4 bước làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngoc Hân nghiem, 18 Tháng tư 2020.

  1. Ngoc Hân nghiem Ha Noi

    Bài viết:
    14
    1, 5 phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội

    Đầu tiên chúng ta sẽ học về 5 phương pháp làm bài nghị luận xã hội bao gồm diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

    Phương pháp diễn dịch: Là cách trình bày đi từ ý khái quát đến ý cụ thể. Câu mang ý khái quát (câu chủ đề) đứng ở đầu đoạn văn. Những câu còn lại trong đoạn làm nhiệm vụ triển khai, làm sáng rõ ý của câu chủ đề

    Phương pháp quy nạp: Là cách trình bày đi từ những ý cụ thể, ý nhỏ để rút ra ý tổng quát, ý lớn. Câu mang ý khái quát (câu chủ đề) đứng ở cuối đoạn văn, chốt lại nội dung chính của toàn đoạn. Những câu bên trên làm nhiệm vụ triển khai nội dung

    Phương pháp tổng – phân – hợp: Là cách trình bày đi từ ý chung đến ý cụ thể và được kết lại bằng một câu mang tính khái quát cao. Câu mở đoạn làm nhiệm vụ dẫn dắt, giới thiệu nội dung, những câu tiếp sẽ triển khai cụ thể nội dung và câu kết đoạn là chốt lại vấn đề. Đây là cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 11, 12 thường gặp nhất trong các đề thi tuyển sinh.

    Phương pháp móc xích: Là cách trình bày ý nọ có sự móc nối ý nọ với ý kia, câu sau phát triển, giải thích ý của câu trước. Câu sau liên kết, móc nối với câu trước qua việc lặp lại một vài từ ngữ của câu trước

    Phương pháp song hành: Là cách trình bày các câu ngang nhau, không có câu nào bao chứa câu nào. Các câu trong đoạn văn sẽ cùng phối hợp với nhau để làm sáng tỏ nội dung cần truyền đạt

    2, Dạng bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là sử dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đạo đức, tư tưởng, lối sống, cách sống.. của con người trong xã hội

    Ví dụ một số đề bài mẫu nghị luận về tư tưởng đạo lí như sau:

    Suy nghĩ của anh chị về câu nói: "Học, học nữa, học mãi" Của Lê nin?

    Trình bày những suy nghĩ của em về truyền thống "Lá lành đùm lá rách/ lá rách ist đùm lá rách nhiều" của dân tộc ta

    Nhìn chung, một số vấn đề về tư tưởng đạo lí bao gồm: Lí tưởng – lẽ sống, Quan hệ xã hội, Đạo đức – tâm hồn, Quan hệ gia đình và Cách ứng xử

    Bước 1: Giải thích từ ngữ trọng tâm: Khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).. Giải thích ý nghĩa tổng quát có trong câu nói, nhận định, câu chuyện mà đề bài nêu lên

    Bước 2: Lần lượt bàn luận, phân tích các mặt đúng của vấn đề cần nghị luận. Học sinh nên đi từ những biểu hiện, tác dụng hoặc hiệu quả, tầm quan trọng của tư tưởng, đạo lí, sau đó nêu lên những dẫn chứng minh họa xác đáng. Nếu là bài văn nghị luận bác bỏ thì học sinh cũng lần lượt bàn luận, phân tích, phê phán các mặt trái của vấn đề, sau đó chỉ ra những thực trạng, tác hại và hậu quả của vấn đề đó đến các mặt của đời sống hay con người..

    [​IMG]

    Sự thờ ơ vô cảm của con người trong xã hội hiện đại sẽ khiến cho cuộc sống của mỗi người bị ảnh hưởng tiêu cực

    Bước 3: Mở rộng vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích, chứng minh. Mở rộng bằng cách đào sâu vào vấn đề đang phân tích, những khía cạnh liên quan. Hoặc mở rộng bằng cách lật ngược lại vấn đề, đặt những giả thiết đối lập để đem lại một góc nhìn khác cho vấn đề cần nghị luận.

    Bước 4: Bước cuối cùng, học sinh phải rút ra bài học cho bản thân. Đặc biệt, học sinh phải thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân của chính mình: Nếu là những biểu hiện tốt thì nêu rõ sự ngợi ca, suy tôn. Còn nếu là những biểu hiện xấu thì phải cực lực lên ác, bác bỏ, phê phán.
     
    Ngô Phương Thảo thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...