1. Mở bài 1 Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người anh hùng của đất nước, họ đã dùng máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ "độc lập" của dân tộc. "Tây Tiến" là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những năm 1945-1954. Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng. 2. Mở bài 2 Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 - thời kì cuộc chiến chống chống Pháp của dân tộc vẫn còn nhiều gian lao, thử thách là một trong những bài thơ hay nhất, thể hiện rõ nhất từ hình ảnh, cuộc sống cho đến tâm hồn những người lính chiến đấu xa nhà. Những địa điểm mà người lính từng đi qua hay hình ảnh những người dẫn ở đó đều có thể trở thành những gì thân thuộc nhất với người chiến sĩ. Đọc bài thơ, ta có thể hiểu thêm về những người anh hùng của dân tộc. 3. Mở bài 3 Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: "Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ thác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến". Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chến sĩ, những người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được lạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn. 4. Mở bài 4 Một bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc bởi nét tài hoa và anh dũng của những người chiến sĩ cách mạng, họ luôn kiên cường bất khuất trên mọi chặng đường, hình ảnh đó đã thể hiện cho chúng ta thấy được một tâm hồn giàu lòng yêu thương và tinh thần anh dũng, tác phẩm đó chính là "Tây Tiến" của Quang Dũng.. Tây Tiến là một địa danh mà tác giả đã từng gắn bó cuộc đời mình để chiến đấu và gian nan vất vả trên từng chặng đường ở đây tác giả đang phải sống những năm thằng nghèo khổ và nguy hiểm nhất. 5. Mở bài 5 Có những vùng đất, chẳng phải quê hương mình nhưng vẫn thật lưu luyến thi rời xa. Xa rồi, tâm hồn cử nhớ mãi về núi ấy sông ấy. Xa rồi, tâm tưởng cứ hiện về khắc khoải theo bóng dáng con người ấy ở làng Phù Lưu Chanh, cũng từng có người chiến sĩ Quang Dũng thắc nổi nhớ lên trang giấy về miền quá khứ thân thương bằng những vẫn vần thơ trong "Tây Tiến". Nỗi nhớ thương ấy đi từ nhà thơ, qua câu chữ, để truyền vào tâm từ người đọc, để ta cùng hòa điệu tâm hồn trong bản đàn nhớ Tây Tiến, nhớ quá thứ gắn bó nghĩa tình. 6. Mở bài 6 "Có một không gian nào, Đo chiều dài nổi nhớ: Có khoảng mênh mông nào, Sâu thẳm hơn tình thương" - Trần Đình Chính- Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nổi nhớ. Đó là nổi nhớ thương mà Hoàng Cầm đã gửi lại mảnh đất của mình trong bài thơ "bên kia sông Đuống" là nỗi nhớ thương trong tình yêu mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này qua bài thơ "Thương thầm" của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng người nghệ sĩ đa tài cũng thông phải là một ngoại lệ thì đặt tình cảm của mình nơi những người đồng chỉ, đồng đội qua bài thơ "Tây Tiến". 7. Mở bài 7 Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng tử tình là thể nhưng ẩn sau đó là vẻ hiểm nguy đang rình rập. Nước, hình sơ với đầy những hiểm nguy rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa Hà thành. Bài thơ "Tây Tiến" đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất và mà người lính phải trải qua trên chặng đường tháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.
Mình có tham khảo trên tik tok nên không rõ nguồn cảm ơn bạn ạ mình sẽ sửa lại bài viết trong thời gian sớm nhất
Vậy là bạn sưu tầm? Đây là diễn đàn viết bài bạn nhé, bạn cần tự viết, không sưu bài, trừ đề thi cấp tỉnh trở lên. Bạn vui lòng đọc thêm nội quy.