16 DẤU HIỆU CỦA KẺ CẢ ĐỜI CHẲNG LÀM ĐƯỢC TRÒ TRỐNG GÌ 1. Chưa bao giờ có ý thức nhìn nhận và xác định rõ những gì mình mong muốn. Mọi thứ từ trước đến nay làm chỉ dừng lại ở mức "thích thích", "thế nào cũng được" 2. Hèn nhát khi đưa ra quyết định dù lớn hay nhỏ. Luôn viện lý do để trì hoãn vấn đề, thậm chí là những lý do "ngớ ngẩn" nhất. Bởi vì cảm thấy không tự tin, do dự, tiêu cực. 3. "Mẫn cảm" với những điều mới lạ, kiến thức tiến bộ, chuyên môn sâu xa. Thường nằm yên ở ngưỡng an toàn với những kinh nghiệm, kiến thức cũ lặp đi lặp lại. 4. Thói quen xấu đẩy trách nhiệm cho người khác thay vì đối mặt với vấn đề. Ngay cả cúi đầu nhận lỗi hay bình tĩnh nghe lời góp ý, phê bình của người khác cũng không làm được. 5. Sợ hãi trước những thất bại tạm thời, hoàn cảnh khó khăn.. Nếu cố gắng cũng chỉ được thêm vài lần, vấp ngã thêm sẽ bỏ cuộc ngay. Thường thỏa mãn với những thử thách dễ dàng. 6. Luôn giải thích, biện minh cho thất bại và tự phụ, khoa trương khi thành công. "Nhai đi nhai lại" chiến thắng cũ mà không lo tạo nên những thành quả mới. 7. Bàng quang trước hầu hết các vấn đề, thuận theo số đông hoặc răm rắp "chỉ đâu đánh đấy". Trong suy nghĩ không hề có tư duy. 8. Dễ bị những chuyện vặt vãnh làm xao nhãng, hầu như không thể tập trung quá một tiếng vào việc quan trọng. Chỉ tò mò chuyện người khác chứ không chuyên tâm vào chuyện của mình. 9. Không biết liên tưởng niềm vui với sở thích tốt, nỗi khổ với tật xấu để tạo lập thói quen tuyệt vời. Thiếu đam mê vì không lựa chọn những động cơ thúc đẩy hành động. 10. Hoàn toàn không có kế hoạch cụ thể, lịch trình công việc mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm để hướng tối mục tiêu được vạch sẵn. Sống ngày nào hay ngày ấy. 11. Không để ý, tìm tòi, cạnh tranh để khẳng định bản thân xứng đáng được trao những cơ hội tuyệt vời. Kể cả khi cơ hội đã trao đến tay, cũng trễ nải vì thiếu lòng tin "Tôi làm được". 12. Coi những ý tưởng là tào lao, tầm thường. Vận dụng kiến thức một cách máy móc, thiếu sáng tạo, biến nó thành "cái của mình" và ghi dấn ấn riêng. 13. Thỏa hiệp với khả năng, trí tuệ hữu hạn của mình. Tự tạo ra niềm tin hạn hẹp: "Cha sinh mẹ đẻ đã kém cỏi, đời không nên sân si". Không nuôi nấng tham vọng phát triển, sở hữu của cải. 14. Tìm kiếm những con đường ngắn nhất để giàu xổi hoặc những thương vụ không công bằng theo kiểu mua rẻ bán đắt. 15. Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ kém. Không biết "gần đèn thì sáng", học tập mô phỏng kỹ năng của người thành công hơn. Mất thời gian tán gẫu với những kẻ kéo mình đi xuống. 16. Trao đổi tiêu cực với tiềm thức về một thế giới xấu xa, bản thân hạ cấp hay chấp vặt những lỗi lầm của người khác. Từ đó tiềm thức đưa ra những tín hiệu hành động không mấy tốt đẹp. Thiếu những cuộc đối thoại tích cực và trực diện với bản thân. Nguồn: Sưu tầm.