1 số thuật ngữ dùng trong lí luận văn học

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Thuý Nga, 15 Tháng năm 2022.

  1. 1. LÝ LUẬN VĂN HỌC LÀ GÌ?

    Lý luận văn học hiểu một cách đơn giản là một bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lí luận văn học giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, ví dụ: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?

    2. VĂN HỌC

    Văn học là một hình thức được nhà văn sáng tác ác, tái hiện lại các vấn đề, sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.

    3. TÁC PHẨM VĂN HỌC

    Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.

    4. ĐỀ TÀI

    Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

    5. CHỦ ĐỀ

    Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.

    6. HÌNH THỨC

    Là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung.

    7. NGÔN TỪ

    Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học, nhờ ngôn từ tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản.

    8. THƠ

    Thơ là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình. Lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.

    9. TRUYỆN NGẮN

    Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, với dung lượng ngắn gọn truyện ngắn thường chú trọng khắc họa một hiện tượng, một khoảnh khắc của sự sống. Phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người, đời sống tâm hồn con người.

    10. NHÂN VẬT

    Nhân vật là hình tượng nghệ thuật, có thể là con người, con vật, đồ vật được nhà văn xây dựng trong tác phẩm bằng những phương thức, phương tiện đặc thù.

    11. CHI TIẾT NGHỆ THUẬT

    Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ trong tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

    12. TÌNH HUỐNG TRUYỆN

    Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống là hoàn cảnh có vấn đề mà nhà văn đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách mà bộc lộ tính cách, số phận.

    13. CỐT TRUYỆN

    Là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

    14. TIỂU THUYẾT

    Là một thể loại tự sự cỡ lớn có hư cấu. Thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người.

    15. TƯ TƯỞNG

    - Tư tưởng là trí tuệ, cách nhìn, cách suy nghĩ, lối tư duy được hình thành trong mỗi cá nhân, mỗi thời đại hoặc xã hội.

    - Tư tưởng trong nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống thể hiện qua con đường ngôn ngữ. Đó là sự gửi gắm chiều sâu của tâm hồn, kinh nghiệm, cách nhìn về cuộc đời con người của tác giả được gửi gắm trong tác phẩm.

    16. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

    Phong cách sáng tác là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

    (Vẫn còn tiếp nha^^)
     
    Admin thích bài này.
Từ Khóa:
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...