Đọc hiểu ôn thi THPTQG: Giục Giã

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi hoanganh79, 14 Tháng bảy 2022.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    I. Đọc hiểu

    Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

    Em, em ơi, tình non đã già rồi;

    Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

    Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

    Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

    Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

    Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

    Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

    Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt;

    Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

    Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

    Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn..

    (Giục giã, Xuân Diệu)

    Câu 1. Xác định thể thơ đoạn trích.

    Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau.

    - Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

    - Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

    Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ "Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi".

    Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả trong hai câu thơ sau:

    Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

    Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

    Đáp án

    Câu 1:

    - Nêu chủ đề: Lời giục giã sống vội vàng, gấp gáp

    Câu 2:

    - Phép điệp: Điệp từ, đặc biệt là điệp ngữ "mau với chứ"

    - Hiệu quả:

    + Tạo nhạc tính, giọng điệu cho các câu thơ. Đó là giọng điệu nhanh, gấp gáp.

    + Nhấn mạnh lời hối thúc, giục giã về cách sống; khẳng định quan niệm sống: Khẩn trương, nhanh, chạy đua thời gian.

    + Thể hiện tâm trạng, thái độ của tác giả: Lo lắng, hốt hoảng, thúc giục, khẩn cầu tha thiết.

    Câu 3:

    - Câu thơ
    "Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi" thể hiện lời hối thúc về cách sống và quan niệm thời gian của tác giả. Cụm từ tình thái "mau với chứ" là lời thúc giục hãy sống nhanh lên, khẩn trương, vội vã. Sau đó, ở ý thơ tiếp "thời gian không đứng đợi", Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy sự cảm nhận về thời gian: Luôn trôi chảy, vận động không ngừng, nó không chờ đợi ai và bất cứ điều gì. Vì vậy, thi nhân đã giục giã mọi người hãy sống mau lên.

    - Từ đó, câu thơ đem đến triết lí nhân sinh sâu sắc; khơi gợi nơi độc giả thái độ trân trọng thời gian, cuộc sống; đánh thức thái độ sống tích cực.

    Câu 4:

    - Hai câu thơ: "Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai/Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.." thể hiện rõ nét, trực tiếp cảm xúc của nhà thơ. Đó là nỗi sợ hãi, lo âu trước khi trôi chảy của thời gian, trước sự mất mát, phai tàn trong ngày mai, trước sự thay đổi của lòng người. Từ đó, nhà thơ hốt hoảng hối thúc lối sống "gấp đi em" nghĩa là sống nhanh lên, gấp gáp.

    - Nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảm của nhà thơ:

    + Dẫu là nỗi lo sợ, hốt hoảng, nhưng đó là những tình cảm tích cực, tốt đẹp cho thấy một hồn thơ yêu cuộc sống tha thiết, quý trọng thời gian. Từ đó đem lại quan niệm sống đúng đắn, sâu sắc.

    + Khơi gợi, đánh thức mỗi người cách sống, thái độ sống tích cực.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...