101 Truyện Cổ Tích Chọn Lọc Vương Diễm Nga Tuệ Văn (dịch) Lời nói đầu Đối với trẻ em, một câu truyện sinh động, thú vị thực sự là món ăn tinh thần bổ ích cho sự trưởng thành. Mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và mang đến sự ấm áp cho tâm hồn. Hãy để trẻ được du ngoạn trong thế giới thần tiên của các câu chuyện, lĩnh hội sự kì diệu của ngôn ngữ, cảm nhận tình cảm của nhân vật, qua đó phân biệt được cái đẹp - cái xấu, cái thiện - cái ác trong cuộc sống, xây dựng nhân sinh quan và lý tưởng đúng đắn. Cuốn sách 101 truyện cổ tích chọn lọc nuôi dưỡng tâm hồn bao gồm các câu chuyện đều có phần "Cảm nhận", giúp trẻ đi sâu tìm hiểu ý nghĩa hàm chứa bên trong câu chuyện. Đọc sách là sự nuôi dưỡng tâm hồn, các câu chuyện là sự chắt lọc từ cuộ sống, dùng ngòi bút tinh tế để miêu tả cuộc đời, dùng ngôn ngữ sắc bén để giảng giải đạo lý. Với các bậc cha mẹ mong muốn khơi dậy những cảm thức tốt đẹp trong tâm hồn trẻ cũng như là các bạn nhỏ đang tìm hiểu thế giới, chúng tôi cũng luôn tin rằng cuốn sách sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất.
Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế - Dựa theo Truyện cổ Andersen Bấm để xem Ngày xưa, có một vị hoàng đế không màng tới những chuyện quốc gia đại sự mà suốt ngày chỉ thích mặc những bộ quần áo mới. Một hôm, có hai tên bịp bợm tới hoàng cung và khuếch khoác rằng: "Muôn tâu hoàng thượng, chúng thần là những người thợ dệt vải xuất sắc nhất thế giới, có thể dệt ra loại vải đẹp đẽ nhất trên đời. Loại vải này có một đặc tính vô cùng kì diệu, đó là nếu những kẻ không xứng đáng với chức vụ hay những kẻ ngu ngốc thì sẽ không nhìn thấy được nó". Hoàng đế nghe xong, nghĩ thầm: "Hay quá, đây chính là loại vải mà ta đang cần! Chỉ cần mặc bộ quần áo may từ vải này vào là ta có thể nhận ra được ai là người thông minh, ai là kẻ ngu dốt. Thế là ông ta liền ban cho hai tên này rất nhiều tiền và ra lệnh cho chúng lập tức bắt tay vào việc. Hai tên bịp bợm sốt sắng bày khung cửi ra, vờ ra vẻ làm việc hăng say. Chúng liên tục thỉnh cầu hoàng đế ban cho những loại nguyên vật liệu tốt nhất, sau đó cất giấu làm của riêng rồi giả vờ bận rộn làm việc trên chiếc khung cửi trống trơn đến tận đêm khuya. Mấy hôm sau, hoàng đế phái một vị đại thần lớn tuổi đi xem công việc dệt vải đã được thực hiện đến đâu, nhưng vị đại thần này làm sao mà thấy được tấm vải cơ chứ! Ông chỉ thấy hai tên thợ dệt đang tất bật bên khung cửi trống trơn mà thôi. Lúc ấy, hai tên này bèn mời ông lại gần rồi chỉ tay vào cái khung cửi và hỏi:" Thưa ngài, ngài có thấy hoa văn và màu sắc của tấm vải tuyệt đẹp không ạ? " Vị đại thần đáng thương cố giương mắt lên nhìn, nhưng ông vẫn chẳng thấy tấm vải nào cả." Ôi trời ơi! "Ông nghĩ," lẽ nào mình đúng là người không xứng đáng với chức vụ? Chẳng lẽ mình là người là kẻ ngu dốt thật sao? Không được, mình tuyệt đối không được để người khác biết mình không nhìn thấy tấm vải. " " Bẩm ngài có nhận xét gì không ạ? "Một tên vừa làm điệu bộ như đang dệt vải vừa nói." Ôi, đẹp quá! Đúng là tuyệt đẹp! "Vị đại thần vội nói, ông ta đeo kính vào rồi làm như đang nhìn ngắm kĩ, miệng tấm tắc khen:" Đẹp quá! Ta sẽ bẩm báo với hoàng thượng rằng ta cảm thấy rất hài long với tấm vải tuyệt đẹp này ". " Vâng, nghe ngài nói vậy thì chúng con vui quá! "Hai tên cùng nói. Sau đó chúng còn dùng lời lẽ hoa mĩ để miêu tả màu sắc và hoa văn trên tấm vải tưởng tượng. Vị đại thần chăm chú nghe và ghi nhớ để lát nữa, khi vào cung, ông có thể tâu lại những điều ấy với hoàng đế. Hôm sau, hoàng đế phái một viên quan khác đi xem xem vải đã được dệt xong chưa. Vị quan này cũng chẳng khá khẩm hơn vị đại thần trước đó: Ông ta chẳng nhìn thấy tấm vải nào cả, nhưng vì sợ bị cho là kẻ bất tài nên khi gặp hoàng đế, ông ta vẫn tâu:" Muôn tâu hoàng thượng, tấm vải đó đúng là rất đẹp ạ! " Mấy hôm sau, hoàng đế nóng long muốn đích thân đi xem. Ông bèn dẫn một đám quan viên, gồm cả hai vị đại thần" trung thực "lần trước đi cùng với mình. Hai vị đại thần này tâu:" Muôn tâu bệ hạ, người hãy nhìn xem, tấ vải này mới đẹp làm sao! "Và họ chỉ về phía trước khung cửi trống trơn vì họ tưởng rằng những người khác đều nhìn thấy tấm vải. " Chuyện gì vậy nhỉ? "Hoàng đế thầm nghĩ," Sao ta chẳng nhìn thấy gì cả thế này! Thật là khó xử làm sao! Lẽ nào ta là một kẻ ngu ngốc thật ư? Lẽ nào ta không xứng đáng làm hoàng đế sao? Đây quả là chuyện đáng xấu hổ nhất mà ta từng gặp. "Vì muốn giữ thể diện nên hoàng đế nói:" Ôi, quả là đẹp thật! Ta vô cùng hài long vì tấm vải các ngươi dệt nên! " Những đại thần khác mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng vì không muốn để lộ sự ngu ngốc của mình nên họ cũng hùa vào nói theo hoàng đế:" Ôi, quả là tuyệt đẹp ạ! " Họ đua nhau tâu lên hoàng đế nên dùng tẩm vải kì diệu này may thành bộ quần áo để mặc tham gia dại lễ diễu hành sắp được tổ chức. Hoàng đế rất hài long và ban cho mỗi tên bịp bợm một tấm huy hiệu, đồng thời, đồng thời phong chúng là" Thợ dệt của nhà vua ". Buổi tối hôm trước ngày diễn ra lễ diễu hành, hai tên bịp bợm thắp sáu mươi ngọn nến," làm việc "thâu đêm để hoàn thành bộ quần áo mới của hoàng đế. Cuối cùng, sáng sớm ngày hôm sau, chúng đồng thanh nói:" Xin mời hoàng thượng chiêm ngưỡng! Bộ quần áo mới cho Người đã được may xong rồi ạ! " Hoàng đế nôn nóng dẫn theo tùy tùng đích thân tới phòng thay quần áo. " Dạ xin mời hoàng thượng cởi quần áo ạ! ", hai tên bịp bợm nói," chúng thần muốn thay quần áo cho mới cho bệ hạ trước tấm gương lớn này ". Hoàng đế bèn cởi bộ quần áo trên người ra. Hai tên bịp bợm bèn vờ ra vẻ cẩn thận mặc từng chiếc quần áo lên người hoàng đế. Hoàng đế xoay qua xoay lại trước gương, tỏ vẻ hài lòng. " Muôn tâu bệ hạ, bộ quần áo này đúng là vừa vặn, kiểu dáng mới đẹp làm sao! "Mọi người đồng thanh nói," Hoa văn, màu sắc thật đẹp! Đây đúng là một bộ quần áo kì diệu! " Hoàng đế kiêu hãnh mặc" bộ quần áo kì diệu "này trong buổi lễ diễu hành, dân chúng khắp nơi đua nhau kéo tới chiêm ngưỡng. Mọi người đều nói:" Bộ quần áo mới của hoàng thượng mới đẹp và vừa vặn làm sao! "Chẳng ai muốn để người khác biết mình không nhìn thấy bộ quần áo, vì ai cũng sợ bị người khác chê mình ngu dốt. " Nhưng hoàng thượng có mặc gì đâu! " Cuối cùng một đứa trẻ hét lên. Thế là mọi người bắt đầu xì xào bàn tán." Ông ấy không mặc gì cả! Có một đứa trẻ nói ông ấy không mặc gì cả! " Hoàng đế hơi run run, bởi vì ông ta cảm thấy lời mà đứa trẻ kia vừa nói là đúng, nhưng trong lòng ông tự nhủ:" Dù thế nào thì mình cũng phải tham dự cho xong buổi lễ diễu hành này. "Vì thế ông càng tỏ vẻ kiêu hãnh hơn, còn các vị đại thần thì đi theo sau, cung kính nâng tay vạt áo tưởng tượng. Cảm nhận: Sự thật không được những người lớn nói ra mà là từ một bạn nhỏ ngây thơ. Chính vì thế," tiếng nói ngây thơ"này trở nên vô cùng đáng quý. Chỉ là trẻ con ngây thơ, hoạt bát mới là thuần khiết nhất. Điều đó nói với chúng ta rằng, làm người phải giữ được sự thuần khiết, trong sáng và chân thành trong tâm hồn, để chân-thiện-mỹ luôn đầy ắp thế gian.
Một Đồng Bạc Trắng - Dựa theo Truyện cổ Andersen Bấm để xem Trong xưởng sản xuất tiền có một đồng bạc mới tinh, nó rất muốn được nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Một hôm, có một chiếc xe ngựa tới xưởng mang đồng bạc này và rất nhiều anh chị em của nó đi, khiến nó vô cùng phấn khích. Một hôm, đồng bạc nằm trong túi của một quý ông. Ông này đang chuẩn bị đi xa, khi sờ vào túi và phát hiện ra nó, ông liền vui vẻ nói: "Ồ, đồng bạc này sẽ theo ta ra nước ngoài". Đồng bạc nghe thấy vậy thì cảm thấy rất vui vì nó sắp được chu du thiên hạ. Nó yên lặng nằm trong túi và theo ông chủ xuất phát trên một chuyến xe ngựa bốn bánh. Đồng tiền không hề biết ông chủ của mình đã đến nơi nào, và mình đang ở quốc gia nào. Nó cảm thấy cuộc sống ngày càng bí bách, tẻ nhạt nên cuối cùng quyết định thử ngó ra ngoài xem sao. Thế là nó lén bò ra khỏi túi tiền, ngó nghiêng xung quanh một hồi rồi thả mình lăn xuống đất. Nó đã quyết định rời xa ông chủ như vậy đó. Nó nằm trong xó xỉnh một thời gian, rồi cũng có người phát hiện ra nó. Đồng bạc vô cùng xúc động, nó tưởng tượng mình sẽ được trải qua rất nhiều chuyện thú vị, nhưng người này chỉ lật qua lật lại, nhìn một lúc rồi nói: "Quốc gia chúng ta không có loại tiền này. Chắc chắn đây là một đồng tiền giả, không có chút giá trị nào!" Đồng tiền nghe vậy vừa tức giận lại vừa đau lòng, không ngờ mình lại bị coi là một đồng bạc giả như vậy. Nó trở thành một thứ vô dụng, chỉ có ban đêm, nhân lúc không ai nhìn rõ mới được người ta lén lút sử dụng. Trẻ con dùng bàn tay ấm áp mềm mại nắm chặt lấy nó, người tham lam dùng bàn tay nhớp nháp cầm nó, người già lật qua lật lại ngắm nghía nó. Một hôm, có một bà lão nhận được tiền công cho cả một ngày dài làm lụng vất vả chính là đồng bạc kia. Số là nhân lúc trời tối, ông chủ đã đem đồng bạc này trả công cho bà. Bà lão cẩn thận cầm lấy nó, chỉ sợ làm rơi mất. Về đến nhà, bà mới biết đồng bạc này không giống với những đồng bạc bình thường khác. Bà than thở: "Ôi, mình thật là bất hạnh, cả ngày làm việc vất vả khổ sở, thế mà lại bị lừa thế này." Bà lão buồn rầu đến rớt nước mắt. Đồng bạc nghe vậy, trong lòng cảm thấy rất buồn, nhưng nó cũng không biết phải làm thế nào. Từ khi ra đời cho đến lúc này, đây là lần đầu tiên nó cảm thấy mình thực sự là đồ bỏ đi, chỉ mang lại đau khổ cho người khác. Lúc ấy, dường như bà lão biết được tâm trạng của nó. Bà không khóc nữa mà dịu dàng nhìn đồng bạc rồi nói với nó: "Đồng bạc à, thôi ngươi đừng buồn nữa, biết đâu ngươi lại là vật đem lại may mắn ấy chứ! Ta sẽ khoan một lỗ trên người ngươi, xâu một sợi chỉ, đem ngươi làm món quà tặng cho cô bé hang xóm vậy nhé." Sáng hôm sau, bà dùng sợi chỉ đỏ xâu một đồng bạc, tặng cho một cô bé hang xóm vô cùng đáng yêu, cô bé thích mê món quà này. Cô đeo đồng bạc trên cổ, chốc chốc lại vuốt ve rồi hôn nó, ngay cả lúc ngủ cũng mang trên người. Nhưng chẳng mấy chốc, đồng bạc này bị người mẹ của cô bé phát hiện. Bà ta cầm lấy cái kéo, và mặc cho con gái cầu xin, vẫn dứt khoát cắt đứt sợi chỉ, lấy đồng bạc bỏ vào túi của mình. Bà ta cho rằng đồng bạc này là vật may mắn mà Thượng đế ban tặng cho mình nên đã ra chợ mua một tấm vé số với mơ ước không cần làm lụng mà vẫn có thể giàu có. Lần này đồng bạc không bị nhận ra mà được ném vào một cái hòm to cùng với rất nhiều đồng bạc khác. Nhưng trong lòng đồng bạc không thể xóa bỏ được ý nghĩ rằng: Cho dù lần này mình có thể thoát được, nhưng sau này vẫn sẽ bị người ta nhận ra là tiền giả. Nó thật sự khi vọng không còn bất cứ ai bị lừa nữa, nhưng thật đáng buồn là nó không có khả năng thay đổi tất cả. Cứ như thế, đồng bạc dần dần mất đi niềm tin vào bản thân, ngày qua ngày nó sống mòn mỏi trong gian nan và nhục nhã. Một hôm, có người lữ khách vô tình phát hiện ra đồng bạc đáng thương này giữa vô vàn những đồng tiền khác. Anh ta ngắm nghía một hồi rồi reo lên: "Ồ, đồng bạc của đất nước mình đây mà, mình sẽ đưa nó về lại quê hương!" Đồng bạc rất vui, vì cuối cùng nó cũng đã gặp người nhận được ra giá trị thực sự của mình. Vậy là đồng bạc được đưa về quê hương. Ở đấy, nó không còn tự ti và buồn rầu nữa, bởi vì nó đã được người ta nhìn nhận ra đúng với giá trị khi được sinh ra. Trải qua một hành trình trắc trở, cuối cùng đồng bạc đã hiểu ra rất nhiều điều. Nó rút ra rằng: "Cho dù gặp bao nhiêu phiền não, đau khổ hay hiểu lầm thì cũng vẫn phải vững tin vào giá trị của bản thân. Cuối cùng sự thật sẽ chiến thắng tất cả!" Cảm nhận: Khi đồng bạc bị mọi người coi là tiền giả, nó trở thành vật không có giá trị. Nhưng sau khi được người ta xác định là tiền thật, nó lại nhận được lời khen và được nâng niu. Câu chuyện này nói với chúng ta rằng, nhân tài cần phải gặp được người biết trân trọng giá trị thì mới có thể phát huy, đồng thời cũng nói với chúng ta rằng, "vàng thật thì cuối cùng sẽ tỏa sáng".
Năm Hạt Đậu - Dựa theo Truyện cổ Andersen Bấm để xem Bên cạnh cánh đồng lúa mạch có một quả đậu, bên trong có năm có hạt đậu. Dần dần, quả đậu cũng chín dần và ngả màu vàng. Một hôm, có cậu bé đi ngang qua đây và hái quả đậu này. Cậu lấy ra năm hạt đậu bên trong và vui vẻ nói: "Những hạt đậu này có thể làm đạn đồ chơi cho mình". Cậu bé liền đặt một hạt đậu vào chiếc súng bắn đạn hạt đậu của mình. Hạt đậu vui sướng reo lên: "Bây giờ, mình sẽ bay tới thế giới rộng lớn hơn!" Cậu bé lại bỏ hạt đậu thứ hai vào và bắn nó đi. Hạt đậu thứ hai nói: "Lý tưởng của mình chính là bay thẳng lên mặt trời!" Tiếp theo, hai hạt đậu nữa cũng bị bắn đi. "Hãy cho tôi bình yên!" Hạt đậu cuối cùng nói. Nó cũng bị bắn lên không trung. Nó rơi xuống một tấm ván gỗ cũ dưới cửa sổ tầng áp mái, ở đó có một kẽ nứt mọc đầy rêu. Nó chui vào đó và mất tăm. Trong căn gác nhỏ bé này có một người phụ nữ nghèo khổ. Hàng ngày ngoài việc lau bếp lò, chặt củi, chị còn phải làm rất nhiều việc nặng nhọc nhưng nhà vẫn nghèo rớt. Chị có một cô con gái bị ốm, nằm trong phòng. Cô bé rất yếu, trông thật đáng thương. Mùa xuân tới. Một buổi sáng, khi người mẹ đang định ra ngoài làm việc thì ánh mặt trời ấm áp, vui tươi chiếu qua ô cửa sổ vào phòng, chiếu thẳng xuống đất. Cô bé chợt nhìn xuống tấm kính dưới cùng. "Mẹ ơi, cái thứ màu xanh mọc ra cạnh cửa kính là gì vậy nhỉ? Nó đang đung đưa trong gió!" Người mẹ bước về phía cửa sổ, mở cửa nhìn ra ngoài. "..." Người mẹ nói, "Trời ơi, là một cây đậu nhỏ. Nó còn mọc cả cành lá nữa. Bây giờ đã có một vườn hoa nhỏ cho con ngắm rồi đó!" Buổi tối, cô bé nói với mẹ: "Mẹ ơi, con thấy con đã đỡ hơn rất nhiều rồi! Hạt đậu này lớn rất nhanh, con sẽ khỏe lại." "Hi vọng con gái của mẹ có thể lớn lên vui vẻ giống như hạt đậu này!" Người mẹ nói. Ngày hôm sau, người mẹ mắc một sợi dây từ bệ cửa sổ tới phía trên của ô cửa sổ để mầm đậu có thể quấn quanh dậy và vươn lên trên, ngày càng lớn nhanh. "Bây giờ nó sắp nở hoa rồi! Con gái của mẹ, đích thân Thượng đế đã trồng hạt đậu này, bảo nó đâm chồi nảy lộc, trở thành niềm hi vọng và hạnh phúc của chúng ta đấy!" Một buổi sáng, người mẹ nói. Hôm ấy, lần đầu tiên cô bé kia có thể ngồi dưới ánh nắng ấm áp suốt một tiếng đồng hồ. Cánh cửa mở ra, trước mặt cô là một bông hoa màu hồng phấn xòe nở. Cô bé cúi đầu, nhẹ nhàng hôn lên chiếc lá non. Hôm ấy hạt đậu cảm thấy mình thật hạnh phúc, bởi vì nó mang lại niềm vui và hi vọng cho cô một cô bé. Cảm nhận: Người như thế nào mới là người có ích? Thực ra, mỗi người sẽ có cách giải thích khác nhau. Có thể là người đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của xã hội, có thể là người xây dựng được một tòa nhà nguy nga, hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là dọn rác dưới đất cho sạch.. Bất luận là gì, mỗi người ngay từ khi chào đời đều có vai trò, trách nhiệm riêng của mình, nhưng chỉ khi làm một người có ích thì chúng ta mới không sống uổng phí cả đời, mới sống có ý nghĩa.