5 mẹo giúp cải thiện tư duy phản biện Mỗi ngày ta phải ra rất nhiều quyết định, một số nhỏ nhặt và không quan trọng, nhưng một số khác ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của ta. Ví dụ, mình nên bỏ phiếu cho chính trị gia nào? Mình có nên thử trào lưu ăn kiêng mới nhất? Hoặc email này sẽ giúp mình trở thành triệu phú chứ? Có quá nhiều quyết định bao vây chúng ta cho đến mỗi lần như vậy, ta không thể có lựa chọn sáng suốt nhất. Nhưng có nhiều cách thức cải thiện khả năng của chúng ta, và một kĩ thuật đặc biệt hiệu quả là tư duy phản biện. Đây là một cách tiếp cận vấn đềcho phép chúng ta phân tích tình huống một cách cẩn thận, tiết lộ những vấn đề ẩn giấu như định kiến và sự thao túng, và ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu chữ "phản biện" nghe có vẻ tiêu cực, thì đúng là như vậy theo một ý nghĩa nào đó. Thay vì chọn một câu trả lời vì cảm giác đúng, một người sử dụng tư duy phản biện đặt các lựa chọn dưới sự xem xét kĩ lưỡng và hoài nghi. Khi sử dụng các công cụ có sẵn, họ sẽ loại bỏ hầu hết mọi thứ ngoài trừ thông tin có ích và đáng tin nhất. Có nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận tư duy phản biện, đây là quá trình gồm 5 bước có thể giúp bạn giải quyết bất cứ vấn đề gì. Bước 1: Diễn đạt vấn đề bạn quan tâm Nói cách khác biết những gì bạn đang tìm kiếm. Điều này không phải lúc nào cũng đơn giản. Ví dụ, nếu bạn quyết định sẽ thử các cơn sốt chế độ ăn uống mới nhất, lí do khiến bạn làm vậy có thể bị che khuất bởi các yếu tố khác như lới khẳng định rằng bạn sẽ thấy kết quả chỉ trong 2 tuần. Nhưng nếu bạn tiếp cận tình hình với một cái nhìn rõ ràng về những gì bạn đang muốn đạt được từ việc ăn kiêng cho dù đó là giảm cân, có dinh dưỡng tốt hơn hoặc có nhiều năng lượng hơn, điều này sẽ giúp bạn chọn lọc thông tin một cách có phản biện, tìm thấy điều bạn đang tìm, và quyết định xem xu hướng mới có thất ự phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Bước 2: Thu thập thông tin Có rất nhiều thông tin, nên hiểu rõ vấn đề cần quan tâm giúp bạn xác định những thứ liên quan. Nếu bạn cố gắng chọn chế độ ăn uống nhằm nâng cao dinh dưỡng, bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn, hoặc tìm chứng cứ từ những người khác. Thu thập thông tin giúp bạn cân nhắc các lựa chọn khác nhau, đưa bạn đến gần hơn với quyêt định giúp bạn đạt được mục tiêu. Bước 3: Áp dụng thông tin bằng cách đặt các câu hỏi quan trọng Khi đối mặt với một quyết định, tự hỏi, "Các ý tưởng nào đang tác động?", "Đang có những mặc định gì?", "Cách tôi giải thích về thông tin có vẻ hợp lý không?". Ví dụ trong một email hứa hẹn mang đến cho bạn một triệu đô la, bạn nên xem xét "Điều gì hình thành cách mình tiếp cận tình huống này?", "Mình có mặc định người gửi đang nói thật không", "Dựa vào chứng cứ, việc mặc định mình sẽ kiếm được tiền có hợp lý không?" Bước 4: Hãy xem xét đến hậu quả Hãy hình dung đến thời điểm bầu củ, và bạn chọn một ứng cử viên dựa theo lời hứa của họ về việc giảm giá xăng cho tài xế. Thoạt đầu, chuyện này nghe có vẻ hay nhưng hậu quả môi trường lâu dài thì sao? Nếu việc dùng xăng ít bị kiềm chế bởi giá cả, sẽ gây ra nạn ô nhiễm môi trường tăng mạnh, một hậy quả không lường trước rất cần phải nghĩ đến. Bước 5: Xem xét quan điểm của người khác Hãy tự hỏi mình vì sao có nhiều người bị thu hút về chính sách của ứng cử viên đảng đối lập. Cho dù bạn bất đồng với mọi thứ ứng cử viên đó nói, việc xem xét toàn bộ các quan điểm giải thích việc các chính sách bạn cho là không hợp lý lại thu hút người khác. Điều này giúp bạn xem xét những khả năng khác nhau, đáng giá sự lựa chọn của bạn, và cuối cùng giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Quy trình 5 bước này chỉ là 1 công cụ, và chắc chắn sẽ không loại bỏ các quyết định khó khăn trong cuộc sống. Nhưng có thể giúp ta có nhiều hơn những lựa chọn tích cực. Tư duy phản biện cung cấp công cụ giúp chọn lọc số lượng lớn thông tin và tìm được điều cần tìm. Và nếu chúng ta đều sử dụng, công cụ này có sức mạnh biến thế giới thành một nơi có lý hơn. (Nguồn tham khảo)