4 vị công chúa có ảnh hưởng nhất lịch sử Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Minh Nhật Thư, 18 Tháng sáu 2023.

  1. Minh Nhật Thư

    Bài viết:
    35
    1. Huyền Trân công chúa:

    Công chúa Huyền Trân (1287 - 1340) là con gái của vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Thiên Cảm, em gái của vua Trần Anh Tông. Vua Trần Anh Tông thực hiện lời hứa của cha, đem gả nàng cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem hai đất Ô và Lý - phía Nam Quảng Trị và toàn bộ Thừa Thiên Huế làm sính lễ cho nước ta.

    Một năm sau, Chế Mân chết, theo tục lệ Chiêm Thành thì phải đưa hoàng hậu lên giàn hỏa thiêu để chết theo, vua Anh Tông đã sai Trần Khắc Chung cướp nàng công chúa về. Nàng xuất gia rồi mất vào năm 1340. Dân chúng tiếc thương, tôn là Thần Mẫu, thờ cạnh chùa Nộm Sơn.

    [​IMG]

    Tượng phật Huyền Trân công chúa ở Huế

    Câu chuyện của bà được truyền tụng trong dân gian, các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc.

    2. An Tư công chúa:

    An Tư công chúa còn gọi là Thiên Tư công chúa, con gái của vua Trần Thái Tông, em gái của vua Trần Thánh Tông, cô ruột của vua Trần Nhân Tông.

    Đầu năm 1285, quân Nguyên đánh tới Gia Lâm, vây hãm Thăng Long. Thánh Tông Thái Thượng Hoàng cùng vua Trần Nhân Tông đi thuyền nhỏ ra Tam Trĩ, thuyền ngự đưa ra Ngọc Sơn để đánh lạc hướng nhưng bị quân Nguyên phát hiện.

    Thánh Tông Thái Thượng Hoàng vì để củng cố lực lượng đã dâng em gái An Tư công chúa cho Trấn Nam vương Thoát Hoan. Quân Trần phản công, quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chạy về nước.

    [​IMG]

    Sau chiến thắng, hoàng tộc Trần ghi danh, khen thưởng công thần nhưng không một ai nhắc đến An Tư công chúa. Bà được đưa về Trung Quốc hay còn ở Việt Nam, sống hay chết cũng không rõ. Cho đến tận bây giờ, cuộc đời của bà vẫn là đề tài bàn luận của các sử gia.

    3. Công chúa Ngọc Vạn:

    Tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Hiếu Văn hoàng hậu Mạc Thị Giai, con gái của Mạc Kính Điển, cháu gái của Mạc Thái Tông Mạc Đăng Doanh. Sinh ra trong bối cảnh lịch sử: Nhà Lê là vương triều chính thống, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Một số tài liệu ghi bà là công chúa (con vua), nhưng thực sự bà là công nữ (con chúa).

    Năm 1620, bà gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Nhờ có cuộc hôn nhân này mà chúa Nguyễn mới có thể đối phó chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, tạo cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

    [​IMG]

    4. Công chúa Ngọc Khoa:

    Tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa, con gái thứ ba của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, thực chất là công nữ Ngọc Khoa, là em ruột cùng mẹ của công nữ Ngọc Vạn. Bà được gả cho vua Chiêm Po Romê để tăng sự hòa hảo giữa nước ta và Chiêm Thành.

    [​IMG]

    Vua Po Romê ngay từ lần đầu gặp gỡ đã bị thu hút bởi nhan sắc tuyệt trần của bà. Nhan sắc cùng với sự duyên dáng, thông minh của bà được nhà vua vô cùng sủng ái. Cuộc hôn nhân mang mục đích chính trị này đóng vai trò không nhỏ trong việc mở rộng lãnh thổ quốc gia.

    Đây là bốn nàng công chúa được đánh giá có ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam của các triều đại phong kiến.

    Nguồn thông tin: Wikipedia.
     
    Hạ Quỳnh LamLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...