12 bộ đề thi trung học phổ thông quốc gia môn ngữ văn có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Linh babe, 11 Tháng một 2022.

  1. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    "Khi cha công bố thuyết tương đối, rất ít người có thể hiểu được. Giờ đây điều mà cha sắp tiết lộ với nhân loại rồi cũng sẽ vấp phải những hiểu lầm và thành kiến của cả thế giới.

    Vì vậy, cha mong con giữ kín những bức thư này trong nhiều năm, thâm chí nhiều thập kỉ cho tới khi xã hội đủ tiến bộ để có thể chấp nhấn những điều mà cha sắp giải thích dưới đây.

    Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tấn bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chỉ phối mọi lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lí giải. Đó chính là TÌNH YÊU.

    Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp hẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỉ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng là tình yêu.

    Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được.

    Để giúp khái niệm trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức E= mc^2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: Tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn.

    Sau những thất bại liên tiếp của nhân loại trong nỗ lực điều khiển các nguồn lực của vũ trụ, đã đến lúc chúng ta phải nuôi dưỡng mình bằng một loại năng lượng khác..

    Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra một quả bom tình yêu, một thiết bị đủ mạnh mẽ để hoàn toàn phá hủy sự ghét bỏ, ích kỉ và tham lam đang tàn phá hành tinh này. Dù vậy, mỗi con người vẫn luôn mang trong mình một chiếc máy phát tình yêu vô cùng mạnh mẽ và luôn sẵn sàng để được giải phóng.

    Khi chúng ta học cách cho và nhận nguồn năng lượng vũ trụ này, lieserl ạ, chúng ta phải thừa nhận rằng tình yêu có thể chinh phục tất cả, vượt qua bất kỳ chướng ngại nào, bởi tình yêu chính là nguyên tố quan trọng nhất của sự sống.

    Cha vô cùng ân hận vì đã không thể nói lên những điều trong trái tim mình, nơi mà từng nhịp đập trong cả cuộc đời này đều dành cho con. Có lẽ đã quá muộn để nói lời xin lỗi, nhưng thời gian cũng chỉ là tương đối, cha vẫn cần phải nói với con rằng cha yêu con, và nhờ con mà cha mới có thể đi đến câu trả lời cuối cùng!

    Cha của con,

    Albert Einstein

    (Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình theo www. Vietnamnet.vn, 20/10/2016 )

    Câu 1. Trong đoạn trích (từ một bức thư), Albert Einstein đã chia sẻ với con gái về phát hiện mới mẻ gì?

    Câu 2. Để mô tả phát hiện của mình, Albert Einstein đã" công thức hóa"cho phát hiện đó như thế nào?

    Câu 3. Theo anh chị, vì sao nguyên tố quan trọng nhất của sự sống là Tình Yêu?

    Câu 4. Từ đoạn trích, hãy rút ra thông điệp mà theo anh chị, Albert Einstein muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta.

    II. Làm văn

    Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu trên: Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả nhưngz giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.

    Câu 2. Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:

    Cuộc đời tuy dài thế

    Năm tháng vẫn đi qua​

    Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

    Làm sao được tan ra

    Thành trăm con sóng nhỏ

    Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

    (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 155-156)​

    Đoạn thơ trên, anh chị hãy chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm về thời gian của Xuân Quỳnh và quan niệm về thời gian của Xuân Diệu qua những dòng thơ:

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già​

    (Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr. 22)

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Alberl Einstein đã chia sẻ với con gái về một loại lực vô cùng mạnh mẽ, có thể chi phối tất cả các loại lực khác, đó chính là tình yêu.

    Câu 2. Để mô tả phát hiện mới của mình, Albert Einstein đã thay thế công thức E=mc^2 trong phương trình nổi tiếng nhất của mình bằng công thức: Năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương.

    Câu 3. Tình yêu là nguyên tố quan trọng nhất của sự sống vì tình yêu có sức mạnh kỳ diệu: Nó có thể kết nối người với người, đưa con người xích lại gần nhau hơn, nó có thể xoa dịu, hàn gắn thậm chí xóa bỏ mọi nỗi đau, mọi vết thương trong cuộc đời.

    Câu 4. Thông điệp Albert Einstein muốn gửi gắm tới mỗi người chính là: Tình yêu là nguồn năng lượng vô hạn, nguồn sức mạnh vô tận. Hãy yêu thương nhau nhiều hơn.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (sức mạnh của tình yêu) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Anh chị có thể lựa chọn một trong các nội dung sau đây để viết đoạn văn:

    - Vì sao tình yêu có thể giúp loài người tồn tại, mang lại ý nghĩa của sự sống? Vì sao tình yêu có thể bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác? Vì sao tình yêu là câu trả lời đầu tiên và duy nhất cho tất cả những điều này?

    - Làm thế nào để yêu thương mỗi ngày, để nhân lên sức mạnh của tình yêu?

    Câu 2.

    Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm sóng, anh chị có thể cảm nhận đoạn thơ, từ đó so sánh quan niệm về thời gian của Xuân Quỳnh với quan niệm về thời gian của Xuân Diệu theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    * giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

    - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ trẻ chống Mỹ.

    - Sóng là một trong những bài thơ tình hay nhất của đời thơ Xuân Quỳnh.

    - Giới thiệu đoạn trích.

    * Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn trích

    - Về nghệ thuật: Thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng (cuộc đời, năm tháng, biển, mây) ; ẩn dụ (sóng, biển lớn tình yêu), số từ (trăm, ngàn) ; giọng điệu thiết tha, chân thành..

    - Về nội dung: Nhân vật trữ tình em với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của tình yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu.

    Đoạn 1:

    +Cuộc đời - năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian (thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ), biển - mây là hoán dụ chỉ không gian (không gian mênh mông và không gian nhỏ bé). Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cùng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi cõi trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển, đại dương.

    + Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến không gian vô cùng vô tận, còn cuộc đời là quỹ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi lên cái nhỏ bé.

    - > khổ thơ là suy tư, chiêm nghiệm của Xuân Quỳnh về nỗi âu lo của con người muôn kiếp, sự hữu hạn của cuộc đời và sự mong manh, nhỏ bé của kiếp người, của thân phận tình yêu.

    Liên hệ: Gấp đi em anh rất sợ ngày mai/ Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn ; Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già (Xuân Diệu)

    Đoạn 2:

    + Cấu trúc nghi vấn cầu khiến (làm sao được tan ra) diễn tả nỗi trăn trở và ước muốn chân thành, tha thiết, mãnh liệt cú em.

    +Tan ra: Khát vọng hy sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu.

    - > Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu.

    (Liên hệ với bài thơ Biển của Xuân Diệu để thấy khát vọng tình yêu trong Biển dâng trào mãnh liệt, cuồng nhiệt còn khát vọng hy sinh, dâng hiến hết mình cho tình yêu của Xuân Quỳnh vẫn mang vẻ nữ tính)

    + Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, em dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của thời gian (ngàn năm- vĩnh hằng) và không gian (biển lớn - vô cùng). Do đó tình tình yêu của em được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng.

    Liên hệ: Em trở về đúng nghĩa trái tim em / Là máu thịt đời thường em chẳng có / vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa / nhưng yêu anh cả khi chết đi rồi (Xuân Quỳnh)

    Xuân Quỳnh bất tử hóa, vĩnh viễn hóa tình yêu của mình ngay trong cái hữu hạn rất khắc nghiệt của cuộc đời.

    * So sánh với quan niệm thời gian trong hai câu thơ của Xuân Diệu

    - Tương đồng: Cả hai nhà thơ cùng thể hiện nhận thức về thời gian của đời người (Trong hai câu thơ của Xuân Diệu, xuân vừa là hoán dụ chỉ mùa đầu tiên trong năm vừa là ẩn dụ cho tuổi trẻ, thời gian đẹp nhất của đời người)

    - Khác biệt:

    + Cảm thức về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh gắn liền với sự ngắn ngủi, hữu hạn (các hoán dụ cuộc đời, năm tháng đã phân tích bên trên).

    + Cảm thức về thờigian trong thơ Xuân Diệu gắn liền với sự trôi chảy rất nhanh, một đi không trở lại (ẩn dụ xuân, cách định nghĩa đương tới nghĩa là đương qua, còn non nghĩa là sẽ già)

    -
    Ý nghĩa / giá trị của quan niệm thời gian trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh:

    + Quan niệm về thời gian của hai nhà thơ đều hết sức đúng đắn, biện chứng, thể hiện sự trân quý của mỗi thi nhân đối với cuộc đời con người.

    + Nhận thức về thời gian của mỗi nhà thơ là cội nguồn / động lực của lối sống / cách ứng xử đầy nhân văn: Xuân Diệu lựa chọn lối sống vội vàng, gấp gáp để dâng hiến và tận hưởng cuộc sống ngay khi nó còn xanh non, biêc rờn (Nguyễn Đăng Mạnh), còn Xuân Quỳnh muốn được hi sinh, dâng hiến hết mình cho tình yêu (Làm sao được tan ra / Thành trăm con sóng nhỏ / Giữa biển lớn tình yêu / Để ngàn năm còn vỗ)
     
    kikiki, Eve nguyễn, meomeohh55 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng một 2022
  2. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề 2:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Sống đơn giản còn có lợi cho môi trường. Ví dụ như nhiều năm nay, nhà tôi không mua túi đựng rác vì luôn tận dụng các loại túi mua đồ. Nhìn ai xài hoang phí giấy ăn là ghét lắm, phía sau đó là cả một khu rừng đấy ak! Giấy ăn lau miệng xong còn có thể lau tay, xong bữa mang lau bàn, tới khi rửa chén còn có thể dùng giấy đó lau mỡ thừa trong chảo bỏ vào thùng rác trước khi rử nữa. Thêm được tác dụng là ống thoát nước bồn rửa không bị tắc vì dầu mỡ đóng. Giấy ăn thì không tốn tiền lắm, nhưng tốn rừng!

    Tự nấu nướng tiết kiệm rất nhiều. Có thể nói không có nhà hàng nào có thể làm đồ ăn vệ sinh và rẻ bằng mình tự làm hết. Ngày xưa, tôi từng nghĩ nhà hàng sang thì sẽ sạch sẽ. Chưa chắc đâu, tôi đã từng thấy họ nấu ăn rồi, họ sẽ bỏ râtz nhiều mắm, hạt nêm, nhiều hơn mình tự nấu, rồi họ lại bỏ đường, chanh và các gia vị khác vào cho mất cảm giác mặn. Ăn thì thấy đậm đà ngon miệng, nhưng sau đó rất khat nước. Quan trọng là hãy nhớ tới một lượng tiền thuốc khổng lồ chữa mỡ máu, cao huyết áp, gout.. sau này nữa ạ!

    Rồi ví dụ hầm xương, hầm thịt, tôi thường hay hầm nhiều đủ mấy bữa rồi cất bỏ tủ lạnh ăn dần, đỡ công nấu. Tủ lạnh để mức điện vừa phải, rau và trái cây không bị đông đá. Trời sáng vừa đủ thì không bật thêm bóng điện, sáng quá dễ bị cận thị!

    Tôi biết nhiều bạn hiếm khi mặc lại đồ cũ. Nhất là váy dạ hội, váy đi tiệc chỉ mặc một lần, lý do là đã chụp hình với váy đó rồi, mặc lại kỳ! Không, chẳng kỳ gì cả, những bức hình đó có treo tường suốt ngày đâu? Váy cũ okie, cứ có tinh thần mới, câu chuyện mới là bạn sẽ mới. Vả lại, những người thân thiết thì họ không để ý váy mặc lại đâu. Còn những người không thân, những người bình phẩm sau lưng mình thì, ồ, nếu bạn có mua váy mới, họ lại bình phẩm cái khác, họ lại chê tóc bạn khô, hoặc là bạn đánh mắt không thời trang. Sức đâu mà chạy theo cho nổi. Kệ họ đi!

    (Con nghĩ đi, mẹ không biết! Thu Hà, NXB Văn học, 2016, tr. 178-179)

    Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả quan niệm sống đơn giản là gì?

    Câu2. Vì sao người viết cho rằng không nên ăn ở nhà hàng?

    Câu 3. Trong đoạn trích đọc hiểu trên, tác giả viết: "Tôi thường hay hầm nhiều đủ mấy bữa rồi cất bỏ tủ lạnh ăn dần, đỡ công nấu". Theo anh chị, có nên lưu trữ thức ăn lâu trong tủ lạnh không? Vì sao?

    Câu 4. Nêu suy nghĩ của anh chị về cách sử dụng giấy ăn của người viết ở đoạn văn thứ nhất.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    Từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, sử dụng thao tác lập luận bình luận, trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm sống đơn giản của tác giả.

    Câu 2.

    Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Trong đoạn trích, người viết cho rằng sống đơn giản là tiết kiệm trong sinh hoạt.

    Câu 2. Tác giả cho rằng không nên ăn nhà hàng vì: Tự nấu nướng vệ sinh và tiết kiệm hơn nhiều, thức ăn ở nhà hàng ngon miệng, đậm đà nhưng có thể gây ra các bệnh mỡ máu, cao huyết áp, gout.. do thức ăn chưa nhiều muối, việc chữa trị các bệnh này sẽ rất tốn kém và nan giải.

    Câu 3.

    Anh chị bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với thói quen cất trữ thức ăn lâu ngày trong tủ lạnh của người viết. Song, theo khoa học cần thấy đây là thói quen không có lợi cho sức khỏe vì thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh dễ biến chất. Tốt nhất chúng ta nên sử dung một lượng thức ăn vừa trong ngày.

    Câu 4.

    Anh chị phải thấy được ý thức tiết kiệm, sự thông minh và văn minh của người viết khi sử dụng giấy ăn một cách triệt để. Người viết đã nhận thức được rất xác đáng phía sau mỗi tờ giấy là cả một khu rừng.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị có thể bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (quan điểm sống đơn giản của tác giả) theo nhiều các phải hợp lý, có sức thuyết phục. Anh chị cần làm rõ:

    - Quan niệm sống đơn giản (sống đơn giản là sống tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày) của tác giả rất đơn giản, tích cực, văn minh, có ích cho xã hội, dễ dàng thực hiện hóa thành các hành động cụ thể.

    - Quan điểm sống, lối sống đơn giản của tác giả xứng đáng trở thành bài học để mỗi chúng ta noi theo.

    Đoạn văn 200 chữ bà sử dụng thao tác lập luận bình luận.

    Câu 2.

    Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng a chị có thể nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người người phụ nữ trong tình yêu theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phúc. Dười đây là một số gợi ý:

    * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

    - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào thơ trẻ chống Mĩ.

    - Thơ Xuân Quỳnh hấp dẫ người đọc bởi vẻ đẹp hồn hậu của một trái tim phụ nữ đa cảm, mãnh liệt, khát khao hạnh phú.. Sóng là một trong những bài thơ như thế.

    * Nêu cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.

    Qua hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái cung bậc tình cảm khác nhau của người phụ nữ luôn khát khao yêu thương và hướng tới tình yêu cao cả, rộng lớn.

    - Trước hết là khát vọng về một tình yêu rộng lớn, cao đẹp đang rạo rực dâng trào trong trái tim tuổi trẻ. Sau đó, nhà thơ thể hiện một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, một nỗi nhớ da diết (chiếm lĩnh cả thời gian và không gian, cả chiều rộng và chiều sâu)

    - Người phụ nữ luôn hướng về một tình yêu chung thủy, son sắt và khát vọng một tình yêu bền vững, bất tử.

    *Nhận xét, đánh giá

    - Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: Một quan niệm tình yêu hiện đại, mới mẻ mà vẫn rất truyền thống.

    - Vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc được thể hiện thành công qua những nét đặc sắc về kết cấu, hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.
    [/BOOK]
     
    kikiki, Eve nguyễn, meomeohh56 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng một 2022
  3. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 3

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Tôi mới đọc được một câu chuyện thực sự rung động.

    Năm 1968, tại tiểu bang Nevada nước Mỹ, cô bé 3 tuổi tên là Edith, một hôm chỉ vào chữ cái đầu tiên của chữ "OPEN" trên chiếc hộp đựng quà trong nhà mình, và nói với mẹ rằng đó là chữ "O". Mẹ của cô bé rất ngạc nhiên và hỏi vì sao mà cô bé lại biết được đó là chữ "O". Edith nói với mẹ là cô gái ở trường dạy..

    Thật không ngờ là bà mẹ đã ngay lập tức viết một lá đơn khởi kiện trường mầm non nơi con bag học. Lý do khởi kiện của bà làm cho người khác vô cùng kinh ngạc, bà kiện trường mầm non đã tước đi khả năng tưởng tượng của Edith. Bởi vì khi chưa biết chữ "O", con gái bà có thể nói "O" là mặt trời, là quả táo, là quả trứng gà.. Nhưng sau khi trường mẫu giáo dạy cô bé nhận biết đó là chữ "O", Edith đã bị mất đi khả năng tưởng tượng này, và bà đòi phí bồi thường tổn hại tinh thần cho cô bé là 1.000 USD.

    Đơn kiện sau khi được gửi lên tòa án đã làm cho toàn bộ tiểu bang Nevada vô cùng king ngạc và không ngừng tranh luận. Các thầy, cô của trường mẫu giáo cho rằng bà mẹ này nhất định là.. bị điên. Những phụ huynh khác thì cho rằng bà mẹ có chút "chuyện bé xé ra to", ngay cả luật sư của bà cũng không tán thành cách làm của thân chủ mình.

    Ba tháng sau, nằm ngoài dự đoán của mọi người, kết quả là trường mầm non thua kiện. Bởi vì toàn bộ thẩm phán viên của đoàn thẩm phán đều bị câu chuyện mà bà kể khi biện hộ làm cho xúc động.

    Bà mẹ này nói: "Tôi đã từng đến một số đất nước ở phương Đông du lịch. Một lần, tôi ở trong một công viên, nhìn thấy hai con thiên nga, một con bị cắt một cánh bên trái được thả ở một cái hồ lớn, con kia thì còn nguyên vẹn không bị gì, được thả ở cái hồ nhỏ. Nhân viên quản lý ở đó nói rằng, như thế là để cho hai con thiên nga này không bay đi mất, con thiên nga bị mất một cánh bên trái không thể bay vì không giữ được thăng bằng, còn con kia vì thả ở hồ nhỏ nên không có đủ không gian để lấy đà bay. Lúc đó, tôi vô cùng khiếp sợ, khiếp sợ sự thông minh của người phương Đông. Và tôi cũng cảm thấy rất bi ai. Hôm nay, tôi kiến cho con gái tôi, vì tôi cảm thấy con gái tôi giống như con thiên nga đó ở trong nhà trẻ. Họ đã cắt đứt một cánh tưởng tượng của Edith, đã nhốt con bé trong một cái ao nhỏ chỉ có hai mươi sáu chữ cái quá sớm. Edison cũng là bởi vì có trí tưởng tượng không thực tế, mới phát minh ra được bóng đèn điện; Newton là bởi có tư tưởng sáng tạo ra một cái mới mới phát hiện ra được lực hấp dẫn của Trái đất. Có thể khả năng tưởng tượng của Edith không phong phú, nhưng bạn không thể cướp đoạt quyền tưởng tượng của con bé, bởi vì một con thiên nga không có cánh thì vĩnh viễn không bay lên được."

    (Con nghĩ đi, mẹ không biết! Thu Hà, NXB Văn học, 2016, tr. 66-67)

    Câu 1. Mẹ của bé Edith đã làm gì khi thấy con mình chỉ chữ "O" trong từ "OPEN"?

    Câu 2. Mẹ Edith đã có tâm trạng gì khi nghe nhân viên quản lý trong công viên lý do cắt một cánh của một con thiên nga và nhốt một con thiên nga khác trong một hồ nhỏ?

    Câu 3. Quan điểm của người viết khi kể lại câu chuyện là gì?

    Câu 4. Anh chị có đồng tình với phán quyết của tòa án không? Vì sao?

    II. Làm văn

    Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), sử dụng thao tác lập luận phân tích, trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của trí tưởng tượng.

    Câu 2. Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp "hung bạo" của hình tượng Sông Đà trong trích đoạn tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). Từ đó, trình bày suy nghĩ về ý kiến: Văn Nguyễn Tuân là văn khoe tài hoa, uyên bác.. (Sách giáo viên Văn 12, phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 1994, tr. 114)

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Mẹ của Edith đã viết một lá đơn khởi kiện trường mầm non nơi con bà học vì bà cho rằng trường mầm non đã tước đi khả năng tưởng tượng của bé.

    Câu 2. Mẹ bé Edith sau khi nghe câu chuyện của người quản lý trong công viên đã vô cùng khiếp sợ trước sự thông minh của người phương Đông, đồng thời bà cảm thấy rất bi ai.

    Câu 3. Người viết thể hiện quan điểm đồng tình với câu chuyện được kể, đồng tình với hành động của mẹ bé Edith.

    Câu 4. Anh chị có thể bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với phán quyết của tòa án đưa ra trong vụ kiện của mẹ bé Edith với trường mầm non tuy nhiên phải đưa ra sự lý giải thuyết phục.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (vai trò của trí tưởng tượng) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Chẳng hạn:

    - Trí tưởng tượng nối dài cho ước mơ, khát vọng của con người, đưa ước mơ, khát vọng của con người "tiếp đất", trở thành hiện thực.

    - Trí tưởng tượng giúp con người khám phá, sáng tạo, không ngừng đổi mới bản thân, khoing ngừng thay đổi thế giới, mang lại vẻ đẹp đa dạng cho thế giới góp phần cải tạo thế giới.

    - Trí tưởng tượng khiến đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, đẹp đẽ.

    - Trí tưởng tượng cần được nuôi dưỡng ngay từ những ngày thơ bé..

    Đoạn văn có độ dài 200 chữ và sử dụng thao tác lập luận phân tích.

    Câu 2.

    Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân và trích đoạn tùy bút Người lái đò Sông Đà anh chị có thể cảm nhận vẻ đẹp hung bạo của hình tượng sống Đà, từ đó bình luận ý kiến theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    *Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luậnn

    - Nguyễn Tuân là nhà văn có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại với phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông được mệnh danh là "một cái định nghĩa về người nghệ sĩ" (Nguyễn Đăng Mạnh) và là nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp.

    - Người lái đò Sông Đà là một trong những thiên tùy bút đẹp nhất của Nguyễn Tuân. Tác phẩm khắc họa thành công vẻ đẹp "hung bạo" của sông Đà.

    * Cảm nhận về vẻ đẹp hung bạo của sông Đà

    Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà được thể hiện qua:

    - Bộ mặt dữ tợn của những loài "thùy quái" trên sông Đà: Đá bờ sông dựng vách thành, ghềnh Hát Lóong, những cái hút nước trên mặt sông, thác nước trên sông Đà, đội quân đá mai phục ngàn năm trên sông đà.

    - Hình ảnh Sông Đà trong cuộc giao chiến với người lái đò qua ba trùng vi thạch trận: Sông Đà giăng ba trùng vi thạch trận hòng tiêu diệt con thuyền do ông đò chỉ huy. Mỗi trùng vi là một trận địa tăng dần cửa tử giảm dần cửa sinh (trùng vi thứ ba chỉ còn cửa tử), cửa sinh lại luôn bị bố trí lệch cửa tử. Nước thác làm thanh viện cho đội thạch quân. Lực lượng đá của Sông Đà rất hùng hậu, dữ tợn, mỗi hòn mỗi vẻ mỗi dáng, mỗi nhiệm vụ. Chúng lại kết hợp với nhau rất ăn ý nhịp nhàng để liên tiếp ra những đòn tấn công hiểm hóc con thuyền sáu bơi chèo.

    - Nguyễn Tuân đã thể hiện khả năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú và bút lực dồi dào, điêu luyện khi khắc họa vẻ đẹp "hung bạo" của sông Đà, khiến Sông Đà hiện lên như một sinh thể sống động, cá tính.

    * Bình luận ý kiến

    - K

    Khẳng định ý kiến đúng. Tính chất tài hoa, uyên bác trong văn Nguyễn Tuân được thể hiện đậm nét trong hình tượng Sông Đà:

    + Nhà văn tiếp cận Sông Đà ở phương diện văn hóa, thẩm mỹ để khám phá, phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp (hung bạo) của dòng sông.

    + Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của dòng sông: Điện ảnh, điều khắc, quân sự, võ thuật, thể thao, địa lý, lịch sử..

    + Tô đậm vẻ đẹp mang đến cảm giác mãnh liệt, phi thường của sông Đà.

    - Tính chất tài hoa, uyên bác trong văn Nguyễn Tuân là biểu hiện nổi bật trong phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ ngông ngạo, độc đáo đồng thời thể hiện sự say mê, với cuộc đời rộng lớn.
     
  4. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 4:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Thời gian

    Làm khô những chiếc lá​

    Thời gian qua kẽ tay

    Kỉ niệm trong tôi

    Rơi

    Những tiếng sỏi

    Trong lòng giếng cạn

    Riêng những câu thơ

    Còn xanh

    Riêng những bài hát

    Còn xanh

    Và đôi mắt em

    Như hai giếng nước.

    Xuân Đinh Mão, 2-1987

    (Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr. 80)​

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì nhưng lại không thể khuất phục những điều gì?

    Câu 3. Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.

    Câu 4. Theo anh chị, con người làm thế nào để chế ngự được sức mạnh của thời gian?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, sử dụng thao tác lập luận bác bỏ, trình bày suy nghĩ của anh chị về sự quý giá của thời gian.

    Câu 2: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau để thấy được hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa (SGK Ngữ Văn 12) của Quang Dũng:

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa

    Gục lên súng mũ bỏ quên đời

    Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

    (Tây Tiến, Quang Dũng, theo Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 88)

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

    Câu 2. Sự trôi chảy của thời gian làm những chiếc lá từ tươi xanh trở nên khô héo, khiến kỉ niệm chỉ còn vang vọng nhue tiếng sỏi rơi vào lòng giếng cạn nhưng lại không thể khuất phục được những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em.


    Câu 3. Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ: Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát - những giá trị tinh thần của cuộc đời.

    Câu 4. Thời gian có thể làm biến đổi, hư hao nhiều thứ, con người theo thời gian cũng sẽ lớn lên, già đi và chết. Nhưng con người hoàn toàn có thể chế ngự được sức tàn phá của thời gian bằng cách suy nghĩ tích cực, sống đẹp hơn bằng các hành động cụ thể, có ích cho đời.

    II. Làm văn

    Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (sự quý giá của thời gian) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Anh chị có thể lựa chọn một trong các nội dung sau để viết văn:

    - Vì sao thời gian quý giá? (thời gian trôi chảy nhanh, lại tuyến tính, một đi không trở lại mà mỗi con người lại chỉ có một quỹ thời gian ngắn ngủi, dẫu có sống đến 100 năm, với thời gian, con người có thể lao động sản xuất để sinh tồn, tạo dựng của cải vật chất, để yêu thương, gắn bó)

    - Sử dụnh như thế nào để không lãng phí thời gian? (lên kế hoạch cụ thể, hợp lý cho các hoạt động, không lãng phí thời gian vào những việc vô ích)

    - Cần ý thức sâu sắc sự quý giá của thời gian đó để sống sao cho xứng đáng với cuộc đời.

    Đoạn văn có độ dài 200 chữ và sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

    Câu 2. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến, anh chị có thể cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    * Giới thiệu tác giả tác phẩm, đoạn thơ

    - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài (làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc) nhưng được biết đến nhiều hơn cả là những thi phẩm viết về binh đoàn Tây Tiến và xứ Đoài quê ông (Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây) thơ ông phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

    - Tây tiến là một trong những bài thơ hay viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng thể hiện đậm nét vẻ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa trong hồn thơ Quang Dũng.

    * Cảm nhận về đoạn thơ để thấy được đặc điểm sáng tác nổi bật trong thơ Quang Dũng.

    - Vẻ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa trong ngòi bút Quang Dũng được thể hiện qua những thành công trên phương diện nghệ thuật của đoạn thơ: Bút pháp lãng mạn với thủ pháp nghệ thuật đối lập, phép điệp (dốc, ngàn thước), nhịp thơ 4/3, sự đan xen giữa những câu thơ toàn thanh trắc (Sài Khao sương lấp đấp đoàn quân mỏi, Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm) hoặc toàn thành bằng (Nhà ai Pha Luông mua xa khơi), ngôn từ giàu tính nhạc và màu sâc hội họa, các từ láy giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm (chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút)..

    - Vẻ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa trong hồn thơ Quang Dũng được thể hiện trên phương diện nội dung:

    + Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây: Khunh cảnh được miêu tả trực tiếp với hai nét vẽ vừa hùng vỹ, dữ dội (hình ảnh dốc tiếp dốc, đồi tiếp đồi, dốc cao vực sâu, sương dày đặc chèn chặt các lòng vực, những cồn mây heo hút hoang sơ, xa vắng, những thác nước gầm thét dữ dội, thú rừng) vừa lãng mạn, thơ mộng (đêm Mường Lát đẫm hương rừng bà hơi sương, Pha Luông với cơn mưa mát lành, giăng mờ huyền hoặc).

    + Hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân:

    • Địa bàn hoạt đồng củ lính Tây Tiến rất rộng, địa hình gồ ghề, cheo leo hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, độc dữ, thiên hiên heo húy, hoang sơ, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.. Trên đường hành quân, những người kính hẳn nhiên phải rất can trường, dũng cảm. Có thể cảm nhận được sự can trường, dũng cảm đó qua một số chi tiết: Chi tiết súng ngửi trời gợi khí phách ngang tàng, ngạo nghễ, có phần thách thức đồng thời mang đến cảm nhận về sự trẻ trung, tinh nghịch của những người lính trẻ Hà thành. Những câu thơ Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời dù được hiểu là sự mệt mỏi hay cái chết cũng đều thể hiện tư thế, tâm thế sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hy sinh.

    • Những câu thơ gợi tả vẻ đẹp thơ mộng của bức tranh thiên nhiên đã ít nhiều cũng mang đến cảm nhận về tâm hồn lãng mạn của những người lính bởi họ chính là chủ thể của điểm nhìn đó. Câu thơ Mai châu mùa em thơm nếp xôi với hai chữ mùa em đầy sáng tạo gây ấn tượng về sự trẻ trung, tình tứ, hào hoa của các chàng trai Tây Tiến.

    * Nhận xét, đánh giá

    - Đoạn thơ là sự quyện hòa giữa vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, giữa vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với con người, giữa xúc cảm hào hùng và hài hoa.

    - Vẻ đẹp của đoạn thơ thể hiện tấm lòng và sự tài hoa của Quang Dũng khi gợi lại những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến.
     
  5. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 5:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Hoa mộc biên giới

    Nguyễn Linh Khiếu​

    Chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới

    hoa mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can

    Mộc miên đỏ một trời biên viễn

    Như máu tươi ròng rã ngàn năm

    Dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén

    Người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông

    Thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã

    Khuya khoắt như bóng ai rình rập dưới triền sồn

    Có ai trồng mộc miên biên giới

    Hay cứ biên cương cây tìm đến mọc lên

    Hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái

    Cay cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.

    (Theo Trang chủ - Tạp chí Văn nghệ quân đội, ngày 10/08/2012)

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ in đậm.

    Câu 3. Nêu ý nghĩa của việc lặp lại ý thơ: mộc miên đỏ một trời biên viễn / như máu tươi ròng rã ngàn năm ; hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái trong bài.

    Câu 4. Cảm nhận của anh chị về câu thơ cuối cùng: cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ sử dụng thao tác lập luận trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của người trẻ hôm nay trong việc giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của tổ quốc.

    Câu 2.

    Có ý kiến cho rằng: Suốt dọc bài thơ "Tây tiến" là sự kết hợp giữa hai bè cảm xúc hào hùng và hào hoa.

    Từ đoạn thơ dưới đấy anh chị hãy làm rõ nhận định trên:

    Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biến giới

    Đêm mơ Hà Nội dánh kiều thơm

    Rải rác biến cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành

    (Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

    Câu 2. Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ in đậm: Phép điệp (điệp từ rực đỏ), ẩn dụ (rực đỏ tâm can).

    Câu 3. Máu tươi ròng rã ngàn năm / máu tươi suốt ngàn năm là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi đau bị xâm lấn của quên hương Việt Nam ở các vùng biên viễn (vùng biến giới xa xôi của tổ quốc, đặc biệt là vùng giáp biên phía bắc). Ở vùng biến giới này, ngàn năm qua, không khi nào là không có máu đổ.

    Việc lặp lại ý thơ, mộc biên đỏ một trời biên viễn / như máu tươi ròng rã ngàn năm ; hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái trong bài thơ khắc sâu vào nỗi đau nhức buốt đó.

    Câu 4. Với phép ẩn dụ (sừng sững mướt xanh, cột mốc biên cương), câu thơ cuối cùng của bài thơ khẳng định sức sống bất diệt, lòng kiên trung bền chí của cây mộc miên (cây hoa gạo) trong tư cách là loài cây trấn giữ biên cương của Tổ Quốc. Hình ảnh cây mộc miên cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho lòng kiên gan và tinh thần bảo vệ đất nước của những chiến sĩ biên phòng và nhân dân ta ở các vùng giáp biên.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (trách nhiệm của người trẻ hôm nay trong việc giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ Quốc) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Anh chị có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

    - Bài thơ khơi gợi tình cảm, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và những người trẻ hôm nay về trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ Quốc.

    - Trách nhiệm của những người trẻ cần được thể hiện từ lý tưởng đến hành động: Nhận thức đúng đắn về tình hình chính trị của đất nước, nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, đóng góp của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ những vùng đất biên cương của Tổ Quốc (chẳng hạn: Chia sẻ khó khăn với bộ đội và đồng bào ta ở các vùng giáp biên, không thờ ơ trước các hành vi buôn lậu qua biên giới.

    Đoạn văn có độ dài khoảng 200 chữ và sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

    Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến cũng như đọa trích được cho trong đề bài, anh chị có thể bình luận ý kiến theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

    - Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại, giai đoạn tưg 1945 đến năm 1975. Tên tuổi của ông gắn liền với Tây Tiến, một trong những bài thơ hay nhất của Quang Dũng.

    - Giới thiệu ý kiến và đoạn trích.

    *Giải thích ngắn gọn ý kiến.

    - Hào hùng: Khí thế mạnh mẽ, sôi nổi, hùng tráng, hào sảng.

    - Hào hoa: Đẹp vẻ thanh lịch, lãng mạn, phóng khoáng.

    Ý kiến khẳng định sự kết hợp của hai mạch cảm xúc vừa sôi nổi, hùng tráng vừa lãng mạn, lịch lãm suốt dọc bài thơ Tây Tiến.

    *Chứng minh ý kiến qua đoạn thơ

    - Xúc cảm hào hùng được mang đến từ những hình ảnh thơ giàu tính tạo hình, gợi tả khí phách ngang tàng cũng như vẻ đẹp kiêu hùng, oai phong, lẫm liệt trong hình tượng những chàng lính trẻ (đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùng, mắt trừng) từ phong thái mạnh mẽ, dứt khoát, coi cái chết nhẹ tự lông hồng (chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất) ; từ sự hi sinh anh dũng, mang tầm vóc sử thi hoành tráng của người lính Tây Tiến (sông Mã gầm lên khúc độc hành) âm điệu trầm hùng, bi tráng, các từ Hán Việt (biên giới, biên cương, viễn xứ, chiến trường, khúc độc hành) cùng hình ảnh thơ cổ (áo bào) gợi không khí cổ kính, trang trọng..

    - Xúc cảm hào hoa được khơi gợi từ vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, đa tình của những chàng lính Tây Tiến. Chất lãng mạn, hào hao đó bộc lộ qua ánh nhìn mộng tưởng, qua lý tưởng cao đẹp, qua nỗi hoài mong bóng dáng người yêu, những cô gái Hà thành yêu kiều, tha thướt (mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

    * Nhận xét, đánh giá

    - Lí giải vì sao suốt dọc bài thơ Tây Tiến lại có sự kết hợp hài hòa, tuyệt đẹp giữa hai bè cảm xúc hào hùnghào hao. (Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, họ mang vào cuộc chiến vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những chàng trai trẻ đất Hà thành, bản thân Quang Dũng cũng là người lính - người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, thơ mộng và rất đỗi hài hoa).

    - Cảm xúc hào hùng và hào hoa không tách rời mà kết hợp hài hòa với nhau trong từng câu thơ, từng hình ảnh thơ, mang lại vẻ đẹp riêng, rất đặc trưng của Tây Tiến so với các sáng tác cubgf đề tài, chủ đề, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của đoạn thơ, bài thơ.
     
  6. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 6:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Tranh Đông Hồ

    Đông Hồ, làng nhỏ nằm bên bờ sông Đuống đẫ trở thành một địa danh văn hóa quen thuộc của mọi người. Người họa sĩ Đông Hồ vẽ tranh bằng bút lông thấm mực tàu trên giấy bản. Sau đó tranh nét được khắc trên ván gỗ thị vàng ươm. Chỉ khắc trên gỗ thị vì gỗ thị mềm, mịn, dai. Ngọn dao khắc sắc lẻm tung tẩy trên phiếu gỗ hị làm nên những bản khắc quý giá.

    Bản khắc được in trên giấy điệp. Tờ giấy điệp cũng là một kỳ công của kỹ thuật chế tạo giấy đời xưa. Giấy làm từ vỏ dó. Vỏ dó được giã nhuyễn, ninh kỹ, hớt lấy những sợi tơ mềm như mạng nhện. Sợi tơ đan dệt nên tờ giấy xốp, dai, mềm mại như lụa. Rồi người ta lấy vỏ sò, hến, trai, điệp.. đem nung như nung vôi. Chất liệu vụn như cám và có màu óng ánh sa -phia ấy được gọi là điệp. Điệp trộn với hồ quết lên giấy dó thành tờ điệp.

    Tranh Đông Hồ được in trên giấy điệp. Họa sĩ Đông Hồ xưa kia tô màu tranh bằng chất liệu thiên nhiên. Lá tre đốt ủ kỹ làm màu đen. Lá chàm cho màu xanh. Rỉ đồng cho màu lam. Nhựa thông cho màu hổ phách. Quả dành dành cho màu vàng. Son đồi cho màu đó. Vỏ trứng giã nhỏ trộn hồ cho màu trắng. Những chất liệu tự nhiên ấy đã làm nên sắc màu kỳ diệu quý giá của tranh dân gian Đông Hồ.

    Hằng trăm tác phẩm nổi tiếng đã sinh ra từ làng tranh này. Bộ "Tố nữ" là bốn "hoa hậu" Việt Nam thời xưa, là những Vê -nuýt (Venus) phương Đông. "Hứng dừa" vừa có màu sắc trữ tình vừa hài hước. Tranh chuột kiệu anh đi trước, võng nàng đi sau diễn tả vẻ tưng bừng của ngày vinh quy. Thầy đồ cóc là hình ảnh của "nền giáo dục" thời xa xưa. Đánh ghen là tiếng cười phê phán. Quen thuộc nhất, nổi tiếng nhất dòng tranh Đông Hồ là tranh Gà, tranh Lợn. Lợn nái ăn dáy thật đẹp được cách điệu lạ mắt nhất là cái khoáy tròn âm dương. Đó thực sự là nét tài hoa, là thần bút của họa sĩ dân gian. Bức "Đàn lợn mẹ con" cũng vậy, con lợn nào trên mình cũng khoáy âm dương!

    Xưa tháng chạp là tháng bán tranh Tết. Khắp các chợ cùng quê đều có những người phụ nữ Đông Hồ nón ba tầm, áo dài thắt vạt, đòn gánh cong quẩy hai bồ tranh đi bán. Người đi sắm hàng Tết thường không bao giờ bỏ qua hàng tranh. Dăm xu lẻ đã mua được một bức Tiền tài, Tiền lộc, Phú quý, Vinh hoa về dán cửa đón xuân gửi gắm ước mơ mỗi độ Tết đến, xuân về.

    (Theo bài tập Ngữ văn 10 nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 26-27)

    Câu 1. Vì sao bản khắc tranh Đông Hồ chỉ khắc trên gỗ thị?

    Câu 2. Họa sĩ Đông Hồ xưa tạo màu tranh Đông Hồ từ những chất liệu nào?

    Câu 3. Văn bản thể hiện tình cảm, thái độ gì của người viết?

    Câu 4. Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của tranh Đông Hồ qua hai câu thơ sau:

    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

    (Trích Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm)

    II. Làm văn

    Câu 1. Từ văn bản đọc hiểu trên, viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị tinh thần của dòng tranh Đông Hồ trong đời sống văn hóa của xã hội hiện đại.

    Câu 2. Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng.

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Bản khắc tranh Đông Hồ chỉ khắc trên gỗ thị vì gỗ thị mềm, mịn và dai

    Câu 2. Họa sĩ Đông Hồ xưa tạo màu cho tranh Đông Hồ từ những chất liệu thiên nhiên: Màu đen được lấy từ lá tre đốt ủ kĩ, màu xanh được lấy từ lá chàm, màu lam lấy từ rỉ đồng, màu hổ phách lấy tưg nhựa thông, màu vàng lấy từ quả dành dành, màu đỏ lấy từ son đồi, màu trắng lấy từ vỏ trứng giã nhỏ trộn hồ.

    Câu 3. Văn bản thể hiện lòng yêu mến, trân trọng và tự hào của người viết đối với một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt là tranh Đông Hồ.

    Câu 4. Hai câu thơ của Hoàng Cầm đã thu vào trong nó vẻ đẹp hồn cốt của tranh Đông Hồ: Nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng. Đó là những bức tranh gợi đời sống giản dị, thân thuộc, bình yên mà no ấm, trù phú của cuộc sống người lao động (tranh gà - lợn) với màu sắc tươi sáng, đầm ấm với phong cách nghệ thuật dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

    II. Làm văn

    Câu 1. Dựa trên những cơ sở những hiểu biết về văn bản ở phần Đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (giá trị tinh thần của dòng tranh Đông Hồ trong đời sống văn hóa của xã hội hiện đại) theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Chẳng hạn, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam, mỗi bức tranh không chỉ phản ánh vẻ đẹp đời sống sinh hoạt mà còn thể hiện nhân sinh quan cũng như quan niệm thẩm mĩ của người bình dân xưa. Mỗi bức tranh Đông Hồ đã thu hẹp khoảng cách hiện tại -quá khứ, đem lại những cái thanh bình, yên ả trong cuộc sống của con người ngày xưa để cân bằng lại cho cái ồn ào, đông đúc, bon chen, giành giật.. trong xã hội ngày nay. Tất nhiên, giữa xưa với nay không phải không có cái gạch nối của sự kế thừa..

    Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến, anh chị có thể cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

    - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài nhưng trước hết là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang lại vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng và đậm chất lãng mạn - đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây)

    - Tây tiến là thi phẩm xuất sắc nhất của đời thơ Quang Dũng.

    - Bài thơ khắc họa thành công hình tượng người lính.

    * Cảm nhận về hình tượng người lính

    - Hình tượng người lính xuyên suốt bài thơ

    + Đoạn 1 (Sông Mã xa rồi.. thơm nếp xôi) : Hình tượng người lính trên chặng đường hành quân thấp thoáng hiện lên phía sau bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây.

    ● Người lính phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách (địa bàn hoạt động rộng, địa hình cheo leo, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, cái chết cận kề). Vượt lên trên những khó khăn, gian khổ đó, người lính đã thể hiện đậm nét phẩm chất can trường, dũng cảm. Các chi tiết súng ngửi trời, Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời tiếp tục tô đậm vẻ đẹp can trường, dũng cảm, đồng thời làm nổi bật sự trẻ trung của những chàng lính trẻ Hà Thành.

    ● Những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng (Mường lát hoa về trong đêm hơi / Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi) thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người lính bởi họ chính là chủ thể của điểm nhìn này. Câu thơ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi với hai chữ mùa em mang đến cảm nhận về sự trẻ trung tình tứ, hào hoa của các chàng lính trẻ.

    + Đoạn 2 (Doanh trại bừng lên.. hoa đong đưa) : Hình tượng người lính trong đêm liên hoan, trong cuộc vượt thác nổi bật với vẻ đẹp của sự lạc quan yêu đời, vượt lên trên mọi gian khổ bằng nghị lực phi thường.

    + Đoạn 3 (Tây Tiến đoàn binh.. khúc độc hành) : Bức tượng đài về hình tượng người lính

    ● Người lính Tây Tiến đối mặt với những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật xong vẫn hiện lên vừa lẫm liệt, kiêu hùng (Quân xanh màu lá giữ oai hùm, mắt trừng) vừa hào hoa, lãng mạn, đầy thơ mộng (gửi mộng qua biên giới - đêm mơ Hà Nội - dáng kiều thơm)

    ● Những người lính Tây Tiến hi sinh rất nhiều, ngay cả khi hy sinh, họ vẫn gian khổ (Rải rác biên cươn mồ viễn xứ). Sự hi sinh đó, tuy bi nhưng không hề lụy. Những người lính ngay cả khi nằm xuống vẫn như các vị chiến tướng, cái chết của họ là cái chết mang tầm vóc sử thi hoành tráng (Áo bào thay chiếu anh về đất / sông Mã gầm lên khúc độc hành)

    - > Quang Dũng đã vận dụng thành công bút pháp lãng mạn, từ đó khắc họa thành cônh hình tượng người lính với hai vẻ đẹp: Vừa can trường, dũng cảm vừa lãng mạn, hào hoa.

    - So sánh hình tượng người lính Tây Tiến với hình tượng người lính trong các sáng tác cùng đề tài như đồng chí (chính hữu). Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Việt Bắc (Tố Hữu).. để thấy được nét tương đồng và khác biệt:

    + Những người lính phải trải qua rất nhiều những khó khăn, thiếu thốn những gian truân, vất vả, hi sinh..

    + Người lính trong Tây Tiến mang vẻ đẹp khác biệt với hình tượng người lính trong các sáng tác cùng đề tài lãng mạn, hào hoa, trẻ trung, tinh nghịch.

    * Nhận xét, đánh giá

    - Hình tượng người lính Tây Tiến gấy ấn tượng sâu sắc bởi hai vẻ đẹp vừa can trường, dũng cảm vừa hào hoa, lãng mạn.

    - Hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa bằng lòng yêu mến, nỗi nhớ, sự gắn bó sâu sắc của Quang Dũng với đồng đội của mình.

    - Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến làm phong phú, sâu sắc thêm đề tài người lính trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
     
  7. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 7

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc Hiểu

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

    * * * Tôi lại nhớ dạo đi thăm vùng đất lòng chảo ở Yamagata có nghe được câu truyện thế này: Một đoàn người trồng nho đến từ vùng đất lòng chảo Kofu ở Yamanashi đến đây tìm hiểu tại sao nho vùng Yamagata lại ngọt đến thế. (Dạo đó, ở Tokyo mọi người rất yêu thích nho không hạt của Yamagata. Có lẽ vì thế mà đoàn thị sát Kofu đã đến đây).

    Đến thăm vườn, đoàn thị sát hết sức ngạc nhiên vì cỏ vẫn mọc um tùm trong vườn như thể thiếu vắng bàn tay chăm sóc chu đáo của con người. Ở Yamanashi, họ không để cỏ mọc trong vườn, dù chỉ là một ngọn.

    Vậy tại sao nho vùng này lại ngọt? Cuối cùng đoàn cũng tìm ra được nguyên nhân. Đó là do sự chênh lệch nhiệt độ giữ ngày và đêm. Cũng giống như vùng đấy lòng chảo Kofu, Yamagata mang khí hậu lục địa. Vào mùa hè, trời nắng nóng như thiêu như đốt, từng đạt mức cao kỉ lục ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vào buổi sáng sớm và chiều tối, thời tiết lại rất mát mẻ. Cây nho cũng cảm nhận được sự thay đổi đột ngột đó. Để bảo vệ mình, cây tự sản sinh ra một lượng đường. Điều này cũng tương tự như lá cây phong chuyển sang sắc đỏ khi nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá mức. Sự chênh lệch của vùng này quá lớn, nên nho đặc biệt thơm ngon. Vì thế từ xưa Yamagata đã có tiếng là vùng đất của nho.

    Con người cũng vậy, có người rất thú vị, cũng có người rất tẻ nhạt. Nếu ta cứ sống dưới tia nắng ấm áp của mặt trời thì sẽ k tạo ra được vị ngọt cuộc sống..

    (Cha mẹ nên dạy gì cho con cái? Toyama shighehiko, NXB Phụ nữ, tr. 122-125)

    Câu 1. Theo tác giả, vì sao nho ở vùng Yamagata lại rất ngọt và thơm ngon?

    Câu 2. Cây nho đã làm gì để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở Yamagata?

    Câu 3. Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận trong đoạn trích?

    Câu 4. Anh chị có nhận được bài học nào từ việc trồng nho ở Yamagata?

    II. Làm văn

    Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn 200 chữ, sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nghị luận, tự sự, trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến cho rằng: Nếu ta cứ sống dưới tia nắng ấm áp của mặt trời thì sẽ không tạo ra được vị ngọt của cuộc sống.

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Nho ở vùng Yamagata rất ngọt và thơm ngon là do sự chênh lệch nhiệt độ giữ ngày và đêm.

    Câu 2. Để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ở yamagata cây nho đã tự sản sinh ra một lượng đường để tự bảo vệ mình trước hoàn cảnh sống khắc nghiệt

    Câu 3. Phương thức biểu đạt tự sự giúp người viết kể lại cho chúng ta câu chuyện lý thú về cây nho ở Yamagata, phương thức nghị luận giúp tác giả đưa ra được bài học nhân sinh từ việc trồng nho. Sự kết hợp giữa hai phương thức này thực chất chính là sự kết dính câu chuyện thú vị với triết lý giản dị mà giàu tính nhân văn.

    Vâu 4. Bài học nào từ việc trồng nho ở Yamagata. Nếu biết vượt lên trên điều kiện/ hoàn cảnh sống khắc nghiệt, ta có thể thành công / tạo nên giá trị đặc biệt trong cuộc sống.

    II. Làm văn

    Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về bài văn ở phần đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (Nếu ta cứ sống dưới tia nắng ấm áp của mặt trời thì sẽ không tạo ra được vị ngọt cuộc sống). Theo nhiều cách nhưng phải hợp ký, có sức thuyết phục. Anh chị có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

    - Giải thích ngắn gọn: Tia nắng ấm áp chỉ điều kiện thuận lợi, vị ngọt chỉ thành quả tốt đẹp. Ý kiến khẳng định trong điều kiện lý tưởng, con người ta khó có thể tạo ra được những điều tốt đẹp khác.

    - Bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng thời lý giải vì sao đồng tình hoặc không đồng tình. Chẳng hạn: Ý kiến xác đáng vì môi trường, điều kiện sống tốt đẹp không tạo ra được thử thách, sự kích thích để con người có động lực chinh phục. Theo đó, sẽ không có những thành quả tốt đẹp nào khác được tạo ra.. / ý kiến không xác đáng vì điều kiện thuận lợi có thể giúp những con người sáng tạo khám phá bản thân, thiên nhiên, xã hội.. để tại nên điều mới lạ, kỳ diệu hơn..

    Có sử dụng các phương thức biểu đạt nghị luận, tự sự.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng một 2022
  8. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 8

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Thầy giáo dạy tiếng anh thường cười khi chúng ta nói câu gì đó sai mà chợt nhận ra, mặt đỏ bừng lên, rồi thấy nói: "Không sao, không sao, đó là lý do vì sao thầy ở đây!". Và khi thầy viết câu lên bảng, có một lỗi sai nhỏ về sở hữu cách, mấy đứa bàn đầu tinh mắt nhìn thấy, vội nhắc thầy. Thầy rất hài lòng, thêm chữ 's và nói: "Hay lắm, đó là lý do mà thầy cần mấy trò ở đây!"

    Hồi tôi còn xíu, từ khi mẹ có thêm em béb, tôi thường tự chơi một mình. Nhưng đôi khi vẫn chạy ra níu mẹ: "Mẹ ơi, cười vời con một cái nào!". Một nụ cười cũng có thể lấp đầy khoảng trống vắng vì phải sẻ chia yêu thương.

    Tại sao cuộc sông của chúng ta không tràn đầy những thời khắc hoan hỷ, hạnh phúc, hài lòng? Tại sao lại có cả những ngày tháng buồn bã, thất vọng, chán nản? Lại có những thời điểm gần như trống rỗng?

    Đó là để những người yêu mến chúng ta có thể đổ đầy vào cho chúng ta sự cảm thông, san sẻ của họ.

    Tại sao chúng ta có khả năng nhìn thấy ở những người khác những điều thiếu hụt, những khoảng trống tình cảm, nỗi tuyệt vọng, đau đơn, tủi hổ, dù họ im lặng, dù họ không khóc, dù họ ở xa chúng ta ngàn dặm?

    Đó là để chúng ta đổ đầy họ bằng yêu thương, trao tặng cho họ kinh nghiệm và kiến thức của chính mình.

    Chúng ta sinh ra là để lấp đầy cho nhau.

    Như những mảnh xếp hình với dáng vẻ kỳ dị, đầy những ưu điểm và khiếm khuyết, sở trường và sở đoản, là vô nghĩa dù hiện hữu đó mà không lấp đầy cho nhau, để cùng tạo nên một thế gian rực rỡ và hoàn hảo.

    (Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, Ngô Thị Phú Bình, NXB Kim Đồng, tr. 20-22)

    Câu 1. Chỉ ra hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Người viết đã gọi tên những "khoảng trống" nào?

    Câu 3. Phân tích ngữ cảnh của câu văn im đậm.

    Câu 4. Thông điệp mà anh chị nhận được từ đoạn trích là gì?

    II. Làm văn

    Câu 1. Theo anh chị, chúng ta có thể "đổ đầy.. sự cảm thông, san sẻ khi ai đó buồn bã, chán nản, thất vọng, trống rỗng.. như thế nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, sử dụng kết hợp thao tác lập luận bình luận, chứng minh, trình bày suy nghĩ của anh chị về điều đó.

    Câu 2. Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau:

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây sống ngửi trời

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    (Tây Tiến, Quang Dũng, theo Ngữ Văn 12 tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 88)

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.​

    (Việt Bắc, Tố Hữu, ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 11).

    I. Đọc hiểu

    Câu 1. Có thể chỉ ra hai trong các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự, biểu cảm, nghị luận.

    Câu 2. Những" khoảng trống "được gọi tên trong đoạn trích: Khi học trò nói sau câu tiếng anh, khi thấy mắc lỗi nhỏ trong bài giảng, khi đứa trẻ phải chia sẻ yêu thương của mẹ với em nhỏ, những ngày tháng buồn bã, thất vọng, chán nạn, những điều thiếu hụt, những khoảng trống tình cảm, nỗi tuyệt vọng, đau đớn, tủi hổ, dáng vẻ kỳ dị, những khiếm khuyết, sở đoản, là hiện hữu mà vô nghĩa..

    Câu 3. Ngữ cảnh của câu văn: Chúng ta sinh ra là để lấp đầy cho nhau.

    - Nhân vật giao tiếp: Câu văn trên là của người viết (tác giả Ngô Thị Phú Bình), viết cho người đang giao tiếp cùng là bạn đọc chúng ta. Tác giả từng là" người giữ lửa "cho chuyên mục" Trò truyện đầu tuần "trên báo" Hoa học trò "- một tờ báo rất gần gũi với lứa tuổi học trò. Những bài viết củ tác giả Ngô Thị Phú Bình luôn mang đến tình yêu thương, sự sẻ chia qua giọng văn mềm mại, giàu nữ tính.

    - Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:

    + Bối cảnh giao tiếp rộng: Trong xã hội hiện đại, khi đời sống vật chất ngày được nâng cao, con người cũng có điều kiện quan tâm hơn đến thế giới tinh thần của mình. Theo đó, nhu cầu được giãi bày, chia sẻ được tình cảm, cảm xúc cũng cao lên.

    + Hiện thực được nói tới: Câu nói đề cập một quan niệm sống đẹp đẽ, nhân văn: Sống là bù đắp, chia sẻ với những khuyết thiếu của nhau.

    Câu 4. Thông điệp của đoạn trích: Ai trong đời cũng có những khiếm khuyết, những thiếu hụt, những khoảng trống cần được san sẻ, bù đắp. Hãy biết đem yêu thương để chia sẻ, bù lấp cho những khoảng trống của nhau.

    II. Làm văn

    Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích thuộc phần đọc hiểu anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (cách đổ đầy.. sự cảm thông, san sẻ" khi ai đó buồn bã, chán nản, thất vọng, trống rỗng) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Anh chị có thể viết đoạn văn theo hướng:

    - Buồn bã, chán nản, thất vọng, trống rỗng.. là những trạng thái tâm lý tiêu cực khiến con người ta không còn nhiệt huyết, nhiệt tâm để sống vui.

    - Chúng ta có thể "đổ đầy.. sự cảm thông, san sẻ" khi ai đó buồn bã, chán nản, thất vọng, trống rỗng.. bằng những lời nói động viên, khuyên giải đúng-sai, tốt - xấu, nên - không nên.. bằng những cử chỉ âu yếm, yêu thương, trìu mến như một ánh nhìn cảm thông, một cái nắm tay, siết tay, vỗ về hoặc một cái ôm choàng thân thiết.. hay bằng những hành động / sự việc cụ thể như mời rủ tham gia cùng một hoạt động hữu ích nào đó (nghe nhạc, chơi thể thao, đọc sách, làm thiện nguyện, giao lưu với bạn bè), hoặc có khi chỉ cần ngồi yên bên cạnh họ, lắng nghe họ mà không cần nói bất cứ điều gì..

    - Điều quan trọng là sự cảm thông, san sẻ của chúng ta phải thực sự chân thành, tự nhiên.

    Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Quang Dũng, Tố Hữu và các tác phẩm Tây Tiến, Việt Bắc, anh chị có thể cảm nhận về vẻ đẹp của hai đoạn thơ theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hai đoạn thơ

    - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc. Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến với rất đẹp và đậm chất bi tráng.

    - Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng và kháng chiến vừa là lời nhắc nhở về sự thủy chung của con người đối với quá khứ cách mạng.

    - Giới thiệu hai đoạn thơ

    * Cảm nhận về hai đoạn thơ

    - Đoạn thơ trong Tây Tiến

    + Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn với ngôn ngữ giàu sức tạo hình (các từ láy giàu giá trị gợi hình, biểu cảm), kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật (phép điệp, phép đối, nhịp thơ 3-4, các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng..

    + Về nội dung: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về khung cảnh thiên nhiên miền Tây trên chặng đường hành quân. Bức tranh thiên nhiên miền Tây với hai nét vẽ hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, lãng mạn, hình ảnh người lính Tây Tiến thấp thoáng trên nền cảnh thiên nhiên vừa can trường, dũng cảm vừa trẻ trung, yêu đời.

    - Đoạn thơ Việt Bắc:

    + Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát uyển chuyển, kết cấu độc đáo (một cắp câu thơ gợi tả một mùa trong năm, ứng với mỗi câu lục gợi tả khung cảnh thiên nhiên là một câu bát gợi tả hình ảnh con người việt Bắc), ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian, hình ảnh thơ chọn lọc.

    +Về nội dung: Nỗi nhớ của người đi (ta) về cảnh (hoa) và người Việt Bắc. Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc hiện lên qua bộ tranh tứ bình với bốn mùa xuân hạ thu đông, với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc trưng cho mỗi mùa, hình ảnh con người chan chưa ân tình, thủy chung son sắt.

    * So sánh hai đoạn thơ.

    - Điểm tương đồng: Nỗi nhớ da diết của chủ thể trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lính, người cán bộ cách mạng những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp

    - Điểm khác biệt:

    +Đoạn thơ trong Tây Tiến tái hiện hình ảnh thiên nhiên miền tây trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình vừa lãng mạn, thơ mộng vừa dữ dội hào hùng.

    + Đoạn thơ trong Việt Bắc là xúc cảm thiết tha, sâu lắng của nhà thơ, một tình cảm thủy chung có tính truyền thống đạo lý của dân tộc, nhờ đó đã tạo nên dư âm khó quên trong lòng độc giả.

    Sự khác biệt này thể hiện vẻ đẹp riêng trong mỗi sáng tác, góp phần làm phong phú hơn cho các sáng tác văn học giai đoạn từ năm 1945-1975.
     
  9. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 9:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Khi tới thăm những bản làng nghèo khổ lạc hậu khủng khiếp trên miền núi cao, tôi cứ nghĩ có phải do họ ít đi quá. Nếu giúp đỡ họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến đi? Biết đâu sau những chuyến đi họ sẽ tự muốn thay đổi tập quán sinh sống?

    Túm lại, mọi chuyến đi đều đáng giá. Đi để con được choáng ngợp trước đại dương mênh mông.. rung động trước một cánh đồng xanh mướt.. hồi hộp nín thở trước những rặng núi hùng vĩ.. Đi để con biết mùi mặn của mồ hôi, mùi gió ngai ngái trước cơn dông.. đi để con biết kết nối với người lạ, thử những món chưa từng ăn. Đi để con biết cách leo núi, lội ruộng, luồn hang, đốt lửa, nấu cơm, sơ cứu vết thương.. Đi để khi trở về con thấy yêu thêm cái nhà nhỏ của mình.

    Tại sao người ta phải bỏ cả đống tiền, khổ sở đày ải để leo lên đỉnh Everest? Tại sao người ta phải luyện tập thể lực cả tháng trời rồi đáp máy bay tới Việt Nam, mò mẫn trèo đèo lội suối để tới hang Sơn Đoòng? Cảnh đẹp chỉ là một phần. Quan trọng là cái thú vị của quá trình chinh phục và khám phá. Sống là phải được nếm trải cảm giác sung sướng không thể diễ tả của khoảnh khắc "A ha ta đã làm được!". Nó đã lắm. Không ngôn từ nào tả được!

    Mấy mùa Tết gần đây nhà mình sắm Tết chỉ khoảng vài trăm ngàn. Dọn tủ lạnh và thùng rác thật sạch để có thể đi 10 ngày về không bị bốc mùi. Lên đường!

    Những chuyến đi, luôn luôn tốt hơn! Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn. Có câu nói rằng: "Nếu con người sinh ra chủ để ở chết dí ở một chỗ, thì người ta đã khoing cần đôi chân làm gì". Dù với ngàn năm văn hóa lúa nước, ông bà mình khá lười dịch chuyển thì cũng phải công nhận "đi một ngày đàng học một sàng khôn" mà. (Trích Con nghĩ đi, mẹ không biết! Thu Hà, NXB Văn học, 2016, tr198-199)

    Câu 1. Theo người viết, căn nguyên của sự nghèo khổ, lạc hậu thường thấy ở các bản làng trên các miền núi cao là gì?

    Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra giá trị của những chuyến đi. Đó là những giá trị nào?

    Câu 3. Nhận xét về thái độ của tác giả khi viết về những chuyến đi.

    Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến cho rằng Nếu giúp đỡ họ (những người dân nghèo khổ, lạc hậu ở các vùng vúi cao), nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ chức cho họ những chuyến? hay không? Vì sao?

    II. Làm văn

    Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm và phong cách sống mà tác giả chia sẻ: Mấy mùa tết gần đây nhà mình sắm tết chỉ khoảng vài trăm ngàn. Dọn tủ lạnh và thùng rác thật sạch để có thể đi 10 ngày về không bị bốc mùi. Lên đường!

    Câu 2. Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:

    Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

    Quân xanh màu lá giữ oai hùm

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông Mã gầm lên khúc độc hành

    (Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập 1)

    Những đường Việt Bắc của ta

    Đêm đêm rầm rập như là đất rung

    Quân đi điệp điệp trùng trùng

    Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

    Dân công đỏ đuốc từng đoàn

    Bước chân nát đá muôn tà lửa bay

    Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

    Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

    (Việt Bắc, Tố Hữu, ngữ văn 12 tập 1)

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. Đọc hiểu


    Câu 1. Theo tác giả căn nguyên của sự nghèo khổ lạc hậu thường thấy ở các bản làng trên các miền núi cao là do người dân ở đây ít đi quá.

    Câu 2. Những chuyến đi sẽ giúp người đi khám phá vẻ đẹp của các vùng miền, có những trải nghiệm thú vị, rèn luyện kĩ năng sống, có được cảm giác thú vị trong quá trình chinh phục các không gian và trở về để yêu thêm ngôi nhà của mình.

    Câu 3. Khi viết về những chuyến đi tác giả đã thể hiện sự hào hứng, hứng khởi, thích thú, tinh thần chủ động, sẵn sàng trước, trong mỗi chuyến đi cũng như cảm giác sung sướng khi được chinh phục, trải nghiệm.

    Câu 4. Anh chị nghiêm túv, thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình và đưa ra lý lẽ, dẫn chứng hợp lý, thuyết phục. Khách quan có thể thấy ý kiến của người viết cho rằng nên tổ chức cho những người dân nghèo miền núi được đi đến các vùng đất khác của đất nước cũng là một gợi ý hay để chính những dân tự nhận ra sự nghèo khổ, lạc hậu của mình mà thay đổi trong nếp nghĩ và vươn lên bằng hành động. Tuy nhiên, để ý tưởng này khả thi, cần sự nỗ lực hợp tác từ rất nhiều phía.

    II. Làm văn

    Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích thuộc phần đọc hiểu, anh chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (quan điểm sống của tác giả) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Chẳng hạn:

    - Trước hết cần thấy từ đoạn trích và qua đoạn văn tác giả chia sẻ quan niệm sống: Sống là luôn vận động, là đi, là khám phá, chinh phục những vùng đất lạ.

    - Khẳng định quan niệm sống đúng đắn, tiến bộ, thể hiện phong cách sống trẻ trung, năng động và tâm hồn phóng khoáng, ưa khám phá, hòa nhập, kết nối..

    - Khẳng định ý nghĩa của quan niệm và phong cách sống (của tác giả) : Mang tầm nhận thức, làm phong phú tâm hồn, giúp con người trưởng thành hơn.

    Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về Quang Dũng, Tố Hữu và các tác phẩm Tây Tiến, Việt Bắc, anh chị có thể cảm nhận về hai đoạn thơ theo hướng sau:

    * Giới thiệu vài nét về các tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ.

    - Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

    - Việt Bắc và Tây Tiến là hai thi phẩm tiêu biểu của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống pháp.

    * Cảm nhận về hai đoạn thơ

    - Đoạn thơ trong Tây Tiến:

    + Về nghệ thuật: Thể thơ tám chữ, cảm hứng lãng mạn quyện hòa với tinh thần bi tráng được thể hiện qua rất nhiều hình ảnh giàu tính tạo hình (không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng, dáng kiều thơm) ; các từ Hán - Việt (đoàn binh, biên giới, biên cương, viễn xứ) âm điệu trầm hùng, bi tráng..

    + Về nội dung: Bức tượng đài về hình tượng người lính trong gian khổ, thiếu thốn, trong chiến đấu và trong sự hy sinh. Người lính hiện lên với hai vẻ đẹp vừa kiêu hùng, oai phong, lẫm liệt vừa mộng mơ, lý tưởng, lãng mạn, hào hoa.

    - Đoạn thơ trong Việt Bắc:

    + Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, các từ láy toàn phần, các biện pháp tu từ so sánh, hình ảnh thơ vừa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng (ánh sao đầu súng, bước chân nát đá, đèn pha bật sáng như ngày mai lêm), nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, náo nức, hồ hởi khiến lời thơ mang âm điệu khẩn trương, hùng tráng.

    +Về nội dung: Cuộc hành quân lịch sử vui tươi, rộn rã được thể hiện qua hình ảnh những con đường chiến dịch, những đoàn quân ra trận (bộ đội, dân công) với sức mạnh vũ bão, với khí thế xông trận hừng hực.

    * So sánh hai đoạn thơ

    - Điểm giống nhau: Hai đoạn thơ đều khơi dậy nhịp điệu khẩn trương, hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Cả hai đoạn thơ đều được viết bằng nỗi nhớ, bằng kí ức của chủ thể trữ tình.

    - Điểm khác biệt:

    + Đoạn thơ trong Tây Tiến tập trung khắc họa bức tượng đài về hình tượng người lính trong một đoàn binh, đoạn thơ là sự hòa quyện giữa xúc cảm hào hùng và tinh thần bi tráng.

    + Đoạn thơ trong Việt Bắc thể hiện không khí ra trận hừng hực khí thế của toàn quân toàn dân, đoạn thơ sôi nổi, bộc lộ rõ niềm vui tươi, phấn khởi, tự hào của người viết.

    Sự khác biệt giữa hai đoạn thơ góp phần làm nên vẻ đẹp riêng, giá trị riêng của tác phẩm, thể hiện tài năng của mỗi nghệ sĩ đồng thời làm phong phú thêm cho mảng đề tài viết về con ngưòi và đất nước trong chiến tranh.
     
  10. Linh babe

    Bài viết:
    60
    Đề số 10

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đọc hiểu

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

    Một trong những ẩn dụ cổ xưa nhất trong việc con người tương tác với cô g nghệ chính là mối quan hệ giữ chủ và nô lệ. Aristotle đã từng tưởng tượng rằng công nghệ có thể thay thế chế độ nô lệ nếu như khung dệt trở nên hoàn toàn tự động. Vào thế kỉ XIX, Oscar wilde đã nhìn thấy tưing lai khi các cỗ máy đã thực hiện tất cả các chức năng lao động ngu si và đần độn, giải phóng cho nhân loại tự do làm nên "những điều tuyệt vời nhất" hay chỉ đơn giản là "chinh phúc thế giới với lòng ngưỡng mộ và thích thú". Marx và Engels đã nhìn ra sự khác biệt. "Đám đông từng ngày từng giờ bị lệ thuộc vào máy móc", họ đã viết như thế trong tác phẩm Communist Manifesto (Tuyên ngôn Cộng sản). Máy móc không thể giúp chúng ta khỏi ách nô lệ mà ngược lại chúng ta đã trở thành phương tiện nô lệ.

    Ngày nay những chiếc máy tính thường đóng cả hai vai trò. Ông Nicholas Carr, tác giả quyển sách Atlantic năm 2008 với tựa đề sách "Liệu google" đang khiến chúng ta ngu muội đi? , và cuốn sách mới nhất nhất của ông mang tự đề "chiếc lồng kính" : Tự động hóa và chúng ta, phân tích nhiều kĩnh vực đương đại trong đó các phần mềm có khả năng tăng cường nhận thức con người, từ các chuẩn đoán y học cho đến các trương trình mô hình kiến trúc. Như chính tiêu đề của nó, quyển sách cũng đang hoài nghi rằng liệu công nghệ có đang giam hãm hay giải phóng người sử dụng. Nicholas Carr khảng định rằng, chúng ta đang ngày bị giam cầm nhưng chính vì sự vô hình của cảm giác công nghệ cao đã khiến cho chúng ta làm tưởng mình đang tự do.

    Để chứng minh, ông Carr đã lấy bằng chứng về những thợ săn unuit ở phía Bắc Canada. Các thế hệ thợ săn lớn tuổi thường theo dõi dấu vết của các con tuần lộc sinh sống trên các vùng lãnh nguyên với độ chính xác đáng kinh ngạc do họ đã ghi nhận kĩ lưỡng sự thay đổi của gió, hình dạng dấu tuyết, các ngôi sao và tập tính thói quen của loài động vật. Nhưng các thợ săn trẻ tuổi bắt đầu sử dụng các loại xe trượt tuyết và thiết bị định vị GPRS, sức mạnh hoa tiêu của họ đã bị từ chối. Thay vì theo kinh nghiệm bản thân họ đã tin chắc vào các thiết bị đinh vị GPRS và đã bỏ qua những nguy hiểm đang chờ đón mình, tốc độ đã chuyển trên các vách đá núi hay trượt trên bề mặt băng mỏng. Và khi GPRS bị bể hya pin bị đóng băng, tất sẽ dẫn đến việc cảnh thợ săn trẻ bị tổn thương.

    Ông Carr còn nghiên cứu các trường hợp khác: Ông mô tả cảnh bác sĩ ngày nay trở nên quá lệ thuộc vào các phần mềm hỗ trợ ra quyết định khi họ quan sát casc tín hiệu quan trọng từ bệnh nhân, song đôi khi họ có thể ra quyết định thiếu chính xác. Khả năng vẽ hình của các kiến trúc sư cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi vẽ bằng tay trần thì họ chuyển sang các nền tảng kĩ thuật số. Và ông Carr kể lại những trường hợp đáng sợ khi các phi công máy bay thương mại thường tỏ ra lúng túng khi thực hiện các thao tác đơn giản trong những trường hợp khẩn cấp, bởi vì họ quá lệ thuộc vào những hệ thống lái tự động. Bản thân ông Carr cũng thừa nhận rằng những công nghệ này thường nhấn mạnh và hỗ trợ đắc lực cho các kỹ năng của con người.

    (Trích google khiến cho học sinh ngày càng kém thông minh? , báo giáo dục và thời đại, số 265, 2014, tr. 6)

    Câu 1. Từ đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

    Câu 2. Hai vai trò - được bàn đến trong đoạn trích - của những chiếc máy tính là gì?

    Câu 3. Chỉ ra thao tác lập luận chính được vận dụng trong đoạn trích.

    Câu 4. Đọc xong đoạn trích, anh (chị) nhận thấy mình nên sử dụng công nghệ như thế nào?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), đề xuất giải pháp giải thoát con người khỏi sự giam cầm của công nghệ khoa học hiện đại.

    Câu 2. Nhận xét về đoạn trích Việt Bắc (TốHữu), có ý kiến cho rằng: Đoạn trích đậm đà tính dân tộc, không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật.

    Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

    GỢI Ý LÀM BÀI

    I. ĐỌC HIỂU


    Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học.

    Câu 2. Hai vai trò - được bàn đến trong đoạn trích - của những chiếc máy tính là giúp con người thoát khỏi ách nô lệ và biến con người thành nô lệ.

    Câu 3. Thao tác lập luận chính được vận dụng trong đoạn trích là thao tác chứng minh. Chủ đề của đoạn trích (tác động tiêu cực của khoa học công nghệ đối với con người) được minh họa bằng hàng loạt các dẫn chứng từ xa xưa đến ngày nay.

    Câu 4. Mỗi ngày trôi qua, khoa học công nghệ trên thế giới lai có những bước tiến vượt bậc. Con người được hưởng rất nhiều lợi ích từ sự tiến bộ đó song rõ ràng, sự lệ thuộc của con người đối với thành quả của khoa học công nghệ không phải không đáng lo ngại. Bởi vậy, việc sử dụng công nghệ nên được mỗi người cân nhắc để vừa khai thác được những tiện ích vừa tránh được những tác động xấu từ nó.

    II LÀM VĂN

    Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) có thể trình bày suy nghĩ củaminhf về vấn đề cần nghị luận (giải pháp giải thoát con người khỏi sự giam cầm của công nghệ khoa học hiện đại), theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí có sức thuyết phục. Chẳng hạn, để giải thoát khỏi sự giam cầm của khoa học hiện đại, chúng ta nên hướng sự chú ý của mình đến các hoạt động khác như trực tiếp trò chuyện, kết nối với những người xung quanh, chơi thể thao hay các môn nghệ thuật yêu thích, tham gia vào các hoạt động xã hội, tập trung cao độ cho công việc của mình hoặc lựa chọn sử dụng những sản phẩn công nghệ ít ứng dụng..

    Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tố Hữu vàd đoạn trích Việt Bắc, anh chị có thể chứng minh nết phong cách nghệ thuật thơ Tố Hựu theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

    * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Việt Bắc.

    - Tố Hữu là một trong những lá cờ đàu của nên thi ca cách mạng Việt Nam. Các sáng tác của ông ghi dấu ấn trong lòng người đọc bởi phong cách nghệ thuật độc đáo.

    - Việt Bắc là khúc ca thể hiện dõ nét một trong những nét đặc sắc tỏng phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Tính dân tộc đậm đà

    * Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu

    Tính dân tộc được hiểu là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức và chế độ trính trị chải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài. Tính dân tộc không bộc lộ một cách dõ ràng, cụ thể thành yếu tố hữu hình mà nó thấm vào trong cảm xúc, trong cách nhìn và phương thức thể huieenj của tác phẩm.

    - Về nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đưa những tưởng và tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lý của dân tộc.

    - Về nghệ thuật:

    + Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống. Thơ Lục bát (Việt Bắc, kính gửi cụ Nguyễn Du, nước non ngàn dặm) kết hợp cả giọng cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung tình cảm cách mạng mà có gốc dễ trong chuyền thống tinh thần dân tộc, làm phong phú cho thể thơ lục bát dân tộc. Thơ bảy chữ (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi! Theo chân bác) Trang trọng, có màu sắc cổ điển nhưng vẫn biến hóa linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.

    + Về ngôn ngữ: Sử dụng lối nói quen thuộc, thậm chí cả những ước lệ, so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.

    + Nhạc điệu thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt, Tố Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu, kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn, một thứ nhạc tâm tình mà ở bề sâu của nó là nhạc điệu cẩm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc.

    * Học sinh soi chiếu những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu vào trích đoạn Việt Bắc để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Trong đó, cần tập chung làm nổi bật biểu hiện của tính dân tộc trên phương diện nghệ thuật: Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian dân tộc.

    * Nhận xét, đánh giá

    - Tính dân tộc là một trong những nét nổi bật của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trong trích đoạn Việt Bắc, đặc trưng này được thể hiện đậm nét ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là phương diện nghệ thuật.

    - Từ tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc, chúng ta có thể kết nối với rất nhiều các sáng tác khác của Tố Hữu để thấy rõ hơn nữa nết đặc trưng này trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...