4 hồ nước kỳ lạ nhất thế giới

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Vương Tâm Nguyên, 14 Tháng tư 2020.

  1. Vương Tâm Nguyên Tâm Nguyên

    Bài viết:
    69
    4 Hồ Nước Kỳ Lạ Nhất Thế Giới

    1. Hồ máu

    Hồ Laguna Colorada được mệnh danh như hồ máu bởi nước ở đây toàn một màu đỏ. Thật sự nơi đây trông như một bể máu khổng lồ, nhiều người cũng liên tưởng hồ nước này trông như một khu vực trên sao Hỏa. Laguna Colorada là hồ muối cạn nổi tiếng ở Bolivia, tọa lạc trong vườn dự trữ sinh quyển quốc gia Eduardo Avaroa Andean, nằm gần biên giới với Chile.

    [​IMG]

    Hồ có chiều dài 10.7 km, rộng 9.6 km với độ sâu trung bình là 35 cm và điểm sâu nhất có thể đạt tới 1.5 m. Thật ra "thủ phạm" gây nên màu đỏ cho hồ là một loại tảo và lớp trầm tích lắng đọng sâu dưới đáy hồ. Xung quanh hồ là những đảo muối trắng xóa, sự kết hợp giữa hai gam màu trắng và đỏ tạo cho du khách nhiều sự thú vị, mỗi năm tại đây thu hút hàng chục ngàn lượt khách quốc tế.

    2. Hồ nhựa đường

    Là hồ nhưng không chứa nước, hồ Pitch được mệnh danh là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới, nằm ở làng La Brea phía Tây Nam Trinidad. Hồ Pitch rộng khoảng 40 ha và sâu tầm 75 m.

    Sở dĩ hồ Pitch được mệnh danh là hồ nhựa đường vì trong lòng hồ chứa một lớp nhựa đường rất dày và đặc. Nhựa đường trong hồ dày đến mức có thể đi bộ trên bề mặt nhưng nếu đứng yên quá lâu, mọi sinh vật có thể sẽ từ từ bị chìm xuống hồ.

    Hồ Pitch ra đời từ hàng nghìn năm trước do quá trình hút chìm khi mảng lục địa Caribe bị mảng lục địa khác đè lên. Những khúc cây và động vật chìm trong hồ từ thời tiền sử thỉnh thoảng lại nổi lên bề mặt hồ.

    [​IMG]

    Hồ Pitch được phát hiện năm 1595 và khai thác từ năm 1867, ước tính từ lúc khai thác đến nay đã thu được khoảng 10 triệu tấn nhựa đường từ hồ và số lượng nhựa đường trong hồ theo tính toán vẫn còn khoảng 6 triệu tấn.

    Hồ nhựa đường không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành công nghiệp địa chất và khai khoáng mà còn là đối tượng nghiên cứu hữu ích với các nhà tự nhiên và cổ sinh vật học.

    3. Hồ nước sôi (Boiling Lake)

    Hồ nước sôi nằm trong công viên Morne Trois Pitons thuộc quốc đảo Dominica, đúng như tên gọi, nước trong hồ màu xanh xám và luôn trong tình trạng sôi sục ở nhiệt độ khoảng 90o C. Hồ có đường kính khoảng 76 m, ước tính sâu ít nhất 60 m và là hồ nước sôi lớn thứ hai thế giới sau hồ Frying Pan ở New Zealand.

    [​IMG]

    Được phát hiện năm 1875 bởi hai người Anh làm việc tại Dominica, hồ này từng biến mất sau một vụ phun trào núi lửa vào năm 1880. Khoảng 124 năm sau, mặt đất ở khu vực này bỗng nhiên sụp sâu 10 m và hồ nước tái xuất hiện chỉ sau một ngày.

    4. Hồ sứa (Jellyfish Lake)

    Tại quốc đảo Palau nằm phía tây Thái Bình Dương có một hồ nước đặc biệt chứa hàng triệu con sứa. Cư dân của hồ này chủ yếu là loài sứa mặt trăng vàng, loài sứa này di cư hằng ngày trên bề mặt hồ sau khi mặt trời lên, thậm chí cả những đêm trăng sáng. Chúng chỉ bơi gần mặt nước, nơi giàu thực phẩm và dưỡng khí.

    Các nhà khoa học cho rằng loài sứa mặt trăng này hoàn toàn vô hại với con người. Điều này khiến cho hồ sứa trở thành nơi du lịch lý tưởng trong mắt du khách, nhất là với thợ lặn khi họ được lặn trong mặt nước với hàng triệu con sứa mặt trăng vàng làm bạn.

    [​IMG]

    Cảm ơn bạn đã đọc hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng tư 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...