Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, hẳn không phải tự nhiên mà bà được gọi như vậy. Những vần thơ của bà sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi, nhưng cũng chứa đầy nỗi lòng của nữ thi sĩ. Dưới đây là 5 bài thơ mà mình thấy là hay nhất của Hồ Xuân Hương 1. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi. Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. 2. Cảnh thu (Hồ Xuân Hương) Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa, Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ, Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán, Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. Bầu dốc giang sơn say chấp rượu. Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ. Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ, Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ. Ở văn bản Landes 1893, bài thơ này không có đầu đề. Câu thứ hai là 'Đố ai vẽ được cảnh tiếu sơ' và có lời dẫn: "Ngày xưa Xuân Hương đi chơi gặp mưa, vào chơi thăm làng Văn Giáp, thấy có một chùa xưa, Xuân Hương và chùa lậy Phật, rồi đi xem ngoài chùa. Thấy bên chùa có cây đa. Ngửng lên xem thì cao ngút không biết tới đâu, cho nên làm bài thơ này (cây đa này đến này còn)" Ở bản Đông châu 1917, có lời dẫn: "Một ngày kia đang mùa quý thu, giời lún phún dăm ba hạt mưa, hơi ngăm ngăm rét, quan phủ nhân vô sự, mới sai bày cuộc rượu, cho gọi cô hai ra cùng ngồi uống rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu để vịnh thơ. Xuân Hương vâng lời ra ngồi hầu rượu. Đương khi chén quỳnh đầu vơi, chiều thu hiu hắt, quan phủ liền bảo Xuân Hương vịnh bài tức cảnh 3. Lỡm Học Trò (Hồ Xuân Hương) Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây chị dạy lối làm thơ Bướm non ngứa lợi châm hoa rữa Dê bé buồn sừng húc giậu thưa Qua bài thơ ta thấy HXH khéo léo châm biếm những người ít chữ mà thích tỏ vẻ tài tình thơ văn 4. Miếu Sầm Thái Thú (Hồ Xuân Hương) Ghé mắt trông lên thấy bảng treo Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu Tác giả viết về Miếu Thái Thú. Đầu thơ cho thấy tấm bảng treo, đó là đền Thái Thú đứng cheo leo, lời thơ còn nói lên ý nguyện đổi phận làm trai, thì sự anh hùng hay bấy nhiêu. Hồ Xuân Hương thông minh, có tài nhưng tiếc thay sinh ra phận gái nên cái lỗi lạc của bà thành ra lãng mạn mà lắm người cho là" lẳng lơ"! Đọc mấy câu thơ sau của bà, dũng khí như một đấng tu mi nam tử. Khi XH đi qua miếu Sầm Nghi Đống tại Loa Sơn, là tên Thái thú quân nhà Thanh thua trận thắt cổ chết trên cây đa ở gò Đống Đa mùng 5 tháng giêng năm Kỷ dậu 1789. Người Hoa lập miếu thờ, tin đồn miếu linh thiêng nên Xuân Hương đề mấy câu thơ này. 5. Lấy chồng chung (Hồ Xuân Hương) Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm chừng mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng Cầm bằng làm mướn mướn không công Nỗi này ví biết dường này nhỉ Thời trước thôi đành ở vậy xong Bài thơ Lấy Chồng Chung là một thi phẩm xuất sắc với cách dùng lời lẽ đầy táo bạo thể hiện được sự căm phẫn tột cùng của bà trước chế độ đa thế ở xã hội phong kiến xưa. Bài thơ tố cáo mạnh mẽ sự bất công chà đạp lên quyền sống, quyền được hạnh phúc của người phụ nữ. Thể hiện khát khao tự do mãnh liệt của bà. Đây được đánh giá là một thi phẩm giá trị được nhiều thế hệ yêu thích.