sử dụng ngôn ngữ tình yêu của nhau.

    Còn nữa..
     
    cuubong47 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...