12 cách trị ho tại nhà

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Hoa xương rồng, 11 Tháng mười hai 2018.

  1. Hoa xương rồng

    Bài viết:
    22
    Có những bài thuốc trị ho rất đơn giản cho cả mùa đông và mùa hè bằng những thảo dược rất dễ kiếm. Tùy vùng mà người dân lựa chọn cho phù hợp.

    1. Trị ho có đờm trắng do hàn:

    Trị ho, giúp long đờm, bổ phổi, sinh tân dịch bằng

    Cam nướng theo cách của người Nhật Bản rất thích hợp dùng vào mùa Thu- Đông:

    Chọn cam tươi màu vàng, rửa và ngâm nước muối thật sạch.

    Dùng dao sắc cắt phần chóp cam, bỏ ít muối ăn vào. Dùng đũa nhọn thọc sâu khuấy trộn đều cam với muối. Cho cam vào một cái bát sứ hấp cách thủy trong 15 phút.

    Hoặc cho cam vào lò vi sóng nướng lên.

    Hoặc cho vào cam chảo áp nóng cho chín thơm.

    Khi cam nướng chín thơm, lấy ra để nguội, bóc bỏ vỏ, ăn cả múi, hoặc xơ tép bên trong và uống nước cam muối đó.

    Cam nướng có mùi thơm rất dễ chịu, khi vỏ lúc nóng ấm sẽ không hề đắng mà còn có tác dụng chữa ho, long đờm rất tốt cho trẻ con. Nướng chín thì ngon và tác dụng hơn hấp chín.

    - Hoặc đơn giản hơn có thể dùng vỏ quýt hoặc vỏ cam, hoặc vỏ bưởi một nhúm đun nước uống.

    - Hoặc dùng quả Phật thủ 30g, đường phèn 15g, hấp cách thủy 30 phút, ngày ăn một lần. Ăn liền 1 tuần.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.


    2. Ho gió và ho khan:

    Ho gió và ho khan rất hay gặp, nhất là khi trở trời, khi trời lạnh.. Hãy dùng cách trị ho sau:

    Quả quất + hoa hồng trắng + hạt chanh, mỗi thứ 10g cùng với ít đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Lấy ra, nghiền nát trộn với nước cho hòa tan, rùi lọc lấy nước uống trong ngày.


    3. Ho, khàn tiếng:

    Lấy 12g vỏ quýt sắc với 200ml nước, sắc đến khi còn một nửa thì thêm đường hoặc mật ong vào, khuấy đều và uống dần trong ngày

    4. Ho cho trẻ, hen suyễn, họng sưng đau:

    Lá hẹ cho vào bát, cho thêm đường trên lá hẹ và hấp cách thủy. Dùng phần nước tan ra từ đường và lá hẹ để uống.

    Chú ý hẹ không nên dùng chung với mật ong, hơn nữa mật ong cũng chỉ nên cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên dùng. Các mẹ có trẻ nhỏ lưu ý.


    5. Ho kèm sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng:

    Hoa mướp 12g đun lấy nước rồi trộn mật ong 20g uống.

    6. Ho lâu ngày không khỏi:

    - Dùng nước lá mơ lông: Lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 - 5 ngày.

    - Dùng nước mía, húng chanh hấp: Mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. Uống ngày 4 - 5 lần, uống liền 3 ngày.


    7. Ho lâu ngày kèm đau thắt vùng ngực

    Lá đinh lăng sao vàng sắc nước uống hàng ngày tới khi khỏi.

    8. Ho, tức thở:

    Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng (tang bạch bì) đun lấy độ 1 chén nước cho uống.

    9. Ho ra máu:

    Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) tán bột, ngày uống 10 - 20g với nước cơm. Uống liền 1 - 2 tuần.

    10. Ho có phù do thận:

    Tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu) 20g, đậu đỏ 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 -3 tuần lễ.

    11. Ho gà:

    Sắc lá chanh với vài lát gừng, lấy nước sắc và uống mỗi ngày.

    12. Ho, sốt, viêm amidan do nhiệt, nếu có đờm thì đờm vàng (thường hay mắc mùa hè)

    Lấy 1 nắm rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo mới và sạch.

    Rửa sạch rau diếp cá, giã nhuyễn. Cho bát nước vo gạo hòa chung với rau diếp cá đã giã vào nồi đun sôi khoảng 12 phút. Chú ý giảm lửa từ từ, khoảng 15 phút là được.

    Để nguội và lọc lấy nước để uống. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 lần và tốt nhất là uống sau khi đã ăn cơm khoảng 1 giờ. Có thể thêm đường cho dễ uống.

    Trị ho bằng cây thuốc, vị thuốc có sẵn trong tự nhiên

    1. Trị ho bằng mật ong gừng

    [​IMG]

    Trị ho bằng mật ong gừng rất hiệu quả lại dễ làm


    Một trong mẹo được lưu truyền bao đời này vẫn giữ được hiệu quả bất ngờ, mật ong gừng luôn được nhiều người sử dụng bởi công dụng và cách thức hiện dễ dàng của nó. Trong mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt khả năng kháng viêm, long đờm cực tốt.

    Ngoài ra, gừng giúp xoa dịu, làm ấm phổi, kết hợp với quả tắc chứa lượng lớn vitamin C, giúp phục hồi sức đề kháng cực tốt, vừa giúp giảm ho suyễn, vừa cải thiện hệ miễn dịch.

    2. Trị ho bằng chuối và mật ong

    [​IMG]

    Chuối với mật ong ngoài làm đẹp da ra còn giúp trị ho nữa đấy!

    Nghe thì hơi lạ vì chuối với mật ong mà nhiều người vẫn nghĩ dùng để dưỡng da lại có thể giúp trị ho, tuy nhiên đây là sự thật. Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phục hồi của cơ thể khi dùng với mật ong, một nguyên liệu đồng thời vị thuốc Đông Y từ bao đời, thường dùng trong các bài thuốc về long đờm, chống viêm, giải độc.

    Cách thực hiện cũng dễ dàng, bằng cách nghiền nát chuối thêm vào 1 lượng nước nóng vừa đủ, ngâm đến khi nguội thì cho 1 lượng mật ong vừa đủ, trộn đều lên và sử dụng đều đặn 4 ngày/lần đến khi khỏi.

    3. Trị ho bằng siro hành tím

    [​IMG]

    Siro hành tím không hăng mà còn dễ dùng, đảm bảo hết ho

    Hành tím ngoài làm gia vị thì nó còn là vị thuốc Đông Y. Theo y học cổ truyền thi hành tím có tính hăng, vị cay, mùi hăng có tác dụng hạ sốt, khử phong tán hàn, chỉ thống, hóa đờm cũng như khả năng sát trùng, chống viêm cực tốt. Nếu chỉ dùng một mình hành tím để trị thì khá khó khăn bởi mùi vị của nó rất hăng.

    Do đó cách làm siro hành tím ra đời khi có thêm mật ong, có tính ngọt, chống viêm mạnh hòa quyện với nước cốt hành tím. Sự kết hợp này đá bay mọi vi khuẩn và giúp thông cổ họng, trị ho rõ rệt.

    4. Trị ho bằng chanh chưng đường phèn

    [​IMG]

    Chanh chưng đường phèn hỗ trợ giảm triệu chứng ho, sốt và cảm cúm hiệu quả

    Chanh là loại quả chứa lượng vitamin C, khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp chống chọi các căn bệnh tật. Đồng thời, trong vỏ quả chanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. Do đó, chanh được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian, trong đó có trị ho bằng chanh chưng đường phèn.

    Chanh chưng đường phèn dùng những quả chanh tươi thái lát, bỏ hạt, chưng với đường phèn vừa có thể giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng ho, sốt và cảm cúm hiệu quả.

    5. Trị ho bằng quýt ngâm đường phèn

    [​IMG]

    Quýt ngâm đường phèn ngoài trị ho mà nó còn giúp cơ thể chống chọi với nhiều căn bệnh

    Tương tự với chanh thì quýt cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C không kém, vỏ ngoài của quýt khi được sao chế tạo nên một vị thuốc quý là trần bì. Quýt ngâm đường phèn không chỉ là cách để trị ho mà nó còn giúp cơ thể chống chọi với nhiều căn bệnh khác, thanh lọc cơ thể nữa đấy.

    Quýt lột vỏ, phần vỏ bạn có thể giữ lại hoặc đem phơi khô pha trà vẫn được. Múi quýt bạn sẽ đem nấu với nước đường phèn trong 5 phút, rồi tắt bếp để nguội, cho vào lọ dùng dần. Hương vị thoang thoảng thơm của quýt cùng vị ngọt thanh sẽ giúp bạn mau sớm khỏi bệnh.

    6. Trị ho bằng cam nướng

    [​IMG]

    Cam nướng có thể giúp trị ho, viêm họng hiệu quả

    Một cách trị ho nghe khá lạ tai, không ai nghĩ quả cam đem đi nướng lại có công dụng giúp trị ho cả. Tuy nhiên đây là một cách trị bệnh từ Đông Y được chứng thực, theo Đông Y thì quả cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, dùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu.

    Ngoài ra, cam chứa hàm lượng vitamin C khá cao giúp tăng hệ miễn dịch hiệu quả, hỗ trợ cơ thể chống chọi bệnh tật. Vỏ cam là bộ phận chứa hàm lượng vitamin C cao nhất cũng như đây là thứ giúp chữa các bệnh liên quan đến phế quản như ho. Các hoạt chất trong cam được kích hoạt ở nhiệt độ cao, nên khi nướng lên thì các hoạt chất khi dùng sẽ có tác dụng mạnh giúp các cơn đau họng, ho đờm tiêu biến vì vậy khi dùng cách này nên ăn cả phần vỏ cam.

    7. Trị ho bằng lê hấp đường phèn

    [​IMG]

    Lê hấp đường phèn là một cách trị ho quen thuộc và hiệu quả bất ngờ

    Lê hấp đường phèn là một cách trị ho quen thuộc và hiệu quả bất ngờ. Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính mát, giúp nhuận phế, giảm ho, thanh nhiệt, sinh tân dịch, tiêu đờm và tiêu độc. Thời xa xưa người Trung Hoa đã dùng cách này để trị các bệnh về đường hô hấp và chỉ có quý tộc mới được phép sử dụng quả lê.

    Hương vị ngọt thanh, mát lạnh của quả lê khi hấp với đường phèn sẽ giúp cơn đau họng, ho đờm của bạn thuyên giảm, đã vậy nó còn giúp cơ thể thêm khỏe mạnh bởi lê còn chứa nhiều dưỡng chất khác, không thua bất cứ loại trái cây nào dùng để trị ho, đã vậy lại an toàn, ít gây kích ứng.

    8. Trị ho bằng tỏi

    [​IMG]

    Tỏi như hành tím, đều có tính hăng, cay và có thể trị ho hiệu quả

    Tỏi như hành tím, đều có tính hăng, cay và có thể trị ho hiệu quả mạnh hơn bao giờ hết. Trong Đông Y, củ tỏi có tính ấm, vị hăng có tác dụng làm ấm và đào thải độc tố, nên người xưa đã dùng tỏi để trị các bệnh về đường hô hấp.

    Trong tỏi còn chứa hoạt chất vàng là Allicin, một chất chống oxy hóa cực mạnh, cùng với Liallyl Sulfide, Ajoene tạo thành bộ ba thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp diệt trừ hết thảy vi khuẩn có hại, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.. Do đó, bạn có thể dùng tỏi để trị bệnh như ngâm đường phèn, tỏi nướng, tỏi ngâm mật ong, chưng với muối để giúp việc dùng tỏi dễ dàng và trị cơn ho nhanh chóng.

    9. Trị ho bằng hẹ

    [​IMG]

    Hẹ ngoài là thực phẩm ra thì nó cũng còn là một vị thuốc Đông Y

    Lá hẹ ngoài là thực phẩm ra thì nó cũng còn là một vị thuốc Đông Y. Theo Đông Y, cây hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, giúp bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, tiêu đờm, trị ho.. Vì vậy, từ xưa người ta đã dùng hẹ để trị các cơn ho ngay tại nhà. Hẹ có thể dùng để chưng đường phèn, hay hấp với mật ong.. để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho khan, ho đờm..

    10. Trị ho bằng rau diếp cá

    [​IMG]

    Rau diếp cá ngoài việc dùng để trị bệnh trĩ thì nó còn có khả năng trị ho

    Rau diếp cá thường được dùng để trị bệnh trĩ nhưng nó còn có khả năng trị ho nữa đấy. Theo Đông Y, rau diếp cá có vị chua, tanh như cá, tính mát, bổ gan, bổ phổi. Còn y học hiện đại thì trong rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất sát trùng mạnh nên thích hợp để dùng trị ho, viêm họng. Bạn có thể dùng rau diếp cá xay lấy nước cốt thêm ít mật ong để uống 2 lần/ngày đến khi hết bệnh hoặc sắc 20g rau diếp cá khô và 20g cam thảo đất lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi hết bệnh.

    11. Trị ho bằng lá húng chanh

    [​IMG]

    Lá húng chanh còn là một cây thuốc Nam chữa trị các bệnh như ho, long đờm

    Lá húng chanh cũng là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó còn là một cây thuốc Nam chuyên chữa trị các bệnh về đường hô hấp như ho, long đờm. Trong lá hung chanh có chứa hoạt chất mang tên là carvacrol. Chất này có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Do đó, lá húng chanh trở thành một vị thuốc không thể thiếu để trị các căn bệnh về ho, bạn có thể dùng lá húng chanh để hấp đường phèn hay kết hợp với mật ong và chanh để điều trị ho.

    12. Trị ho bằng đinh lăng

    [​IMG]

    Đinh lăng là một vị thuốc quen thuộc và hiệu quả trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Đinh lăng là một vị thuốc quen thuộc và hiệu quả trong việc chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có cả ho. Cây Đinh lăng từ thân, rễ đến lá đều được dùng làm thuốc, nó chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể cũng như các hoạt chất mà cơ thể cần để chống lại bệnh tật.

    Bạn có thể dùng lá đinh lăng khô hay tươi để pha nước uống hàng ngày hoặc dùng rễ cây đinh lăng với đậu săn, bách bộ, nghệ vàng, tang bạch bì, tần dày với lượng bằng nhau là 8g kết hợp 4g gừng khô sắc thành nước để uống 2 ngày/lần thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng bảy 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...