NHỮNG BÍ QUYẾT GIÚP BẠN THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG 1. Mở đầu bằng một nụ cười và ánh nhìn bao quát rồi vài câu pha trò và đặt câu hỏi cho khán giả, giao lưu vui vẻ vài câu (nhưng phải liên quan đến chủ đề bài thuyết trình), giảm căng thẳng và xa cách. Hoặc như nào cũng được, miễn nó là sở trường nói của bạn, và hãy mở màn một cách ấn tượng, hấp dẫn. 2. Tập trung vào giá trị mang lại cho khán giả, không nghĩ đến những điều khác, tránh xao nhãng. 3. Không nghĩ đến kết quả tiêu cực. Hãy hướng ngoại, tích cực, lanh lợi, giúp bạn trình bày nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả. 4. Nắm rõ chủ đề mình nói, đào sâu vấn đề, không lan man, dông dài. 5. Không CỐ nắm bắt tâm lí khán giả, cố đoán xem họ đang nghĩ gì, bận gì, vui hay bực, khó chịu vì cái gì. Duy trì thái độ chuyên nghiệp, tập trung. Không cần để ý, sợ hãi, lo lắng bởi những nét cau mày, nhìn đồng hồ, vuốt tóc, gõ bút, nói chuyện riêng, ăn, ngáy.. của người nghe. Bạn sẽ không thất bại và thảm hại như vậy đâu, ý tui chỉ là muốn nói bạn hãy tập trung và năng khơi dậy những điều mới mẻ, bổ ích, ý nghĩa từ chủ đề bài nói của mình. 6. Hãy là chính con người bạn, tỏ ra sức hút của mình, tự tin, tin tưởng. 7. Tạo những tương tác với khán giả, tạo mối liên kết với họ và cho họ thấy nhiệt huyết của bạn. 8. Không quá tập trung vào slide. Bạn mới là trung tâm của buổi thuyết trình, hãy làm mình nổi bật. 9. Nắm vững mục tiêu mình ở đây làm gì, nói gì, kết quả sẽ tốt như nào. Và đương nhiên là phải thuộc bài đấy nhé, đừng có quên bài rồi lúng túng, không thì mọi cố gắng của bạn sẽ đổ thùng rác. Không phải thuộc làu như robot, nhưng nói mạch lạc rành mạch sẽ tốt hơn rất nhiều. 10. Trước khi thuyết trình, hãy ngủ ngon, trang bị tâm lí thoải mái, nghe mấy bài sôi nổi tràn đầy năng lượng. 11. Yêu bản thân, đúng, đơn giản là hãy cảm thấy yêu bản thân, yêu cả chủ đề bài nói nữa, bạn sẽ thấy tự tin và dễ dàng hơn, thật đấy. 12. Sử dụng những hình ảnh, ví dụ minh họa, lồng những câu chuyện lí thú kì bí xoay quanh chủ đề nói của bạn. Tránh lặp từ và nhai đi nhai lại một phạm vi. 13. Ghi nhớ công thức 10-20-30 khi chuẩn bị tài liệu thuyết trình Đây là một mẹo nhỏ từ Chuyên gia Guy Kawasaki – Người góp phần làm nên thành công của Apple. Ông cho rằng, các trang trình chiếu trên máy tính (slide) nên được chuẩn bị như sau: · Không nên chuẩn bị quá 10 slides · Không dài quá 20 phút · Sử dụng khổ chữ từ size 30 trở lên giúp bạn tránh được việc "nhồi nhét" quá nhiều thông tin vào 1 slide. Một tài liệu tốt là khi nó trở nên vô dụng nếu thiếu đi người diễn giải. Hãy luôn chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn cho mình những mảnh giấy nhắc nhỏ vừa lòng bàn tay để phòng khi "quên bài", tuy vậy đừng để mất điểm khi cứ nhìn chăm chăm vào đó. Nếu cần bổ sung thông tin quan trọng, bạn nên chuẩn bị các mẩu giấy nhỏ và phát cho mọi người. 14. Thư giãn, hít thở sâu, đều đặn và tận hưởng. 15. Tận dụng ngôn ngữ cơ thể giúp bạn cởi mở hơn, truyền tải thông điệp đến người nghe nhanh hơn. Bạn nên di chuyển chậm rãi quanh sân khấu và giữa người nghe để gia tăng sự tương tác, tuyệt đối đừng nên khoanh tay trước ngực, vòng tay sau lưng hoặc cho tay vào túi.. vì tất cả hành động này đều vô tình "tố giác" bạn là một người bảo thủ, rụt rè và thiếu tự tin vào phần thuyết trình của mình. 16. Hãy biết các tạo điểm dừng thông minh: Khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, tốc độ nói và âm vực nói của bạn cũng thay đổi và bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn đạt. Lúc này, 1 quảng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp bạn thoải mái hơn trước khi tiếp tục chủ đề thuyết trình của mình. 17. Nội dung nói phải khúc chiết, có chọn lọc, lời ít ý nhiều, nếu tiếc mà giữ quá nhiều thông tin, bài nói của bạn sẽ bị loãng hoặc chồng chéo. 18. Mặc trang phục lịch sự nhưng thoải mái cho bạn. 19. Nếu có cơ hội làm quen với ai, hãy bắt tay họ và thể hiện niềm vui, thiện cảm, không vồn vập như bà bán cá nhưng nhiệt tình, thân thiện. 20. Chú ý tư thế và tâm thế của bạn trên bục giảng, không phải trong nhà vệ sinh một mình mình hay giữa đường xe cộ đông đúc vèo vèo. Điềm tĩnh, đĩnh đạc và tư tin. Hãy tưởng tượng bạn có tài hùng biện như những nhà triết học Hy Lạp cổ đại. 21. Điều chỉnh giọng nói êm tai, cuốn hút, không nói quá to như thét vào mặt người ta hay nói quá nhỏ. Có thể lắng nghe tiếng nói của mình qua micro và điều chỉnh âm lượng vừa đủ 22. Chuẩn bị chu đáo, luyện tập trước gương, hãy coi những người nghe là bạn thân và người bạn yêu quý, thân quen, tôn trọng, đừng sợ hãi hay rụt rè. 23. Duy trì trọng điểm, nhấn mạnh điều cần nói, đứng ngay ngắn, không vin tựa dựa dẫm, không cúi người hay hếch hàm. Nếu có vài người hứng thú lắng nghe bạn, hãy nhìn vào họ thật nhiều và nở nụ cười. Chúc bạn có những buổi thuyết trình ấn tượng và thành công.