Đề 1: Trình bày cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn: "Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya sáng đuốc những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa.." Bài làm Nỗi nhớ của tác giả về Việt Bắc được thể hiện qua đoạn thơ sau: "Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya sáng đuốc những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa.." Nhớ về Việt Bắc trước hết tác giả nhớ hình ảnh người mẹ Việt Bắc: "Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô." "Nắng cháy lưng" ta thấy hoàn cảnh lao động hết sức khắc nghiệt. Trái ngược với thiên nhiên khắc nghiệt, hình ảnh con người mà cụ thể ở đây là người mẹ Việt Bắc vẫn địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô thật cần mẫn, chăm chỉ, cơ cực, vất vả. Người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, cần cù gian nan là tiêu biểu cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Họ đã cưu mang cán bộ coi họ như con không ngại khó khổ làm việc phục vụ sự nghiệp cách mạng. Đó chính là ân nghĩa sâu nặng của đồng bào Việt Bắc. Nỗi nhớ con trào dâng trong người đi về những cảnh sinh hoạt trong kháng chiến: "Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya sáng đuốc những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa.." Điệp từ "nhớ sao" được lặp lại 3 lần đầu những câu lục diễn tả nỗi nhớ trào dâng, sự ùa về của kỷ niệm. Hình ảnh lớp học I tờ bình dân học vụ được lập ra để đẩy lùi giặc dốt, dọn đường giác ngộ lí tưởng cách mạng cho người dân. Những giờ liên hoan sáng đuốc đồng thời để động viên tinh thần chiến đấu, thắt chặt tình quân dân. Bởi lẽ, chiến đấu trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian khổ họ không thể không có lúc mệt mỏi, nản lòng lên cần những đêm liên hoan như này để vực dậy tinh thần chiến đấu, niềm tin của các chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Cuộc sống nơi rừng phía bắc đặc trưng bởi âm thanh của tiếng mõ rừng chiều, Tiếng chày đêm nện cối đều đều suối xa đầy yên ả, thanh binh. Cuộc sống, công việc tuy gian nan, vất vả là thế nhưng con người vẫn giữ nhưng con người vẫn luôn giữ một tinh thần lạc quan, khỏe khoắn, yêu đời "Gian nan lời ca vang núi đèo" Đề 2: Trình bày cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn "Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng minh Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" Bài làm Bức tranh hoa người trong cảnh mùa đông được khắc họa qua đoạn thơ: "Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng minh Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" Câu thơ mở đầu có tác dụng đưa đẩy lời người ra đi với người ở lại. Câu thơ với tác dụng ướm hỏi, nhắc nhở hô ứng, đồng vọng với câu hỏi, cảm xúc, nỗi niềm của người ở lại. Hỏi để dẫn dắt có cơ hội giãi bày tình cảm của minh. "Hoa" vốn là tinh túy kết tinh hương sắc của đất trời. Người lại là hoa của đất. Hoa-người có mối quan hệ tương xứng cũng như đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc. Cùng gợi vẻ đẹp hài hòa, đan xen của ta và người. Bức tranh thiên nhiên mùa đông Việt Bắc hiện lên với gam màu xanh chủ đạo bát ngát "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi". Bút pháp chấm phá thiên về gợi chỉ vài nét vẽ để thu lấy linh hồn của tạo vật nhằm để lại không gian cho trí tưởng tượng của người đọc. Màu xanh thẫm, thâm u, trầm mặc của rừng già tạo nên gam màu lạnh gợi sự lạnh lẽo của rừng đông. Nổi bật trên màu xanh lá là màu đỏ tươi của hoa chuối giống như những ngọn lửa đang cháy rực. Ánh nắng vàng ánh lên từ lưỡi dao của người đi rừng tạo nên gam màu nóng mang đến ánh sang, hơi ấm xua tan sự âm u, lạnh lẽo của rừng đông. "Đèo cao" gợi ra hình ảnh người lao động Tây Bắc với con dao gài thắt lưng. Những con người không ngại gian nan, hiểm nguy để leo lên những con đèo cao, tư thế hiên ngang làm chủ thiên nhiên. Trong bài thơ "Lên Tây Bắc" Tố Hữu cũng miêu tả người lính chiến sĩ: "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng rọi trên đỉnh núi treo leo Núi không đề nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo" Người lính trong bài thơ trên cũng đang dần bước lên núi cao với tư thế hiên ngang làm chủ lối rừng. Còn ở câu thơ "Đèo cao nắng ánh dao gái thắt lưng" chỉ 8 chữ trong một câu đã chạm khắc được tư thế kiêu dũng của người lao động Việt Bắc. Đề 3: Nêu cảm nhận về tình cảm của thiên nhiên Việt Bắc với quân dân ta được thể hiện trong đoạn thơ sau: "Nhớ khi giặc đến, giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng" Tái hiện hình tượng đất nước đứng lên đấu tranh, Tố Hữu còn cho thấy sự tham gia của thiên nhiên rừng núi cùng kháng chiến: "Nhớ khi giặc đến, giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng" Câu thơ mở đầu tái hiện lại bối cảnh kinh hoàng của dân tộc "giặc đến", "giặc lùng" loạn lạc, li tán. Câu thơ làm ta liên tưởng đến bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu: "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bạn có thế phút sa tay Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay" Thời điểm ấy, thế lực của giặc mạnh nắm quyền chủ động trong khi cách mạng ta còn non trẻ rơi vào thế bị động, câu thơ thứ hai gọi sự tham gia của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong cuộc chiến đấu. Đại từ "ta" chỉ trung thiên nhiên Việt Bắc và con người (bao gồm cả nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng) ; cùng đồng sức, kề vai sát cánh trong công cuộc chiến đấu. Nhờ vậy, ta lấy lại được thế chủ động. Thiên nhiên Việt Bắc lúc này không còn vẻ đẹp của bốn mùa, vô tri vô giác, bất biến tĩnh tại. Thiên nhiên đã có sự phân tán chuyện mình, trở thành nhân tố quan trọng góp công sức cho cuộc chiến đấu của dân tộc. Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã thổi hồn vào tạo vật khiến cho núi non trùng điệp cũng biết "giăng" trải dài tạo thành chiến lũy vững chãi bảo vệ, bao bọc cách mạng. Tiếp tục với biện pháp nhân hóa và tiểu đối, rừng cây trở nên có khuynh hướng, tư tưởng biết che chở cho bộ đội đồng thời bao vây, cản bước quân thù. "Sương mù" cũng hợp sức cùng với rừng núi lan tỏa dày đặc bao phủ nhằm che chắn tầm nhìn, dùng hơi lạnh kìm hãm bước chân kẻ thú. "Một lòng" chỉ trời đất cùng chiến khu Việt Bắc hợp sức, đồng lòng quyết tâm đánh bại quân giặc. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" ta giành được thắng lợi không chỉ nhờ có bộ máy lãnh đạo sáng suốt mà còn nhờ có địa thế hiểm trở dễ phòng khó tấn. Đó chắc là do "Trời cũng chiều lòng người" như Nguyễn Trãi đã nói.