20 NHẬN ĐỊNH HAY VỀ THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ VĂN LỚN 1 "Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình". C. Mac 2 "Thơ là bà chúa của nghệ thuật". Xuân Diệu 3 "Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy". Phạm Văn Đồng 4 "Người thơ phong vận như thơ ấy". Hàn Mặc Tử 5 "Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy". Tố Hữu 6 "Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị". Lê Hữu Trác 7 "Thơ mà quá cầu kỳ thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang lương hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắng, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ". Ngô Thì Nhậm 8 "Làm thơ có ba điểm chính: Một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời. Thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng điển tích để nói việc ngày nay, chép việc xưa hay thuật chuyện hiện tại, đều tự nhiên có tinh thần". Lê Quý Đôn 9 "Một bài thơ không thể tồn tại nếu không có khoảng trắng". Paul Claudel 10 "Thơ là hành động, Thơ là đam mê, Thơ là sức mạnh và sự đổi mới luôn luôn không biết đâu là giới hạn". Cái Hiện Tồn 11 "Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức" cô đúc "để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ" tổng hợp kết tinh "có vần hoặc có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy" đã được ủ thành men và bốc lên đắm say "đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ". Chế Lan Viên 12 "Làm người thì quý thẳng nhưng làm thơ thì quý cong. Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ nhất định phải có cái tôi". Viên Mai 13 "Hãy đập vào trái tim anh – Thiên tài là ở nơi đó". A. D. Muytxê15 "Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: Ý - Tình - Hình - Nhạc". Mã Giang Lân 14 "Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la". Nguyễn Tuân 16 "Thơ là ngọn lửa thần" Đecgiavin 17 "Thơ là thần hứng". Platon 18 "Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời" Sóng Hồng 19 "Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm". Voltaire 20. Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người. Xuân Diệu