10 công trình lịch sử của sài gòn

Thảo luận trong 'Wallpaper' bắt đầu bởi Vũ Hà, 29 Tháng ba 2019.

  1. Vũ Hà

    Bài viết:
    1,981
    Đất nước ta sau 41 năm giải phóng đã thay da đổi thịt. Ngay cả Sài Gòn - Gia Định của ngày xưa cũng lớn lên cùng với đất nước. Tuy nhiên có những công trình kiến trúc mãi mãi là dấu ấn lịch sử tồn tại vững chai trên mảnh đất này.

    1. Dinh thống Nhất (Dinh Độc Lập).

    Dinh Độc Lập được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871. Dinh được viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên gạch đầu tiên. Từ năm1887 đến năm 1945, đây là nơi mà nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng để làm nơi ở và làm việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.

    [​IMG]

    Dinh Độc Lập xưa (Internet)

    [​IMG]

    Dinh Độc Lập nay (Internet)

    2. Nhà thờ Đức Bà (Cathédrale Notre-Dame de Saïgon).

    Nhà thờ Đức Bà được xây dựng lần đầu tiên vào ngày 28/03/1863. Nhà thờ ban đầu được xây hoàn toàn bằng gỗ và hoàn thành vào năm 1865. Tuy nhiên sau đó nhà thờ bị hư hại do mối mọt và được xây dựng lại bằng gạch vào ngày 07/10/1877.

    [​IMG]

    Nhà thờ Đức bà xưa (Internet)

    [​IMG]

    Nhà thờ Đức bà nay (Internet)


    3. Bưu điện trung tâm TPHCM.

    Tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách đậm chất châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1886 - 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Công trình kiến trúc này mang nét đẹp hòa quyện giữ phong cách châu Âu và châu Á.

    [​IMG]

    Bưu điện trung tâm TP xưa (Internet)

    [​IMG]

    Bưu điện trung tâm TP nay (Internet)

    4. Nhà hát TPHCM.

    Nhà hát Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn. Nhà Hát Lớn được khởi công năm 1898 và được khánh thành vào ngày 01/01/1900. Ngày nay, Nhà hát được trang bị trang thiết bị điện, chiếu sáng và hệ thống âm thanh tối tân nhất. Nhà hát phục vụ âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam, âm nhạc phương Tây cổ điển, các buổi biểu diễn của trường học, lễ tốt nghiệp và các sự kiện văn hóa đặc biệt khác.

    [​IMG]

    Nhà hát TPHCM xưa (Internet)

    [​IMG]

    Nhà hát TPHCM nay (Internet)

    5. UBND TPHCM.

    UBND TPHCM được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Dinh Xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa Đô Chánh Saigon là nơi làm việc và hội họp của chính quyền Sài Gòn.

    [​IMG]

    UBND thành phố xưa (Internet)

    [​IMG]

    UBND thành phố nay (Internet)

    6. Chợ Bến Thành.

    Chợ Bến Thành hay còn được gọi là Chợ Mới hay chợ Sài Gòn là một công trình kiến trúc lâu đời có trước cả khi Pháp đến nước ta. Ban đầu, chợ nằm bên con sông Thị Nghè, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (lúc này được gọi là thành Quy hoặc thành Bát Quái). Bến này là nơi để khách vãng lai hay quân nhân vào thành cho nên mới được gọi là chợ Bến Thành. Không chỉ đơn thuần là một nơi mua bán mà hơn 100 năm qua chọ Bến Thành đã trở thành nhân chứng lịch sử chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay của đất Sài Gòn mà còn là biểu tượng của cả thành phố.

    [​IMG]

    Chợ Bến Thành xưa (Internet)

    [​IMG]

    Chợ Bến Thành nay (Internet)


    7. Chợ Lớn (chợ Bình Tây).

    Chợ Lớn được thành lập ngày 08/08/1865 là tên khu vực đông đúc người hoa sinh sống. Chợ Lớn nằm ven kênh Tẻ trải dài ở quận 5 và quận 6, TPHCM. Trước đây Chợ Lớn được Pháp xem như một thành phố độc lập với Sài Gòn và được gọi là thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Năm 2015, Chợ Lớn được Trung tâm Bảo tồn di tích – Sở Văn hóa – thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét duyệt di tích Thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    [​IMG]

    Chợ Lớn xưa (Internet)

    [​IMG]


    Chợ Lớn nay (Internet)

    8. Bến Bạch Đằng.

    Bến Bạch Đằng bao gồm bến cảng và công viên nằm bên bờ sông Sài Gòn thơ mộng từ lâu đã trở thành nơi giải trí cho dân Sài Gòn và cũng là điểm du lịch hết sức thu hút.

    [​IMG]

    Bến Bạch Đằng xưa (Internet)

    [​IMG]


    Bến Bạch Đằng nay (Internet)

    9. Việt Nam Quốc Tự.

    Sau khi Phật giáo tranh đấu chống đối sự kì thị tôn giáo của chế độ độc tài tàn bạo thành công và chính quyền đó sụp đổ. Cuối năm 1963 Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, họ được chính quyền kế tiếp cho thuê một miếng đất rộng bốn mẩu tại số 16 đường Trần Quốc Toản trong 99 năm chỉ với một đồng bạc tượng trưng và được tiếp tục khi hết hạn.

    Ngày nay tuy chỉ với ngôi tháp 7 tầng và 3.712 thước vuông nhưng sự tồn tại của Việt Nam Quốc Tự là niềm hoan hỉ cho những người theo Phật, những tấm lòng cao cả biết hiến dâng đời mình cho đất nước, dân tộc và đạo pháp.

    [​IMG]

    Việt Nam Quốc Tự xưa (Internet)

    [​IMG]


    Việt Nam Quốc Tự nay (Internet)

    10. Cảng Sài Gòn

    Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 mét vuông.

    Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 mét vuông.

    Cảng Sài Gòn hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

    [​IMG]

    Cảng Sài Gòn xưa (Internet)

    [​IMG]

    Cảng Sài Gòn nay (Internet)
     
    CaoSGMặt Trăng Xanh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...