Sống ở thế chủ động - Nguyễn Tuấn quỳnh

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Cute pikachu, 28 Tháng sáu 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Sống ở thể chủ động

    Tác giả: Nguyễn Tuấn Quỳnh

    [​IMG]

    Giới thiệu sách:

    Thành công chính là sự kiên trì đến cùng và nắm bắt cơ hội để đột phá. Thành công dành cho người nỗ lực vươn lên từng ngày.

    Dấn thân, tìm tòi, khám phá, sáng tạo mỗi ngày để nắm bắt những cơ hội cho chính mình.

    Có thái độ tích cực, vạn sự sẽ thành. Mang thái độ tiêu cực, muôn sự sẽ bại.

    Đó là ba trong số rất nhiều bài học mà cuốn sách Sống ở thế chủ động muốn truyền tải.

    Sống ở thể chủ động là cuốn sách của tác giả Nguyễn Tuấn Quỳnh – một người truyền cảm hứng và đồng thời cũng là một doanh nhân thành đạt.

    Người ta đánh giá chỉ số IQ hay EQ không quan trọng bằng chỉ số AQ (chỉ số vượt khó). Vượt khó chính là một thái độ sống tích cực. Như vậy, trí thông minh hay cảm xúc không quyết định sự thành bại trong cuộc đời bạn, mà cả thái độ sống.

    Nếu chỉ ngồi im chờ một ngày may mắn nào đó, cơ hội sẽ đến gõ cửa nhà bạn thì tất cả ước mơ của bạn chỉ dừng lại ở suy nghĩ. Thế giới này chưa từng dịu dàng với bất kỳ ai, thế nên sống ở thế chủ động để tự tạo cơ hội cho bản thân mới là điều mà tất cả chúng ta cần hướng đến.

    Với tác giả, hành trình cuộc đời của con người chính là khám phá những năng lực và khả năng của bản thân. Sống ở thể chủ động sẽ giúp bạn nhận ra, khi bạn có những ước mơ cháy bỏng, chúng sẽ thôi thúc bạn hăm hở bắt tay thực hiện, bạn sẽ tạo ra được một cuộc sống thú vị và có giá trị

    Theo tác giả, để thành công, cần có đam mê để theo đuổi thái độ chuyên nghiệp, cần người định hướng tốt, và sự khổ luyện (bao gồm năng lực tự học và sự kiên trì). Người thầy/người định hướng/ huấn luận viên không chơi hay hơn bạn nhưng biết bạn sai đúng giỏi dở ở đâu để giúp bạn hoàn thiện hơn mỗi ngày. Người thầy tốt nhất vẫn là thực tế khắc nghiệt. Có va chạm mới trước thành. Hành động luôn tốt hơn ngồi nghĩ. Nếu chưa tìm ra được người thầy tốt/chuyên gia đầu ngành, có thể tham khảo thêm từ sách vở. Khả năng tự học đến từ: Tư duy chủ động, sẵn sàng học hỏi và sự dấn thân trải nghiệm.

    Chắc chắn cuốn sách văn học này sẽ mang đến cho các bạn rất và rất nhiều kinh nghiệm, bài học quan trọng để thành công.

    Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!​
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng sáu 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Phần 1 - Sẻ chia kinh nghiệm

    Sống an phận, lười tự học là nguyên nhân thất bại

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong môi trường các doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung, như tôi quan sát, có nhiều bạn trẻ bằng lòng với công việc mình đang làm. Các bạn còn thờ ơ với sách vở, xem việc có tấm bằng đại học là đủ. Nhiều bạn chỉ thích lang thang trên mạng và đang trôi vô định trong dòng đời.

    Nhiều bạn đang chọn cuộc sống làng nhàng và không có nhu cầu tự học hay tự hoàn thiện bản thân. Và như là một sự tất yếu, may mắn chỉ mỉm cười với những người luôn nỗ lực vươn lên và chủ động tạo cơ hội cho mình.

    Là lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, tôi luôn mong muốn công ty mình trở thành một tổ chức học hỏi. Tôi thành lập thư viện, tặng sách hay cho nhân viên, tổ chức các buổi đào tạo, quan tâm đến hoạt động của Đoàn thanh niên, hỗ trợ chi phí học đại học cho nhân viên.. Tôi mong muốn tạo điều kiện để các bạn trẻ trong công ty có cơ hội phát triển bản thân thông qua việc tự học.

    Tuy nhiên, người lãnh đạo hay đàn anh đi trước chỉ có thể gợi mở, định hướng, tạo điều kiện chứ không thể bắt ép nhân viên đọc sách hay thúc ép tham gia các khóa học. Chưa kể dù có ngồi trong lớp học đi nữa mà người đó không thích hoặc không muốn ứng dụng điều mình học vào cuộc sống, biến kiến thức của thiên hạ thành tài sản của bản thân thì thời gian ngồi trong lớp học cũng thành vô ích!

    Cho nên, chia sẻ với những bạn trẻ, tôi cho rằng điều đầu tiên cần phải xác định học hỏi là một nhu cầu của bản thân, để mỗi người có thể giỏi hơn, hoàn thiện mình hơn ngày hôm qua.

    Một ngày trôi qua mà không tiếp thu, tích lũy được điều gì mới, có ích thì đó là một ngày lãng phí!

    Việc tích cực học hỏi có thể chưa mang lại ngay vị trí tốt hơn trong công việc nhưng chắc chắn với tinh thần cầu tiến và thái độ sẵn sàng học hỏi, bạn trẻ đó sẽ làm tốt hơn công việc được giao và giúp ích được nhữngngười xung quanh. Hơn nữa, chính kiến thức được tích lũy và những thành công nho nhỏ trong công việc sẽ giúp chúng ta tự tin và vui sống.

    Internet, sách vở hiện nay là nguồn kiến thức vô tận. Tôi biết rất nhiều người thành đạt, giàu có và lớn tuổi hơn tôi nhưng đang không ngừng học hỏi. Vừa rồi tôi có trò chuyện với cô Tôn Nữ Thị Ninh. Cô Ninh cho biết một trong những điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời cô là có một giai đoạn vì quá bận rộn nên cô không có thời gian đọc sách.

    Các bạn nhân viên từng vào phòng làm việc của tôi và thấy tôi đọc sách. Và mỗi lần bước chân vào cửa hàng sách, tôi luôn choáng ngợp kèm theo nỗi lo lắng. Có quá nhiều sách mới, kiến thức mới mà mình cần phải biết. Tác dụng và ý nghĩa của việc đọc sách chắc không cần phải nhắc lại. Tôi rất tâm đắc với câu nói của Thomas Carlyle: "Chúng ta sẽ trở thành gì, phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở."

    Cần có huấn luyện viên.

    Cũng hãy xem ví dụ về các vận động viên tennis nhà nghề. Đa số họ đều có huấn luyện viên và nếu vận động viên phải thi đấu với huấn luyện viên, có lẽ đa số vận động viên sẽ chiến thắng. Thế nhưng, tại sao họ vẫn cần huấn luyện viên. Vì huấn luyện viên là người có thể nhìn ra những điểm mà vận động viên chưa hoàn thiện và giúp họ rèn luyện để cải tiến.

    Trong đời thực cũng vậy. Ngoài những người thầy trên lớp, bạn vẫn nên tìm kiếm để có được những người thầy ngoài giảng đường, giúp định hướng và chỉ ra được những điểm chưa tốt để mình hoàn thiện. Bạn có thể học hỏi và ghi nhận những lời chỉ dẫn từ lãnh đạo phòng, các bạn đồng nghiệp, người thân trong gia đình.

    Cuối cùng, việc tự học còn đến từ sự dấn thân và trải nghiệm. Chính thực tế khắc nghiệt sẽ là người thầy khó tính nhưng giàu kinh nghiệm. Chỉ có hành động mới mang lại kết quả và thất bại sẽ giúp bạn trưởng thành.

    Để can đảm dấn thân, bạn cần một thái độ sống tích cực và sẵn sàng học hỏi. Thomas Edison đã không lùi bước sau 999 lần thất bại trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. Có thể các công việc khi bắt đầu chỉ là những công việc giản đơn, buồn tẻ. Nhưng nếu bạn hoàn thành một cách xuất sắc, bạn sẽ được công nhận. Tôi định nghĩa sự chuyên nghiệp chính làviệc hoàn thành công việc được giao vượt trên sự mong đợi. Bạn hãy trở thành một người làm việc chuyên nghiệp như giá trị cối lõi của công ty đã đề ra.

    Luôn luôn có cơ hội thành công và làm giàu cho những bạn không ngừng học hỏi và nỗ lực vươn lên. Cuộc sống vốn công bằng. Bạn sẽ nhận được những gì mình nỗ lực và cho đi. Hãy đừng bằng lòng với một cuộc sống buồn tẻ, làng nhàng mà hãy cố gắng đọc sách, học tập trong và ngoài giảng đường, dấn thân, trải nghiệm để sống một cuộc đời có ích.

    Học tập là sự nghiệp của cả một đời người!
     
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Hãy làm người có ích trước khi giàu có

    Bấm để xem
    Đóng lại
    TT - Bài viết "Sống làng nhàng, lười học là nguyên nhân thất bại" đăng tải trên Tuổi Trẻ Online ngày 21-11-2013 đã lập tức trở thành đề tài cho một diễn đàn sôi nổi về lối sống trẻ trên Tuổi Trẻ.

    Anh có bất ngờ khi bài viết của mình đã được đông đảo bạn trẻ hưởng ức đến mức trở thành một diễn đàn không?

    Thật lòng, tôi bất ngờ vì điều này. Những điều tôi viết ra xuất phát từ những gì tôi quan sát được từ các bạn trẻ xung quanh mình. Tôi cũng cảm nhận được sự bất lực, tự ti ở một số bạn trẻ trước cuộc sống khắc nghiệt khi cơ hội vươn lên, khẳng định mình là không dễ dàng. Những nhận định của tôi thật ra không mới và trước tôi cũng có nhiều người đề cập. Nhưng có lẽ vì nó rơi vào thời điểm ngay sau ngày 20/11, khi mọi người đang nói nhiều về việc học, cũng như có khá nhiều bạn trẻ đang mất phương hướng trong cuộc sống, không biết phải tiếp tục tự học như thế nào, nên bài viết của tôi đã nhận được sự quan tâm.

    Những ý tưởng nào trong diễn đàn có thể nối dài suy nghĩ của anh? (cái nào ấn tượng)

    1. Thái độ sống: Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất đối với tất cả mọi người nói chung và các bạn trẻ nói riêng, là thái độ sống. Nếu như chúng ta có một thái độ sống tích cực, mở rộng lòng, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh cũng như hoàn thiện bản thân thì chắc chắn, chúng ta sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa và có ích.

    2. Xác định được mục đích của cuộc đời: Việc xác định được mục đích của đời sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn khi phải có những quyết định quan trọng, đảm bảo rằng mọi việc mình làm đều hướng tới một mục tiêu mà mình đã xác định. Mỗi khi thực hiện công việc nào đó, dù nỏ bé, chúng ta đều biết rằng mình đang làm vì điều gì, cho ai và kết quả mình sẽ nhận lại là gì.

    Là một lãnh đạo "cao cấp" lâu năm của các doanh nghiệp, có "quyềnsinh sát" trong việc tuyển người, trong mắt anh, hiện nay các bạn trẻ có thể phân vào những nhóm thế nào, có ưu khuyết điểm gì?

    Trong quá trình tuyển dụng và quản lý nhân viên, đặc biệt là các bạn trẻ, tôi thấy có 5 nhóm người sau:

    Nhóm tích cực: Là những bạn trẻ có thái độ sống tích cực, cởi mở, sáng tạo, sẵn sàng học hỏi và chấp nhận thách thức. Họ không chỉ làm tốt công việc chuyên môn mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Ưu thế của họ là được mọi người yêu mến và có điều kiện để được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn. Khuyết điểm của họ là đa mang nên đôi khi thiếu tập trung.

    Nhóm thực dụng: Là những bạn trẻ có chí tiến thủ, làm tốt công việc được giao, biết cách thể hiện mình với cấp trên nhưng thường sống khép kín, ít quan tâm đến những người xung quanh, chỉ làm những gì có lợi cho mình. Ưu điểm của họ là luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Khuyết điểm là họ không hòa đồng với tập thể, tinh thần đồng đội kém.

    Nhóm vô tư: Là những bạn trẻ có thái độ sống tích cực, cởi mở, nhưng kết quả làm việc không cao vì thiếu kỹ năng hoặc kiến thức cần thiết. Họ sẵn sàng nhận những công việc mới nhưng lại không hoàn thành tốt và cần sự chỉ dẫn và kiểm tra chặt chẽ. Ưu điểm của họ là sự năng nổ, tích cực. Khuyết điểm là thiếu chiều sâu, cần sự hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên.

    Nhóm làng nhàng: Là những bạn trẻ không có mục tiêu phấn đấu, sống an phận, làm việc theo lối mòn và cho hết giờ. Họ không bao giờ có sáng kiến hoặc không đưa ra chính kiến của mình. Đôi khi, họ còn tự ti và không tin vào năng lực bản thân, thậm chí, rất ngại khi tiếp xúc với sếp. Ưu điểm của họ là không gây bất kỳ rắc rối gì cho tập thể nhưng họ thiếu tính sáng tạo, không tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

    Nhóm tiêu cực: Là những bạn trẻ hoặc không có năng lực hoặc có năng lực nhưng hoang tưởng về bản thân, không chăm chỉ làm việc và luôn có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, trách than sếp không đánh giá đúng khả năng của mình. Họ phàn nàn về tất cả những gì diễn ra xung quanh nhưng không làm bất kỳ điều gì để cải thiện tình hình. Nhóm này thì không có ưu điểm. Khuyết điểm của họ là không đóng góp được gì mà còn gây ra mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm việc của tập thể.

    Anh có nói rằng khá trăn trở khi chọn viết khía cạnh "sống làng nhàng", thiếu tự học của giới trẻ, tại sao không phải là những vấn đề khác? Còn điều gì anh muốn nói với các bạn nữa không?

    Tôi khá đau lòng khi nhìn thấy nhiều bạn trẻ chọn cho mình một cuộc sống làng nhàng. Thái độ sống như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn tác động xấu đến cộng đồng và xa hơn là dân tộc, đất nước này. Ngoài ra, một vấn đề khác mà tôi cũng đang trăn trở và muốn nói với các bạn trẻ, đó là tư tưởng muốn làm giàu nhanh, làm giàu bất chấp thủ đoạn, đạo đức. Tôi thường xuyên được tiếp xúc, lắng nghe các ý tưởng kinh doanh hay dự án khởi nghiệp của một số bạn trẻ. Tôi đánh giá cao khát khao làm giàu của họ. Tuy nhiên, khi phân tích sâu các ý tưởng, dự án của họ, trong nhiều trường hợp, tôi thấy sự nóng vội, ảo tưởng, mong muốn làm giàu nhanh, chứ không phải là một sự đầu tư bài bản, dài hơi, thận trọng. Tôi thường chia sẻ với họ về con đường làm giàu của mình và nhiều người khác mà tôi biết. Trong đó, sự nỗ lực bền bỉ, tạo ra giá trị cho cộng đồng, phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh là những giá trị không thể thiếu để làm giàu. Mà những điều này đều cần thời gian. Cho nên, hãy trở thành người có ích trước khi trở nên giàu có.

    Anh đã khởi đầu cuộc đời với phương châm thế nào để không trở nên lèng xèng? Yếu tố may mắn thuận lợi khách quan, "trời định" chiếm bao nhiêu%?

    Tôi nghĩ rằng xuất phát điểm của tôi cũng tương tự như nhiều bạn trẻ. Tôi tốt nghiệp đại học năm 1994 và bắt đầu đi làm với vị trí nhân viên bình thường ở một công ty dầu khí. Điều duy nhất tôi tâm niệm là khi đã làm công việc gì thì phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Tôi luôn tự nhủ, mình không phải là người thông minh nên để có được thành công tôi phải chuẩn bị kỹ và nỗ lực nhiều hơn người khác. Tôi thử thách bản thân qua các cuộc thi và tôi thường đạt được những giải cao nhất. Ví dụ như: Thủ khoa thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở 39/40 điểm; á khoa thi cao học MBA; thủ khoa Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh – DBA; Giải nhì hội thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh 1994; Giải nhất cuộc thi do tàu Peace Boat và Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tổ chức và giải thưởng là du lịch vòng quanh thế giới năm 1999; Giải nhất cuộc thi viết về tổ chức về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thế kỷ XXI do Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức và giải thưởng là một chuyến du lịch Ấn

    Độ năm 2001; Giải nhất cuộc thi Tuỳ bút xanh của Báo Tuổi Trẻ năm 2010, 2011; Giải thưởng "Doanh nhân được yêu thích nhất" năm 2011; Giải thưởng "Giảng viên doanh nhân được yêu thích nhất" năm 2013..

    Tôi nghĩ rằng, khi đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc với những yêu cầu cao dành cho bản thân, tôi có đích đến cụ thể để vươn tới. Vấn đề là định ra con đường và bắt tay vào thực hiện nó. Bên cạnh đó, với bản chất của một cán bộ Đoàn, tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là dìu dắt những bạn trẻ. Tôi xem sự thành công của họ cũng chính là sự thành công của mình. Tôi cũng xốc nổi, đa mang và va vấp, thất bại nhiều nhưng tôi chưa bao giờ nản chí hoặc thiếu tự tin. Tôi đã trưởng thành từ những thất bại của bản thân, nhất là trong việc điều hành kinh doanh và đối nhân xử thế.

    Tôi cho là may mắn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Nhưng với tôi, trong nhiều trường hợp trừ việc mua xổ số hoặc đánh cược, may mắn chính là kết quả của sự nỗ lực làm việc trước đó. Tôi đã từng có cơ hội để kiếm tiền, tôi đã "chộp" lấy cơ hội đó. Nhưng cơ hội chỉ mở ra cho tôi khi tôi đã làm việc cật lực và xuất sắc. Tôi tin mọi thứ trong cuộc đời này đều có "duyên" của nó. Và "may mắn" cũng là "duyên" của sự cố gắng, nỗ lực mà đôi khi chúng ta không nhận thấy được.

    Nhiều bạn trẻ trong diễn đàn mình đã từng mất phương hướng, buông xuôi và thất bại rồi làm lại, có bạn đạt những thành công nho nhỏ, anh có thể chia sẻ thêm với nhóm bạn trẻ này không?

    Các bạn có thể chỉ nhìn thấy những thành công của tôi khi tôi đang điều hành một vài doanh nghiệp lớn. Nhưng các bạn nên biết rằng, tôi cũng đã từng chịu trách nhiệm chính cho sự phá sản của ba công ty và mất mát không ít tiền. Điều quan trọng là tôi đã trưởng thành hơn qua những lần thất bại đó.

    Tôi tin rằng đằng sau sự thất bại là cánh cửa mở ra sự thành công. Vì thế, khi thất bại, hãy chịu đau rồi nghiền ngẫm và tự tin đứng lên, bước tiếp trên con đường đã chọn với thái độ sống lạc quan, tích cực. Chúng ta cũng biết rằng tất cả những vĩ nhân của nhân loại đều đã trải qua vô vàn những thất bại. Vì vậy, hãy coi thất bại là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn vươn tới thành công. Đừng nản lòng!

    Trong khi giới trẻ còn loay hoay và đối với đa số giàu có vẫn là mục tiêu lớn thì anh lại khẳng định giai đoạn kiếm tiền của anh đến đây là đủ, baonhiêu là đủ và đủ xong thì anh sẽ sống thế nào?

    Thật ra, tôi tin vào triết lý nhà Phật: "Biết đủ là đủ!". Tôi không chọn một cuộc sống xa hoa nên những gì tôi đang có cũng đủ để tôi bằng lòng. Tôi có một định nghĩa vui về "sự đủ" của mình: Bước vào nhà hàng, gọi món ăn mà không cần quan tâm đến giá; và đủ tiền để chi trả cho chuyến du lịch mà mình muốn đi!"

    Lúc này, tôi vẫn đang cố gắng hết sức để làm tốt các công việc của mình; dành thời gian cho các hoạt động xã hội, đặc biệt là chia sẻ với các bạn trẻ; viết sách và lang thang đây đó.

    Theo anh những chữ quan trọng nhất mà giới trẻ cần phải thuộc là gì?

    Sống có mục đích và sống có ích.

    Anh đã đạt những thành công cho riêng mình, anh sẽ làm gì thiết thực để giúp những bạn trẻ khác?

    Tôi dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên; viết sách và trực tiếp chỉ dẫn, hỗ trợ những bạn trẻ xung quanh mình.
     
  5. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Bằng cấp hay hoạt động xã hội?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi đã là nhà quản lý cấp cao thì chắc chắn bạn phải ít nhất một lần tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên mới. Đọc qua hồ sơ, chủ yếu là quá trình công tác và bằng cấp, cùng với 15 đến 30 phút phỏng vấn trực tiếp, bạn buộc phải quyết định có nên tuyển dụng ứng viên này hay là không. Ở một số công ty chúng ta sẽ có bảng đánh giá ứng viên với các thang điểm rõ ràng. Tuy nhiên, mặt trái của bảng đánh giá là dường như chúng ta chỉ mới đánh giá phần "lượng" chứ chưa phải phần "chất" của một cá nhân. Cá nhân tôi đã phạm vài sai lầm khi tuyển dụng nhân sự vì đánh giá sai phần "chất". Mãi đến tận sau này khi quyết định chọn một ứng viên nào đó, đặc biệt là những vị trí chủ chốt, tôi chú trọng đến một số yếu tố như: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội (cứu trợ, từ thiện, Mùa Hè Xanh, v. V), các bạn có tố chất hài hước, từng là cán bộ Đoàn, Hội Sinh viên, biết chơi thể thao, đặc biệt là các trò tập thể.. hơn các bạn chỉ có bằng cấp cao (MBA, Ph. D) hoặc thành tích học tập xuất sắc. Tất nhiên, nếu ứng viên đáp ứng được cả yêu cầu về hoạt động xã hội và thành tích học tập sẽ quá hoàn hảo. Có thể tôi không hoàn toàn đúng, nhưng với những cộng sự đã tuyển gần đây thì tôi hoàn toàn hài lòng.

    Vì vậy, nhằm đảm bảo tính xây dựng và duy trì văn hóa của mình, các doanh nghiệp nên tuyển chọn những cá nhân biết chia sẻ, nhiệt thành, vui vẻ và có thái độ thân thiện. Tôi rất tâm đắc với phương châm tuyển người của hãng hàng không Southwest Airlines. Khi tuyển dụng các nhân sự ở mọi cấp độ đều tập trung vào bảy điểm cơ bản, các doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây: 1. Thái độ chia sẻ

    2. Lòng nhiệt tình

    3. Khả năng ra quyết định

    4. Tinh thần đồng đội.

    5. Khả năng giao tiếp.

    6. Tự tin.

    7. Các kỹ năng làm việc độc lập.

    Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines cho rằng: "Nếu bạn là một người hướng ngoại và tận tâm, muốn quan tâm và chăm sóc người khác, cũng như thích làm việc theo nhóm thì chắc chắn chúng tôi muốn được làm việc với bạn. Ngược lại, nếu bạn là người khép kín và nguyên tắc, thích chế độ nghiêm ngặt và khuôn phép, thích môi trường được quản lý chủ yếu bằng các quy tắc và điều lệ thì không có nghĩa bạn là người xấu, song bạn chưa phù hợp với chúng tôi." Khi đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì sức ép quản lý của ban lãnh đạo sẽ được giảm đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới. Các nhân viên được quyền chủ động trong công việc sẽ tự biết quản lý và cần phải làm gì trong những tình huống khó khăn. Đây chính là phương diện quan trọng của việc quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa.

    Khi đã là nhà quản lý cấp cao thì chắc chắn bạn phải ít nhất một lần tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên mới. Đọc qua hồ sơ, chủ yếu là quá trình công tác và bằng cấp, cùng với 15 đến 30 phút phỏng vấn trực tiếp, bạn buộc phải quyết định có nên tuyển dụng ứng viên này hay là không. Ở một số công ty chúng ta sẽ có bảng đánh giá ứng viên với các thang điểm rõ ràng. Tuy nhiên, mặt trái của bảng đánh giá là dường như chúng ta chỉ mới đánh giá phần "lượng" chứ chưa phải phần "chất" của một cá nhân. Cá nhân tôi đã phạm vài sai lầm khi tuyển dụng nhân sự vì đánh giá sai phần "chất". Mãi đến tận sau này khi quyết định chọn một ứng viên nào đó, đặc biệt là những vị trí chủ chốt, tôi chú trọng đến một số yếu tố như: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội (cứu trợ, từ thiện, Mùa Hè Xanh, v. V), các bạn có tố chất hài hước, từng là cán bộ Đoàn, Hội Sinh viên, biết chơi thể thao, đặc biệt là các trò tập thể.. hơn các bạn chỉ có bằng cấp cao (MBA, Ph. D) hoặc thành tích học tập xuất sắc. Tất nhiên, nếu ứng viên đáp ứng được cả yêu cầu về hoạt động xã hội và thành tích học tập sẽ quá hoàn hảo. Có thể tôi không hoàn toàn đúng, nhưng với những cộng sự đã tuyển gần đây thì tôi hoàn toàn hài lòng.

    Vì vậy, nhằm đảm bảo tính xây dựng và duy trì văn hóa của mình, các doanh nghiệp nên tuyển chọn những cá nhân biết chia sẻ, nhiệt thành, vui vẻ và có thái độ thân thiện. Tôi rất tâm đắc với phương châm tuyển người của hãng hàng không Southwest Airlines. Khi tuyển dụng các nhân sự ở mọi cấp độ đều tập trung vào bảy điểm cơ bản, các doanh nghiệp có thể tham khảo dưới đây: 1. Thái độ chia sẻ

    2. Lòng nhiệt tình

    3. Khả năng ra quyết định

    4. Tinh thần đồng đội.

    5. Khả năng giao tiếp.

    6. Tự tin.

    7. Các kỹ năng làm việc độc lập.

    Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines cho rằng: "Nếu bạn là một người hướng ngoại và tận tâm, muốn quan tâm và chăm sóc người khác, cũng như thích làm việc theo nhóm thì chắc chắn chúng tôi muốn được làm việc với bạn. Ngược lại, nếu bạn là người khép kín và nguyên tắc, thích chế độ nghiêm ngặt và khuôn phép, thích môi trường được quản lý chủ yếu bằng các quy tắc và điều lệ thì không có nghĩa bạn là người xấu, song bạn chưa phù hợp với chúng tôi." Khi đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thì sức ép quản lý của ban lãnh đạo sẽ được giảm đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới. Các nhân viên được quyền chủ động trong công việc sẽ tự biết quản lý và cần phải làm gì trong những tình huống khó khăn. Đây chính là phương diện quan trọng của việc quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa.
     
  6. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Hồ sơ sự nghiệp – để có công việc mơ ước

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bạn đang là sinh viên và lo lắng vì chưa có kinh nghiệm nên sẽ gặp khó khăn khi xin việc?

    Hay bạn vẫn còn loay hoay để có đúng công việc mình hằng mong muốn bấy lâu, nhưng cũng chưa biết làm sao để có được nó?

    Nói cách khác, bạn thấy mình chưa chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết để dựng xây sự nghiệp?

    Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những yếu tố quan trọng và rất cần cho chặng đường "săn tìm" công việc và xây dựng sự nghiệp tương lai của bạn: Từ việc chuẩn bị tư tưởng, rèn luyện chuyên môn và kỹ năng mềm, đến việc chuẩn bị một bộ hồ sơ thật sự độc đáo, khác biệt..

    Chuẩn bị tư tưởng.

    Yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực, không riêng phương diện tạo lập công việc – chính là sự tự tin vào bản thân . Không tin vào tài năng, thế mạnh và giá trị của mình, bạn không thể tạo ra bất kỳ thành công bên ngoài nào. Nếu có vững bên trongthì bên ngoài mới mạnh. Niềm tin bản thân giữ vai trò rất quan trọng: Bạn tin mình thành công, có được công việc vừa ý, chắc chắn bạn sẽ có được điều mình muốn; ngược lại, bạn sẽ thất bại chính trong suy nghĩ của mình. Henry Ford đã rất đúng khi nói điều này: "Dù bạn nghĩ mình làm được hay không, bạn vẫn luôn đúng"

    Tích cực tìm việc.

    Trong thời gian chờ đợi để có được công việc mong ước, bạn làm gì? Ngồi chờ? Hay lao ra ngoài để săn tìm? Như bạn biết, cơ hội là rất nhiều, nhưng nó sẽ không bao giờ tự tìm đến với bạn; mà chính bạn phải nỗ lực tìm kiếm và đón nhận bằng thái độ chủ động và tích cực của mình.

    Các mối quan hệ trong cuộc sống rất có giá trị cho con đường tìm việc của bạn. Nhờ các mối quan hệ, bạn sẽ gia tăng cơ hội biết thêm nhiều thông tin công việc. Vậy, ở bước đầu tiên, trong thời gian chuẩn bị này, bạn cần tạo

    Dựng các mối quan hệ ý nghĩa. Tiếp theo, bạn cần tham khảo nhiều thông tin tuyển dụng để tìm thấy các cơ hội việc làm cho mình – qua các phương tiện truyền thông, cả online và offline: Báo đài, website, tờ rơi, bảng đăng tuyển..

    Bên cạnh đó, bạn cần gửi hồ sơ ứng tuyển của mình đến những cơ quan, công ty có công việc bạn muốn và nếu được, sau khi gửi hồ sơ, hãy chủ động gọi điện cho nhà tuyển dụng, gợi ý sắp xếp cuộc gặp với họ để trao đổi cơ hội hợp tác giữa hai bên.

    Việc làm đến từ "giá trị gia tăng" của bạn.

    Ở đây, giá trị gia tăng chính là năng lực mà bạn đóng góp để tạo ra giá trị cho công ty. Ngoài kiến thức, chuyên môn sẵn có, bạn còn phải chuyên tâm phát triển các kỹ năng khác của mình, vì trong thế giới công việc ngày nay, kỹ năng mềm sẽ đóng vai trò quyết định phần lớn thành công của bạn.

    Bạn thể hiện các kỹ năng ấy chính qua thái độ sống tích cực với từng giây từng phút trong cuộc sống; qua những đam mê, khát khao và mơ ước cháy bỏng mà bạn hằng nuôi dưỡng và theo đuổi mỗi ngày; qua các kinh nghiệm - dù ít hay nhiều - xoay quanh chuyên môn, sở trường của bạn; qua các mối quan hệ với những người trong lĩnh vực bạn muốn dấn thân vào.

    Hãy nỗ lực mỗi ngày và trong từng phút giây để phát triển mọi kỹ năng cùng sở trường, thế mạnh của mình. Vì đó là "con bài" chủ chốt giúp bạn thắng được "ván bài" công việc.

    Công cụ đi săn: Hồ sơ xin việc.

    Làm sao nhà tuyển dụng biết rõ bạn là ai nếu bạn không nói rõ về mình? Làm sao họ dám tuyển bạn nếu bạn không thể hiện các giá trị to lớn mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp của họ? Và làm sao họ có thể "để mắt" đến bạn nếu bạn "có vẻ" không có gì đặc biệt và khác lạ hơn rất nhiều ứng viên khác?

    Công cụ quan trọng đầu tiên để chinh phục nhà tuyển dụng chính là hồ sơ xin việc. Trong mắt nhà tuyển dụng, điều đầu tiên họ muốn thấy là một bộ hồ sơ ấn tượng, thu hút sự chú ý của họ. Nếu không biết cách đầu tư một bộ hồ sơ xin việc tốt để "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng thì bạn khó lòng có được công việc mong muốn. Vậy, nội dung hồ sơ cần có những điều cốt

    Yếu gì?

    Hồ sơ xin việc phải thể hiện chính xác các giá trị bản thân của bạn. Nói cách khác, nó phải là tấm gương phản chiếu con người bạn. Ngoài những thủ tục phải có như: CV, lý lịch cá nhân, bảng điểm, bằng cấp liên quan, thư giới thiệu, giấy khám sức khỏe, bản sao CMND, hộ khẩu), bạn còn phải làm rõ những điều này trong hồ sơ của mình: Bạn độc đáo ở đâu, khác biệt chỗ nào và lý do họ phải tuyển bạn là gì: Đó chính là linh hồn của bộ hồ sơ xin việc. Nghĩa là, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được: tuyển bạn chính là một hoạt động đầu tư sinh lãi cho công ty của họ.

    Bạn không nên đơn thuần là chỉ liệt kê các công việc mình đã và đang làm, hãy cho thấy những nét khác lạ và giá trị đóng góp của bạn qua từng công việc đó. Từng công việc, từng kinh nghiệm và thành tích đã đạt được: Bạn phải ghi rõ thông tin chi tiết, kèm theo dẫn chứng với các con số cụ thể.

    Ví dụ, không nên viết chung chung như: "Tôi có kinh nghiệm quản lý nhiều dự án.." - mà hãy là: "Trong năm 2013, tôi đã quản lý thành công mười dự án với tổng ngân sách là 500 tỷ đồng và đội dự án khoảng 20 người.."

    Vài chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng mà bạn cần lưu ý khi soạn hồ sơ: Đừng bao giờ có thái độ khen hay chê đối với công ty hay sếp cũ của mình; nên nói đúng sự thật, không thổi phồng, cường điệu; kiểm tra kỹ lưỡng để tránh lỗi chính tả, ngữ pháp; email gửi đi phải thật nghiêm túc, trịnh trọng.

    Hồ sơ xin việc của bạn phải được cập nhật liên tục: Đây là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đang có một công việc ổn định đi chăng nữa, nhưng cũng đừng quên ghi thêm vào hồ sơ của mình những kinh nghiệm, thành tích, kết quả, chứng nhận.. mà bạn gặt hái được trong quá trình làm việc. Bằng cách này, bạn sẽ luôn có một bộ hồ sơ có giá trị để khi cần thay đổi công việc, bạn sẽ ngay lập tức có đầy đủ thông tin để gửi đến các nhà tuyển dụng.

    Một suy nghĩ khác: Hình ảnh bạn trong thế giới ảo.

    Ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, dù vô tình hay cố ý, các thông tin cá nhân của bạn có thể sẽ xuất hiện trong thế giới ảo đó và lan đến cả những người liên quan và không liên quan đến bạn. Có bao giờ bạn nghĩ rằng các

    Thông tin ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc và, trên hết, là sự nghiệp tương lai của bạn?

    Người ta sẽ đánh giá con người bạn không chỉ các cuộc gặp gỡ tiếp xúc ngoài đời mà còn qua những gì bạn thể hiện ra trong thế giới ảo. Do đó, hãy lưu ý với từng thông tin bạn đưa lên Internet. Không nên để người khác có cái nhìn tiêu cực, đánh giá không tốt về hình ảnh của bạn. Bạn hãy thể hiện đúng giá trị tích cực của mình trong thế giới đó như khi bạn thể hiện trong thế giới thực hằng ngày.

    Tóm lại, ngay từ lúc này, bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ sự nghiệp thật chuyên nghiệp và khác biệt. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tìm kiếm các công việc thật sự phù hợp. Hãy luôn có thái độ tích cực, tự tin vào bản thân và nỗ lực mỗi ngày để trau dồi thật tốt chuyên môn và các kỹ năng mềm của mình. Hãy tích cực khám phá giá trị bản thân qua sách vở, qua các hoạt động xã hội và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Đó là những gì cần thiết để bạn tạo lập và gặt hái thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của chính mình.

    Bạn đang là sinh viên và lo lắng vì chưa có kinh nghiệm nên sẽ gặp khó khăn khi xin việc?

    Hay bạn vẫn còn loay hoay để có đúng công việc mình hằng mong muốn bấy lâu, nhưng cũng chưa biết làm sao để có được nó?

    Nói cách khác, bạn thấy mình chưa chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết để dựng xây sự nghiệp?

    Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những yếu tố quan trọng và rất cần cho chặng đường "săn tìm" công việc và xây dựng sự nghiệp tương lai của bạn: Từ việc chuẩn bị tư tưởng, rèn luyện chuyên môn và kỹ năng mềm, đến việc chuẩn bị một bộ hồ sơ thật sự độc đáo, khác biệt..

    Chuẩn bị tư tưởng.

    Yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực, không riêng phương diện tạo lập công việc – chính là sự tự tin vào bản thân . Không tin vào tài năng, thế mạnh và giá trị của mình, bạn không thể tạo ra bất kỳ thành công bên ngoài nào. Nếu có vững bên trongthì bên ngoài mới mạnh. Niềm tin bản thân giữ vai trò rất quan trọng: Bạn tin mình thành công, có được công việc vừa ý, chắc chắn bạn sẽ có được điều mình muốn; ngược lại, bạn sẽ thất bại chính trong suy nghĩ của mình. Henry Ford đã rất đúng khi nói điều này: "Dù bạn nghĩ mình làm được hay không, bạn vẫn luôn đúng"

    Tích cực tìm việc.

    Trong thời gian chờ đợi để có được công việc mong ước, bạn làm gì? Ngồi chờ? Hay lao ra ngoài để săn tìm? Như bạn biết, cơ hội là rất nhiều, nhưng nó sẽ không bao giờ tự tìm đến với bạn; mà chính bạn phải nỗ lực tìm kiếm và đón nhận bằng thái độ chủ động và tích cực của mình.

    Các mối quan hệ trong cuộc sống rất có giá trị cho con đường tìm việc của bạn. Nhờ các mối quan hệ, bạn sẽ gia tăng cơ hội biết thêm nhiều thông tin công việc. Vậy, ở bước đầu tiên, trong thời gian chuẩn bị này, bạn cần tạo

    Dựng các mối quan hệ ý nghĩa. Tiếp theo, bạn cần tham khảo nhiều thông tin tuyển dụng để tìm thấy các cơ hội việc làm cho mình – qua các phương tiện truyền thông, cả online và offline: Báo đài, website, tờ rơi, bảng đăng tuyển..

    Bên cạnh đó, bạn cần gửi hồ sơ ứng tuyển của mình đến những cơ quan, công ty có công việc bạn muốn và nếu được, sau khi gửi hồ sơ, hãy chủ động gọi điện cho nhà tuyển dụng, gợi ý sắp xếp cuộc gặp với họ để trao đổi cơ hội hợp tác giữa hai bên.

    Việc làm đến từ "giá trị gia tăng" của bạn.

    Ở đây, giá trị gia tăng chính là năng lực mà bạn đóng góp để tạo ra giá trị cho công ty. Ngoài kiến thức, chuyên môn sẵn có, bạn còn phải chuyên tâm phát triển các kỹ năng khác của mình, vì trong thế giới công việc ngày nay, kỹ năng mềm sẽ đóng vai trò quyết định phần lớn thành công của bạn.

    Bạn thể hiện các kỹ năng ấy chính qua thái độ sống tích cực với từng giây từng phút trong cuộc sống; qua những đam mê, khát khao và mơ ước cháy bỏng mà bạn hằng nuôi dưỡng và theo đuổi mỗi ngày; qua các kinh nghiệm - dù ít hay nhiều - xoay quanh chuyên môn, sở trường của bạn; qua các mối quan hệ với những người trong lĩnh vực bạn muốn dấn thân vào.

    Hãy nỗ lực mỗi ngày và trong từng phút giây để phát triển mọi kỹ năng cùng sở trường, thế mạnh của mình. Vì đó là "con bài" chủ chốt giúp bạn thắng được "ván bài" công việc.

    Công cụ đi săn: Hồ sơ xin việc.

    Làm sao nhà tuyển dụng biết rõ bạn là ai nếu bạn không nói rõ về mình? Làm sao họ dám tuyển bạn nếu bạn không thể hiện các giá trị to lớn mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp của họ? Và làm sao họ có thể "để mắt" đến bạn nếu bạn "có vẻ" không có gì đặc biệt và khác lạ hơn rất nhiều ứng viên khác?

    Công cụ quan trọng đầu tiên để chinh phục nhà tuyển dụng chính là hồ sơ xin việc. Trong mắt nhà tuyển dụng, điều đầu tiên họ muốn thấy là một bộ hồ sơ ấn tượng, thu hút sự chú ý của họ. Nếu không biết cách đầu tư một bộ hồ sơ xin việc tốt để "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng thì bạn khó lòng có được công việc mong muốn. Vậy, nội dung hồ sơ cần có những điều cốt

    Yếu gì?

    Hồ sơ xin việc phải thể hiện chính xác các giá trị bản thân của bạn. Nói cách khác, nó phải là tấm gương phản chiếu con người bạn. Ngoài những thủ tục phải có như: CV, lý lịch cá nhân, bảng điểm, bằng cấp liên quan, thư giới thiệu, giấy khám sức khỏe, bản sao CMND, hộ khẩu), bạn còn phải làm rõ những điều này trong hồ sơ của mình: Bạn độc đáo ở đâu, khác biệt chỗ nào và lý do họ phải tuyển bạn là gì: Đó chính là linh hồn của bộ hồ sơ xin việc. Nghĩa là, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được: tuyển bạn chính là một hoạt động đầu tư sinh lãi cho công ty của họ.

    Bạn không nên đơn thuần là chỉ liệt kê các công việc mình đã và đang làm, hãy cho thấy những nét khác lạ và giá trị đóng góp của bạn qua từng công việc đó. Từng công việc, từng kinh nghiệm và thành tích đã đạt được: Bạn phải ghi rõ thông tin chi tiết, kèm theo dẫn chứng với các con số cụ thể.

    Ví dụ, không nên viết chung chung như: "Tôi có kinh nghiệm quản lý nhiều dự án.." - mà hãy là: "Trong năm 2013, tôi đã quản lý thành công mười dự án với tổng ngân sách là 500 tỷ đồng và đội dự án khoảng 20 người.."

    Vài chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng mà bạn cần lưu ý khi soạn hồ sơ: Đừng bao giờ có thái độ khen hay chê đối với công ty hay sếp cũ của mình; nên nói đúng sự thật, không thổi phồng, cường điệu; kiểm tra kỹ lưỡng để tránh lỗi chính tả, ngữ pháp; email gửi đi phải thật nghiêm túc, trịnh trọng.

    Hồ sơ xin việc của bạn phải được cập nhật liên tục: Đây là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đang có một công việc ổn định đi chăng nữa, nhưng cũng đừng quên ghi thêm vào hồ sơ của mình những kinh nghiệm, thành tích, kết quả, chứng nhận.. mà bạn gặt hái được trong quá trình làm việc. Bằng cách này, bạn sẽ luôn có một bộ hồ sơ có giá trị để khi cần thay đổi công việc, bạn sẽ ngay lập tức có đầy đủ thông tin để gửi đến các nhà tuyển dụng.

    Một suy nghĩ khác: Hình ảnh bạn trong thế giới ảo.

    Ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, dù vô tình hay cố ý, các thông tin cá nhân của bạn có thể sẽ xuất hiện trong thế giới ảo đó và lan đến cả những người liên quan và không liên quan đến bạn. Có bao giờ bạn nghĩ rằng các

    Thông tin ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc và, trên hết, là sự nghiệp tương lai của bạn?

    Người ta sẽ đánh giá con người bạn không chỉ các cuộc gặp gỡ tiếp xúc ngoài đời mà còn qua những gì bạn thể hiện ra trong thế giới ảo. Do đó, hãy lưu ý với từng thông tin bạn đưa lên Internet. Không nên để người khác có cái nhìn tiêu cực, đánh giá không tốt về hình ảnh của bạn. Bạn hãy thể hiện đúng giá trị tích cực của mình trong thế giới đó như khi bạn thể hiện trong thế giới thực hằng ngày.

    Tóm lại, ngay từ lúc này, bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ sự nghiệp thật chuyên nghiệp và khác biệt. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tìm kiếm các công việc thật sự phù hợp. Hãy luôn có thái độ tích cực, tự tin vào bản thân và nỗ lực mỗi ngày để trau dồi thật tốt chuyên môn và các kỹ năng mềm của mình. Hãy tích cực khám phá giá trị bản thân qua sách vở, qua các hoạt động xã hội và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Đó là những gì cần thiết để bạn tạo lập và gặt hái thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của chính mình.

    Bạn đang là sinh viên và lo lắng vì chưa có kinh nghiệm nên sẽ gặp khó khăn khi xin việc?

    Hay bạn vẫn còn loay hoay để có đúng công việc mình hằng mong muốn bấy lâu, nhưng cũng chưa biết làm sao để có được nó?

    Nói cách khác, bạn thấy mình chưa chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết để dựng xây sự nghiệp?

    Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những yếu tố quan trọng và rất cần cho chặng đường "săn tìm" công việc và xây dựng sự nghiệp tương lai của bạn: Từ việc chuẩn bị tư tưởng, rèn luyện chuyên môn và kỹ năng mềm, đến việc chuẩn bị một bộ hồ sơ thật sự độc đáo, khác biệt..

    Chuẩn bị tư tưởng.

    Yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực, không riêng phương diện tạo lập công việc – chính là sự tự tin vào bản thân . Không tin vào tài năng, thế mạnh và giá trị của mình, bạn không thể tạo ra bất kỳ thành công bên ngoài nào. Nếu có vững bên trongthì bên ngoài mới mạnh. Niềm tin bản thân giữ vai trò rất quan trọng: Bạn tin mình thành công, có được công việc vừa ý, chắc chắn bạn sẽ có được điều mình muốn; ngược lại, bạn sẽ thất bại chính trong suy nghĩ của mình. Henry Ford đã rất đúng khi nói điều này: "Dù bạn nghĩ mình làm được hay không, bạn vẫn luôn đúng"

    Tích cực tìm việc.


    Trong thời gian chờ đợi để có được công việc mong ước, bạn làm gì? Ngồi chờ? Hay lao ra ngoài để săn tìm? Như bạn biết, cơ hội là rất nhiều, nhưng nó sẽ không bao giờ tự tìm đến với bạn; mà chính bạn phải nỗ lực tìm kiếm và đón nhận bằng thái độ chủ động và tích cực của mình.

    Các mối quan hệ trong cuộc sống rất có giá trị cho con đường tìm việc của bạn. Nhờ các mối quan hệ, bạn sẽ gia tăng cơ hội biết thêm nhiều thông tin công việc. Vậy, ở bước đầu tiên, trong thời gian chuẩn bị này, bạn cần tạodựng các mối quan hệ ý nghĩa. Tiếp theo, bạn cần tham khảo nhiều thông tin tuyển dụng để tìm thấy các cơ hội việc làm cho mình – qua các phương tiện truyền thông, cả online và offline: Báo đài, website, tờ rơi, bảng đăng tuyển..

    Bên cạnh đó, bạn cần gửi hồ sơ ứng tuyển của mình đến những cơ quan, công ty có công việc bạn muốn và nếu được, sau khi gửi hồ sơ, hãy chủ động gọi điện cho nhà tuyển dụng, gợi ý sắp xếp cuộc gặp với họ để trao đổi cơ hội hợp tác giữa hai bên.

    Việc làm đến từ "giá trị gia tăng" của bạn.

    Ở đây, giá trị gia tăng chính là năng lực mà bạn đóng góp để tạo ra giá trị cho công ty. Ngoài kiến thức, chuyên môn sẵn có, bạn còn phải chuyên tâm phát triển các kỹ năng khác của mình, vì trong thế giới công việc ngày nay, kỹ năng mềm sẽ đóng vai trò quyết định phần lớn thành công của bạn.

    Bạn thể hiện các kỹ năng ấy chính qua thái độ sống tích cực với từng giây từng phút trong cuộc sống; qua những đam mê, khát khao và mơ ước cháy bỏng mà bạn hằng nuôi dưỡng và theo đuổi mỗi ngày; qua các kinh nghiệm - dù ít hay nhiều - xoay quanh chuyên môn, sở trường của bạn; qua các mối quan hệ với những người trong lĩnh vực bạn muốn dấn thân vào.

    Hãy nỗ lực mỗi ngày và trong từng phút giây để phát triển mọi kỹ năng cùng sở trường, thế mạnh của mình. Vì đó là "con bài" chủ chốt giúp bạn thắng được "ván bài" công việc.

    Công cụ đi săn: Hồ sơ xin việc.

    Làm sao nhà tuyển dụng biết rõ bạn là ai nếu bạn không nói rõ về mình? Làm sao họ dám tuyển bạn nếu bạn không thể hiện các giá trị to lớn mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp của họ? Và làm sao họ có thể "để mắt" đến bạn nếu bạn "có vẻ" không có gì đặc biệt và khác lạ hơn rất nhiều ứng viên khác?

    Công cụ quan trọng đầu tiên để chinh phục nhà tuyển dụng chính là hồ sơ xin việc. Trong mắt nhà tuyển dụng, điều đầu tiên họ muốn thấy là một bộ hồ sơ ấn tượng, thu hút sự chú ý của họ. Nếu không biết cách đầu tư một bộ hồ sơ xin việc tốt để "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng thì bạn khó lòng có được công việc mong muốn. Vậy, nội dung hồ sơ cần có những điều cốtyếu gì?

    Hồ sơ xin việc phải thể hiện chính xác các giá trị bản thân của bạn. Nói cách khác, nó phải là tấm gương phản chiếu con người bạn. Ngoài những thủ tục phải có như: CV, lý lịch cá nhân, bảng điểm, bằng cấp liên quan, thư giới thiệu, giấy khám sức khỏe, bản sao CMND, hộ khẩu), bạn còn phải làm rõ những điều này trong hồ sơ của mình: Bạn độc đáo ở đâu, khác biệt chỗ nào và lý do họ phải tuyển bạn là gì: Đó chính là linh hồn của bộ hồ sơ xin việc. Nghĩa là, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được: tuyển bạn chính là một hoạt động đầu tư sinh lãi cho công ty của họ.

    Bạn không nên đơn thuần là chỉ liệt kê các công việc mình đã và đang làm, hãy cho thấy những nét khác lạ và giá trị đóng góp của bạn qua từng công việc đó. Từng công việc, từng kinh nghiệm và thành tích đã đạt được: Bạn phải ghi rõ thông tin chi tiết, kèm theo dẫn chứng với các con số cụ thể.

    Ví dụ, không nên viết chung chung như: "Tôi có kinh nghiệm quản lý nhiều dự án.." - mà hãy là: "Trong năm 2013, tôi đã quản lý thành công mười dự án với tổng ngân sách là 500 tỷ đồng và đội dự án khoảng 20 người.."

    Vài chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng mà bạn cần lưu ý khi soạn hồ sơ: Đừng bao giờ có thái độ khen hay chê đối với công ty hay sếp cũ của mình; nên nói đúng sự thật, không thổi phồng, cường điệu; kiểm tra kỹ lưỡng để tránh lỗi chính tả, ngữ pháp; email gửi đi phải thật nghiêm túc, trịnh trọng.

    Hồ sơ xin việc của bạn phải được cập nhật liên tục: Đây là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn đang có một công việc ổn định đi chăng nữa, nhưng cũng đừng quên ghi thêm vào hồ sơ của mình những kinh nghiệm, thành tích, kết quả, chứng nhận.. mà bạn gặt hái được trong quá trình làm việc. Bằng cách này, bạn sẽ luôn có một bộ hồ sơ có giá trị để khi cần thay đổi công việc, bạn sẽ ngay lập tức có đầy đủ thông tin để gửi đến các nhà tuyển dụng.

    Một suy nghĩ khác: Hình ảnh bạn trong thế giới ảo.

    Ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, dù vô tình hay cố ý, các thông tin cá nhân của bạn có thể sẽ xuất hiện trong thế giới ảo đó và lan đến cả những người liên quan và không liên quan đến bạn. Có bao giờ bạn nghĩ rằng cácthông tin ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc và, trên hết, là sự nghiệp tương lai của bạn?

    Người ta sẽ đánh giá con người bạn không chỉ các cuộc gặp gỡ tiếp xúc ngoài đời mà còn qua những gì bạn thể hiện ra trong thế giới ảo. Do đó, hãy lưu ý với từng thông tin bạn đưa lên Internet. Không nên để người khác có cái nhìn tiêu cực, đánh giá không tốt về hình ảnh của bạn. Bạn hãy thể hiện đúng giá trị tích cực của mình trong thế giới đó như khi bạn thể hiện trong thế giới thực hằng ngày.

    Tóm lại, ngay từ lúc này, bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ sự nghiệp thật chuyên nghiệp và khác biệt. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tìm kiếm các công việc thật sự phù hợp. Hãy luôn có thái độ tích cực, tự tin vào bản thân và nỗ lực mỗi ngày để trau dồi thật tốt chuyên môn và các kỹ năng mềm của mình. Hãy tích cực khám phá giá trị bản thân qua sách vở, qua các hoạt động xã hội và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Đó là những gì cần thiết để bạn tạo lập và gặt hái thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của chính mình.
     
  7. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Khát vọng khởi nghiệp

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi tham gia buổi nói chuyện về việc xác định mục tiêu cuộc đời tại hai trường đại học lớn nhất thành phố, tôi phần nào hiểu được khát vọng trở thành doanh nhân của các bạn trẻ. Khi nói về nghề nghiệp tương lai của mình, đa số các bạn sinh viên đều mong muốn trở thành doanh nhân thành đạt. Các câu hỏi phổ biến vẫn là: Khi ra trường, em nên đi làm trước rồi mở công ty hay nên khởi nghiệp luôn? Em dự định kinh doanh mặt hàng A, dịch vụ B, theo anh có khả thi không? Làm sao có thể huy động vốn để kinh doanh? V. V..

    Các bạn sinh viên đã nghiên cứu và tìm hiểu khá kỹ con đường để trở thành doanh nhân chứ không đơn thuần là mơ ước viển vông. Họ biết khá tường tận các rủi ro, trắc trở của công việc kinh doanh nhưng vẫn rất đam mê với lựa chọn của mình. Nhìn các bạn sinh viên trình bày ước mơ và đam mê của họ, tôi lại nhớ đến những câu nói nổi tiếng của Steve Jobs: "Tôi hiểu thứ duy nhất khiến mình vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn thích cái gì. Nó đúng với công việc và cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn của cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là hãy làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời." Và với nhiều bạn trẻ hiện nay, đam mê của họ chính là trở thành một doanh nhân thành công.

    Bên cạnh đó, có vài lần tôi tham gia Hội đồng giám khảo chấm thi các dự án kinh doanh của sinh viên và doanh nhân trẻ. Dẫu còn nhiều điều chưa khả thi nhưng các chủ dự án đều rất tâm huyết và mong muốn được triển trong thực tế. Khi tôi hỏi, có ai dám bỏ hết tài sản đang có, thậm chí phải vay mượn người thân để thực hiện dự án kinh doanh của mình không, thì câu trả lời tôi nhận được là Có.

    Tôi tham gia giảng dạy lớp Quản lý và Điều hành doanh nghiệp tại trường Doanh Chủ. Đa số học viên là các bạn trẻ, trong đó có người là chủ doanh nghiệp và cũng có những người đang ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp. Lý do đưa họ đến lớp là muốn chuẩn bị thật kỹ càng về kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cần thiết để sự nghiệp kinh doanh của mình thành công.

    Trong lớp, tôi có đưa ra bài tập tình huống. Tôi phát cho mỗi người một triệu đồng và trong vòng 24 giờ, họ phải kinh doanh thế nào để sinh lợi nhiều nhất. Sau đó, bài tập tiếp theo, tôi phát cho mỗi người năm kẹp giấy và cũng yêu cầu trong vòng 24 giờ phải triển khai kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất.

    Kết quả là, không có tiền trong tay, phải thực sự vận dụng trí tuệ, sự nhanh nhạy và ý chí cũng như cơ bắp, các học viên trong bài tập thứ hai lại kiếm được nhiều tiền hơn, hiệu quả hơn bài tập đầu tiên. Qua đó, các bạn học viên đã nhận thức được một điều rất cơ bản: Vốn rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Để kinh doanh thành công thì khát vọng, ý chí, trí tuệ và sự năng động chính là những yếu tố cần thiết. May mắn thay, tôi nhận thấy điều này hiện diện rất rõ trong thế hệ trẻ ngày nay.

    Tôi tham gia sinh hoạt trong cộng đồng các doanh nhân trẻ và các bạn hay nhờ tôi tư vấn. Có những bạn khi thành lập doanh nghiệp chỉ biết việc kinh doanh, bán hàng mà không hề hiểu biết gì về loại hình công ty, kế toán, hạch toán.. Nhưng dường như những khiếm khuyết này không làm giảm nhiệt huyết và khát vọng doanh nhân của họ.

    Có thể nói, các doanh nhân trẻ hiện nay có thái độ làm việc rất chuyên nghiệp, tầm nhìn dài hạn, năng động, cố gắng tìm ra sự khác biệt để phát triển và có tinh thần học hỏi rất cao. Những lĩnh vực nào chưa giỏi hoặc chưa nắm bắt được, họ đã mạnh dạn tìm kiếm bên ngoài. Điều đáng ghi nhận ở họ chính là nhận thức rất rõ về trách nhiệm của mình với xã hội. Các chương trình từ thiện, hoạt động xã hội luôn nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của các doanh nhân trẻ. Họ đang cổ vũcho tinh thần doanh nhân Việt không nên hơn thua, ganh đua nhau trong việc sắm xe hơi đắt tiền, máy bay hay du thuyền mà hãy tranh đua về tấm lòng và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

    Theo thống kê, tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp mới thành lập là rất thấp. Thông thường khoảng 70% doanh nghiệp bị phá sản sau hai năm thành lập. Nhưng với thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay, với khát khao làm giàu cho mình và cho đời, mong muốn khẳng định bản thân, được trang bị kiến thức khá đầy đủ, tôi tin tưởng rằng đây sẽ là thế hệ vàng của doanh nhân Việt Nam. Họ hoàn toàn có thể thực hiện được lời căn dặn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi cho các con của mình cách đây gần một thế kỷ: "Các con phải làm sao để ngọn cờ của công ty người Việt Nam ta phấp phới trên năm châu, bốn biển, để cả thế giới biết đến người Việt Nam, đất nước Việt Nam."
     
  8. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Con đường làm giàu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vài năm gần đây, khi biết tôi tham gia lãnh đạo một vài công ty niêm yết, hay phụ trách đầu tư cho một công ty lớn, giảng dạy về vàng và chứng khoán, nhiều bạn bè hỏi: Nên đầu tư vào mã nào? Thời điểm này nên mua hay bán vàng?

    Tôi cười và trả lời rất thật lòng là không biết. Tôi cũng không giấu là mình đã từng thua lỗ rất nặng khi đầu tư vào vàng và chứng khoán.

    Tôi có tham gia giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư vàng và chứng khoán tại trường Doanh Chủ, TP. Hồ Chí Minh. Đa số học viên là những người chưa đầu tư bao giờ. Tôi thường bắt đầu bài giảng của mình bằng câu hỏi: "Học viên nào muốn trở nên giàu có?" 100% học viên giơ tay. Câu hỏi tiếp theo là "Học viên nào muốn làm giàu từ đầu tư vàng và chứng khoán?" thì khoảng 70% cánh tay giơ lên. "Học viên nào có tiền gửi ngân hàng và có thể đem đi đầu tư từ một tỷ trở lên?" Chỉ còn 1-2 cánh tay giơ lên.

    Sau đó, tôi bắt đầu bài giảng của mình và đưa ra các số liệu thua lỗ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2008, trong đó có những quỹ thua lỗ đến 70% vốn. Câu hỏi cuối cùng của tôi là "Có học viên nào trong lớp nghĩ rằng mình đầu tư giỏi hơn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?" Không có cánh tay nào. Vậy, câu kết luận ở đây là gì? Đầu tư vào thị trường chứng khoán và vàng ở Việt Nam hết sức rủi ro. Ngay cả những người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất vẫn có thể thua lỗ. Vậy, bạn có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán không?

    Câu trả lời là "Nên! Nhưng đừng đầu tư bằng vốn vay, hãy đầu tư bằng một phần vốn mà bạn có. Hãy đầu tư vào những cổ phiếu nào mà bạn am hiểu và có nhiều thông tin nhất. Việc đầu tư này giúp cho cuộc sống của bạn thêm phong phú, bạn sẽ học hỏi và hiểu biết thêm." Tuy nhiên, nếu như bạn không phải là một người có gia sản kếch xù hoặc được thừa hưởng gia tài khổng lồ thì chắc chắn con đường làm giàu của bạn không phải từ đầu tư vào vàng hay chứng khoán.

    Tôi kể lại một chút về con đường nghề nghiệp của mình không phải để khoe khoang mà chỉ để minh chứng cho nhận định ở cuối bài. Sau năm nămlàm việc tại một công ty xăng dầu, tôi được giao nhiệm vụ điều hành kinh doanh gas, thương hiệu S. Hãng gas S. Đã có mặt rất sớm trên thị trường và đã có lúc chiếm được thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, do nhiều lý do, sản lượng gas S. Đã giảm xuống rất thấp, thị trường bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ mới gia nhập thị trường, vỏ bình gas bị trả lại rất nhiều và khách hàng mất niềm tin.

    Một số khách hàng lớn nhất lúc đó đã ngưng kinh doanh gas S. Và chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh.. Sáu tháng đầu tiên ở vị trí điều hành kinh doanh gas S, tôi đã dành toàn bộ thời gian đi thăm và gặp gỡ với tất cả các khách hàng từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Tôi đã đề xuất những chính sách kinh doanh phù hợp, tổ chức các hội nghị khách hàng khu vực, thực hiện các chương trình khuyến mãi và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng. Đồng thời, tôi đã kêu gọi sự hợp tác của khách hàng, lắng nghe và chia sẽ những khó khăn với khách hàng cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp của họ để hoàn thiện chính sách kinh doanh của công ty.

    Nhờ vậy, kết quả kinh doanh của gas S. Được khôi phục và tôi khẳng định được năng lực của mình trong lĩnh vực kinh doanh gas. Chính nhờ sự thể hiện xuất sắc trong việc điều hành kinh doanh gas S, tôi được mời về một công ty gas tư nhân với một số điều kiện rất ưu đãi về cổ phần. Tôi cùng với lãnh đạo công ty gas này đã nỗ lực làm việc và chỉ sau hai năm, công ty gas này đã trở thành top 5 công ty kinh doanh gas dân dụng lớn nhất ở phía Nam tại thời điểm đó.

    Khi rời khỏi công ty, tôi đã bán số cổ phiếu mà mình nắm giữ và thu được một khoản tiền khá lớn. Và hiện nay, khi tham gia vào Ban Tổng Giám đốc của PNJ và là Chủ tịch HĐQT của một vài công ty, không tính đến thu nhập từ các khoản đầu tư cá nhân thì tiền lương, tiền thưởng và các khoản thù lao trong hội đồng quản trị của tôi là khá cao so với mặt bằng chung của xã hội.

    Tôi cũng biết nhiều trường hợp tương tự. Vào thời điểm vàng son của thị trường chứng khoán, một người bạn của tôi đã được một quỹ đầu tư hàng đầu của Mỹ mời về làm Tổng Giám đốc và thu nhập được "offer" là không dưới hai triệu đô la mỗi năm. Anh được chào mời hậu hĩ như vậy vì trước đó anh được đánh giá là một trong những nhà đầu tư thành công nhất tại thị trường Việt Nam. Rồi một số bạn bè tôi đang làm việc cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đều có thu nhập rất cao và xứng đáng vì họ đã thể hiệnđược sự chuyên nghiệp và xuất sắc trong vị trí công tác của mình.

    Nhìn rộng ra, khi tìm hiểu về những doanh nhân thành công và được đánh giá là giàu nhất trên thị trường chứng khoán của Việt Nam trong những năm gần đây, chúng ta sẽ thấy họ là những người xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Họ toàn tâm toàn ý, tập trung gây dựng nên doanh nghiệp của mình và phát triển, mở rộng nó lên. Họ có thể thông qua thị trường chứng khoán để huy động vốn hoặc đôi khi bán đi một phần cổ phiếu của mình nhưng tất cả những người này, không ai khởi nghiệp là nhà đầu tư chứng khoán. Họ cần một khoảng thời gian làm việc liên tục tập trung ít nhất là trong 8-10 năm để xây dựng thành công doanh nghiệp của mình.

    Trong cuốn "Những kẻ xuất chúng", tác giả Malcolm Gladwell đã nghiên cứu về những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay như Bill Gates, Steve Jobs, ban nhạc The Beatles hay các luật sư thành đạt ở phố Wall.. Ông rút ra kết luận rằng những người xuất chúng phải là những người biết nắm bắt được cơ hội do hoàn cảnh, thời đại mang lại và phải kiên trì làm việc, rèn luyện. Không có ai thành công mà không phải trải qua 10.000 giờ luyện tập, tương đương khoảng 8-10 năm.

    Do môi trường làm việc của mình, tôi thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ có khát vọng làm giàu cháy bỏng. Một khiếm khuyết phổ biến của họ là rất tin vào các câu chuyện làm giàu nhanh chóng nhờ đầu tư vào vàng, chứng khoán hay địa ốc; họ luôn cố gắng tìm kiếm các cơ hội làm giàuở bên ngoài; sẵn sàng bỏ công việc mà mình yêu thích và nhảy việc chỉ vì tiền lương chênh lệch vài trăm đô la. Họ không nhận ra rằng, con đường để trở nên giàu có đòi hỏi thời gian, sự nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện bản thân cũng như trở thành người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

    Khát vọng làm giàu là hoàn toàn chính đáng. Vậy trong thời đại hiện nay, đâu là con đường làm giàu cho những bạn trẻ mà khởi đầu là hai bàn tay trắng? Qua chính kinh nghiệm của bản thân cũng như quá trình chiêm nghiệm, nghiên cứu và tìm hiểu từ những anh chị, bạn bè xung quanh mình, tôi nhận ra rằng, một trong những con đường làm giàu chính đáng và có cơ may thành công nhất chính là hãy làm tốt nhất công việc mà bạn yêu thích, đam mê. Hãy luôn phấn đấu trở thành một trong những người giỏi nhất, chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

    Để trở thành một người giỏi nhất trong lĩnh vực nào đó thì cần phải hội đủ ba yếu tố: có ước mơ, có thầy giỏikiên trì luyện tập . Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nhanh nhạy nắm bắt được các cơ hội mở ra như hợp tác, cộng tác với người khác hoặc tự mình xây dựng và phát triển một hay nhiều doanh nghiệp. Ngay cả khi bạn không thích trở thành doanh nhân hoặc chủ doanh nghiệp thì ít nhất bạn sẽ là một người làm thuê xuất sắc và chuyên nghiệp với chế độ đãi ngộ thỏa đáng.
     
  9. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kinh nghiệm sẻ chia

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi một năm học sắp kết thúc là sẽ thêm một lứa sinh viên sẽ bước vào đời và bắt đầu những ngày đi làm chính thức đầu tiên của mình.

    Tôi đã may mắn hướng dẫn một số sinh viên làm luận văn tốt nghiệp cũng như tham gia những buổi giao lưu với sinh viên. Và câu hỏi tôi thường phải trả lời nhiều nhất chính là: Anh có thể chia sẻ điều gì với những bạn sinh viên chuẩn bị đi làm? Và đây là câu trả lời của tôi:

    1. Xây dựng định hướng cuộc đời:

    Bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào? 5 năm, 10 năm nữa, bạn sẽ là ai? Có như vậy, bạn mới vẽ được bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh đổi thay. Quan trọng là bạn luôn chủ động "điều khiển" cuộc đời mình.

    2. Kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) và tin học:

    Trong thời đại này, tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Bạn có thể lơ là học vài thứ nhưng phải cố gắng học tốt tiếng Anh, đây là phương tiện tiếp cận với thế giới . Hãy lên kế hoạch học tiếng Anh ngay từ hôm nay. Tin học, theo tôi, dẫu không quan trọng bằng ngoại ngữ nhưng nó là một kỹ năng cần có trong kỷ nguyên "công nghệ số" này.

    3. Hãy làm tốt những công việc bình thường nhất:

    20 năm trước, tôi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc và được nhận vào một công ty dầu khí lớn. Bản thân đang mang trong mình những dự định to tát nhưng những công việc đầu tiên tôi được giao là photocopy tài liệu, đánh máy văn bản, giao nhận hồ sơ, dịch tài liệu.. đó thật sự là những công việc nhàm chán.

    Tuy nhiên, tôi đã rất vui vẻ và tập trung để làm tốt. Điều này giúp tôi tự tin vì nhiều lần sau này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, một mình tôi có thể "độc lập tác chiến" từ photo, fax tài liệu, phiên dịch.. Ngoài ra, các bạn nhân viên của tôi cũng "ngưỡng mộ" sếp hơn khi biết rằng sếp có thể làm tốt những công việc «tầm thường» nhất. Triết lý ở đây là "Nếu không thể làmtốt những chuyện nhỏ, ai sẽ dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn?"

    4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ:

    Bạn nên chú trọng đến việc này. Xây dựng các mối quan hệ với các bạn đồng nghiệp, bạn đồng môn, cùng ngành.. sẽ làm phong phú thêm cuộc sống và là cơ hội tốt để bạn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Hãy chủ động, hãy tích cực tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm.. ngành nghề, cộng đồng. Tuy nhiên, triết lý của xây dựng mối quan hệ không phải ở kỹ thuật tạo quan hệ mà chính là quá trình hoàn thiện bản thân . Hãy phấn đấu trở thành một người "thú vị" mà nhiều người muốn kết bạn!

    5. Hãy sống chân thành và đạo đức:

    Năm nay tôi đã 42 tuổi, có vẻ vẫn còn hơi sớm để nói đến chuyện sống có đạo đức. Sống chân thành thì dễ hiểu, vậy sống có đạo đức là như thế nào? Tôi tin vào hai quy luật của cuộc đời: Nhân quả và bù trừ. Vào đời từ những năm 20 tuổi, tôi đã sống và tuân thủ nó và đã nhận được từ cuộc đời rất nhiều. Hãy mở lòng ra, mọi người sẽ yêu thương và chia sẻ với bạn!

    6. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình:

    Chắc chắn trong cuộc đời, bạn sẽ phải làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù làm việc gì, bạn phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất. Có thể bạn sẽ không đạt danh hiệu người giỏi nhất nhưng tôi tin những cố gắng, nỗ lực của mình, bạn sẽ được đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc cộng đồng nhìn nhận và nhờ đó, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt để chọn lựa. Trên hết, ai cũng muốn được kết bạn, làm việc hoặc hợp tác cùng những chuyên gia giỏi nhất!

    7. Sống cân bằng:

    Đây có vẻ là một yêu cầu khó trong xã hội bận rộn và nhiều mối lo lắng như hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên tập cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống và giữ cho tâm trí được sáng suốt, vui vẻ. Hãy chơi một môn thể thao nào đó, hoặc đi du lịch, câu cá, đọc sách.. sẽ giúp bạn không bị áplực công việc đè nặng suốt 24 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, cũng đừng quên chú ý đến sức khỏe của mình.

    8. Châm ngôn sống của tôi:

    "Hãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại và ở ngôi thứ nhất. Hãy sử dụng động từ: Yêu Thương!"

    Khi một năm học sắp kết thúc là sẽ thêm một lứa sinh viên sẽ bước vào đời và bắt đầu những ngày đi làm chính thức đầu tiên của mình.

    Tôi đã may mắn hướng dẫn một số sinh viên làm luận văn tốt nghiệp cũng như tham gia những buổi giao lưu với sinh viên. Và câu hỏi tôi thường phải trả lời nhiều nhất chính là: Anh có thể chia sẻ điều gì với những bạn sinh viên chuẩn bị đi làm? Và đây là câu trả lời của tôi:

    1. Xây dựng định hướng cuộc đời:

    Bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào? 5 năm, 10 năm nữa, bạn sẽ là ai? Có như vậy, bạn mới vẽ được bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh đổi thay. Quan trọng là bạn luôn chủ động "điều khiển" cuộc đời mình.

    2. Kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) và tin học:

    Trong thời đại này, tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Bạn có thể lơ là học vài thứ nhưng phải cố gắng học tốt tiếng Anh, đây là phương tiện tiếp cận với thế giới . Hãy lên kế hoạch học tiếng Anh ngay từ hôm nay. Tin học, theo tôi, dẫu không quan trọng bằng ngoại ngữ nhưng nó là một kỹ năng cần có trong kỷ nguyên "công nghệ số" này.

    3. Hãy làm tốt những công việc bình thường nhất:

    20 năm trước, tôi tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc và được nhận vào một công ty dầu khí lớn. Bản thân đang mang trong mình những dự định to tát nhưng những công việc đầu tiên tôi được giao là photocopy tài liệu, đánh máy văn bản, giao nhận hồ sơ, dịch tài liệu.. đó thật sự là những công việc nhàm chán.

    Tuy nhiên, tôi đã rất vui vẻ và tập trung để làm tốt. Điều này giúp tôi tự tin vì nhiều lần sau này, trong những hoàn cảnh đặc biệt, một mình tôi có thể "độc lập tác chiến" từ photo, fax tài liệu, phiên dịch.. Ngoài ra, các bạn nhân viên của tôi cũng "ngưỡng mộ" sếp hơn khi biết rằng sếp có thể làm tốt những công việc «tầm thường» nhất. Triết lý ở đây là "Nếu không thể làmtốt những chuyện nhỏ, ai sẽ dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn?"

    4. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ:

    Bạn nên chú trọng đến việc này. Xây dựng các mối quan hệ với các bạn đồng nghiệp, bạn đồng môn, cùng ngành.. sẽ làm phong phú thêm cuộc sống và là cơ hội tốt để bạn học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Hãy chủ động, hãy tích cực tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm.. ngành nghề, cộng đồng. Tuy nhiên, triết lý của xây dựng mối quan hệ không phải ở kỹ thuật tạo quan hệ mà chính là quá trình hoàn thiện bản thân . Hãy phấn đấu trở thành một người "thú vị" mà nhiều người muốn kết bạn!

    5. Hãy sống chân thành và đạo đức:

    Năm nay tôi đã 42 tuổi, có vẻ vẫn còn hơi sớm để nói đến chuyện sống có đạo đức. Sống chân thành thì dễ hiểu, vậy sống có đạo đức là như thế nào? Tôi tin vào hai quy luật của cuộc đời: Nhân quả và bù trừ. Vào đời từ những năm 20 tuổi, tôi đã sống và tuân thủ nó và đã nhận được từ cuộc đời rất nhiều. Hãy mở lòng ra, mọi người sẽ yêu thương và chia sẻ với bạn!

    6. Phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình:

    Chắc chắn trong cuộc đời, bạn sẽ phải làm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù làm việc gì, bạn phải luôn phấn đấu trở thành người giỏi nhất. Có thể bạn sẽ không đạt danh hiệu người giỏi nhất nhưng tôi tin những cố gắng, nỗ lực của mình, bạn sẽ được đồng nghiệp, lãnh đạo hoặc cộng đồng nhìn nhận và nhờ đó, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt để chọn lựa. Trên hết, ai cũng muốn được kết bạn, làm việc hoặc hợp tác cùng những chuyên gia giỏi nhất!

    7. Sống cân bằng:

    Đây có vẻ là một yêu cầu khó trong xã hội bận rộn và nhiều mối lo lắng như hiện nay. Tuy nhiên, bạn nên tập cho mình những thú vui riêng để cân bằng cuộc sống và giữ cho tâm trí được sáng suốt, vui vẻ. Hãy chơi một môn thể thao nào đó, hoặc đi du lịch, câu cá, đọc sách.. sẽ giúp bạn không bị áplực công việc đè nặng suốt 24 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, cũng đừng quên chú ý đến sức khỏe của mình.

    8. Châm ngôn sống của tôi:

    "Hãy sống ở thể chủ động, ở cách khách quan, ở thì hiện tại và ở ngôi thứ nhất. Hãy sử dụng động từ: Yêu Thương!"
     
  10. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Lòng biết ơn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    John Templeton, một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng trên thế giới đã phát biểu một câu nói mang đậm triết lý như sau: "Hãy cố gắng đếm những điều tốt đẹp bạn nhận được, rồi bạn sẽ có được lòng biết ơn."

    Có thể từ đó đến nay, bạn chưa hoàn toàn ý thức được ý nghĩa trọn vẹn của biết ơn hoặc cảm thấy không cần phải biết rõ giá trị thâm sâu hay tác dụng của nó, nhưng nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy rằng trong một ngày cụ thể nào đó của mình, luôn có những khoảnh khắc bạn cảm thấy vui tươi, mãn nguyện vì những điều này điều kia – dù nhỏ, thậm chí rất nhỏ.

    Và dù không nói thành lời nhưng cảm giác vui tươi nhẹ nhàng lại thể hiện từ sâu đáy lòng tâm tình có thể gọi là lòng biết ơn đích thực.

    Nói rõ hơn, trong cuộc sống thường ngày, bất kỳ lúc nào bạn thầm thốt lên những câu bộc phát đơn giản như "Trời hôm nay đẹp quá" hay "Món mình đang ăn rất ngon", "Cậu ấy là người rất chân thành, đáng mến".. nghĩa là ở một khía cạnh nào đó, bạn đang thể hiện sự biết ơn của mình.

    Rất nhiều thực tế đáng buồn xảy ra trong xã hội ngày nay khiến chúng ta mất niềm tin vào con người và cuộc sống. Tuy nhiên, giữa cuộc sống có vẻ "loạn xạ" và đầy rẫy những điều tiêu cực hiện nay, vẫn còn đó bao điều tốt đẹp khác có thể vực dậy niềm tin của mình, có thể mang lại cho cuộc sống này nhiều giá trị và ý nghĩa.

    Vấn đề là, để thấy được những điều tốt đẹp đó, bạn phải nỗ lực kiếm tìm . Bạn phải nỗ lực tìm kiếm những điều tốt đẹp thì chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ hiện diện ngay trong cuộc sống của bạn. Khi đó, bạn sẽ thấy cuộc đời vẫn còn lắm điều ưu ái cho mình và tự khắc lòng biết ơn cũng sẽ theo đó xuất hiện. Đây cũng chính là ý nghĩa câu nói của John Templeton.

    Cuộc sống bao giờ cũng có hai mặt. Để thấy "cuộc đời vẫn đẹp sao" thì bạn phải phóng tầm nhìn lên khỏi những gì tiêu cực.. Và trên hết, hãy tập thể hiện thái độ biết ơn – đôi khi chỉ hai tiếng "cám ơn" xuất phát tự đáy lòng – trước những điều tốt đẹp bạn nhận được ở từng giây phút trong cuộc sống hằng ngày.

    Thái độ biết ơn đem lại niềm tin vào cuộc sống, và nghị lực, trước hếtlà cho chính bản thân bạn. Bởi không có lòng biết ơn – biết ơn đời và biết ơn người – bạn sẽ chóng thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa, kém giá trị. Bởi không có lòng biết ơn, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mất niềm tin và thấy mọi sự trở nên vô nghĩa..

    Tại sao phải có ý thức biết ơn về mọi thứ trong cuộc sống này?

    Bởi lòng biết ơn sẽ nhắc bạn nhớ đến những điều tích cực. Vẫn còn điều gì đó khiến bạn tin tưởng; vẫn còn điều gì đó mang lại ý nghĩa sống cho bạn; vẫn còn điều gì đó khiến cho bạn thấy mạnh mẽ hơn để dấn thân hết mình ống ròn vẹn. Khi đó, dù xung quanh xuất hiện nhiều khó khăn thì bạn vẫn không bị lung lạc hay nao núng, buông xuôi, và vững tin vào sức mạnh của những điều tốt đẹp.

    - Bởi lòng biết ơn sẽ biến những điều tiêu cực, bi quan thành những điều lạc quan, tích cực. Bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó trong công việc? Hãy biết ơn vì bạn đang có một công việc để làm. Bạn đang gặp phải thách thức, trở ngại nào đó? Hãy biết ơn vì cuộc sống của bạn không trôi qua trong vô vị, buồn chán. Bạn đang mắc phải sai lầm nào đó? Hãy biết ơn vì bạn có thể học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá từ sai lầm đó.

    - Bởi lòng biết ơn sẽ giúp bạn hiểu rõ điều gì quan trọng lúc này. Bạn sẽ khó lòng than phiền về những điều nhỏ nhặt nếu bạn biết ơn vì mình đang có một gia đình hạnh phúc, đang có một sức khỏe tốt, đang có công việc ổn định. Bạn sẽ khó cảm thấy mệt mỏi những hóa đơn hàng tháng khi bạn biết ơn mình đang có một mái nhà đỡ nắng che mưa.

    - Bởi lòng biết ơn sẽ giúp bạn tri ân những người khác. Chỉ cần nói lên hai tiếng "Cám ơn" với ai đó là bạn đang tạo nên một điều có ý nghĩa cho họ, cho bản thân mình. Hãy gọi điện cho họ. Hãy gửi email cho họ. Hãy ghé chỗ làm hay chỗ ở của họ, chỉ để nói hai tiếng cám ơn. Chỉ cần dành vài phút để nói với họ lý do tại sao bạn biết ơn họ, đó là điều quan trọng và đẹp đẽ mà bạn có thể mang lại cho cuộc sống của họ. Ai cũng thích được đánh giá cao và được trân trọng giá trị con người và công việc họ làm. Nói "Cám ơn" bạn chẳng mất mát điều gì, nhưng lại khiến người khác cảm thấy vui vẻ và bạn cũng nhận được nhiều niềm vui từ điều đó.

    Hãy tìm mọi dịp có thể, bất kể lớn nhỏ, để tỏ lòng biết ơn của bạn với cuộc đời, với con người, đặc biệt những người thân thiết và gần gũi quanh bạn.

    Hãy biết ơn vì bạn không thể có tất cả mọi thứ mình muốn, vì nếu như vậy thì bạn còn điều gì để trông mong, để chờ đợi?

    Hãy biết ơn vì bạn không biết điều gì đó, đó là cơ hội để bạn học hỏi.

    Hãy biết ơn những thời khắc khó khăn, vì nhờ đó mà bạn trưởng thành.

    Hãy biết ơn những giới hạn của mình, vì bạn có cơ hội để phát triển bản thân, sống trọn với khả năng mình có.

    Hãy biết ơn những lỗi lầm của mình, vì khi đó bạn sẽ nhận được những bài học giá trị.

    Hãy biết ơn mỗi khi bạn thấy mệt mỏi, chán chường, vì đó là lúc bạn có cơ hội thể hiện tinh thần mạnh mẽ để vượt qua.

    Hãy tìm ra những điều tốt đẹp bạn nhận được mỗi ngày, và hãy tập thể hiện lòng biết ơn. Vì chính lòng biết ơn sẽ giúp bạn thưởng nếm được trọn vẹn những hương vị tuyệt hảo nhất trong kiếp sống con người.
     
  11. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Những "ngôi sao cô đơn" trong công việc

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi đang giữ vị trí lãnh đạo ở một số công ty và tham gia trực tiếp vào công tác tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên. Tôi có dịp tiếp xúc và làm việc với rất nhiều bạn trẻ mà ở đây tôi tạm gọi là "những ngôi sao cô đơn".

    Đặc điểm chung của họ là còn khá trẻ, vừa tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều nhưng khá tự tin về bản thân.

    Khi phỏng vấn tuyển dụng, các bạn này đều thể hiện mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp và thích thú với công việc được phân công cũng như các điều kiện chính sách mà công ty dành cho họ. Khoảng sau một tháng, thậm chí một tuần làm việc, tôi thường nhận được một email khá dài từ nhân viên này và bạn muốn mời tôi đi uống cafe để trao đổi.

    Các cuộc trao đổi không hoàn toàn giống nhau nhưng đều có chung nội dung: Tại sao anh A, chị B lại là sếp trực tiếp của em, họ có giỏi hơn em đâu? Em chỉ muốn làm việc độc lập và báo cáo trực tiếp cho anh thôi. Tại sao lương em chỉ có bấy nhiêu trong khi anh C, chị D không xuất sắc hơn em, thậm chí bằng cấp của họ không bằng mà lại nhận lương cao hơn em? Tại sao ý tưởng của em xuất sắc như vậy mà lãnh đạo lại không chấp thuận? Tại sao các anh chị trong phòng lại không thân thiện với em?.. Nói chung, cơ man những thắc mắc mà các bạn trẻ đưa ra.

    Đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ, tôi hiểu và thông cảm với các nhân viên của mình. Câu trả lời chung của tôi là:

    "Về chế độ chính sách và vị trí của em trong tổ chức, em đã được thông báo rõ ngay từ đầu và em đã đồng ý. Tuy nhiên, hiện nay những vấn đề này chỉ là điểm khởi đầu mà thôi. Em đừng vội phàn nàn về thu nhập hay sếp trực tiếp của mình mà hãy cố gắng thể hiện năng lực, giá trị bản thân và sự đóng góp cụ thể của em cho công ty. Tôi và các lãnh đạo công ty đủ sáng suốt và kinh nghiệm để đánh giá chính xác năng lực của em. Tương lai của em phụ thuộc vào chính bản thân và sự đóng góp, chia sẻ của em chứ khôngbị ảnh hưởng bởi anh A hay chị B.

    Về nguyên tắc, nếu em làm việc xuất sắc thì một ngày nào đó, em có thể trở thành sếp của họ. Còn về ý tưởng, em có sáng tạo nhưng chưa nghiên cứu và tìm hiểu kỹ, nên đề xuất đưa ra chưa phù hợp và không ứng dụng được. Ngoài ra, trong quan hệ cư xử, em thiếu hòa đồng. Khi mọi người trang trí phòng nhân dịp năm mới thì em kiếm cớ đi ra ngoài; khi mọi người cùng nhau sắp xếp lại kho hàng thì em cũng không có mặt mặc dù anh đã email kêu gọi cả phòng cùng tham gia. Vì vậy, khoan trách mọi người không thân thiện với em mà em hãy nhìn lại bản thân mình!"

    Sau cuộc nói chuyện, tôi cũng gặp riêng lãnh đạo trực tiếp của bạn nhân viên này, tôi chia sẻ lại với họ những suy nghĩ, bức xúc mà tôi đã ghi nhận và cùng thống nhất cách thức hỗ trợ và khuyến khích bạn trong thời gian sắp tới.

    Là người quản lý đồng thời là một nhà tuyển dụng, tôi biết công ty đã tốn nhiều chi phí để tuyển nhân viên vào rồi đào tạo họ. Khi bắt đầu quen việc mà họ lại ra đi vì những lý do nhỏ nhặt thì người thiệt hại đầu tiên chính là công ty. Vì vậy, tôi thấy mình phải có trách nhiệm cao độ với các bạn nhân viên mới, đặc biệt là các nhân viên "ngôi sao" này.

    Tôi quan sát và góp ý thẳng thắn cho nhân viên trẻ qua email hoặc trò chuyện trực tiếp. Nếu tôi góp ý bằng email thì đều Bcc cho quản lý trực tiếp. Các góp ý có thể liên quan đến cách cư xử, lời ăn tiếng nói, thậm chí là cách trả lời điện thoại hoặc cách viết email của nhân viên.

    Và với quan sát của mình, tôi nhận thấy sau 2-3 tháng, nếu bạn nào trụ lại được thì sau đó sẽ làm việc rất tốt; ngược lại có bạn sẽ xin nghỉ và tìm cơ hội ở doanh nghiệp khác. Nếu có điều kiện, tôi vẫn dõi theo những bạn trẻ này ở chỗ làm mới và thật lòng cầu mong họ sẽ thành công.

    Tôi không cho rằng các doanh nghiệp mà mình đang tham gia quản lý đều có môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến tốt cho các bạn trẻ. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây là các bạn trẻ khi bắt đầu đi làm cần chuẩn bị cho mình tính kiên nhẫn, sự khiêm tốn, óc cầu tiến, khả năng làm việc tập thể. Đừng đòi hỏi quyền lợi cho mình hoặc tị nạnh so sánh với người khác mà hãy thể hiện giá trị bản thân, khả năng chia sẻ và sự đóng góp của mình. Tôi tin chắc là những nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ được ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng.

    Bạn giỏi, bạn còn trẻ, bạn có quyền kiêu hãnh nhưng đừng ảo tưởng và nhiễm bệnh ngôi sao. Hãy trở thành ngôi sao lấp lánh trong dải ngân hà, chứ đừng biến mình thành những "ngôi sao cô đơn".
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...