Tên sách: Sẽ có cách, đừng lo Tác giả: Tuệ Nghi Lời mở đầu: Nếu cánh của này đóng lại, bạn sẽ chọn mở tiếp cánh cửa khác hay bất lực trong oán trách vô vọng? Người có thể dối ta, nhưng ta tuyệt đối không bao giờ tự dối chính mình. Không có điều gì là mãi mãi, kể cả những nỗi buồn cũng thế! Cuộc sống là muôn vạn những chữ "Ngờ", chúng ta không học được chữ "Ngờ", càng không thể đoán biết trước được nó sẽ đến lúc nào. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học cách đón nhận nó, một cách tích cực và thanh thản nhất có thể.. Có người sẽ vì những đắng cay ngang trái ở đời mà gục ngã, mất hết niềm tin sống lẫn nhuệ khí sinh tồn. Nhưng cũng có người càng bất hạnh, càng nghịch cảnh thì động lực vươn lên trong họ lại càng lớn. Họ nén hết cay đắng xuống, tạo thành một lực đẩy để bật ra khỏi vũng lầy dưới chân mình. Mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết, nút thắt nào cũng sẽ có cách để mở, người cần đến sẽ đến và cần đi sẽ buộc phải ra đi. Sẽ có cách, dừng lo! (Tuệ Nghi) Lời tâm sự của bạn đọc: Mình rất yêu thích cuốn sách này, cũng yêu thích lối văn của tác giả. Những câu chuyện bình dị mà sâu sắc, câu từ đơn giản mà tinh tế, mang đến cho mình cảm nhận mới cùng hiểu biết về nhiều góc nhìn trong cuộc sống hơn. Không có gì tuyệt vời hơn khi được đọc một quyển sách phù hợp với mình. Những điều mà tác giả muốn chia sẻ và gửi gắm đến người đọc thực sự rất nhiều. Vì vậy mà mình cũng muốn nhiều người có thể đọc được cuốn sách này. Cảm nhận và có nhiều góc nhìn sáng suốt hơn trong cuộc sống. Để có thể vững vàng sống tốt hơn cho chặng đường tiếp theo của cuộc đời.. Cảm ơn các bạn đã ghé qua. ❤ ♡♡♡
Phần 1. Sẽ có cách Hạnh phúc từ trong tâm Bấm để xem Thỉnh thoảng, khi thức dậy, tôi lại chào buổi sáng bằng tiếng thở dài. Cuộc đời là một chuỗi những âu lo, làm sao tránh khỏi những lúc hoang mang không biết đời mình rồi sẽ ra sao? Giới hạn giữa được và mất quá mong manh, có rồi lại mất, ngày hôm qua còn là của mình nhưng có ai biết được đến hôm nay hay ngày mai liệu có phải sẽ trở thành của người khác hay không? Tôi cuống cuồng tìm cách níu giữ những thứ mình mất đi, tôi mệt nhoài trong mỗi phút phải gồng mình hứng chịu những cơn mưa đời không biết đến bao giờ mới tạnh. Tôi đã từng ước, giá mà tôi được trở lại tuổi thơ, khi mà những mơ ước của tôi chỉ dừng lại ở tấm áo mới, cuốn truyện tranh. Tuổi thơ là khi tôi dễ dàng tìm được cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc nhất, chỉ cần được nghỉ học một buổi là đã cảm thấy minh ngập tràn trong hưng phấn của năng lượng hạnh phúc mang lại. Nhưng giờ đây tôi rất khó để tìm về cảm giác đó. Hạnh phúc nhất là khi được làm trẻ con, dù rằng thời trẻ con thì cứ mong được làm người lớn. Chiều tắt nắng, tôi đi bộ tha thẩn trên phố, thấy dòng đời vẫn hối hả, có lẽ tôi đã lạc trong sự hối hả đó quá lâu. Có quá nhiều những áp lực đè nén trong lòng khiến đôi khi tôi không biết mình thật sự cần gì, muốn gì, và đâu mới là thứ thật sự khiến tôi hạnh phúc. Bất giác, tôi thở dài giữa dòng đời tấp nập những tiếng thở dài khe khẽ. Tôi dừng chân dưới một căn chung cư cũ kỹ, leo hết những nấc cầu thang nhỏ bé đầy rêu phong, ghé vào một quán cà phê nhỏ. Catinat chiều mưa vẫn buồn và lắng đọng như thế, tình khúc Phú Quang da diết đưa tôi ra khỏi những câu hỏi "vì sao" cứ bủa vây lấy tôi mỗi lúc lạc lòng. Buổi chiều bao trùm hình bóng nhỏ nhoi bên góc ban công thẫn thờ nhìn ra phố. Cuộc đời là những niềm vui chưa tày gang, là những nỗi buồn cứ bám riết lấy ta không nguôi. Đời dù ô trọc mà vẫn phải gượng cười, đời dù cay đắng mà vẫn phải nuốt ngược vào trong. Những cuộc chiến ở đời, ai thắng ai thua rồi cũng phải về lại với cát bụi. Gọi là cõi tạm mà sao phải khổ như thế? Tôi để đôi chân trần được nghỉ ngơi trong chốc lát trước khi lại mệt nhoài ngược xuôi trên đường đời. Tôi nhận ra rằng hạnh phúc là vô hình, là khi tôi ngồi ở đây, nhìn qua kẻ lá thấy mưa bắt đầu rơi tí tách, cuộc đời lững thững trôi, gánh hàng rong vẫn xuôi ngược giữa tấp nập thành thí, kẻ khóc người cưối, hỉ nộ ái ố, tôi bước ra khỏi những cuộc chiến vô nghĩa trong cô độc. Tôi thử tha cho những điều đã làm minh đau đón, sư tha thứ đó là món quà danh cho chính tôi, để tôi có thể thanh thản mà bước tiếp bởi không ai có thể đi xa nếu cứ gánh theo trên vai những uất hận ở đời. Hạnh phúc là khi tôi được bình an. Mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết, nút thắt nào cũng sẽ có cách để mở, người cần đến sẽ đến và người cần đi sẽ buộc phải ra đi.
Đừng vội "trông mặt mà bắt hình dong" Bấm để xem Thời còn phụ việc ở một "showroom" xe hơi, tôi từng chứng kiến một việc mà mãi tận sau này tôi vẫn ghi nhớ và coi đó như một bài học cho cuộc sống lẫn công việc kinh doanh của tôi. Một buổi sáng trời mưa tầm tã, có một vị khách đến hỏi về các mẫu xe bán tải. Tại thời điểm đó, dường như không một nhân viên kinh doanh nào đứng dậy bước ra tiếp ông, tôi đoán có lẽ là vì dáng vẻ của vị khách kia không mấy làm họ hào hứng. Ông ta mặc một bộ đồ cũ sờn bạc thếch, nước mưa ướt sũng càng làm cho bộ quần áo thêm phần thảm hại, chiếc xe 67 từ thời "một nghìn chín trăm hồi xưa lắm" được ông dụng tạm ở trước cửa, bảo vệ cũng chẳng buồn đưa thẻ xe. Cứ thế ông đi vào, sờ hết chiếc xe này đến chiếc xe khác. Một bạn nhân viên định đứng lên đuổi ông đi nhưng mọi người ngăn lại vì sợ sếp tổng sẽ xem được qua camera và khiển trách. Thế là họ đùn đẩy tôi ra để tiếp đón vị khách kia vì tôi đang là nhân viên thử việc. Tôi bước ra, lễ phép chào hỏi, tận tình tư vấn bởi vì trong suy nghĩ của tôi lúc đó thì đây là công việc của tôi, tôi nhận lương để làm tốt vai trò này và việc bán được hàng hay không chưa quan trọng bằng việc tôi đã làm hài lòng người đến xem xe. Hơn hai tiếng đồng hồ vã mồ hôi vì những câu hỏi đi hỏi lại của vị khách kia, về kết cấu xe, về màu sắc, về hạn bảo hành.. tôi bắt đầu cảm thấy thẩm mệt. Những nhân viên khác thì nhìn ông bằng đôi mắt xem thường ra mặt và tất nhiên họ cũng không quên ném một cái nhìn đầy thương hại cho sự "vất vả" của tôi. Bỗng ông vỗ tay "đánh bộp" lên chiếc mui xe, dõng dạc nói rõ từng chữ: "Bác lấy hai chiếc này, thanh toán tiền mặt nhé!". Tôi trợn mắt, tám nhân viên có mặt tại đó bỗng sững sờ như những pho tượng, ánh mắt của mọi người thật khó mà diễn tả. Nó vừa thất sắc, vừa bất ngờ, vừa hoài nghi mà lại như "tiếc nuối". Sau câu nói gây "chấn động" đó, vị khách kia rút điện thoại ra gọi cho ai đó. Mươi, mười lăm phút sau, một chiếc xe ô tô khác chở một bao tải tiền đến để ký hợp đồng mua xe. Người mang tiền Đến ăn mặc đẹp hơn, áo sơ mi hàng hiệu, giày tây bóng loáng, và là "đệ tử" của người đàn ông lôi thôi lếch thếch với chiếc xe cà tàng mà chúng tôi đã nhìn thấy. Hợp đồng mua bán được ký nhanh gọn, tôi được nhận vào làm nhân viên chính thức ngay ngày hôm đó. Nhìn theo bóng vị khách kỳ quai đang rướm người đạp nổ chiếc xe 67 cũ kỹ với chiếc càng như đang muốn long ra sau mỗi lần đạp của ông, tôi cảm thấy mình đã học được một bài học quá lớn trong cuộc đời. Đối với con người, dựng vội "trống mặt mà bắt hình dong"!
15 tuổi, tôi đã sống sót như thế nào giữa Sài Gòn với 0, 5 đô la? Bấm để xem Thỉnh thoảng, có người than phiền với tôi rằng thật khó lòng để làm gì với 5 - 10 triệu đồng ở giữa đất Sài thành nhộn nhịp này, muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì phải có vài ba trăm triệu mới được. Cũng không ít bạn ở tỉnh lên thành phố học than rằng bố mẹ gửi tiền ít quá, không đủ sinh hoạt ở nơi đắt đỏ bậc nhất nước. Và đột nhiên, tôi cảm thấy mình may mắn, vì ít ra, cuộc đời đã từng đẩy tôi đến nỗi cùng cực khi chỉ là một cô bé oắt con, để giờ đây tôi luôn cảm thấy biết ơn với những gì cuộc đời đang đem lại, dẫu buồn, dẫu vui.. Mùa hè năm 2008, tôi chạm chân tới Sài Gòn. Trên những chiếc xe buýt nồng nặc mùi người, mùi hối hả là tôi của tuổi 15, ngây ngô và khờ dại thật sự. Tôi mất định hướng, tôi khóc ầng ậc mỗi khi nghe người ta nhắc đến ba, đến mẹ. Chuyến xe buýt cuối cùng kết thúc sau một lần bị lừa thì cũng là lúc tôi và mẹ chỉ còn mười mấy nghìn đồng để chia đôi với nhau. Không nhà ở, không thức ăn, không phương tiện đi lại, không người thân. Chúng tôi chỉ có đôi chân để đi và đôi tay để làm việc. Tôi xin phụ bán hàng, xin được ngủ lại và được ăn cơm hai bữa mỗi ngày. Mọi người bây giờ nhìn thấy tôi ít bao giờ ăn sáng, chẳng phải tôi óng eo kén chọn mà là bởi vì dạ dày tôi quen rồi. Quen từ thời phải tiết kiệm từng bữa ăn sáng nên bây giờ sướng không quen, ăn vào đau dạ dày. Chủ cửa hàng đuổi, vì tôi cứ trốn vào nhà kho mà khóc rưng rức, tôi lại ôm bọc quần áo, lội bộ hàng mấy cây số để xin việc khác. Tôi không biết vì sao mà lúc đó trong tâm trí tôi không có suy nghĩ về việc từ bỏ hay cạy cục xin xỏ, dù rằng tối cũng có nhiều họ hàng khá giả. Tôi vẫn muốn đi học, vào đại học là niềm hi vọng duy nhất của tôi lúc bấy giờ. Nhưng những trung tâm giáo dục thường xuyên luôn là nỗi ám ảnh của những đứa gà mờ như tôi. Tôi bị đánh, bị nhấn đầu vào bồn cầu, bị đe nẹt uy hiếm hằng ngày bởi những "đàn chị" trong trường. Nhưng tôi lì lợm đến mức bạn bè cho là "vô liêm sỉ" khi vẫn vác mặt đến học. Tôi không từ bỏ, tôi không sợ bị ức hiếp, miễn là được đi học! Tuổi ăn tuổi ngủ lại thiếu thốn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự nhục nhã đến cùng cực khi nhặt lại hộp phở xào dang dở của con gái chủ tiệm vứt vào thùng rác cạnh lối đi. Tôi không đi chơi, không quà vặt, không ra tiệm "internet" để "chat chit" sau giờ làm như những người làm cùng. Tháng lương đầu tiên, có thêm ít chúng tôi thuê được chỗ ở do chính mình tự trả tiền, có thể ăn thêm những bữa ăn ngoài. Trong tôi lúc đó không còn ước mơ nữa mà là tham vọng, tôi nuôi dưỡng nó ngày qua ngày, tháng qua tháng, mọi thứ tồi tệ đến với tôi đều chỉ là động lực, tuyệt nhiên không bao giờ có sự trách cứ. Và tôi vẫn sống. Đến bây giờ. Tại đất Sài thành rộng lớn này từ những ngày xa xưa khốn khó cho đến hôm nay, tôi vẫn giữ nguyên nhiều thói quen trong đó có thói quen ăn hết đồ trong đĩa của mình. Vì sao tôi sống được với 0, 5 đô la ở tuổi 15? Vì tôi có hi vọng, hay nói khác hơn là "tham vọng". Cuộc sống này, nếu chúng ta không có hi vọng, thì dù ta có 100 triệu hay 100 tỷ trong tay cũng chẳng thể làm được gì một cách hiệu quả. Không phải Sài Gòn đã bớt đắt đỏ hơn, cũng không phải tôi mạnh mẽ hay may mắn. Chỉ là do các bạn còn sự lựa chọn, còn được đong đếm, còn được trong vòng "an toàn". Tôi không có sự lựa chọn, tôi phải sống! Thế thì, cứ sống và làm việc như thể chỉ cần ngưng lại các bạn sẽ chết, sẽ đói, sẽ không có ai dạng tay ra cứu vớt, hãy tạm quên đi những sự trợ giúp xung quanh mình (dù có). Bản năng trời phú cho con người chính là bản năng sinh tồn, bao nhiêu cũng sống được, ở đâu cũng sống được. Còn hi vọng là còn tất cả. Ngày trước tôi có một "talkshow" với tên là "Đạp lên thủ thách", nhiều người vào chỉ trích tôi dùng từ "thô lỗ", tại sao lại là "đạp".. Tôi chỉ cười, nhưng tôi không sửa. Vì với tôi, riêng tôi thôi, thử thách là thủ phải đạp lên vì cuộc đời vốn không công bằng như truyện cổ tích. Vậy rồi những người chỉ trích tôi thời gian để bày giờ cũng có những chương trình mở đầu cùng là "Đạp lên..". Vậy đó, nếu bạn làm điều gì mà bạn cho là đúng, thì hãy làm đi, đùng nghe ai cả. Bởi vì quyền nói là của họ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm cho những thất bại, khổ đau của bạn - ngoài bạn.
"Cô gái điên" cạnh ngôi nhà gỗ Bấm để xem Cuối năm 1997, nhà tôi dọn về một căn nhà gỗ trong con hẻm ngoàn ngoèo phải đi qua mấy bờ ao mới vào được tới nơi. Thời gian chúng tôi ở căn nhà đó cũng không dài, nhưng có một cấu chuyện làm tôi nhớ mãi. Căn nhà gỗ được xây trên một mảnh đất rất lớn, xung quanh là ao tù, cây cối um tùm, có cả một cái chuồng gà không biết của ai nhưng chắc chắn không phải của nhà tôi. Mấy ngày đầu tới ở, tôi sợ lắm, vì đêm đêm cứ nghe tiếng cười rú lên từ cái chuồng gà đó. Ngày xưa đi tè toàn ra sản ngồi, còn nhỏ mà. Nhưng vì sợ nên tôi ráng không đi vào ban đêm. Bữa đó đêm trăng sáng tôi một quá chịu hông nổi nên mở cửa rón rén ra sân, vừa đi vừa ngoái lại nhìn chuồng gà mà tim đập thình thịch. Vừa mới ngồi xuống, tự nhiên tôi thấy cái bóng đen thui xoẹt qua sau cánh cửa, rồi tiếng cười rú lên. Hồn bay phách lạc, tôi bỏ chạy tung dép, nước nôi cũng tung toé, thiệt phát gớm. Rón rén vào đắp chăn, tôi thao thức tới sáng. Cũng ngạc nhiên là ba mẹ tôi tỏ ra bình thản với cái sự lạ ở chuồng gà. Sáng hôm sau tôi mới hỏi mẹ, mẹ nói có một chị thần kinh không được bình thường hay về ở trong chuồng gà vào ban đêm, ban ngày thì đi đâu mất. Mấy lần tôi cũng thấy chị xuất hiện vào ban ngày, đầu tóc rối tung, quần áo nhem nhuốc, tụi con nít trong xóm mỗi lần thấy chị là rượt theo ném đá, ném bèo vào người chị, vừa ném vừa là làng lên: "Ahhhh, con điên, con điền kia lại bây". Tôi đứng trong nhà ngó ra, mẹ tôi nói "Con tuyệt đối không được tham gia vào mấy trò nghịch ngợm đó, người ta cũng là con người, mà nếu người ta không bình thường thì đó là cái tội nghiệp đáng được thông cảm chứ không có gì để đem ra chế giễu". Nói rồi mẹ tôi đi ra xua đám trẻ con đi chỗ khác, chị "điên" thì cứ ngờ nghệch khóc cười. Có một bữa trưa ngủ dậy, tôi ra ao chơi. Đi ngang chuồng gà thấy chị "điên" ở trong đó. Một tay chị cầm phấn vẽ vẽ lên tường, tay kia cầm cái cái chối xương mới "chôm" của mẹ tôi. Thấy tôi, chị mừng rỡ ra nắm tay lôi vô, gỉ tôi ngồi xuống. Rồi chị lấy cái chối xương chỉ lên bảng. Tôi sợ sệt nhưng cũng ấp ủng hỏi: "Chị thích làm cô giáo hả?", chị gật gật rồi cười hi hí: "Có giáo, cô giáo!", tay thì chỉ vô đám sách, giấy, báo không biết lượm ở đâu về. Thì ra chị "điên" thích làm cô giáo. Mùa mưa năm đó, mấy cái ao xung quanh xóm nước dâng lên, tràn ra đường đến đấu gối. Người lớn thì đi làm hết, tụi nhỏ chạy lông nhưng đi chơi, có một thằng cu không biết nghịch ngợm thế nào lại lội ra giữa dòng nước rồi sợ quá đứng luôn ngoài đó không vô được. Thằng cu ấy khóc la om sòm. Cả đám nhỏ đứng trên bờ chưa biết tính sao thì nghe tiếng chân thình thịch sau chuồng gà, chị điên "chạy ra, lội tới giữa dòng, cắp thằng nhỏ vô nách rồi đi ngược vô. Vô tới nơi chị thả nhỏ đánh rầm xuống đất rồi bỏ đi vô lại chuồng gà, miệng lại ê đọc chữ, tay lật lật mấy cuốn sách nhàu nhĩ cáu bẩn mới lỗi từ đâu về. Kể từ bữa đó, con nít tụi tôi cũng chơi cùng với chị" điên ". Mấy đứa dồn nhau vô cái chuồng gà bé tẹo, ngồi khoanh tay làm học trò cho chị dạy học. Trưa nắng chang chang, chị" điên "leo lên cây me sau vườn để hải quả thảy xuống cho đảm nhỏ. Cuộc sống cứ bình lặng trôi đi, không một ai biết chị" điên "là ai, tên gì, từ đâu tới. Mọi người chỉ biết chị ấy" điên "nhưng vẫn biết mình có ước mơ là gì, vẫn sẵn sàng giúp đỡ người khác dù người ta nghĩ rằng chị" điên "là một con người vô thức. Ít lâu sau, nhà tôi lại dọn đi nơi khác. Ngày chuyển đi tôi đợi mãi mà không thấy chị về chuồng gà, chắc là lại đi kiếm ăn hay nhặt nhạnh sách, báo ở đâu đó rồi. Gom được mớ truyện cũ và tập tô màu, tôi đem để trong chuồng gà cho chị" diện". Chúng ta thường chê bai người điền, thậm chí là không ít người buông lời trêu chọc. Nhưng không ít người điền cũng có ước mơ, cũng biết giúp đỡ khi thấy người khác gặp khó khăn. Còn thủ hỏi trong xã hội này, bao nhiêu người không điện nhưng không biết ước mơ của mình là gi? Bao nhiêu người tỉnh táo nhưng chẳng bao giờ biết giúp đỡ một ai?
Có vay có trả Bấm để xem Chiều hôm qua đi ngang đường 45 thì nghe n tiếng thét thất thanh, rồi tiếng rú ga. Nhìn ra vẫn kịp thấy một em trai chắc chỉ khoảng 16, 17 tuổi. Dáng người em nhỏ thó, ốm nhom, mặc cái áo so mi đen như quạ, tóc tại xõa xưởi đang gống mình trên chiếc "Dream huyền thoại", một tay vit ga còn tay kia ôm "chiến lợi phẩm" vừa giật được của một đôi vợ chồng chạy xe trên đường vừa chạy em trai vừa dáo dác ngoái nhìn đằng sau xem có ai đuổi theo mình không. Mặt mũi hằn lên một nét sợ hãi tột cùng, chắc mới vào nghề, đầu cũng không đội mũ bảo hiểm. Bất giác mình nghĩ, đường cắt nhau như thế, nhỡ mà xe tải từ đầu đâm ra thì không biết tài sản trong cái túi em vừa giật được có đủ để giữ mạng cho em không? Lại nói về chuyện ăn cướp. Trước đây mình có nghe về một gã trộm cướp táo tợn vô cùng chuyên hành nghề ở các bệnh viện lớn, nơi mà để được mổ, được xạ trị phải tốn từ chục triệu trở lên. Nhiều thân nhân người bệnh bán nhà bán ruộng để gom góp tiền, nêm chặt vô lưng quần chờ sáng mai đóng viện phí cứu người thân, thế mà chỉ trong một phút ngả lưng chợp mắt, bọc tiền đã không cánh mà bay. Lạ lùng thay, con trai của gã trộm thiện nghệ đó mới 16 tuổi đầu đã mắc chứng bệnh u ác tính tinh hoàn. "Đi đầu loanh quanh cho đời mỏi mệt", gã trộm đưa con vào một trong những bệnh viện mà gã từng hành nghề. Một buổi sáng tinh mơ, các điều dưỡng đang lách xách đẩy mấy cái xe thuốc thì bỗng nghe tiếng gào khóc thảm thiết của vợ gã. Bọc tiền để chữa bệnh cho cậu con trai duy nhất nối dõi đường đã không mà bay.. Thế đó, cho người khác cảm xúc gì, nếm trải gì thì cũng sẽ có ngày người khác cho mình lại cảm xúc đó, nếm trải đó. Cho đắng nhận đắng, cho ngọt sẽ nhận ngọt. Cướp của người mà chi? Sẽ có ngày người cướp lại của mình những thứ khác còn lớn lao hơn, khiến mình đau đáu hơn.. Có vay sẽ có trả!
Đừng gánh gồng "ước mơ" của người khác Bấm để xem Tôi có một anh bạn, mấy năm trước anh kể với tôi là muốn học ngành Y đặng sau này ra làm bác sĩ, anh thích chữa bệnh cứu người. Nhưng ba má anh thì nghĩ khác, họ cho rằng học ngành y tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong khi gia đình cũng không quá dư dả, hơn nữa khi ra trường lại phải mất tiền "chạy" vào biên chế, lương cũng ba cọc ba đồng "không tương xứng với công sức và trách nhiệm. Thời điểm đó ngành ngân hàng đang" hot "danh xưng giám đốc công ty bất động sản cũng đang còn thời kỳ long lanh hoàng kim. Ba má anh khuyên học ngân hàng sau này ra làm ngân hàng cho sướng tấm thân mà gia đình cũng mở mày mở mặt với xóm giềng. Thôi thì ba má đặt đâu con ngồi đó, anh nói lời chia tay với ước mơ của mình để" cõng "ước mơ của đấng sinh thành. Bẵng đi một thời gian dài gặp lại, anh ngậm ngùi kể: Khi anh ra trường thì cũng là lúc nền kinh tế chạm đáy, ngành tài chính chẳng còn hoàng kim như xưa. Anh vẫn ngày đi đêm về, lầm lũi gánh hết áp lực và sự khốc liệt trong mơ hồ vì bản thân anh chưa từng yêu công việc mà anh đang làm. Một năm sau thì anh bỏ. Anh bảo anh chẳng thể nào chỉ vì đi sai đường mấy năm mà vứt cả cuộc đời mình vào sự tẻ nhạt. Vậy là anh quẳng hết, vùi đầu vào ôn thi lại từ đầu để kiếm học bổng đi du học ngành Y ở tuổi sắp sửa hai mươi tám. Nhiều người thường hỏi vì sao tôi có thể kham cùng lúc nhiều việc. Vừa kinh doanh, vừa đi học, vừa viết sách, vừa có thời gian đi trò chuyện cùng sinh viên. Miệt mài, mải miết mỗi ngày mà chưa bao giờ thấy tôi than thở mệt mỏi, liệu có bí quyết hay" thuốc tăng lực"nào không? Tôi nghĩ cũng rất đơn giản thôi, vì tôi chỉ làm việc mà mình thích. Mà đã thích thì chẳng bao giờ thấy chán để mà mệt mỏi mặc dù đôi khi cũng có nhiều áp lực bủa vây. Công việc, tình yêu, cuộc sống đều như vậy. Muốn hạnh phúc và phát triển lâu dài thì chỉ nên làm những việc mình thích. Đừng cố gò ép bản thân và sống bằng ánh nhìn của người khác. Làm việc gì mà ngay khi bắt đầu đã biết trước sẽ không đi đến kết quả thì tốt nhất là nên kết thúc luôn trước khi bắt đầu, như thế thì cuộc đời sẽ không bao giờ có cảnh dở dang. Cuộc sống ngắn ngủi, hãy luôn tận hưởng và làm điều mình thích. Sống cho bản thân mình mới là sống - Sống bằng ánh nhìn của người khác thì khác nào sống như đã chết?
Mẹ chồng của.. Mẹ tôi. Bấm để xem Tính đến bây giờ, đã qua 24 năm kể từ ngày Mẹ tôi về làm dâu nhà Bà và 7 năm kể từ ngày Ba tôi bước lên chuyến đò sang bên kia thế giới. Mẹ tôi vẫn thi thoảng kể về Bà - Mẹ chồng của Mẹ tôi. Ngày đầu tiên Mẹ về ra mắt Bà, không có gì để nấu cơm, Bà chạy sang gánh bún trước nhà, và chỉ có đủ tiền mua cho Mẹ tôi một tô bún riêu. Mẹ tôi về nhà chồng, không váy cưới lộng lẫy, không tiệc tùng sang trọng, chỉ có bộ áo dài của Bà và đưa dâu bằng chiếc xe đạp cũ của Ba tôi. Ngày lạnh, Mẹ chồng của Mẹ tôi bắc từng ấm nước lên bếp than rồi ngồi đợi rót vào bình thủy để con dâu đi làm về có nước nóng tắm. Như bao phận dâu khác, Mẹ tôi cũng có "giặc Ngô, Bà biết hết. Nhưng có lẽ bênh con dâu cũng dở mà bênh con gái cũng chẳng hay nên Bà chỉ im lặng, vì Bà thương cả hai. Mẹ tôi mang bầu, muốn mua cho con dâu chút đồ tẩm bổ những sợ các con gái tị nạnh nên Bà phải giấu vào bụng túi thịt mới mua ở chợ, tạt qua phòng Mẹ tôi rồi đi ra ngay. Mẹ chồng của Mẹ tôi chẳng ngần ngại lấy số đó nhà âm thầm ra ngân hàng vay vốn rồi cầm tiền về lén lút đưa cho con dầu bảo cầm đi lấy vốn mà làm ăn. Lúc nào Mẹ tôi mua cho Bà tâm áo, mảnh vải hay miếng g1 ngon thì Bà đều hỏi mã. Mã bao giờ Mẹ tôi cũng phải nói giá thật rẻ nếu như không muốn Bà căn nhân. Mẹ chồng của Mẹ tôi đã từng như vậy đó! Dẫu cuộc sống có những" biến động"đổi thay, nhưng Mẹ tôi luôn nhớ về Ba với những hồi ức tốt đẹp nhất! Một thời nghèo khó vất vả đã qua đi, kỷ niệm của quãng thời gian đó có lẽ quá khó khăn để phai mờ trong trái tim của mỗi người. Mẹ chồng của Mẹ tôi bây giờ đã già, hằng ngày vẫn tỉ mẩn nhật chó mèo hoang về nuôi, ai không biết chữ đến nhờ Bà viết đơn giúp bà cũng cặm cụi viết, xóm có việc cần nhờ Bà cũng đội nắng đội mưa đi, họp mặt Cựu chiến binh Ba vẫn hào sảng như thuở nào. Nhưng đêm xuống có lẽ là buồn nhất và dài nhất đối với Bà khi những người con trai đã lần lượt bỏ Bà đi trước. Lần gần nhất tôi về thăm Bà, trước lúc chia tay Bà cũng lại lum khum gói cái bánh, cái kẹo cho tôi mang đi như khi tôi còn nhỏ. Bà vẫn mặc chiếc áo ấm màu lá úa, chiếc áo ấy có lẽ còn già hơn cả tuổi tối. Những lỗi làm rồi sẽ được thời gian bôi xóa, nhất là khi người thì đã nằm lại nơi đất lạnh, người thì tộc đã ngả dôi màu. Không còn trách móc, những cán đo hay sự dần vật. Chỉ còn lại duy nhất đó là ký ức. Những ký ức rất đẹp cứ lặng lẽ nặng lòng nhau. Có lẽ khi hành trình cuộc đời dân đi về hướng hoàng hôn, Bà tôi và Mẹ tôi sẽ lại ở cùng nhau. Hai người phụ nữ của hai thế hệ nhưng lại có cùng những mất mát và nói đớn đau sẽ lại tìm về với nhau, tiếp tục cùng nhau đi nốt những bước chân còn lại của cuộc đời.
Mùa đông năm đó quả thật rất lạnh. Bấm để xem Trong cuộc sống này, thấy người ta ngã ngựa. Nếu không cao thượng đến mức đưa tay cứu th thôi mặc kệ cũng được, đừng có quay lại bồi cho người ta một đạp cho chết luôn. Hãy nhớ, không ai nắm được bàn tay cả đời, cũng chẳng ai dám chắc mình ngồi vững mãi trên yên ngựa. Nhỏ một ngày.. Nhân quả thì có người tin - người không. Đơn giản bởi vì cuộc sống khó có thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra, mà nhân quả thì lại luôn gõ của một cách không báo trước. Mùa đông năm đó quả thật rất lạnh. Mưa rả rích đêm ngày, bầu trời gầm lên những tia sét như muốn xé toạc đi màn đêm đen đặc. Ngoài đường chẳng còn ai qua lại ngoại trừ hai mẹ con của một gia đình nọ, họ dắt tay nhau lầm lũi xuyên màn đêm, người mẹ đã gõ của nhà một người họ Hàng thân thuộc nhất với bà để xin gửi đứa con gái mười ba tuổi của mình. Chồng của bà ấy đã qua đời vì tai nạn vào tháng trước. Sau lễ tang, hai mẹ con bị gia đình chồng đuổi ra khỏi nhà không thương tiếc. Tiền bạc không, công việc không, người đàn bà dường như không biết phải làm gì để tiếp tục nuôi nấng đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình. Cắn răng chôn chặt nỗi xót xa, bà xin gửi con bé ở nhà họ hàng một thời gian để đi làm ăn xa rồi từ từ sẽ quay về đón nó. Đáp lại lời khẩn khoản của bà là sự lắc đầu lạnh lùng của người họ hàng kia cùng với lời nói: "Hai mẹ con mày đi đâu thì đi đi, con gái tao sắp về, nó không thích có người khác trong nhà!" Cánh cửa đóng sầm lại, người đóng dường như không muốn gượng nhẹ tay. Một âm thanh khô - khốc thay cho lời xua đuổi. Đường cùng, bà ấy quyết định đưa con bé đi theo bên mình, đói no sướng khổ gì cũng mẹ con sống với nhau. Bà xin được một công việc tạp vụ ở một nhà nghỉ nhỏ trong thị trấn và xin nhận lương thấp hơn mọi người chỉ để được người chủ chấp nhận một thỉnh cầu, đó là hãy cho con gái của bà được ngủ cùng bà trong nhà kho chứa đó. Mỗi ngày, có con gái phụ bà dọn phòng, giặt "drap" nệm. Những chiếc bao cao su đã sử dụng vứt bừa bãi trên nền phòng, bà mẹ vội vàng nhặt lấy bằng tay không vì sợ đứa con gái của mình nhìn thấy chúng. Đôi tay bà sưng vều mưng mủ Vì phải giặt hàng núi đồ dùng khách sạn bằng tay. Nhưng chỉ cần được nhìn thấy đứa con yêu dấu, bà như quên đi hết mọi khó nhọc. Hàng đêm, hai mẹ con năm ôm nhau trong góc nhà kho chật hẹp, đầy chuột bọ rúc rích và không có lấy một ánh đèn. Họ nói với nhau về những dự định, về tương lai, về nơi có những ánh đèn sáng chói, về thức ăn ngon và về một ngày mai tươi sáng hơn. Nhiều người họ hàng khác đã nói với họ rằng cuộc đời họ đến đấy đã là chấm hết, không một lối thoát nào dành cho họ, có ăn có mặc là đã quá may mắn rồi, đừng ảo tưởng thêm! Những lúc như thế, người mẹ đều bịt tai cô con gái của mình lại rồi xua đuổi những kẻ kia đi chỗ khác. Gần mười lăm năm sau.. Cô con gái nhỏ bé năm nào trở thành một luật sư nổi tiếng của thành phố. Cô được vinh danh là tuổi trẻ tài cao, trở thành một nhân tố sáng giá được nhiều người nể phục. Câu chuyện quá khứ đói rách của mẹ con cô tưởng chừng như là đáng khinh ở nhiều năm trước, thì nay lại được ca ngợi như một điển tích của nghị lực phi thường. Họ cùng nhau sống trong một căn hộ sang trọng luôn lấp lánh ánh đèn vàng, cùng nhau đi du lịch ở những nơi xa hoa nhất, cùng nhau ăn những món sơn hào hải vị của cuộc đời này. Nhưng.. họ chưa bao giờ quên góc nhà kho tăm tối năm Nào, chưa bao giờ quên chén cơm ôi nhưng cũng phải gắng mà nuốt vì không còn gì để ăn. Tất cả như nhắc nhở họ rằng nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu cam tâm để mình sống mãi trong cái nghèo thì là một tội lớn! Vào ngày kia, con mưa đầu đông rả rít không ngừng kéo theo những con gió lùa lạnh buốt, chiếc ô tô đưa cô nàng luật sư trở về nhà đỗ xịch trước cổng. Cô bắt gặp người họ hàng năm xưa của mẹ mình đang nép đằng sau bụi hoa nhài trước nhà. Họ cũng như mẹ con cô cách đây mười lăm năm.. Nhưng cô thì không chọn cách làm như họ đã từng..
Tờ một nghìn đồng. Bấm để xem Nhiều năm trước đây, khi đó tôi khoảng 11 tuổi, có một lần ba và tôi dừng lại mua đồ ở một của hiệu bách hóa ven đường. Tôi cảm thấy mất thời gian khi ba cứ đứng đợi người ta trả lại 1000 đồng tiền thừa, cô bán hàng lục lọi trong hộp tiền khá lâu khiến tôi bực bội giục ba thôi đừng lấy nữa.. Ba tôi im lặng không nói gì, nhận 1000 đồng từ tay người bán hàng, vuốt thẳng tờ tiền, gấp làm đôi rồi cho vào túi. Rồi một điếu thuốc ba nhớ tay đánh rơi xuống đường dính đất lấm lem, ba cũng cúi xuống nhặt, phải bùn đất rồi giắt trên tai. Tôi cũng bực. Mãi tận mấy năm sau, ba có nhắc lại chuyện này và nói với tôi rằng: "Lúc nào con biết quý trọng" tiền lẻ "và những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt thì con mới có thể giữ gìn được" tiền chẵn "và những điều lớn lao hơn." Sáng nay mua cà phê, nhân viên thối lại 1000 đồng, cầm trên tay và bất chợt nhớ lại câu chuyện của mười mấy năm trước. Dù là tiền lẻ hay tiền chẵn, là vật giá trị hay tầm thường, nhưng nếu nó được làm ra từ sức lao động chân chính, thấm đẫm mồ hôi, đôi khi có cả nước mắt, đều cần được trân quý như nhau.