Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới - Nhiều tác giả

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng năm 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới

    Tác giả: Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức

    Thể loại: Phát triển bản thân, sách kĩ năng sống


    [​IMG]

    Giới thiệu sách

    Cuốn sách viết bằng đam mê khám phá thế giới, chinh phục những thử thách trong công việc, cuộc sống của những trái tim trẻ khao khát được hấp thu những tinh hoa nhân loại nên luôn trong tinh thần kêu gọi người trẻ hãy hành động, hãy nắm chắc tương lai của chính mình.

    Cuốn sách kể về chính những trải nghiệm thực tế kèm những lời khuyên, bài học bổ ích của ba tác giả Đức – Linh và Hương. Họ đã có kinh nghiệm sống – học tập – làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Và đó chính là lý do vì sao Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới ngay khi phát hành đã trở nên hấp dẫn. Để vươn ra thế giới, bạn thực sự cần những kinh nghiệm như thế từ những người đi trước.

    Ba tác giả sống ở những mũi giờ khác biệt, theo đuổi những đam mê riêng mình, nhưng ở họ tựu lại 1 điểm chung: Công dân toàn cầu. Người trẻ. Đam mê. Không sợ khoảng cách. Chẳng ngại sự khác biệt. Họ truyền lửa đam mê, kinh nghiệm của bản thân mình, đồng thời khích lệ bất cứ ai đang muốn thay đổi bản thân.

    Họ là bộ 3 tác giả trẻ, hết mình với đam mê, yêu xê dịch, chuẩn bị đầy đủ và không ngại sự khác biệt. Để có thể trở thành những công dân toàn cầu mà nhiều bạn trẻ Việt mơ ước.

    Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới là cuốn sách hay, cũng được coi là "cẩm nang xanh" bởi không lý thuyết suông mà dưới mỗi chương, phần đều có những kỷ niệm khó quên và trải nghiệm thực tế của tác giả trẻ khiến chúng gần gũi và dễ dàng với chúng ta hơn bao giờ hết.

    Mời các bạn đón đọc!​
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Phần I. Khởi động

    Chương 1. Tìm kiếm niềm đam mê

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trước đây, mọi người thường quan niệm rằng họ chỉ cần thành thạo một nghề duy nhất là đã có thể nuôi sống bản thân và gia đình đến hết đời. Họ cũng hầu như không bao giờ di cư mà chỉ sống tại một một ngôi nhà, một vùng đất mà thôi. Nhưng xã hội và thị trường việc làm ngày nay đã hoàn toàn khác.

    Chúng ta không còn làm một công việc cả đời nữa. Chúng ta phải đối mặt với những vụ sa thải không thể đoán trước hay những thay đổi về yêu cầu công việc, bắt buộc chúng ta phải liên tục cập nhật thông tin và tham gia các khóa học tại chức ngay cả khi đã ra trường. Những ngành nghề được coi là ổn định trong những thế k trước đang dần dần thu hẹp hay biến mất trong thời đại k thuật số có nhiều biến động ngày nay. Các công việc chuyên môn đã, đang và sẽ bị đe dọa bởi chính những sáng kiến của chúng ta: Báo điện tử đã thay thế cho rất nhiều báo giấy, công cụ dịch thuật của Google ngày càng được nâng cấp sẽ dẫn tới việc nghề phiên dịch bị coi là thừa thãi. Rồi những con rô bốt thông minh sẽ giúp bác sĩ phẫu thuật bệnh nhân, giúp nông dân trồng trọt hay giúp các nhà hàng nấu ăn. Và rồi cuộc sống đưa đẩy chúng ta đến những vùng đất mới với những thành phố, quốc gia hay châu lục khác nhau.

    Trước đây, chặng đường của mỗi người là tương t như nhau: Học tiểu học - trung học - đại học - những người "cao siêu" thì học lên cao học - rồi ra trường - kiếm việc làm - lập gia đình. Sơ yếu lý lịch hồi đó không cần thiết lắm, vì cái nào chắc hẳn cũng giống cái nào. Có lẽ điều làm nên s khác biệt duy nhất là bảng điểm, vì thế nên cha mẹ luôn nhắc nhở con cái phải học thật giỏi, có điểm cao thì mới có được công việc nhàn hạ lương cao. Nhưng thời nay, công việc ổn định không còn là tiêu chí số một của giới trẻ nữa. Họ muốn thử sức mình trong các công việc khác nhau, tại những công ty khác nhau, ở các miền đất khác nhau. Đối thủ cạnh tranh của họkhông chỉ giới hạn là những người học cùng khóa, cùng trường hay cùng thành phố nữa, mà đôi khi họ cũng phải cạnh tranh với những con người từ khắp thế giới. Cuộc sống giờ đây đang thay đổi hằng ngày, hằng giờ một cách chóng mặt.

    Khi còn bé, chúng ta sống trong những câu chuyện cổ tích với các chàng bạch mã hoàng tử, các nàng công chúa xinh đẹp hay các mụ phù thủy quái ác. Chúng ta sống trong một thế giới màu hồng, nơi luôn cho ta hạnh phúc, nơi những điều tốt đẹp luôn chiến thắng những điều xấu xa. Khi đã hiểu biết hơn về thế giới, chúng ta nhận thấy rằng, khác với những nhân vật không bao giờ thay đổi, con người trong thế giới thật liên tục có những đổi thay. Đến khi đủ lớn để rời khỏi vòng tay che chở của bố mẹ, chúng ta sẽ phải biết được mình là ai, mình muốn làm gì, ý nghĩa cuộc sống của mình là gì.

    Vì sao chúng ta cần tìm kiếm niềm đam mê cho bản thân? Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sống một cuộc sống "không có ý nghĩa". Bạn làm công việc bạn không thích hay thậm chí là rất ghét. Không có gì làm cho bạn thích thú và bạn không có động l c để đi tiếp. Bạn th c hiện những hoạt động trong ngày thiếu cảm xúc như một con rô bốt. Đây có thể sẽ là hình ảnh cuộc sống của bạn nếu bạn không nhận thức được niềm đam mê và sở thích của mình. Cũng như cái xác không hồn, con người không có niềm đam mê cảm thấy cuộc sống của họ thật vô vị. Những tệ nạn xã hội cũng thường nảy sinh khi có chiếc bóng của s buồn tẻ, chán nản hay thờ ơ. Nhưng tình yêu với cuộc sống sẽ trở lại khi chúng ta tìm thấy được động l c sống cho bản thân. Để có thể tìm được thành phố hay đất nước phù hợp với con người bạn, bạn phải hiểu rõ niềm đam mê cũng như mục đích sống của mình. Có được ý thức về bản thân là nền tảng căn bản cho s thành công.

    ĐỨC

    Thuở bé, mình cảm thấy bị lạc lõng và không biết nên làm gì với cuộc sống của mình, vì khi mới lên năm, mình đã từ Hà Nội chuyển sang Cộng Hòa Séc sinh sống. Hồi mới sang, mình hoàn toàn không nhận thức được mình đang ở đâu và ngôn ngữ mới lạ làm cho đầu mình rối mù. Đến tận năm lên chín, mình vẫn không có mộtsở thích hay niềm đam mê nào hết. Mình nhớ một hôm, trong buổi dã ngoại với lớp, cô giáo bảo học sinh vẽ lên giấy ước mơ của chúng mình. "Các em muốn trở thành ai khi lớn lên?" cô hỏi. Ngồi suy nghĩ một lát, mình vẽ một cầu thủ bóng đá: Một phiên bản của Đức khi lớn lên, đứng cạnh một quả bóng. Khi chúng mình vẽ xong, cô giáo chụp ảnh cho mỗi bạn cùng với các bức vẽ và bảo chúng mình giữ các bức ảnh lại làm k niệm, để sau này xem lại. Gần hai mươi năm sau nhìn lại bức hình, mình mới thấy hồi đó mình mới ngây thơ làm sao. Vì hồi đó mình hoàn toàn không đi đá bóng và không thể biết được mình có thích đá bóng hay không nữa. Ai cũng có những ước mơ. Nhưng s khác biệt giữa những ước mơ mơ hồ và những ước mơ thiết th c chính là một kế hoạch chuẩn bị tốt.

    Giải đáp được các câu hỏi "Bạn là ai?", "Bạn muốn gì?", "Mục đích sống của bạn là gì?" và "Điều gì làm cho bạn hạnh phúc?" sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới hình tượng mơ ước của bản thân. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý hiệu suất toàn cầu Gallup, chỉ hơn 10% dân số thế giới th c s tận tâm với công việc của họ. Điều này cho chúng ta thấy là, phần lớn người dân trên thế giới chỉ làm việc với mục đích kiếm tiền. Hoặc có một số người đã có đủ tiền chi tiêu sử dụng công việc để che giấu cuộc sống nhàm chán và thiếu niềm đam mê. Họ coi s bận rộn và những khoản tiền họ kiếm được hằng tháng như mức thang đánh giá cho s thành công và họ quên mất đi một điều rằng, thành công trong cuộc sống không thể thiếu niềm hạnh phúc.

    Có những người cố tình né tránh cuộc sống buồn tẻ của mình bằng cách đi nhậu nhẹt rồi say xỉn sau mỗi ngày làm việc. Nhưng cách giết thời gian này thật ra chỉ mang lại cho họ hai thứ: Các hóa đơn sau các cuộc nhậu và bệnh tật thi nhau nảy sinh. Những người khác muốn lấp đi sự trống trải trong cuộc sống của mình bằng cách đi chu du khắp nơi mà không có mục đích nhất định. Họ nghĩ rằng mỗi con dấu nhập cảnh hay mỗi cái nhãn thị th c sẽ chứng tỏ với người khác rằng họ là một người thú vị. Nhưng những chuyến đi sẽ không có ý nghĩa lớn nếu không giúp chúng ta nhận thức được chúng ta là ai và đam mê của chúng ta là gì.

    ĐỨC

    Chẳng hạn như mình đã tìm thấy những lợi thế và nhược điểm của bản thân sau khi đi đến 40 quốc gia khác nhau. Những trải nghiệm với các hoạt động, các kỳ học hay những đợt th c tập đa dạng đã giúp mình biết được mình thích gì và không thích gì. Theo mình thì bằng cách thử thách giới hạn của bản thân và vượt qua khó khăn, cũng như những s cay đắng và cái mép của vùng an toàn, bạn sẽ biết rõ hơn mình là ai.

    Càng biết được sớm đam mê của mình, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để hoàn thiện những k năng cần thiết để th c hiện chúng. Mặc dù không phải ai cũng tìm thấy niềm đam mê của bản thân khi vẫn là một đứa trẻ như cầu thủ bóng đá Leo Messi, ca sĩ Justin Bieber hay diễn viên chính trong phim Ở nhà một mình Macaulay Culkin. Điều quan trọng là bạn nên bắt đầu tìm cho mình niềm đam mê ngay từ bây giờ nếu vẫn chưa biết rõ về mục đích sống của bản thân.

    Niềm đam mê cũng không nhất thiết phải làm cho bạn hạnh phúc 24 tiếng mỗi ngày và bảy ngày trong tuần, nhưng đó là những gì bạn sẵn sàng chịu đau khổ và hy sinh để th c hiện. Th c ra, niềm đam mê trong tiếng Latin ( "passio") vốn có nghĩa là "chịu đ ng".

    HƯƠNG

    Một khi làm công việc bạn đam mê, bạn sẽ không nghĩ đến thù lao cho công sức mình bỏ ra. Hãy thử nghĩ xem: Công việc gì khiến bạn vui vẻ làm ngay cả khi không nhận được một đồng xu nào? Nếu công việc hiện tại của bạn chưa đáp ứng được yêu cầu này, hãy đăng ký tham gia một hoạt động tình nguyện giúp bạn có kinh nghiệm trong lĩnh v c bạn th c s muốn làm. Chẳng hạn như mình đã tìm ra niềm đam mê của bản thân trong khi làm tình nguyện cho một tổ chức tài chính vi mô tại Buenos Aires, Argentina. Tổ chức đó giúp đ phụ nữ nghèo ở ngoại ô có được vốn đầu tư cho các ý tưởng kinh doanh của họ. Mình tin rằng việc tạo ra những cơ hội phát triển là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể tặng cho bất cứai. Vì lý do này nên giờ đây, mình luôn tham gia vào các hoạt động nhằm giúp đ người khác đạt được ước mơ của họ.

    LINH

    D án Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới cho chúng mình thấy rằng niềm đam mê không ngại khoảng cách và s khác biệt giữa các múi giờ. Trong vòng một năm trở lại đây, chúng mình thường xuyên lên lịch những buổi nói chuyện giữa ba người sinh sống tại ba quốc gia khác nhau để bàn bạc về d án. Vừa ăn tối xong, mình mở Skype ra ngay để nói chuyện với Hương vừa thức dậy và Đức vừa đi tập thể dục về. Những s hy sinh nhỏ như vậy cũng rèn luyện cho chúng mình tính kỉ luật cao, để chúng mình có thể hoàn thành mọi công việc một cách xuất sắc.

    ĐỨC

    Mình đam mê công việc hiện tại của mình tới mức mà mình coi nó như một sở thích của bản thân. Mình đã may mắn có được một công việc mà mình sẵn sàng làm đến tối khuya, đi công tác dài ngày và chi trả những khoản chi tiêu liên quan đến công việc. Có những lần mình tình nguyện mua vé máy bay từ Thượng Hải về Việt Nam để gặp g đối tác. Các bạn có nhớ câu nói bất hủ: "Hãy chọn công việc bạn yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời" không? Mình đã may mắn có được một công việc như thế.

    Sơ đồ Venn

    Có nhiều bạn trẻ khi sắp ra trường vẫn phân vân không biết rõ niềm đam mê hay mục đích sống của họ là gì, họ nên làm gì để vẫn giữ được nhiệt huyết sau mười hay hai mươi năm nữa. Nhiều người cho họ lời khuyên: "Hãy đi theo niềm đam mê của mình! Hãy đi theo trái tim mình!" Nhưng nếu họ không biết mình muốn gì hay cần gì thì làm sao họ có thể đi theo những thứ mà ngay đến cả trong suy nghĩ họ còn không thể tưởng tượng ra? Mặt khác, nếu để s phân vân trì hoãn những quyết định, họ cũng sẽ không bao giờ tìm được niềm đam mê đích th c cho bản thân.

    Nếu không chắc với những đam mê của bản thân mà đã đến thời điểm phải chọn ngành hay công việc, thì bạn phải làm sao? Có khá nhiều cách kiểm tra khác nhau giúp bạn tìm hiểu được tính cách của bản thân rồi tìm ra s đam mê, ví dụ như trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs hay bảng phân loại tính cách Keirsey. Chúng mình khuyên bạn hãy theo ba bước như sau:

    1.. Sơ đồ Venn để tìm kiếm niềm đam mê

    Đầu tiên, hãy chia một tờ giấy ra làm ba cột. Trong cột thứ nhất, hãy nêu ra những thứ bạn yêu thích (ví dụ như: Hội họa, chụp ảnh, làm việc trên máy tính, v. V). Hãy đề tên của cột này là: SỞ THÍCH. Để tìm ra những sở thích của bản thân, hãy thử nghĩ xem các bài báo hay những cuốn sách mà bạn thường đọc là về các chủ đề gì? Bạn hay tìm tòi và thích thú khi khám phá những đề tài nào? Có điều gì bạn làm đi làm lại mà không thấy chán? Có những hoạt động gì mà bạn chấp nhận trả tiền để học hỏi thêm về chúng?

    Trong cột thứ hai, hãy viết ra những gì bạn làm được tốt và nổi bật so với người khác (ví dụ như: Học ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tìm kiếm thông tin, v. V). Hãy đề tên của cột này là: ƯU ĐIỂM. Cột này sẽ cho bạn thấy những điểm mạnh của bản thân.

    Cột thứ ba có tên là: NHU CẦU CỦA XÃ HỘI. Để có thể điền vào cột này, bạn sẽ phải nghiên cứu bằng những cách như tìm kiếm trên Google hay hỏi những người đi trước xem xã hội hiện nay đang cần nhân l c ở những lĩnh v c nào? Những ngành nào có khả năng phát triển trong tương lai? Xu hướng nào của xã hội cần sở thích và ưu điểm của bạn?

    Khi bạn đã làm xong ba cột nêu trên, hãy tìm ra những điểm chung của ba cột đó. Đó chính là những ngành học hay công việc phù hợp nhất cho bạn. Vùng có điểm chung chính là niềm đam mê của bạn. Nó còn được gọi là "đại dương xanh", vì đó là nơi đang vắng hay thiếu người và có vô vàn cơ hội cho riêng bạn.

    2. Sở thích

    "Những gì chúng ta yêu thích trong thời thơ ấu ở lại trong tim ta mãi mãi." - MARY JO PUTNEY

    Các sở thích ẩn náu đâu đó không chỉ trong hiện tại, mà cả trong quá khứ của chúng ta. Hãy thử ngẫm lại xem, hồi còn bé đã có những hoạt động gì làm cho bạn thích thú? Bạn đã thích chơi những trò chơi nào? Bản năng của trẻ thơ không bị tác động từ bên ngoài, nên những gì bạn từng thích làm khi bé đóng vai trò không hề bé trong s hình thành tính cách của bạn.

    HƯƠNG

    Bạn có thể tưởng tượng là hồi học lớp năm, mình đã từng là đứa con gái cao nhất lớp không? Mà cũng dễ hiểu thôi, vì hồi mới sang Cộng Hòa Séc, mình đã phải học lại hai năm nên toàn học với những bạn kém mình hai tuổi. Hồi đó, mình rất thích thú với các cuộc thi sắc đẹp, nên mình đã tổ chức cuộc thi "hoa hậu thế giới" với các bạn gái tầm tuổi mình với những màn trình diễn người mẫu, cuộc thi tài năng và các câu hỏi vấn đáp. Không nhớ rõ ai đã chấm giải lần đó, nhưng mình đã nghiễm nhiên đạt giải nhất cuộc thi. Mình cũng đã tham gia các khóa học trình diễn thời trang nữa. Tiếc rằng, chỉ sau một năm học, mình đã trở thành người lùn nhất lớp (người Séc có chiều cao trung bình gần như nhất thế giới) và mình đã phải dẹp niềm đam mê trở thành người mẫu sang một bên. Nhưng niềm đam mê tổ chức s kiện của mình vẫn được duy trì cho đến ngày hôm nay.

    LINH

    Còn mình thì đam mê chơi bóng chuyền từ năm học lớp tám. Ngày nào sau khi đi học về, mình cũng ra sân bóng của làng chơi với nhóm bạn. Đáng lẽ sau khi về đến nhà là mình phải chuẩn bị cho bữa ăn tối ngay, nhưng mình hay trốn bố mẹ đi chơi bóng chuyền. Thế nên mình suốt ngày bị mẹ mắng. Vì là đứa cao nhất nhóm nên

    Mình chơi cũng giỏi, và mình đã tiếp tục tham gia chơi bóng chuyềnở New Zealand, Cộng Hòa Séc và hiện giờ ở Singapore. Mình đang cố gắng đi tập bóng chuyền vào những ngày cuối tuần và cũng đã tham gia những giải thi đấu địa phương. Mong rằng mình sẽ lĩnh giải một ngày không xa.

    Từ nhỏ, chúng ta là những cậu bé và cô bé vô cùng hiếu kỳ. Chỉ cần mở cửa ra ngoài đường một là đôi mắt chúng ta bị phân tán bởi hàng nghìn các tác động khác nhau. Trong đầu chúng ta luôn có hàng trăm câu hỏi, nhưng ít khi những câu hỏi hóc búa đó được giải đáp hoàn toàn. Bạn hãy thử nghĩ lại xem, có những điều gì luôn kích thích trí tò mò của bạn, luôn lôi cuốn bạn đi tìm câu trả lời?

    ĐỨC

    Hồi bé, mình luôn có vô vàn câu hỏi, nhưng mọi người thường bảo mình là: "Lớn lên rồi sẽ hiểu!", làm cho mình càng hiếu kỳ và càng khao khát khám phá hơn nữa. Mình đặc biệt muốn biết cách các đồ vật hoạt động ra làm sao, thế là bố mẹ tặng mình cuốn sách bằng tiếng Séc mang tên Các đồ vật hoạt động như thế nào? Nhân ngày sinh nhật. Mình đã đọc ngấu nghiến cuốn sách đó, và đã biết được về cách cái bồn vệ sinh, ti vi hay các đồ dùng khác trong nhà hoạt động ra sao.

    Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá v các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình k năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân các câu hỏi như: "Tại sao? Tại sao không?" và thử t tìm các câu trả lời hay nhờ s trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ t cao t đại nói rằng: "Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!" Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

    Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyệnmột bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh v c đó mới thôi. Đừng chỉ "chạm đến nó một lần rồi bỏ xó". Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để cho nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động l c giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.

    Có hai loại kiến thức chúng ta nên tích lũy. Một là kiến thức rộng và đa dạng trong các lĩnh v c khác nhau để chúng ta có cái nhìn bao quát về cuộc sống. Có được kiến thức rộng, chúng ta sẽ t tin hơn trong giao tiếp với những kiểu người khác nhau. Hai là kiến thức sâu về một lĩnh v c nhất định, để chúng ta có thể trở thành chuyên gia và thành công trong lĩnh v c đó. Lĩnh v c bạn chọn để tìm hiểu sâu trong trường học hay trong công việc nên là ngành nghề có khả năng duy trì trong bạn s hứng thú và trí tò mò một cách lâu dài.

    Mọi người thường cố đi tìm một cái gì đó lớn lao để làm người khác ngạc nhiên hoặc khâm phục họ. Ngược lại, họ quên mất rằng những điều nhỏ bé nhất cũng có thể làm cho bản thân họ hạnh phúc. Bất cứ công việc gì làm cho bạn cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc, cho dù đó là nấu ăn, ca hát hay đi du lịch, hãy phát triển những k năng cần thiết để hoàn thiện chúng. Và ngay cả trong trường hợp bạn không thể dành trọn thời gian cho những hoạt động làm cho bản thân cảm thấy thích thú và bổ ích, hãy vẫn cố gắng dành cho chúng một chút thời gian trong ngày hay trong tuần.

    3. Ưu điểm

    "Tập trung vào thế mạnh là cách chắc chắn nhất để tăng cường việc thỏa mãn công việc, hiệu suất của nhóm và xuất sắc của tổ chức." - MARCUS BUCKINGHAM

    "Ưu điểm của bạn là gì?" là một câu hỏi rất phổ biến trong các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp. Tuy nhiên, mấy ai trong chúng ta biết rõ được về thế mạnh của bản thân mình? Từ nhỏ, trường học cho chúng ta thấy được chúng ta có tài năng trong các môn học nào và ngược lại, chúng ta yếu kém trong các môn học nào. Nhưng thay vì cho phép chúng ta tập trung vào việc luyện tập và duy trì thế mạnh bẩm sinh của bản thân, trường lớp bắt chúng ta phải cải thiện những gì chúng ta còn yếu kém và phớt lờ những món quà mà chúng ta được tạo hóa ban tặng. Bạn đã học tốt môn tiếng Anh, nhưng lại rất tồi trong môn toán? À, vậy thì cách giải quyết sẽ là bạn phải đi học thêm môn toán.

    Khi ra trường và phải đối mặt với "cuộc sống th c tế", chúng ta mới nhận ra rằng, để thành công, chúng ta phải tập trung vào những công việc chúng ta làm tốt một cách t nhiên chứ không phải là cố gắng làm tốt những gì bản năng của chúng ta chịu thua. Khi chúng ta luôn chỉ cố gắng cải thiện những k năng yếu kém và bỏ bên lề những thế mạnh của bản thân, chúng ta sẽ chỉ trở thành những người trung bình và sẽ không bao giờ xuất chúng trong bất cứ lĩnh v c nào.

    Một điều t nhiên là, mỗi người trong chúng ta chỉ có một vài điểm mạnh, nhưng lại có rất nhiều điểm yếu kém khác. Nếu không tận dụng những điểm mạnh của bản thân, chúng ta sẽ không thể trở thành người đứng đầu trong bộ môn của mình. Bạn hãy nhớ là những người thành công là những người biết cách sử dụng các điểm mạnh như nền tảng cho s thành công, chứ không phải là những người luôn cố đi tìm những gì họ không có.

    Một sự thực không thể tranh cãi là, bạn sẽ phải bỏ ra ít thời gian và công sức để hoàn thiện những gì mình làm được tốt hơn là những gì mình không làm được tốt. "Làm tốt một cách dễ dàng" nên là khẩu khiệu của bạn khi bạn muốn tận dụng thế mạnh của mình trong mọi công việc. Nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta quên mất những lợi thế của bản thân vì chúng ta quá bận rộn với cuộc sống thông thường (hay nói cách khác là trung bình). Vậy nên, bạn hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức vào các thế mạnh của mình hơnchứ đừng nên chỉ cố sức cải thiện những điểm yếu kém của mình. Hãy chú ý đến những điều bạn đang làm tốt và những gì bạn cảm thấy có thể th c hiện được bằng những k năng của bản thân một cách dễ dàng.

    ĐỨC

    Trước đây, mình đã từng nghĩ rằng chỉ cần tìm một công việc làm mình thích thú là được rồi. Nhưng giờ đây mình đã hiểu rằng, nói thích hay không thích các điều khác nhau vẫn chưa đủ, mà chúng ta phải biết phân biệt bản thân với thế giới xung quanh, t phản ánh bản thân và hiểu ra hình ảnh của chính mình. Mình rất thích s di chuyển và mình hứng thú với những công việc cho mình cơ hội đi lại và khám phá những địa danh mới. Ưu điểm mà mình có là s linh hoạt. Mình sẵn sàng làm việc vào bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu, trong bất cứ điều kiện nào. Trong thời đại k thuật số ngày nay, các công ty đa quốc gia cần những người linh hoạt, không ngại di chuyển theo yêu cầu công việc và sẵn sàng giải quyết công việc ngay cả trên điện thoại của họ.

    LINH

    Ưu điểm của mình là hiểu được cách cư xử và phản ứng của những người xung quanh d a theo văn hóa của đất nước họ. Vì đã được giao lưu và gặp g với nhiều người từ các nền văn hóa khác nhau, mình nhận biết được cách cư xử của mọi người một cách khá tốt vàkĩ năng giao tiếp là một ưu điểm nổi bật của mình. Mình có thể dễ dàng phát triển bất kỳ mối quan hệ nào từ con số không. Đây là một trong những k năng rất cần thiết trong kinh doanh và cho mình một lợi thế trong công việc, vì hằng ngày mình phải giao tiếp và thương lượng với những người mà mình hoàn toàn không quen biết.

    Nhu cầu của xã hội

    "Biến niềm đam mê của bạn thành một công việc dễ dàng hơn tìm một công việc phù hợp với niềm đam mê của bạn." - SETH GODIN

    Nếu bạn đang tìm ngành học phù hợp, hãy nghĩ xem ngành học nào có thể cho bạn vừa nâng cao những ưu điểm của mình, lại vừa phù hợp với sở thích của bản thân. Khi đã tìm được ngành học rồi, bạn có thể dễ dàng tìm ra trường học có ngành bạn muốn học tại nơi bạn đang sinh sống hay một nơi khác bạn muốn đến.

    Tương t như khi tìm ngành học, nếu bạn đã ra trường và chưa biết mình nên chọn công việc gì phù hợp cho bản thân, hãy nghiên cứu xem những công việc nào mà xã hội đang cần và cho phép bạn tận dụng những sở thích và ưu điểm của mình. Có những niềm đam mê sẽ mãi mãi chỉ là sở thích mà thôi, nhưng cũng có những đam mê có tiềm năng trở thành một nghề kiếm sống. Nếu bạn đã tìm thấy những niềm đam mê cho bản thân, hãy t hỏi xem liệu trong tương lai bạn có thể biến những niềm đam mê đó thành một công việc kiếm ra tiền không? Hay nó chỉ có thể tồn tại trong tâm trí bạn như một sở thích mà thôi?

    Ví dụ như việc bạn đi học khiêu vũ hay học vẽ để thư giãn sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng là một sở thích mà có lẽ sẽ không bao giờ trở thành một nguồn thu nhập (nếu bạn không có khả năng nổi trội). Dù vậy, hãy tận hưởng những giây phút với các hoạt động đó và tận dụng chúng để cải thiện một k năng nhất định cho mình.

    Nếu bạn tin rằng bạn có thể biến niềm đam mê của bản thân thành một nghề nghiệp sau này, hãy tìm ra những bước đi và những chiến lược phù hợp để có thể th c hiện được những d định của mình.

    Chẳng hạn như, nếu bạn thích vẽ và bạn muốn kiếm tiền nhờ khả năng hội họa, hãy kiểm tra xem thị trường đang muốn gì và cần gì. Hiện giờ, các cá nhân và công ty trên khắp thế giới rất cần những người thiết kế đồ họa cho những trang web, blog hay sản phẩm của họ. Công việc thiết kế đồ họa trong một công ty hay như một freelancer, vì đây là một nghề khá hot và kiếm được kha khá trong xã hội ngày nay. Nếu bạn chịu khó học thêm cách vẽ trên những phần mềm máy tính nữa thì bạn sẽ có thể tăng thêm thu nhập bằng ước mơ của mình.

    Nhiều người rất lo lắng khi phải chọn niềm đam mê hay ngành học mà họ th c s yêu thích, vì họ sợ sẽ bị trói buộc với s l a chọn của họ cho đến khi nghỉ hưu. Nhưng như chúng mình đã nói bên trên, trong thời đại ngày nay, chúng ta không phải ở lại một công ty mãi mãi như trước đây nữa, mà chúng ta cũng có thể thử việc qua những kỳ th c tập hay làm việc ngắn hay dài hạn tại các công ty khác nhau.

    HƯƠNG

    Hồi sắp tốt nghiệp trung học, mình cũng đã từng đắn đo suy nghĩ mãi về ngành học tương lai. Cuối cùng thì mình chọn ngành thương mại quốc tế, một phần là vì mình rất thích học ngoại ngữ, toán và địa lý, phần khác là vì mình nghĩ ngành học này sẽ cho phép mình làm việc tại bất cứ nơi đâu trên thế giới. Trong một vài năm trở lại đây, mình đã có dịp làm việc tại những tổ chức hay công ty khác nhau, trong những bộ phận và công việc khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi công việc đã dạy cho mình nhiều k năng mới và chúng cũng đã giúp mình chọn l a những bước đi tiếp theo. Khi nhìn lại, mình hoàn toàn không hối tiếc chiến lược chọn ngành của mình: Nó đã giúp mình tìm việc và cơ hội tại rất nhiều nơi trên thế giới.

    Những ví dụ ngành nghề cho bạn khả năng tìm việc cao tại các nước khác nhau là: Quan hệ quốc tế, thương mại, quản lý khách sạn và du lịch, dạy học (dạy ngoại ngữ hay các môn chuyên ngành khác), k sư (máy tính, điện, quang học, cơ khí, v. V). Nếu muốn t do làm việc tại bất cứ đâu, bạn cũng có thể chọn những công việc như chụp ảnh, viết bài hay lập trình, vì những công việc có thể làm việc qua mạng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Những lập trình viên có thể kiếm được hàng nghìn đô mỗi tháng khi hỗ trợ lập và điều hành trang web cho các công ty nước ngoài. Họ có thể làm việc tại bất cứ nơi đâu vì chỉ cần có máy tính là có thể bắt tay vào làm việc.

    Hãy dấn thân và thử sức

    "Hãy tìm kiếm niềm đam mê của mình và bạn sẽ tìm thấy mục đích và sứ mệnh trong cuộc sống." - CHRIS T. ATKINSON

    Để tìm được niềm đam mê của bản thân là một chặng đường dài. Nó có thể kéo dài suốt những năm tháng học tiểu học, trung học và đại học. Có nhiều bạn ra trường rồi nhưng vẫn không biết chắc niềm đam mê của mình là gì. Nếu đây là trường hợp của bạn, hãy thử phân tích xem những gì bạn đang làm hoặc thái độ của bạn có ngăn cản bạn tìm thấy niềm đam mê hay không.

    Hãy tưởng tượng ra một tình huống như sau. Bạn đứng trước một cánh cửa đang đóng và bạn không biết điều gì về thế giới bên trong cánh cửa đó. Thay vì mở cánh cửa đó ra và khám phá, bạn nói rằng: "Tôi không muốn mở cánh cửa này. Tôi không muốn biết có gì trong đó. Sẽ không có gì ở trong đó làm tôi thích thú cả." Bạn quay lưng đi và trở lại với những gì bạn quen thuộc. Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống tương t chưa?

    LINH

    Trên cái cánh cửa đóng chặt của mình có ghi "tàu lượn siêu tốc" và "nhảy bungee". Mình hoảng sợ mỗi khi nghe hai cụm từ này. Nhưng mình sẽ phải quyết tâm thử cả hai môn thể thao này vào một ngày thích hợp. Có thể là để ăn mừng một cái gì đó cũng điên rồ tương t.

    Nếu bạn né tránh những điều mới mẻ hay cảm thấy không muốn thử sức với những điều khác lạ, bạn sẽ không bao giờ biết được những điều đó có làm cho bạn thích thú hay không. Chỉ khi bạn chấp nhận mở cánh cửa để khám phá một thế giới không quen biết, bạn mới có thể biết được thế giới đó có đúng như trong trí tưởng tượng hay không. Và cách duy nhất để biết được điều này là "dấn thân" vào những môi trường với các công việc khác nhau.

    Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn ngành học gì hay ngành nghề nào, bạn nên tìm kiếm những cơ hội th c tập để thửsức mình và cũng để thử xem công việc nào làm cho bản thân cảm thấy hạnh phúc và ưng ý nhất. Hãy lên kế hoạch sớm nhất để bạn có thể chuẩn bị cho tương lai của mình một cách thật chu đáo. Hãy tham gia các hoạt động ngoại khóa và các khóa học ngoại ngữ ngay từ bé (hoặc từ bây giờ) để có thể biết được những điểm mạnh và điểm yếu mà bản thân cần tập trung vào. Khi đã có một khâu chuẩn bị k càng thì khi đến thời điểm quyết định, bạn sẽ biết niềm đam mê của mình là gì, để tránh chỉ tập trung vào những ngành đang thịnh hành nhưng bản thân bạn lại không thích thú với chúng. Nhiều khi, gia đình Việt muốn con cái họ chọn những ngành nghề mà sẽ giúp chúng có được một "công việc ổn định". Nhưng trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống và môi trường thay đổi từng tích tắc thì ai có thể đoán chắc được là, những "công việc ổn định" hôm nay vẫn sẽ "ổn định" trong ngày mai hay không?

    LINH

    Bố mẹ mình thường khuyên mình nên thử thách bản thân ở những môi trường khác nhau. Nếu mình thấy rõ ràng là mình không phù hợp với những môi trường đó thì lúc ấy, mình tìm hiểu những điều mới cũng không muộn. Chúng ta nên nhớ là độ tuổi từ 20 đến 30 là khoảng thời gian để cho chúng ta thử nghiệm và thử thách bản thân với nhiều trải nghiệm và công việc. Bản thân mình đã trải qua các ngành nghề khác nhau, từ làm việc trong ngân hàng, làm việc cho chính phủ, rồi cho một công ty khởi nghiệp, sau đó là tại một công ty đa quốc gia. Sau hơn tám năm trải nghiệm các công việc khác nhau, mình cảm thấy rằng công việc hiện tại khá phù hợp với tính cách của mình. Và mình mong muốn phát triển s nghiệp lâu dài trong lĩnh v c này.

    Ngoài ra, bạn nên t đặt câu hỏi rằng, bạn đã sử dụng hết các khả năng của mình chưa? Bạn đã tạo cho bản thân sức ép để vượt qua các thử thách chưa? Ví dụ như khi có công việc mới, bạn có dám vượt qua những thử thách của công việc đó quá sáu tháng hay không? Hay là mới thử việc được ba tháng thì bạn đã không chịu được sức ép của công việc và bỏ cuộc rồi? Ba tháng là khoảng thời gian quá ngắn để cho bạn học hỏi mọi thứ từ công việc mới, nênđừng vội vàng t nhủ rằng mình không hợp với công việc đang làm. Hãy cố gắng kiên nhẫn và thử thách bản thân tới tháng thứ sáu rồi hãy đưa ra quyết định.

    Còn nếu vẫn đang đi học, bạn đã cố gắng sử dụng hết khả năng của mình cho các môn học khác nhau chưa? Hay bạn chỉ tập trung vào những môn học chính để có điểm tốt, mà không biết mục đích học của bạn là gì? Tất nhiên, chuyện thi cử là một điều quan trọng, nhưng hãy thử thách bản thân với những môn học mới. Hãy thử tìm hiểu ngoài các bài giảng trên lớp về những môn học mà bạn thấy chán nản. Internet là một công cụ có thể cho bạn bất cứ thông tin nào bạn muốn tìm kiếm. Biết đâu, những môn học mà bản thân bạn không nghĩ là có thể cho bạn niềm thích thú hay đam mê, lại cho bạn những kiến thức cần thiết cho sau này hoặc cho bạn thêm mối quan tâm mới mà bạn chưa từng nghĩ đến. Bên cạnh đó, hãy chọn những môn học không bắt buộc mà bạn cảm thấy thích thú.

    HƯƠNG

    Từ học kỳ đầu tiên tại trường đại học, mình đã đăng ký học thêm một ngôn ngữ mới là tiếng Tây Ban Nha, vì mình nghĩ rằng nên tận dụng mọi cơ hội học ngoại ngữ miễn phí. Ban đầu, mình chỉ tham gia học cho vui thôi, nhưng mình đã bị cuốn hút bởi nền văn hóa M Latinh từ lúc nào không hay. Và rồi đến năm thứ hai học đại học, mình đã quyết định sang Argentina, một đất nước M Latinh, để du học. Thật không thể ngờ được là chỉ năm năm sau khi mình đăng ký học môn học không bắt buộc lần đó, mình đã cưới một người M Latinh!

    ĐỨC

    Bên cạnh các môn học bắt buộc tại trường Đại học Kinh tế Praha, mình đã đăng ký học ba môn học bằng tiếng Pháp. Cấu trúc bài giảng cũng như cách kiểm tra của các môn học đó thật khác so với các môn học bằng tiếng Séc. Thầy cô giáo Pháp cho nhiều bài tập về nhà hơn, trong đó có những bài tập phải th c hiện trong nhóm. Bên cạnh đó, mình cũng phải đọc các bài nghiên cứu để có thể tham gia tranh luận ở lớp. Nhờ các môn học thêm này nên mình đãchuẩn bị sẵn sàng cho chuyến du học tại Pháp. Mình cũng đã biết thêm được về các phương pháp giảng dạy khác nhau.

    LINH

    Gần đây, mình vừa hoàn tất một khóa học phần mềm do công ty SAP của Đức tổ chức. Khóa học đã cho mình biết thêm thông tin về chỗ đứng của các phương tiện truyền thông xã hội trong thế giới k thuật số. Bên cạnh đó, nó cũng cho mình thêm kinh nghiệm chuyên môn. Tham gia những khóa học không bắt buộc đã chứng tỏ s tận tình của mình với công việc. Hãy nhớ rằng s năng động như vậy sẽ giúp bạn phát huy hết mọi tiềm l c của bản thân cũng như phát triển s nghiệp của bạn về lâu dài.

    Như đã nói ở trên, một cách rất đơn giản để tìm thấy được những đam mê hay sở thích của bản thân là bạn phải dám thử thách mình qua những hoạt động hay công việc khác nhau. Hãy thử và sai, rồi lại thử tiếp cho đến khi bạn tìm ra cái "đúng". Bạn phải luôn sử dụng hết sức khả năng của bản thân, từ trí óc đến thể l c, để giải quyết bằng được những khó khăn các bạn đang gặp phải. Những điều này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: "Đam mê lớn nhất của tôi là gì?" Rồi biết đâu, những niềm đam mê đó sẽ mở ra cho bạn những chân trời mới và sẽ đưa bạn đến những mảnh đất thú vị.

    "Gia vị của một nền văn minh thú vị bất kỳ luôn là s đa dạng." 9 - ANTONIO TABUCCHI

    Nếu bạn không dễ dàng chọn cho mình một ngành nghề thích hợp, bạn vẫn có thể cùng lúc làm nhiều công việc khác nhau. Những người đa tài là những người đã tích lũy những niềm đam mê khác nhau và khéo léo pha trộn chúng để tăng lợi thế cạnh tranh cho bản thân (chúng mình sẽ giới thiệu những cách để tăng lợi thế cạnh tranh trong chương 3: "Cải thiện bản thân").

    Như Elon Musk là một ví dụ: Ở độ tuổi ngoài 40, ông đã sáng lập và điều hành bốn công ty trị giá hàng t đô-la trong những lĩnh v c khác nhau, bao gồm năng lượng, phần mềm, phương tiện giaothông và không gian. Bí quyết của ông là gì? Ngay từ bé, ông đã đọc rất nhiều cuốn sách trong các lĩnh v c đa dạng để có cái nhìn đa chiều về thế giới. Ông và những nhân vật kiệt xuất khác như Leonardo da Vinci, Pablo Picasso, Platon hay Aristoteles đều là những người được coi là "chuyên gia tổng hợp", trong tiếng Anh dùng cụm từ "expert-generalist". Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Chủ tịch Bain & Company Orit Gadiesh dành cho những người am hiểu, nắm rõ và kết hợp các lĩnh v c khác nhau lại để thành công.

    Tùy theo hoàn cảnh, bạn có thể tổng hợp các k năng khác nhau để tăng khả năng kiếm tiền hay làm cho sơ yếu lý lịch của bạn phong phú hơn. Cũng như khi nấu ăn, nếu khéo léo phối hợp các nguyên liệu lại với nhau, bạn sẽ chế biến ra những món ăn tuyệt vời.

    HƯƠNG

    Cuộc sống cũng đồng nghĩa với những s l a chọn. Để có cuộc sống lý tưởng, chúng ta phải biết chắc mình cần gì và muốn gì. Sau khi hoàn tất chuyến đi th c tập tại Mexico, mình chọn về Cộng Hòa Séc để kiếm tiền trang trải cho khóa học cao học ở nước ngoài mà mình đã mơ ước từ lâu. Từ thứ Ba đến thứ Bảy, mình làm việc toàn thời gian tại công ty du lịch tr c tuyến lớn nhất thế giới Expedia. Công việc này như được tạo ra cho mình vậy: Nó cho mình cơ hội giao tiếp năm ngôn ngữ mỗi ngày. Vì là công ty lớn và luôn có nhiều việc làm nên thỉnh thoảng mình lại làm thêm giờ để có thêm thu nhập. Nhiều khi, chị quản lý phòng hỏi mình: "Em có chắc là muốn làm thêm giờ không? Nếu làm nhiều quá thì sẽ mệt lắm đấy." Người châu Âu thường chỉ làm việc trong giờ hành chính, còn lại họ dành thời gian để nghỉ ngơi với gia đình hay bạn bè. Nhưng chị quản lý phòng có biết được về công việc thứ Hai và thứ Ba của mình đâu! Mình làm bán thời gian cho phòng Thương mại Bắc Âu vào thứ hai và những buổi tối, vì công việc của mình là làm hành chính và tổ chức các s kiện cho phòng. Công việc này đã cho mình cơ hội học hỏi về cách làm việc của các nước Bắc Âu, vừa không nghi thức rườm rà lại vừa thân mật. Vào Chủ nhật hằng tuần, mình đi dạy thêm tiếng Anh cho một cô bé đang học đại học, dạy ôn thi cho mộtcâu bé sắp sửa thi vào trung học nữa. Nhiều khi, mình vơ vào người quá nhiều thử thách mà không biết chắc là mình có thể th c hiện được chúng hay không. Nhưng mình rất t tin với khả năng đa nhiệm và quản lý thời gian của bản thân. Hơn nữa, mình luôn nhắc nhở trong đầu rằng những công việc mình đang làm sẽ giúp mình đạt được mục tiêu chính, đó là có đủ kinh phí cho chuyến đi du học. Vì vậy, ngay cả khi phải làm việc bảy ngày trong tuần, mình cũng không nản chí.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 1

    Những ngành nghề được coi là ổn định có thể sẽ dần dần thu hẹp hay biến mất bất cứ lúc nào trong thời đại k thuật số có nhiều biến động ngày nay.

    Để có một cuộc sống đầy ý nghĩa, bạn phải nhận thức được niềm đam mê của bản thân.

    Sơ đồ Venn để tìm kiếm niềm đam mê bao gồm: Những sở thích, những ưu điểm và xu hướng xã hội.

    Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá - hãy mở to mắt và khám phá thế giới xung quanh bạn.

    Hãy đầu tư nhiều thời gian và công sức vào các thế mạnh của mình hơn chứ đừng cố cải thiện những điểm yếu của mình.

    Hãy nghiên cứu xem những công việc nào mà xã hội đang cần và cho phép bạn tận dụng những sở thích và ưu điểm của mình.

    Hãy thử thách bản thân qua những hoạt động hay công việc khác nhau.

    Những người đa tài là những người đã tích lũy những niềm đam mê khác nhau và khéo léo kết hợp chúng để tăng lợi thế cạnh tranh cho bản thân.

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Ưu điểm/điểm mạnh của bạn là gì?

    Sở thích của bạn là gì?

    Theo bạn, xu hướng nào của xã hội cần ưu điểm và sở thích của bạn?
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng năm 2022
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương 2. Định hướng đường đi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mỗi con người trên thế giới đều có một khởi điểm giống nhau: Chúng ta đều bắt đầu cuộc sống bằng tiếng khóc chào đời sau khi nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày. Vậy tại sao cuộc sống của mỗi người trong chúng ta lại khác nhau đến vậy? Tại sao chúng ta lại có những sở thích, niềm đam mê, những mục đích sống khác nhau? Tại sao mỗi người lại có những thành công trong những lĩnh v c khác nhau?

    Cuộc sống của chúng ta phần lớn bị ảnh hưởng bởi nơi sinh, gia đình, môi trường và thời điểm sống. Nhưng một phần không nhỏ cũng là do những quyết định của bản thân chúng ta. Bạn có biết về hiệu ứng cánh bướm không? Hiệu ứng cánh bướm là một lý thuyết của nhà khí tượng học Hoa Kỳ Edward Lorenz từ năm 1972, khi ông viết một bài giảng về chủ đề: "Khả năng dự báo: Một cái đập cánh của con bướm ở Brazil có thể tạo ra cơn lốc xoáy ở Texas được không?" 10. Ông sử dụng cái ví dụ phóng đại này để nhấn mạnh, ngay cả những điều được coi là bé nhỏ nhất, những biến cố được xem là không quan trọng, cũng có thể tạo ra một s thay đổi khổng lồ. Một tích tắc cũng có thể thay đổi cả cuộc sống. Một giây chợp mắt khi lái xe có thể lấy đi tính mạng của tài xế. Một giây mất cảnh giác của bố mẹ có thể dẫn đến tai nạn cho đứa trẻ. Một phút do dự không biết có nên nộp hồ sơ xin học bổng hay không có thể làm cho anh chàng hay cô nàng sinh viên l một cơ hội đi du học. Nếu phần lớn cuộc sống của chúng ta đều bị phụ thuộc vào những khoảnh khắc bất chợt như vậy, tại sao chúng ta không nâng niu, mà lại phí phạm chúng? Make every second count!

    Khi nhìn lại quá khứ cho tới thời điểm hiện tại, chúng mình nhận ra rất nhiều khoảnh khắc đập cánh dường như quá bé nhỏ để có thể thay đổi được hoàn cảnh, nhưng theo năm tháng, chúng đã trở thành những cơn lốc dẫn chúng mình đến được ngày hôm nay.

    Những cái đập cánh đó là những kỳ thi tiếng Anh ở trường, những buổi tối phải đi ngủ muộn vì mải học Toán hay một quyết định tham gia khóa học nhảy salsa. Đó cũng là những chuyến đi t túc đầu đời của chúng mình, những thông tin về học bổng mà một người anh, chị hay bạn đã ngẫu nhiên giới thiệu, những lần chúng mình chấp nhận vượt ra khỏi vùng an toàn để học hỏi về những điều mới, để th c hiện những điều mà người khác khuyên không nên làm, hay để khẳng định bản thân với những thử thách mới. Sau những lần đập cánh để bay từ miền đất này đến miền đất khác, từ trải nghiệm này đến trải nghiệm khác, từ lối sống này đến lối sống khác, chúng mình đã vô thức tạo ra những biến đổi không ngờ trong cuộc sống.

    Tìm kiếm mục tiêu

    "Chúng ta đều có s khởi đầu như nhau (RA ĐỜI), và chúng ta sẽ có s kết thúc giống nhau (CHẾT). Vậy chúng ta có thể khác nhau c nào?" - MITCH ALBOM

    Trở lại những khoảnh khắc đầu tiên của cuộc sống, Đức, Hương và Linh đã trải qua những năm tháng của thời thơ ấu tương t như các bạn trẻ Việt khác. Có một s trùng hợp ngẫu nhiên là: Cả ba đều đã sinh ra trong những gia đình có kinh nghiệm sinh sống tại nước ngoài.

    ĐỨC

    Mình sinh ra tại Hà Nội và sống ở đó cùng bố mẹ và ông bà đến năm tuổi. Khi còn trẻ, bố mình đã đi th c tập tại miền đông nước Đức, và mẹ đã đi học tại Liên Xô cũ. Khám phá thế giới dường như luôn có trong ADN của gia đình mình. Khi vừa lên năm tuổi cũng là lúc mình cùng bố mẹ chuyển sang Cộng Hòa Séc sinh sống. Em gái mình sinh ra tại Cộng Hòa Séc khi mình lên 11 tuổi. S khác biệt khá lớn về tuổi tác giữa mình và em gái thật ra khá thuận lợi. Chúng mình không bao giờ cãi nhau vì mỗi người đều bận giải quyết những vấn đề riêng biệt cho lứa tuổi của chúng mình. Ngược lại, mình và em gái đã học hỏi từ nhau nhiều điều. Ví dụ như em gái đãhướng dẫn mình sử dụng các kênh truyền thông xã hội. Mình cũng rất thích s ấm áp "phương Đông" trong gia đình. Mỗi khi đoàn tụ là gia đình mình lại rất vui vẻ và ấm cúng. Đồng thời, gia đình mình cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống riêng tư cá nhân điển hình cho phương Tây, vì thế mọi người trong gia đình ít can thiệp vào những quyết định trong cuộc sống của nhau.

    HƯƠNG

    Mình sinh ra ở Bệnh viện 108 tại Hà Nội. Hồi bé, mình sinh sống cùng bố mẹ tại một căn hộ nhỏ bé tại Khu tập thể Thuốc lá Thăng Long. Căn hộ của gia đình mình có vẻn vẹn một căn phòng vừa đủ cho một cái giường và một khoảng trống được coi như phòng khách. Mặc dù đời sống không cao lắm, nhưng mình cảm thấy rất hạnh phúc vì được bố mẹ cưng chiều và dẫn đi chơi vào những ngày cuối tuần. Bố mẹ mình đều lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn. Hồi mẹ còn nhỏ là hồi Hoa Kỳ xâm lược Việt Nam nên hàng sáng, mẹ dậy đi học thường phải nhịn ăn. Vì là con gái cả nên không được theo học đến cùng, mà đi làm sớm và dành dụm tiền để cho các em ăn học. Mẹ học xong cấp ba là bà ngoại xin cho mẹ đi làm công nhân tại xưởng thuốc lá Thăng Long. Quê nội mình nằm tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vùng tuy nghèo nhưng lại được mệnh danh là "Đất học". Vì ông bà nội mình bỏ nhau khi bố còn bé nên bố mình sống với người mẹ kế. Đến tuổi học đại học, bố ra Hà Nội và học ở trường Đại học Bách Khoa. Một lần, bố mình đến nhà bạn thân (là bác ruột mình) chơi, bà ngoại thấy thương bố vì bố chăm chỉ học, đôi dép lê bố đang đi bị đứt quai mà vẫn không có tiền để mua đôi dép mới. Bà ngoại gả bố cho người con gái cả của mình, rồi bố mẹ mình cưới nhau vào đầu năm 1988, và có mình vào tháng Chín năm đó. Từ bé, mình gần gũi với gia đình bên ngoại nhiều hơn gia đình bên nội, một phần là vì bên nội ở xa Hà Nội nên bố mẹ mình có ít cơ hội để đưa mình về thăm ông bà. Đến năm mình lên bốn thì ông bà ngoại sang Cộng Hòa Séc để sinh sống với bác cả. Bác mình sang Cộng Hòa Séc lao động vào đầu thập niên 8O Sau khi sinh em trai ra thì bố mẹ mình bỏ nhau. Gia đình bên ngoại đón mẹ, em trai và mình sang Cộng Hòa Séc để mẹ có chỗ d a và không cảm thấy trống trải.

    LINH

    Mình sinh ra và lớn lên từ Làng Sen 1, Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Gia đình mình có bốn thành viên là bố mẹ và hai anh em. Mình là con trai cả nên có tính cách của người t lập. Mẹ mình là giáo viên dạy môn Sinh học tại trường THCS Kim Liên. Mẹ cũng đã dạy mình năm mình học lớp chín. Cảm giác mẹ hiền lại là cô giáo thật đặc biệt. Bố mình là một cán bộ quân nhân trước khi về hưu. Do hoàn cảnh và điều kiện kinh tế khó khăn nên bố đã quyết định đi xuất khẩu lao động những năm mình bé tí xíu, tầm khoảng sáu tuổi. Bây giờ thì bố mẹ mình đều đã về hưu và đang tận hưởng cuộc sống vườn cây ao cá. Em trai mình ít hơn mình ba tuổi, vừa Tốt nghiệp Đại học Vinh và đang tìm việc làm. Hai anh em rất khác nhau về cả dáng vóc, điệu bộ và tính cách. Lúc đứng cạnh nhau cũng không ai bảo là anh em ruột cả.

    Nếu cách đây 20 năm bạn hỏi chúng mình sau này muốn làm gì và sống ở đâu, chúng mình chắc chỉ nhún vai. Hồi đó, chúng mình còn không đoán được ngày mai sẽ thi đỗ hay trượt những môn học trên lớp, huống chi lại đoán được tương lai xa vời và viển vông.

    ĐỨC

    15 tuổi, mình vẫn chưa biết được mình muốn làm gì trong tương lai. Mình để cho bố mẹ toàn quyền quyết định về trường học hay về địa điểm đi du lịch hằng năm. Khi nhìn lại, mình cảm thấy 15 năm đầu đời mình đã sống một cách vô nghĩa. Mình không làm một thứ gì để cho bản thân cảm thấy hứng thú. Mình đã không biết cách t mở rộng tầm nhìn hay định hướng cho tương lai.

    LINH

    Hai mươi năm trước đây mình mới lên bảy tuổi. Lúc đó, mình là một đứa trẻ ham chơi, đang tận hưởng tuổi thơ. Mặc dù tình hình tài chính của gia đình không được tốt lắm, nhưng bố mẹ mình cũng rất cố gắng để cho mình và em trai những điều tốt đẹp nhất. Vì nhận thức được hoàn cảnh của gia đình nên mình không có những hoàibão to tát như các bạn, mà mình chỉ mong muốn được báo đáp công ơn bố mẹ khi mình trưởng thành.

    HƯƠNG

    Hồi bé, mình đã từng nghĩ rằng mình sẽ theo đuổi một ngành nghệ thuật nào đó trong tương lai. Mình thích vẽ, sáng tác thơ và viết truyện. Vì vẽ đẹp nên cô giáo trong trường mẫu giáo đã chọn mình làm lớp trưởng, nhưng vì ăn chậm và không chịu khó thúc giục các bạn khác đi ngủ trưa, nên cô giáo đã "từ chức" mình ngay trong ngày hôm đó. Sau khi sang Cộng Hòa Séc, mình cũng đã sáng tác thơ với ngôn ngữ mình mới chỉ bắt đầu học. Hồi mới sang, mình cảm thấy trống trải vì không có bạn bè bên cạnh, nên viết lách đã cho mình một "người bạn" để mình trút bỏ các dòng suy nghĩ và tâm trạng. Nhưng mình chỉ coi nghệ thuật là một sở thích thôi, còn làm gì để "kiếm ra tiền" trong tương lai thì mình hoàn toàn không biết.

    Thuở bé, mọi hành động của chúng ta đều d a theo những cảm xúc tức thời chứ không phải suy nghĩ hay đắn đo nhiều. Khi lớn lên và đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ và hành động bị phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Thay vì câu hỏi: "Tôi muốn làm gì?", chúng ta bắt đầu t hỏi bản thân: "Những gì tôi muốn làm nhận được s đồng tình của người khác không?" Vậy nên, trong khi những đứa trẻ thường biết rõ chúng muốn làm gì thì khi hỏi một người lớn tuổi hơn, có thể họ sẽ dừng lại để suy nghĩ rồi mới trả lời, hoặc sẽ không cho bạn được một câu trả lời rõ ràng. Năm tháng trôi đi, chúng ta dường như quên đi mất những hoài bão từ thuở thơ ấu. Chúng ta quên mất cảm giác phấn khích bởi những câu chuyện phiêu lưu như Các chàng trai đến từ sông Hải Ly của nhà văn Séc Jaroslav Foglar, Vòng quanh thế giới trong 80 ngày của nhà văn Pháp Jules Verne hay Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Thay vào đó, bố mẹ, gia đình, bạn bè hay những người chúng ta vô tình gặp g luôn nhắc nhở chúng ta rằng, để thành công trong tương lai, chúng ta không nên mơ mộng quá nhiều mà nên sống một cách "th c tế". Chúng ta đã vô thức khuôn đúc nên những suy nghĩ và ước mơ của bản thân d a theo những mô hình thành công và những con đường đã được chấp nhận, vàngược lại, chúng ta coi những mô hình khác là tồi tệ và đầy thất bại. Khi đã có đủ lông, đủ cánh, các ước mơ của chúng ta phần lớn đều có những s thay đổi rõ rệt.

    Nhưng cũng có những người không chịu từ bỏ những ước mơ của họ và t đưa ra cho bản thân những hoài bão to lớn.

    ĐỨC

    Sau khi học hết cấp ba và bắt đầu vào Đại học kinh tế Praha, Đức đã lên một kế hoạch "khủng" cho bản thân. Đó là phải học thêm tiếng Trung, học chơi quần vợt, tìm cách đi đến ít nhất một đất nước

    Ở mỗi châu lục trên thế giới. Rồi hoạt động tình nguyện trong các tổ chức toàn cầu, thi học bổng để được sống bên Pháp ít nhất sáu tháng, nói tiếng Pháp lưu loát và phải th c tập tại các công ty để có kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp. Mình đã viết lại những d định và ước mơ đó lên một trang giấy khổ A0 và dán nó lên đầu giường. Mỗi khi đi ngủ hay thức dậy, mình đều nhìn vào tờ giấy để nhắc nhở bản thân phải cố gắng th c hiện những ước mơ đó. Tất nhiên là không phải ước mơ nào của Đức cũng trở thành hiện th c và xảy ra trong thời điểm hay bằng cách mà mình mong muốn. Nhưng với s kiên trì, mình tin rằng mọi ước mơ đều có thể trở thành hiện th c bằng cách này hay cách khác.

    HƯƠNG

    Lớn lên trong một thành phố nhỏ với hơn 80.000 người tại phía đông bắc Cộng Hòa Séc, mình chỉ có dịp để tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua những giờ học Địa lý, những cuốn sách du ký hay những chương trình nước ngoài trên các kênh truyền hình cáp. Hồi đó, Cộng Hòa Séc chưa là thành viên của khối Liên minh châu Âu hay Hiệp ước Schengen, nên việc ra nước ngoài đối với mình là khá khó khăn. Dù vậy, mình vẫn mơ ước được đặt chân đến những thành phố "nồi xúp nấu chảy" như New York, Sydney hay London, nơi các nền văn hóa được hòa trộn một cách hài hòa. Ngay cả khi việc ra nước ngoài đối với mình vẫn còn khá mơ hồ, mình vẫn hăng hái học ngoại ngữ, văn hóa và lịch sử của các đất nước, và mình cũng thường xuyên tham gia các kỳ thi của trường, quận, tỉnh hayquốc gia. Nhiều khi, mình đăng ký thi chỉ để được đi đến các thành phố khác nhau. Mình đã không thể tưởng tượng được rằng, chính sự chủ động tham gia các cuộc thi đã mở cánh cửa giúp mình vươn ra thế giới.

    LINH

    Người đã thắp sáng ước mơ du học cho mình chính là bố mình. Mình rất thần tượng bố khi ông đã quyết tâm thay đổi hoàn cảnh của gia đình bằng cách nỗ l c đăng ký đi làm việc ở Hàn Quốc và Nhật Bản cho đến khi được nhận vào một công ty ở Nhật Bản. Bố đã làm việc tại đất nước mặt trời mọc bảy năm trước khi trở về Việt Nam. Những câu chuyện bố kể về văn hóa và con người Nhật Bản giúp mình xây d ng một quyết tâm lớn: Phải tìm ra cách để t túc đi nước ngoài. Nhìn thấy bố hy sinh những năm tháng của cuộc đời cho vợ và con cái có được cuộc sống đầy đủ, mình cảm thấy vừa t hào, vừa có cảm hứng làm được những gì bố đã làm. Bố mẹ cũng đã muốn cho mình sang Úc du học theo dạng t túc, nhưng khi mình tính khoản tiền sẽ phải trả cho những năm tháng du học bên đó, mình nhận ra là khoản tiền này sẽ lớn hơn số tiền mà bố mẹ đã dành dụm cả cuộc đời. Vậy nên, ngay sau khi thi tốt nghiệp trung học, mình đã cố gắng cải thiện tiếng Anh và các k năng cần thiết khác để tăng cơ hội nhận được học bổng. Kế hoạch khủng của mình từng là, phải tìm ra cách đi du học mà không dùng đến số tiền tiết kiệm của bố mẹ.

    Khi đã tìm ra được những niềm đam mê cho bản thân, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch để trở thành người đứng đầu trong một lĩnh vực nhất định. Nếu bạn chọn theo học múa ba-lê, hãy quyết tâm trở thành vũ công ba-lê tài ba. Nếu bạn đam mê chơi đàn piano, hãy cố gắng chơi được những bản nhạc Mozart khó nhất. Nếu bạn có tâm huyết giúp đ người khác, tại sao bạn lại không học thật giỏi để nhận được suất học bổng có giá trị, rồi ra trường và th c hiện những ước mơ cao cả đó? Khi có một mục đích rõ ràng, bạn sẽ có tâm huyết hơn cho những đam mê của mình.

    Người châu Âu nắm bắt bí quyết để rèn luyện s quyết tâm bằng cách tham gia những hoạt động ngoại khóa ngay từ nhỏ. Một điều tuyệt vời mà mình nhìn thấy ở những người Séc là họ rất năng động. Từ khi học mẫu giáo, họ đã bắt đầu tham gia những hoạt động ngoại khóa khác nhau như hội họa, múa, ca hát hay chơi đàn. Không chỉ tham gia các khóa học để biết thôi, mà họ còn rất chăm chỉ tham gia các cuộc thi.

    Bằng cách này, họ được học từ bé cách k luật bản thân và đưa ra những mục đích cho mình. Môi trường thi đấu là môi trường cho chúng ta những bài học quý báu về s cạnh tranh, một điều rất có ích cho cuộc sống của chúng ta. Qua những cuộc thi đấu, chúng ta học cách cho mình những mục tiêu (ví dụ như đoạt giải nhất kỳ thi đấu kiếm của quận) và ra thời hạn để đạt được mục tiêu đó (ví dụ như, nếu kỳ thi đấu kiếm quốc gia là vào tháng Mười hằng năm, hãy tính số tháng bạn có để luyện tập). Một lợi ích nữa khi đoạt một giải thưởng bất kỳ là, chúng ta cũng sẽ có thêm niềm tin và niềm t hào về bản thân.

    Định vị

    "Hãy bắt đầu từ nơi bạn đang đứng, sử dụng những gì bạn đang có và làm những gì bạn có thể." - ARTHUR ASHE

    Để giúp bản thân nhận thức, phát hiện được hướng đi cho mình và đưa ra quyết định tốt cho cuộc sống, bạn nên xác định rõ ràng những yếu tố như sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp; đồng thời hiểu được hoàn cảnh của mình, của gia đình, hiểu được nhu cầu của xã hội cũng như hiểu được ước mơ và đam mê của bản thân. Hãy t đặt cho mình những câu hỏi như: "Những gì tôi đang làm có thật s giúp tôi thỏa mãn những ước mơ của mình không, hay tôi chỉ đang th c hiện chúng để đạt được s chấp nhận của xã hội mà thôi? Tôi sẽ làm gì nếu tiền bạc không phải là vấn đề? Tôi sẽ làm gì nếu không bị s sợ hãi thất bại ngăn cản?" Để xác định được hướng đi, bạn phải tìm ra cách kết nối các niềm đam mê của mình lại với nhau. Đôi khi, hướng đi thích hợp đang nằm ngay trước mặt bạn.

    "Một quyết định đúng được d a trên kiến thức chứ không phải trên con số." - PLATO

    Dù bạn đang theo đuổi một ngành học hay nghề nghiệp, bạn cũng nên tìm kiếm thông tin thật k càng trước khi bỏ thời gian cũng như công sức để học tập hay làm việc. Hãy thử tìm kiếm thật nhiều thông tin và tận dụng mọi cơ hội để trải nghiệm ngành học hay công việc trước khi đưa ra quyết định cho tương lai. Bạn có thể đi tìm những người đã từng theo học ngành học đó, đã từng làm công việc đó hay đã có cuộc hành trình tương t như cuộc hành trình trong mơ của bạn. Nếu bạn đang quan tâm về ngành k thuật điện, hãy thử đến trường đại học có dạy ngành học này và hỏi thông tin liên lạc của những sinh viên đang theo học ngành này hay đã ra trường. Nếu bạn đang phân vân với công việc của một kế toán viên, hãy thử tìm kiếm những người trong vị trí bạn mong muốn có trên các mạng lưới xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn để liên lạc với họ. Hãy tham gia các Ngày hội du học hay Ngày hội việc làm. Hãy hỏi ý kiến của những người xung quanh mình. Điều quan trọng là bạn nên có một cái nhìn toàn diện về các ngành học hay công việc để có được quyết định đúng đắn.

    LINH

    Hằng năm, ở Vinh có Hội thảo du học Truyền Lửa nhằm giúp đ các em học sinh cấp ba hiểu rõ hơn về các chương trình học tập ở nước ngoài. Mình cũng đã đến d những cuộc hội thảo đó với tư cách là người tham gia và cả là diễn giả, và mình phải nói là các hội thảo như vậy mang lại cho người tham gia rất nhiều cảm hứng và nhiệt huyết. Đối với những người chưa từng ra nước ngoài, các hội thảo du học là cơ hội hiếm có để họ có thể tr c tiếp nghe, gặp và hỏi những người đi trước. Nếu chỉ đọc thông tin du học trên các trang báo hay trong các cuốn sách thôi, thì cảm giác đi du học trong các em học sinh vẫn còn quá xa vời. Nhưng khi có cơ hội tr c tiếp giao lưu với những người đã th c hiện được ước mơ của họ, các em sẽ có những cảm giác lạc quan hơn và nghĩ rằng: "Nếu người khác có thể làm được, mình cũng sẽ làm được."

    ĐỨC

    Bên cạnh việc tìm kiếm thêm thông tin về các ngành nghề khác nhau, bạn cũng có thể thử phương pháp loại bỏ để chọn ra cho mình một hướng đi thích hợp. Chẳng hạn như mình không giỏi môn Hóa học mấy nên nếu cố theo học môn Hóa học, mình cũng sẽ không thể nào trở thành một nhà hóa học tài ba được. Bảy năm học Hóa học tại trường trung học đã quá đủ để cho mình nhận thấy rằng đây không phải là bộ môn mình có thể làm cả đời với niềm đam mê.

    HƯƠNG

    Trước khi chọn trường, ngành và địa điểm du học, bạn nên suy nghĩ kĩ về mục tiêu du học cũng như những bước đi tiếp theo sau khi ra trường. Nếu mục tiêu đi du học của bạn là ở lại nước ngoài định cư, hãy kiểm tra xem đất nước nào cho bạn khả năng ở lại với ngành học của mình. "Đi trước rồi tính sau" không cho bạn một kết cục tốt đâu! Nếu không thể vừa chọn một quốc gia và đồng thời một ngành học hợp lý cho mình, hãy cân nhắc xem tiêu chí nào quan trọng hơn đối với bạn. Nếu bạn muốn sinh sống tại một đất nước nhất định, hãy xem xem quá trình định cư ở đất nước đó ra sao, sẽ kéo dài bao lâu và sẽ có những yêu cầu gì. Rồi sau đó, bạn l a chọn một ngành học cho bạn khả năng định cư tại quốc gia đó cao nhất. Nếu bạn muốn học một ngành nhất định thì hãy nghiên cứu xem những quốc gia nào có những trường uy tín nhất cho ngành của bạn. Điều quan trọng là bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trước khi đưa ra một quyết định trọng đại.

    "Tôi nghĩ là mỗi một tấm gương là một người thầy - đó là một người bạn gặp hằng ngày và bạn học hỏi được từ họ." - DENZEL WASHINGTON

    Bạn có nhớ là hồi còn bé, bạn đã thầm thần tượng một ca sĩ hay diễn viên nổi tiếng nào đó và ước ao có một cuộc sống như họ không? Hồi bé, Hương đã rất hâm mộ Britney Spears và đã sưu tầm mọi tấm hình và lời bài hát của chị. Đức lại ước muốn có cuộc sống tương t như các nhân vật trong những bộ phim truyền hình dài tập Mĩ Latinh. Dù chúng mình đã không trở thành ca sĩ hay diễn viên, những thần tượng từ hồi nhỏ đã có s ảnh hưởng nhất định đến chúng mình. Họ đã cho chúng mình động l c để có những ước mơ lớn lao và xác nhận cho chúng mình thấy được là những ước mơ có thể trở thành hiện th c nếu chúng mình tin vào nó.

    Đến khi đã chững chạc hơn thì thay vì những thần tượng trong âm nhạc hay điện ảnh, chúng mình đã tìm ra những tấm gương để noi theo.

    HƯƠNG

    Từ khi ông nhận chức Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, mình đã luôn kính nể và ngư ng mộ Barack Obama. Không chỉ đi vào lịch sử nhân loại như vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ, ông luôn khẳng định bằng những hành động của mình là người giữ nhiệm vụ quan trọng nhất thế giới cũng chỉ là một người bình thường mà thôi. Những cử chỉ âu yếm dành cho người vợ Michelle Obama và hai cô con gái ở nơi công cộng, những lần chụp ảnh selfie với người dân, những lần ông bật khóc khi diễn thuyết sau những s cố chết chóc đã chứng minh được điều này. Mình luôn giữ trong tim câu nói của ông: "Nếu bạn đi đúng con đường và luôn sẵn sàng bước tiếp, sớm muộn gì bạn cũng đạt được thành công." 16.

    LINH

    Người mà mình thần tượng nhất từ bé đến giờ là Bill Gates, không chỉ vì những thành công vĩ đại của ông, mà cũng là vì s khiêm tốn bất chấp những thành công mà ông có được. Ông không ngồi trên đống tiền như Bác Scrooge McDuck trong phim hoạt hình Vịt Donald của Walt Disney, mà ông và vợ không do d trích những khoản tiền lớn cho các công việc thiện nguyện, ví dụ như để giúp đ những người bị nhiễm HIV hay để cung cấp nước uống cho người dân ở các miền đất hẻo lánh tại vùng Phi châu. Ông cũng luôn cải thiện bản thân hằng ngày bằng cách chăm chỉ đọc sách. Ông đọc tầm 50 cuốn sách mỗi năm! Việc thay đổi biết bao nhiêu thế hệ con người bằng những phần mềm máy tính đã không ngăn ông tiếp tục học hỏi để hoàn thiện bản thân.

    ĐỨC

    Thần tượng của mình lại là "lính" của Bill Gates. Từ những năm học trung học, mình đã đọc các bài báo về Jan Mühlfeit, giám đốc điều hành của Microsoft tại Trung Âu. Những người mình ngư ng mộ thường là những người có một s liên kết nào đó với mình và cho mình cảm giác gần gũi. Đó là những người mình có thể tưởng tượng rằng sau này mình có cơ hội đạt được những thành t u tương t như họ. Ông Jan Mühlfeit là người Séc cũng đã từng học tập tại Praha. Mặc dù xuất thân từ một đất nước khá bé nhỏ chỉ với mười triệu dân, nhưng ông đã trở thành một trong những nhân viên chủ chốt của Bill Gates! Để đạt được những thành tích như ông đòi hỏi s k luật và khả năng rất lớn. Ông đã t thân lập nghiệp và thành công.

    Những người mà chúng ta coi là tấm gương sẽ thúc đẩy chúng ta, dạy chúng ta cách phát hiện ra tiềm năng th c s của mình và vượt qua những rào cản khiến chúng ta chưa thể vươn tới ước mơ của bản thân. Để tìm ra một người đã thành công trong lĩnh v c chúng ta theo đuổi không phải là quá khó trong thời đại công nghệ ngày nay. Hãy lướt qua các trang web về một lĩnh v c nhất định, hãy xem các diễn giả của hội thảo TED, hãy đọc các cuốn sách của những nhà lãnh đạo tài ba. Hãy mổ xẻ từng bước đi của họ, hãy nghiên cứu những chiến lược đã cho họ vươn tới được ngày hôm nay và những bài học họ đã đạt được trên con đường của mình.

    ĐỨC

    Vì rất hâm mộ ông Jan Mühlfeit nên mình đã tìm ra ông trên LinkedIn và gửi lời mời kết bạn với ông. Mình được biết là ông cũng thích AIESEC như mình. Một lần, mình tham gia một s kiện được tổ chức bởi chi nhánh AIESEC tại trường đại học của mình và mình đã gặp ông. Lần đó, ông nói chuyện về chủ đề lãnh đạo và đã chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Microsoft. Sau buổi chia sẻ đến phần trả lời câu hỏi. Mình đã không do d giơ tay và đặt câu hỏi cho ông. Bạn có thể tưởng tượng được cảm giác đứng trước người hâm mộ mà bạn chỉ quen biết qua những bài báo và giao lưu với người đó không? Lúc đó mình rất run khi đặt câu hỏi cho ông Jan. Câu hỏi của mình là: "Ông có lời khuyên gì cho những người trẻ tuổi như tôi?" Mình nhớ là một trong những lời khuyên mà ông đưa ra là hãy tham gia thật nhiều hoạt động ngoại khóa trong khi vẫn còn đi học. Và mình đã nghe theo lời ông.

    Ngoài những tấm gương ra, hãy thử tìm cho mình những bậc thầy hay người cố vấn để bạn có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm và bước đi cụ thể từ họ. Những bậc thầy đó có thể sống tại thành phố bạn ở để bạn tiện hẹn gặp họ, nhưng họ cũng có thể đang ở cách bạn nửa vòng Trái đất. Hãy thử liên lạc với những người bạn ngư ng mộ, vì biết đâu họ sẽ trả lời bạn.

    HƯƠNG

    Lúc mới sang Argentina, mình đã tham gia một cuộc thi để nhận tấm vé đi xem Tuần lễ Thời trang Buenos Aires và thật may mắn làm sao.. mình đã giành được tấm vé đó! Khi đọc một bài báo về những người thú vị sẽ có mặt trong tuần lễ này, mình đã bị ấn tượng bởi một nhà báo thời trang tên Adina. Chị là một cô gái 27 tuổi người Rumani lai Ý, lớn lên tại một thành phố nhỏ tại Rumani, học đại học tại Ý, Đức và Bỉ. Mặc dù đã học ngành Quan hệ quốc tế, nhưng chị cũng đam mê thời trang và viết bài cho những tờ báo thời trang lớn. Vì mình rất thần tượng những người đã từng sinh sống tại nhiều quốc gia, mình đã cả gan nhắn tin cho chị. Chị đã trả lời tin nhắn của mình chỉ say giây lát. Chị mời mình đến d một buổi tiệc do chị tổ chức. Từ lần gặp đấy, chúng mình đã gặp lại nhau thêm một số lần nữa trước khi chị Adina trở về nước, và lần nào mình cũng được làm quen với những người bạn thú vị của chị. Cuộc sống của mình tại Argentina chắc hẳn đã không thú vị đến vậy nếu mình không chủ động làm quen với chị Adina. Chúng mình giữ liên lạc đến ngày hôm nay, và hiện giờ chúng mình cũng đang cùng nhau viết một cuốn sách bằng tiếng Anh.

    Lên kế hoạch

    "Công việc luôn t mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó." - C. NORTHCOTE PARKINSON

    Vào năm 1955, nhà sử học và nhà văn người Anh Cyril Northcote Parkinson đã giải thích trong một bài viết trên tờ báo The Economist rằng, độ phức tạp của công việc có tính chất đàn hồi và có thể t động tăng lên hay giảm xuống d a theo hạn chót dành cho công việc đó. Chẳng hạn như, nếu bạn có một tuần để hoàn thành bài tập trong nhóm, nhóm bạn sẽ mất hai ngày để lên lịch hẹn giờ gặp mặt, tốn vài giờ để tranh luận và phân chia bài tập, dành hai ngày để viết bài và rồi phí trọn ba hôm còn lại để sửa bài viết. Nhưng, nếu hạn chót để nộp bài là vào ngày mai, nhóm làm việc của bạn sẽ lên kế hoạch để th c hiện bài tập một cách hiệu quả hơn nhiều lần.

    Vậy nên, việc cần làm cho bất cứ mục đích nào là xác định rõ ràng các cột mốc cần được hoàn tất và ấn định thời gian để thực hiện các cột mốc đó sao cho hiệu quả.

    "Nếu bạn không thể lên kế hoạch, nghĩa là bạn đang lên kế hoạch để thất bại!" - BENJAMIN FRANKLIN

    Sai lầm lớn nhất mà không ít người mắc phải khi đặt ra mục tiêu cho bản thân là họ chỉ tập trung vào kết quả mà không nghĩ đến tiến trình. Một mục tiêu quá lớn hay tưởng chừng như quá xa vời như "Tôi sẽ nhận được học bổng toàn phần!", "Tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới trong vòng một năm!" hay "Tôi sẽ thành lập công ty xuất nhập khẩu!" sẽ không thể th c hiện được nếu chúng ta không nghĩ đến quá trình, đến từng bước đi cho dù là nhỏ bé nhất để th c hiện chúng. Mỗi bước đi đều chứa đ ng khả năng rủi ro, nhưng chúng dễ th c hiện hơn rất nhiều so với mục đích cuối cùng.

    Hãy suy nghĩ dài hạn và th c hiện ngắn hạn bằng cách chia mục đích dài hạn ra thành một chuỗi những mục đích ngắn hạn để bạn có thể tập trung vào chúng. Những thành công nhỏ bé sẽ dần dần dẫn bạn đến với mục đích chính của mình. Rồi khi nhìn lại, bạn sẽ cảm thấy mục đích đó thật ra không quá khó như bạn đã tưởng tượng.

    Khi đã biết được mục đích của mình là gì, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ và cụ thể. Nhiều khi, những mục đính lớn bị coi là khó có thể th c hiện được khi bạn không chia chúng ra các bước nhỏ. Những mục tiêu nhỏ dễ dàng th c hiện hơn những mục tiêu lớn. Chúng vừa giúp bạn hướng tới đích lớn, vừa làm cho bạn cảm thấy hài lòng hơn với bản thân. Rồi từ những mục tiêu ngắn hạn đó, bạn đạt được các mục tiêu trung hạn, và những mục tiêu trung hạn lại giúp bạn có thể hoàn thành mục tiêu dài hạn. Hãy vạch ra những cột mốc và ra hạn thời hạn cụ thể cho từng cột mốc. Thử suy nghĩkĩ xem bạn có đủ thời gian, khả năng và các thứ cần thiết khác như tiền bạc hay công cụ để vượt qua được các cột mốc bạn đặt ra hay không.

    Chẳng hạn như, nếu mục tiêu dài hạn của bạn là đi du học, thì hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn như: Cải thiện tiếng Anh, cải thiện những k năng mềm và tìm hiểu về các loại học bổng khác nhau.

    Hãy th c hiện những mục tiêu ngắn hạn đó bằng những cách mà bạn có thể đánh giá được, ví dụ như điểm từ các kỳ thi tiếng Anh như IELTS sẽ cho bạn thấy khả năng tiếng Anh của bạn, những nhận xét về khả năng nói trước công chúng trong buổi giao lưu của Toastmaster sẽ cho bạn biết được những ưu điểm hay nhược điểm trong khả năng giao tiếp của bạn, còn số lượng học bổng bạn tìm thấy và đăng ký sẽ cho bạn thấy s cần cù hay cách tìm kiếm của bạn đã đủ chưa. Hãy theo dõi s tiến bộ của bản thân một cách thường xuyên để bạn có đủ thời gian thay đổi hay phát huy những ưu nhược của mình. Mỗi khi đạt được một đích nhỏ, hãy t thưởng cho bản thân một điều gì đó để bạn có thêm động l c đi tiếp. Ví dụ như, nếu bạn nhận được 7.0 điểm trong kỳ thi IELTS, bạn có thể thưởng cho mình một tấm vé đi xem phim.

    Tony Robbin đã nói: "Nếu bạn nói về một điều gì đó thì đó là ước mơ, nếu bạn hình dung ra nó thì nó là có thể, nhưng nếu bạn lên kế hoạch thì đó sẽ là hiện th c." 19 Bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch tốt để tối ưu hóa từng lĩnh v c cần thiết để vượt qua khó khăn. Hãy tính đến những khả năng rủi ro có thể phát sinh và nghĩ ra những cách để đối phó với chúng. Càng có những chi tiết và kế hoạch cụ thể thì cơ hội thành công của bạn sẽ càng lớn. Hãy ghi

    Mỗi ước mơ, công việc hay thử thách vào cuốn lịch của bạn và lên kế hoạch cho chúng. Hãy dán những mục tiêu của bạn lên tường hay đặt vào chỗ bạn hay nhìn thấy để bạn không quên. Hãy viết ra một "bucket list", một danh sách bao gồm tất cả các mục tiêu bạn muốn đạt được trong cuộc đời. Mỗi khi hoàn thành một mục tiêu, hãy t khen và t hào với bản thân mình. Tránh không d a vào những s may rủi.

    Bạn cũng cần biết rõ những tiêu chí ưu tiên của mình và sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên.

    HƯƠNG

    Chúng ta thường bị những giới hạn ngăn cản trước những điều chúng ta muốn làm. Sau lần đầu tiên trở về Séc từ Canada, mình đã viết ra cho bản thân những mục tiêu quá lớn cho một cô gái mới ra trường t thân t l c th c hiện những tâm nguyện của cuộc đời mình. Mình quyết tâm phải tìm ra cách để sang Canada với người mình yêu thương bằng cả trái tim và đồng thời đi du học bậc cao học (vì mình e rằng việc phát triển s nghiệp ở nước ngoài chỉ với tấm bằng đại học bằng tiếng Séc sẽ gây cho mình những khó khăn). Ngay cả với tấm hộ chiếu từ "thế giới thứ ba", mình luôn có trong đầu suy nghĩ là không điều gì là không thể th c hiện được. Mình đã từng ao ước được sang Anh hay sang một nước Bắc Âu du học, nhưng vì không đủ điều kiện tài chính nên mình đã từ bỏ ước mơ này. Nếu tiêu chí của bạn là "du học tại Anh", hãy thử nghĩ xem phần "du học" hay "Anh" quan trọng hơn đối với bạn. Nếu không đạt được cả hai, bạn sẽ phải quyết định xem mình nên từ bỏ phần nào, nếu không muốn phải hoàn toàn bỏ cuộc.

    Nếu bạn cảm thấy bảng điểm của mình không xuất sắc hay bạn cảm thấy chưa thật s đủ t tin để có thể ra nước ngoài, hãy theo học trong nước trước hay đi làm để có kinh nghiệm, rồi tìm kiếm các cơ hội du học sau. Nếu vấn đề tài chính của bạn chưa đủ để có thể ra nước ngoài, hãy tìm những cách kiếm tiền khác nhau để gom đủ tiền cho ước mơ của bạn. Những cú va chạm vào th c tế để có thêm kinh nghiệm làm việc cũng như có thêm thu nhập sẽ đánh thức những k năng sống trong bạn. Mỗi công việc sẽ giúp bạnhoàn thiện bản thân bằng những cách khác nhau. Hãy đặt khẩu hiệu cho bản thân là: Yêu những thứ mình làm, đừng chỉ làm những thứ mình yêu. Vì cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ có màu hồng, không phải lúc nào bạn cũng tìm được công việc trong mơ nên nếu bạn không cố tìm ra những điểm thú vị trong công việc mình đang làm, bạn sẽ chán ngấy công việc đó và trở nên bi quan. Ngoài ra, nếu chỉ tập trung vào một loại công việc thôi thì những k năng của bạn sẽ bị giới hạn. Và hơn nữa, làm nhiều việc khác nhau giúp bạn học được cách trân trọng công việc của người khác.

    Để có thể xây d ng những thói quen tích c c cho bản thân, hãy lên kế hoạch th c hiện một hoạt động nào đó trong vòng ít nhất là một tháng để bạn làm quen với hoạt động đó. Ví dụ như, nếu mục tiêu của bạn là có một cơ thể khỏe mạnh, hãy đặt ra cho mình thói quen đi tập thể dục tại phòng tập và trong vòng tháng đầu, hãy đi tập đều đặn và chớ bỏ bất cứ buổi tập nào bạn đã lên kế hoạch. Một tháng sau, thói quen đi tập thể dục sẽ trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của bạn.

    Đưa ra quyết định

    "Đôi khi, những quyết định nhỏ nhất cũng có thể thay đổi cuộc sống của bạn mãi mãi." - KERI RUSSELL

    Sau nhiều năm tháng sinh sống ở xứ người và có những trải nghiệm, chúng mình giờ đây đã trưởng thành hơn so với thời kỳ trước đây hai mươi, mười hay thậm chí là năm năm. Chúng mình đã đưa ra những quyết định đúng đắn cũng như sai lầm. Có một số quyết định làm cho chúng mình hối hận, có những quyết định khác đã đưa đẩy chúng mình đến những chân trời của ngày hôm nay. Vậy đâu là những khoảnh khắc "hiệu ứng cánh bướm" của chúng mình?

    ĐỨC

    Khi tròn 20 tuổi và vừa bắt đầu ngày học đầu tiên tại trường Đại học Kinh tế Praha, mình đã quyết định tham gia một buổi giới thiệu về tổ chức sinh viên AIESEC. Buổi nói chuyện đó đã gây cảm hứng cho mình đến mức mình đã đăng ký trở thành thành viên của tổ chức ngay trong ngày hôm đó và tích c c tham gia mọi hoạt động. Trong một buổi tiệc do AIESEC th c hiện, mình đã vô tình gặp anh Pawel Gorski người Ba Lan, lúc đó đang đi du lịch tại Praha. Anh nói với mình là anh đang đăng ký làm thành viên tại chi nhánh AIESEC ở Việt Nam. Sau một năm hoạt động tại Việt Nam, anh đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch AIESEC Việt Nam. Mình nhắn tin chúc mừng anh, thì anh nhắn lại và bảo là trong Hè năm đó, AIESEC Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc hội thảo năm ngày ở Vũng Tàu và mời mình đến d. Vì cũng đã có d định về Việt Nam chơi nên mình đồng ý ngay. Và trong vòng năm ngày tham gia hội thảo lần đó, mình đã làm quen với người yêu hiện tại của mình.

    HƯƠNG

    Một hôm, sau khi đi học về, mình chạy vào nhà ôm bà ngoại khóc thút thít: "Bà ơi, cháu muốn về Việt Nam ngay lập tức, không thì cháu chết mất!" Đối với một con bé tuổi mười lăm như mình, bị sỉ nhục và nghe những câu phân biệt chủng tộc hằng ngày như vậy là một điều thật khủng khiếp. Đầu óc tuổi mới lớn ngây ngô của mình không hiểu tại sao những người không hề quen biết lại ghét bỏ mình đến vậy. Mình đã làm gì sai để bị chế diễu mỗi khi ra ngoài đường? Lúc đó, bố mình ở Việt Nam thậm chí đã bắt đầu xem những trường học thích hợp cho mình. Nhưng bà ngoại đã nhắc nhở: "Con bình tĩnh lại đi. Về Việt Nam thì sẽ lại có những nỗi khó khăn khác thôi. Con đã học tập ở đây từng đấy năm rồi, phải cố gắng hoàn thành khóa học rồi con muốn đi đâu thì đi. Con phải học giỏi để chứng tỏ cho người khác là con không có gì kém cạnh họ cả." Như thế, bà đã dạy cho mình phải đối mặt với những khó khăn chứ không được né tránh chúng. Cuối cùng, mình đã quyết định ở lại Cộng Hòa Séc và giờ đây, mình cảm thấy rất biết ơn bà vì lần đó, bà đã giúp mình đưa ra một quyết định đúng đắn.

    LINH

    Không phải chỉ khi cảm thấy chán nản hay thất vọng, chúng ta mới quyết định thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Trong thời gian thử việc tại công ty phần mềm lớn nhất châu Âu SAP, mình đã cảm thấy hài lòng với công việc ổn định và với bản thân mình. Một lần, khi đang ngồi ăn trưa, bỗng nhiên chuyên gia tuyển dụng của công ty nhắc tới một công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin của Séc có tiềm năng sẽ vươn ra toàn cầu. Trong đầu mình thoáng qua một ý nghĩ: "Một công việc ổn định và ngồi trước máy tính từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều sẽ làm cho mình cảm thấy thỏa mãn trong một thời gian dài được không?" Trước đó, mình đã làm việc tại một công ty khởi nghiệp một thời gian, và cảm thấy thích thú với việc được giao tiếp và thương lượng với khách hàng và đối tác. Thế nên, vừa về đến nhà, mình đã tìm kiếm thông tin về công ty tiềm năng kia ngay và thật bất ngờ là đúng lúc đó, họ đang tuyển nhân viên. Đọc bản mô tả công việc xong, mình biết ngay đây là công việc mơ ước của mình. Được nhận vào một công ty lớn với nguồn thu nhập ổn định và công việc tốt không nhất thiết phải là một tình huống lý tưởng nếu bản năng và trái tim vẫn mách bảo với bạn rằng: "Ngoài kia vẫn còn có những công việc khác phù hợp với khả năng của mình hơn đấy!" Mình đã làm theo bản năng của bản thân, làm theo cái cảm giác được gọi trong tiếng Anh là "gut feeling", cảm giác trong dạ dày mà không thể giải thích được một cách logic. Sau một năm đưa ra quyết định thay đổi công ty, mình đã được cử sang Singapore làm việc cho chi nhánh Đông Nam Á của công ty khởi nghiệp và mình đang hoàn toàn hài lòng với công việc của mình.

    "Con đường rẽ làm đôi giữa một khu rừng, và tôi - Tôi đã chọn lối ít có ai đi, Và điều đó đã làm đổi thay tất cả." - ROBERT FROST, CON ĐƯỜNG CHƯA ĐI

    Bạn có nhớ Huyền Chíp, tác giả cuốn sách Xách ba lô lên và đi không? Cô đã không đi theo lối mòn mà phần lớn chúng ta chọn l a là sau khi thi tốt nghiệp xong phải lên đại học, mà cô đã đi chu du toàn thế giới. Rồi đến khi đủ 24 tuổi thì cô nghiễm nhiên nhận được học bổng của trường Đại học Stanford danh giá. "Bỏ nhà ra đi" không phải là s l a chọn tốt nhất hay duy nhất khi bạn muốn chọnlối ít người đi, nhưng đó là một ví dụ cho thấy là chúng ta có thể thành công khi l a chọn cho mình con đường hợp lý nhất, chứ không phải là l a chọn theo lối đi đã được định sẵn.

    Chúng mình khuyên bạn không nên đi theo những lối mòn nếu bạn muốn mình nổi bật trong các đơn đăng ký. Ví dụ như trong khóa học Thương mại quốc tế tại Đại học Kinh tế Praha có hơn 700 sinh viên hằng năm. Vậy nên, nếu bạn chỉ tập trung vào học thôi thì khi ra trường, bạn sẽ phải chọi với 700 người có sơ yếu lý lịch giống nhau. Nhưng vì chúng mình đã luôn tìm tòi những cơ hội như du học hay làm việc ở nước ngoài trong khi vẫn còn đi học, nên khi ra trường, chúng mình đã có lợi thế cạnh tranh so với các bạn khác.

    ĐỨC

    Có ba điều đã giúp mình có những ưu điểm cá nhân so với các bạn cùng khóa: Thứ nhất, đó là các kinh nghiệm làm việc mình có được trong quá trình học tập. Kinh nghiệm làm việc thứ nhất là một kinh nghiệm th c tập không lương trong mùa hè trước khi vào đại học. Mình đã được nhận vào bộ phận tiếp thị của một hãng bảo hiểm nhỏ và mình đã in ấn các văn bản cho họ. Trong quá trình học tập tại trường đại học, mình đã trải qua năm kỳ th c tập. Kỳ ngắn nhất là một tháng, dài nhất là một năm rư i. Thứ hai, mình đã tham gia khá nhiều tổ chức phi chính phủ dành cho sinh viên, như tổ chức AIESEC và mô hình Liên Hợp Quốc. Sau khi đã có kinh nghiệm với hai tổ chức quốc tế này, mình đã đồng sáng lập chi nhánh ở Praha cho tổ chức 180 Degrees Consulting, một tổ chức có nguồn gốc từ Úc với mục đích giúp đ triển khai các d án quốc tế có tính khả thi. Hồi mình đồng sáng lập d án này tại Praha, tổ chức đó mới đang ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, nhưng giờ đây nó đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Ưu điểm thứ ba của mình là khả năng ngoại ngữ. Mình khuyên bạn theo học càng nhiều ngôn ngữ càng tốt, vì bạn không thể biết được ngôn ngữ nào sẽ giúp được bạn trong tương lai.

    LINH

    Trong quá trình học tập tại New Zealand, mình đã tham gia khá nhiều hoạt động của cộng đồng du học sinh Việt Nam, và đã giữchức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại trường đại học của mình trong suốt hai năm. Các hoạt động của hội đã giúp mình t tin hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mình cũng đã làm quản lý trong Ủy ban Sinh viên của trường và đã có cơ hội giao lưu với các hội và nhóm sinh viên quốc tế khác nhau. Các hoạt động mình tham gia đã cho mình cơ hội thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, mình cũng cố gắng nâng cao những k năng còn hạn chế. Một kinh nghiệm đáng nhớ nhất là lần đầu tiên mình nói chuyện trước đám đông. Đó là vào dịp nhà trường tổ chức một lễ hội cho sinh viên quốc tế. Mình đã phải chuẩn bị một bài phát biểu dài 20 giây. Hai mươi giây nghe có vẻ quá ngắn ngủi, nhưng mỗi một giây giống như cả một thế k đối với người đứng run cầm cập trước mặt 500 sinh viên đang chăm chú nghe mình nói. Cuối cùng, vì run quá nên mình chỉ lắp bắp được một câu: "Cảm ơn các bạn đã lắng nghe". Chắc lúc đó, mọi người tưởng mình bị hâm, vì mình có nói được câu nào đâu mà cảm ơn họ lắng nghe chứ! Sau lần đó, mình t nhủ với bản thân rằng mình sẽ phải cải thiện khả năng diễn thuyết cho bằng được. Mình đã nhờ thầy giáo tiếng Anh giúp mình chuẩn bị các bài phát biểu trước lớp và mình cũng đã tham gia các cuộc thi diễn thuyết của trường, và đã chiến thắng cuộc thi diễn thuyết toàn trường vào năm 2010.

    HƯƠNG

    Trong khi các bạn cùng ngành học đang phân vân không biết chọn những môn học nào cho học kỳ thứ hai của năm nhất, mình bắt đầu tìm hiểu các trường đại học trên khắp thế giới cho một học kỳ du học của mình. Vì trường mình có trên dưới 20.000 sinh viên nên các loại học bổng chỉ có hạn. Erasmus là một loại học bổng tạo điều kiện cho các sinh viên tại các trường đại học châu Âu tham gia học kỳ trao đổi sinh viên với một trường đại học đối tác. Trường mình hồi đó chỉ cho học bổng du học tại các trường đại học đối tác cho sinh viên học năm thứ ba hoặc học bậc cao học. Vì không muốn chờ lâu để có thể tham gia kỳ thi học bổng này, mình đã quyết định thử xin một loại học bổng khác của trường cho phép mình đăng ký vào đầu năm học năm thứ hai. Loại học bổng này rất giống học bổng Erasmus, nhưng điều bất tiện là bạn phải t chọn trường, t đăng ký học và t làm các thủ tục và giấy tờ. Đi trước người khácmột bước chính là điều bí mật đã giúp mình có được lợi thế cạnh tranh so với các bạn đồng trang lứa.

    Ngoài việc theo học đại học ngay sau khi tốt nghiệp trung học, bạn có thể xem xét các khả năng khác như hoãn việc học tập lại một thời gian (trong tiếng Anh, khái niệm này được gọi là "gap year") để đi làm trong nước hay ngoài nước, học tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác, theo học những khóa học ngắn hạn để nâng cao k năng nhất định, làm tình nguyện viên hay đi du lịch vòng quanh thế giới. Chúng mình sẽ giới thiệu các bí quyết để "sống sót" trong thời kỳ gap year ở chương 10: "Thành công tại xứ người".

    "Khi bạn chọn cho mình một lối đi, đừng để ý đến nỗi sợ hãi. Bạn phải có can đảm để chấp nhận những sai lầm. Nhưng một khi bạn đã ở trên con đường đó.. hãy chạy, chạy và chạy, và đừng dừng lại đến khi bạn đến được điểm cuối." - JOSÉ N. HARRIS

    Giống như việc tìm kiếm một đồng xu bị rơi vào đài phun nước chứa đầy tiền xu may mắn hay một con đường để thoát ra khỏi khu mê cung, con đường trong cuộc sống của bạn sẽ có rất nhiều trở ngại và khó khăn. Bạn cũng không thể chắc chắn sẽ tìm được đích cuối cùng của mình hay không, nhưng hãy nhớ rằng quan trọng hơn cái đích là những trải nghiệm bạn có được trên suốt chặng đường đi. Nhưng đừng bị điều khiển bởi chính những nỗi sợ hãi trong tâm trí, để rồi không dám tiến lên dù chỉ một bước. Con đường bạn đi sẽ cho bạn những bài học khác nhau cũng như những niềm vui và nỗi buồn. Dù con đường của bạn có hình dạng hay độ dài như thế nào chăng nữa, đó cũng sẽ là một con đường độc nhất, chỉ của riêng bạn thôi. Ban đầu, khi chúng ta còn nhỏ và đang chập chững học đi, dù cảm thấy mỗi bước đi thật khó khăn và khiến chúng ta liên tục vấp ngã, bố mẹ hay người thân sẽ luôn nâng chúng ta lên và xoa dịu những chỗ đau. Nhưng khi đã lớn lên, chính chúng ta sẽ là người phải nâng bản thân dậy để cố gắng đi tiếp. Chính chúng ta sẽ phải dạy cho mình những bài học từ những cú vấp ngã trên đường đời.

    ĐỨC

    Con đường ra nước ngoài của bạn không nhất thiết phải là một con đường thẳng tắp. Như để chiếm được quân Hậu trên cờ vua, bạn có thể tiến lên, đi ngang, dọc hay chéo, nhưng cũng có thể lùi lại rồi mới đi tiếp. Như mình đã sang Brazil th c tập, rồi trở lại Séc học tiếp, rồi sang Pháp du học, rồi lại trở về Séc học, rồi đi Anh giúp đ một d án khởi nghiệp, rồi trở lại Séc làm việc, rồi bây giờ đang định cư tại Trung Quốc. Trên những con đường đi zích zắc, mình đã gặt hái những k năng làm việc và học tập để trở thành chuyên gia trong ngành của mình.

    Bất cứ khi nào chúng ta chuyển hướng đi, chúng ta lại trải qua một bước ngoặt mới. Một số bước ngoặt là do chúng ta chủ động thay đổi, một số khác là do gia đình hay người khác áp đặt. Dù tác động và mục đích của bước ngoặt của bạn là gì đi chăng nữa, nó luôn chứa đ ng một thông điệp của những gì bạn đã quay lưng lại hay đang hướng tới. Những bước ngoặt và những sự chuyển đổi có thể sẽ làm cho bạn bị mất phương hướng, nhưng hãy học cách tin vào linh cảm của mình.

    "Một năm nữa có thể bạn sẽ ước bạn đã bắt đầu ngày hôm nay." - KAREN LAMB

    Xê dịch đã cho chúng mình nhận thức được một điều mà con người thường hay quên hay cố né tránh: Thời gian là một thứ tài sản được cung cấp ngắn hạn. Những hạn chót đôi khi tạo ra s căng thẳng, nhưng chúng giúp con người tiến lên phía trước. Nếu bạn đã xem bộ phim Thời khắc sinh tử với Justin Timberlake và Amanda Seyfried đóng vai chính thì chắc bạn vẫn nhớ là trong thế giới họ sống, mỗi người đều có trên tay một cái hình xăm tính ngược giờ. Khi đồng hồ đếm ngược về số không lúc đó họ sẽ chết.

    Nhiều khi trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta sống mãi tại một nơi thì chúng ta có xu hướng nghĩ là chúng ta có thật nhiều thời gian cho những thứ xung quanh mình. Chẳng hạn như, có nhiều người sống tại Paris nhưng chưa từng lên tháp Eiffel. Vì họ nghĩ thìhọ có thể đến thăm tháp Eiffel "lúc nào chả được". Nếu bạn sống mà không ý thức về "hạn chót" và không có đồng hồ tính ngược trên tay, bạn sẽ hay trì hoãn những công việc mình cần hoặc muốn làm, vì suy nghĩ rằng "mình vẫn còn nhiều thời gian mà".

    Nhưng nếu bạn chỉ có bốn tháng ở Pháp chẳng hạn, thì bạn sẽ tính xem nên dành thời gian đó sao cho thật hợp lý để có thể làm tất cả mọi thứ bạn muốn th c hiện trong khoảng thời gian ngắn. Qu thời gian chúng ta có thật quý báu, và mỗi ngày chúng ta phải tận dụng nó sao cho thật tốt để không bao giờ phải hối tiếc. Những việc có thể làm trong hôm nay chớ để dành tới ngày mai. Khi bạn không thích công việc của mình, hãy thay đổi nó ngay. Khi bạn biết mình muốn đạt được điều gì, hãy cố gắng hướng tới ước mơ của mình. Hãy sống một cuộc sống của con ruồi một phút24 và đừng trì hoãn cuộc sống của bản thân. Các hạn chót là những người bạn đắc l c nhất trong việc thúc đẩy tiến trình làm việc của chúng ta, mặc dù chúng ta thường coi chúng như những kẻ thù.

    Để đạt được những thành công trong cuộc sống như học bổng hay một công việc tốt là cả một quá trình dài. Nếu chỉ muốn thôi mà không có một kế hoạch chuẩn bị cụ thể, bạn cũng sẽ khó th c hiện được ước mơ của mình. Bạn không thể nói là: "Ngày mai mình muốn xin học bổng và sẽ bắt đầu chuẩn bị trong hôm nay." Bạn sẽ không đủ thời gian để chuẩn bị trong vòng một ngày, một tháng hay một năm, nên hãy phấn đấu chuẩn bị càng sớm càng tốt. Bạn không lường trước được những gì sẽ xảy ra trong ngày mai hay sau mười năm nữa, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát cuộc sống hiện tại của mình. Vậy sao bạn lại không bắt đầu hướng tới một tương lai tốt đẹp ngay từ giây phút này? Biết đâu, quyết định ngày hôm nay sẽ dẫn bạn tới một nơi bất ngờ trong một, năm hay mười năm nữa! Bạn không thể biết trước được con đường bạn chọn đi sẽ dẫn bạn tới phương trời nào, nhưng nếu những gì bạn th c hiện trên chặng đường đó khiến cho bạn cảm thấy hạnh phúc thì hãy tin rằng bạn đã chọn cho mình một lối đi đúng.

    Nếu không phải là một nhà tiên tri tài ba, bạn chắc hẳn sẽ khó có thể d đoán được từng chi tiết cho tương lai của mình. Vì vậy, bạn

    Chớ nên đặt quá nhiều áp l c lên bản thân để biết chính xác ngay lập tức những gì sẽ xảy ra với bạn trong tương lai. Có nhiều thứ không thể nào lường trước được. Và có những điều chúng ta d đoán sẽ không bao giờ xảy ra hay th c tế sẽ khác hơn rất nhiều so với d đoán. Đó là một phần thú vị của cuộc sống! Vì vậy, hãy tận hưởng những phút giây hiện tại. Nếu bạn đã lên kế hoạch k càng cho tương lai thì đừng quá lo lắng.

    Cuộc sống trôi đi nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Với bất cứ ai trong chúng ta, nó đều trôi đi với tốc độ 60 giây một phút, 60 phút một giờ. Vậy nên, đừng phí phạm nó dù chỉ một giây!

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 2:

    Một phần không nhỏ của cuộc sống là do những quyết định của bản thân chúng ta.

    Khi ra một mục đích rõ ràng, bạn sẽ có tâm huyết hơn cho những đam mê của mình.

    Để giúp bản thân nhận thức, phát hiện được hướng đi cho mình và đưa ra quyết định tốt cho cuộc sống, bạn nên xác định rõ ràng những yếu tố như sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp; đồng thời hiểu được hoàn cảnh của mình, của gia đình, hiểu được nhu cầu của xã hội cũng như hiểu được ước mơ và đam mê của bản thân.

    Khi đã biết được mục đích của mình là gì, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ và cụ thể.

    Chúng ta có thể thành công khi l a chọn cho mình con đường hợp lý nhất, chứ không phải là l a chọn theo lối đi đã được định sẵn.

    Những bước ngoặt và những s chuyển đổi có thể sẽ làm cho bạn bị mất phương hướng, nhưng hãy học cách tin vào bản năng của mình.

    Đừng phí phạm cuộc sống của mình dù chỉ một giây!

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy chọn một mục đích mà bạn muốn đạt được (ví dụ như du học, một kỳ thực tập, chuyển công việc, v. V).

    Hãy viết ra các cột mốc (các đích nhỏ) để có thể đạt được mục đích chính của bạn.

    Hãy đặt thời hạn cho từng cột mốc của mình (bạn nên bắt đầu từ mục đích chính của mình).

    Có những gì đang cản trở bạn đạt được những cột mốc của mình?
     
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương 3. Cải thiện bản thân

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Để có thể cải thiện được những k năng của bản thân thì trước hết, bạn cần phải biết được những nhược điểm của mình. Nếu bạn có ước mơ, hoài bão mà không biết được mình đang có những ưu điểm gì cần được phát huy, những thiếu sót gì cần được cải thiện, bạn cũng sẽ khó có thể th c hiện được những ước mơ, hoài bão của mình. Chẳng hạn như, có bạn muốn theo học tại một trường đại học quốc tế bằng tiếng Anh, nhưng tiếng Anh của bạn đó còn chưa đủ để giao tiếp. Vậy trước khi bạn đó có thể theo học một trường sử dụng tiếng Anh, bạn đó sẽ cần phải trau dồi k năng tiếng Anh của mình.

    ĐỨC

    Hồi mới sang Cộng Hòa Séc, cái gì đối với mình cũng thật lạ lẫm. Ở lớp mẫu giáo, trông ai cũng khác biệt và các bạn nói gì mình đều không hiểu. S khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa đã buộc một cậu bé năm tuổi như mình phải "chật vật" hòa nhập với cuộc sống mới. Từ lớp một đến lớp ba, sau những giờ học trên lớp, buổi chiều nào bố mẹ cũng đưa mình đến nhà một bà người Séc để tiếp xúc và học thêm tiếng bản địa. Những buổi tối sau khi ăn cơm xong, bố mẹ lại tranh thủ thời gian dạy mình đọc và viết tiếng Việt. Từ lớp ba trở đi, mình học thêm cả tiếng Anh tại trường. Đầu óc lúc nào cũng rối loạn vì những thứ tiếng hoàn toàn khác nhau. Nhưng cũng nhờ những tháng ngày "khổ luyện" mà khi lên lớp bốn, mình đã thành thạo ba thứ tiếng, từ đó điểm số tại trường được cải thiện nhanh chóng. Từ chỗ đứng bét lớp môn tiếng Séc, sau ba năm, cuối cùng mình cũng thoát kiếp "đội sổ" và lọt vào top của lớp.

    HƯƠNG

    Trong quá trình học tại trường Đại học Kinh tế Praha, Hương nhận được học bổng sang Argentina du học một học kỳ. Dù có nhiều sự lựa chọn nhưng mình vẫn chọn đất nước này vì mình thích đến mộtnơi hoàn toàn xa lạ và khác biệt. Khi đó, mình mới nói được rất ít tiếng Tây Ban Nha nên đã đăng ký các môn học toàn bằng tiếng Anh. Những tuần đầu tiên ở đó, mình như bị lạc vào một hành tinh khác vì rất ít người Argentina nói được tiếng Anh. Hôm đầu tiên vào học kỳ mới, nhà trường đưa ra một thông báo khẩn: Những môn học bằng tiếng Anh sẽ bị hủy, chỉ còn những môn học bằng tiếng Tây Ban Nha. Thay vì quay về châu Âu hay đổi trường, mình lao vào học tiếng Tây Ban Nha dù thời gian đầu rất vất vả để nghe các bài giảng và đọc các quyển sách dày cả trăm trang. Nhưng cũng chưa lúc nào khác mình có thể học tiếng Tây Ban Nha nhanh chóng đến thế.

    LINH

    Lúc mới sang New Zealand, khả năng tiếng Anh của Linh vẫn còn hạn chế. Không ít lần nói chuyện, mình bị bạn bè cười vì "nói một đường, hiểu một nẻo", hoặc không bắt kịp được câu chuyện, hoặc nói nhưng không ai hiểu gì.. Từ đó, trong những giờ giải lao hay những ngày nghỉ, mình thường trò chuyện và hỏi han mọi người để cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Mình phát hiện ra rằng, khi nói chuyện bằng tiếng Anh, mình khám phá ra một người khác trong mình: Phong thái khác, suy nghĩ khác.. Sau này, mình cũng cảm nhận được điều tương t khi học thêm tiếng Séc và tiếng Đức.

    Ba ví dụ học ngoại ngữ của chúng mình đã cho thấy rằng, nếu bạn muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ hay các k năng khác, bạn cần phải có và nên duy trì s kiên trì và nhẫn nại. Có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ không bao giờ vươn tới được một dấu chấm hết cho cuộc hành trình cải thiện bản thân. Càng lớn lên và càng nhận thức được nhiều điều, chúng ta càng nhận ra rằng có quá nhiều thứ mà chúng ta vẫn chưa hay biết. Bạn có nhớ câu nói của triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates: "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả." không? Không ai trên thế giới này là hoàn hảo cả và sẽ luôn có những điều mà chúng ta có thể cải thiện ở bản thân mình. Tiềm năng của con người là vô hạn, vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ đạt được đỉnh điểm của bản thân. Bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng chúng ta tốt, chúng ta nên nhớ là chúng ta vẫn còn có thể tốt hơn thế nữa.

    Có những khuyết điểm là động cơ tuyệt vời để bạn hướng tới việc cải thiện bản thân. Nếu muốn luôn ở trong tư thế sẵn sàng để có thể bắt kịp với thế giới, bạn nên luyện cho mình những thói quen sau:

    Hãy đọc báo hằng ngày và đọc sách hằng tuần: Khi đọc sách báo, bạn không chỉ nâng cao tri thức và luyện tập k năng tư duy, mà còn học thêm những từ v ng (ngay cả khi bạn đọc bằng tiếng Việt). Những cuốn sách bổ ích cũng sẽ cho bạn thêm động l c sống và vươn tới tương lai. Một số cuốn sách truyền cảm hứng mà chúng mình muốn giới thiệu với bạn là: Bảy thói quen của người có năng suất cao của Stephen R. Covey, Nghĩ giàu làm giàu của Napoleon Hill, Đắc nhân tâm của Dale Carnegie, Tuần làm việc 4 giờ của Tim Ferriss, Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell hay Dấn thân: Phụ nữ, công việc và quyết tâm lãnh đạo của Sheryl Sandberg. Bên cạnh những cuốn sách truyền cảm hứng, bạn cũng nên chọn đọc những cuốn sách kinh điển của Việt Nam và thế giới, những cuốn sách về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, v. V.. Mỗi cuốn sách sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn và dễ dàng tìm thấy các chủ đề để giao tiếp với mọi người.

    Hãy bổ sung kiến thức một cách đều đặn: Môi trường kinh tế tri thức đòi hỏi bạn phải tiếp cận với thông tin ngay cả khi đã ra trường. Với mạng internet rộng rãi như hiện nay, bạn chỉ cần một cái click chuột là đã có thể bước vào thế giới tri thức toàn cầu. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có hơn một triệu bài viết về các lĩnh v c đa dạng.

    Trang YouTube có vô số những video hướng dẫn bất cứ điều gì bạn có thể hình dung ra. Các trang giáo dục tr c tuyến (e-learning) cho phép bạn theo học các khóa học với giáo viên từ khắp nơi trên thế giới, cả miễn phí (edX, Khan Academy, W3 Schools, TedEd, Open Culture, Academic Earth, v. V) lẫn có phí (Coursera, Udacity, Iversity, Udemy, Skillshare, CreativeLive, v. V).

    Hãy tìm cho mình những sở thích khác nhau: Khi tham gia một bộ môn thể thao hay một khóa học ngoại khóa nào đó, bạn sẽ không chỉ có cơ hội làm những gì mình thích thú, mà còn học thêm được những k năng mới. Học một bộ môn mới sẽ giúp bạn tăng cường những khía cạnh khác nhau, như thể chất, tinh thần hay cảm xúc.

    Hãy để mình được vây quanh bởi những đồ vật hay những người truyền cảm hứng: Những người mà bạn tiếp xúc hằng ngày là những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Nếu những người xung quanh không có khả năng truyền cảm hứng cho bạn, hãy đọc những cuốn sách hay bài báo về những nhân vật thành công trong lĩnh v c bạn chọn, ghi lại những câu nói hay của họ và dán vào một quyển vở hay lên tường trong phòng ngủ. Hãy thu thập những câu nói hay, những câu chuyện hay lời bài hát gây cảm hứng cao độ, và viết chúng vào một cuốn vở rồi mang nó theo người. Không gian và căn phòng bạn sống cũng có ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và tâm trạng của bạn. Hãy trang trí căn phòng, máy tính hay các vật dụng khác của mình bằng những đồ vật làm cho bạn cảm thấy vui vẻ và có động l c đi tiếp. Ví dụ như: Bản đồ với những cái ghim đặt ở những địa điểm bạn đã đặt chân tới, cái hộp với những bưu thiếp hay món quà yêu quý của bạn ở bên trong hoặc cái gối có in hình người bạn thương yêu để bạn cảm thấy như luôn có người đang ở bên cạnh mình. Những đồ vật như vậy được bán trên những trang web như eBay, Amazon hay Alibaba.

    Khi đã có những thói quen tích cực và có nguồn cảm hứng cao, bạn sẽ dễ đạt được những mục tiêu của mình hơn.

    Kĩ năng mềm

    "Những k năng mềm không được coi trọng nhiều, nhưng chúng có khả năng mang s thành công hay thất bại cho s nghiệp của bạn." – PEGGY KLAUS

    Thông thường, người Việt Nam dành khoảng 12 đến 16 năm cho việc học tập chính thức. Trong quãng thời gian dài như thế, chúng ta tích lũy được một mức kiến thức nhất định và kiến thức này được gọi là k năng cứng hay kiến thức chuyên môn. Những k năng này giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc trong ngành chúng ta theo học, nhưng thật kỳ lạ là chúng chỉ đóng góp khoảng 15-25% vào thành công trong cuộc sống của chúng ta mà thôi. Ngược lại, những k năng mềm ảnh hưởng từ 75-85% tới s thành công của chúng

    Ta. Một điều nên nhớ là bằng cấp không nhất thiết khẳng định chính xác khả năng làm một công việc của bạn. Bạn biết được gì không quan trọng bằng việc bạn làm được gì với những kiến thức của mình. Một ví dụ điển hình là nền giáo dục của Hoa Kỳ rất chú trọng việc đưa k năng diễn thuyết trước công chúng vào giáo trình học của họ. Chính s t tin trong giao tiếp đã giúp thị trường Hoa Kỳ trở nên lớn mạnh, mặc dù nền giáo dục của họ không phải là tiên tiến nhất.

    ĐỨC

    Khi được so sánh với học sinh châu Âu, học sinh Hoa Kỳ rất kém về lịch sử và địa lý thế giới. Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận toàn cầu, họ luôn rất t tin và trả lời lưu loát. Họ biết cách bảo vệ các suy nghĩ và ý tưởng của mình rất tốt, nên lúc nào họ cũng là những người tích c c nhất trong những cuộc đàm phán và diễn thuyết.

    Trong thời đại của đổi mới và sáng tạo ngày nay, chúng ta cần những k năng mềm để có thể thích ứng được với mọi hoàn cảnh. Nếu những k năng cứng được học ở trường học, thì những k năng mềm có thể được phát triển ở đâu? Trước hết, chúng ta hãy định nghĩa những k năng mềm. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kêu gọi những giáo viên nên giảng dạy các k năng chủ chốt của thế k thứ 21 như: K năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy phê phán, tinh thần kinh doanh sáng tạo, làm việc nhóm, sáng tạo, linh hoạt, khả năng thích ứng, nhận thức toàn cầu, khả năng sử dụng phương tiện truyền thông và văn nghệ. Đây là những k năng mà các công dân toàn cầu phải có để có thể bắt kịp với thế giới ngày nay. Mặc dù những k năng như giao tiếp, tư duy phê phán hay làm việc đồng đội có thể được cải thiện qua những môn học trên lớp, nhưng những trường học thông thường không có đủ thời gian để giúp học sinh hay sinh viên của họ phát triển những k năng mềm, vì họ phải tập trung giảng dạy những kiến thức chuyên môn cần thiết cho môn học.

    HƯƠNG

    Một trong những k năng nổi trội mà mình học được ở Pháp là tinh thần làm việc nhóm. S độc đáo về chương trình học cao học của mình là những bài tập về nhà, bài kiểm tra và ngay cả luận án ra trường cũng đều được th c hiện theo nhóm. Nhiều khi, mình đã cảm thấy tuyệt vọng khi phải làm việc với một nhóm người lười biếng hoặc cẩu thả. Bài học mình đã rút ra được là, trong cuộc sống hay trong công việc tương lai, mình cũng sẽ phải làm việc trong nhóm với những người có năng suất kém. Điều bất lợi ở các công việc đồng đội là, người ngoài nhóm sẽ không thể biết được người nào làm phần nào của công việc. Họ chỉ nhìn vào kết quả của cả nhóm, nên nỗ l c của các cá nhân phần lớn bị xóa mờ. Mặt khác, mình cũng đã được chứng kiến chiến lược làm việc nhóm cao siêu của người Pháp. Trong quá trình học tập bên Pháp, mình cùng 15 bạn người Pháp sang thành phố New York để tham d Mô hình Liên Hợp Quốc. Đối mặt với 5.000 sinh viên từ mọi miền thế giới không hề dễ dàng và đòi hỏi một chiến lược xuất chúng. Nhưng với một s chuẩn bị khá tốt trong vòng một vài tháng trước cuộc thi và tinh thần tập thể bất khả chiến bại, chúng mình đã nhận được bốn giải "tuyên bố lập trường xuất sắc" và cuối cùng đã trở thành một trong những đội lĩnh giải thưởng cao nhất cuộc thi, giải thưởng "đoàn đại biểu xuất sắc".

    Khi đã tìm ra được những điểm yếu của bản thân, hãy rèn luyện chúng qua những khóa học ngoại khóa hay những d án khác nhau nếu môi trường học hay làm việc hiện tại không cho phép bạn cải thiện chúng. Chẳng hạn như, nếu nhược điểm của bạn là giao tiếp, hãy tham gia các nhóm như AIESEC, Global Shapers hay Toastmasters (một câu lạc bộ quốc tế của những người muốn vượt qua nỗi sợ phát biểu trước công chúng). Nếu bạn muốn có kinh nghiệm quản lý nhưng công việc của bạn chủ yếu về hành chính, hãy liên lạc với các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức tình nguyện để triển khai hay điều hành một d án. Hãy tích c c đi làm tình nguyện viên hay hướng dẫn viên cho người nước ngoài. Càng giao tiếp nhiều, bạn sẽ càng t tin. Khi kết nối với thế giới để giao lưu với bạn bè nước ngoài, bạn cũng sẽ tạo được những s kết nối cá nhân, hỗ trợ cho s phát triển của mình trong tương lai. Dành thời gian rảnh để làm các công việc ngay cả không công sẽ có lợi cho bạn lâu dài. Thứ nhất, chúng sẽ giúp bạn cải thiện CV của mình. Thứ hai, chúng sẽ giúp bạn cải thiện các k năng.

    Khi đã đi làm, các công ty cũng có những khóa học riêng để nâng cao những k năng chủ chốt cho nhân s của họ. Những khóa học nổi tiếng thế giới, điển hình như những khóa học phát triển cá nhân theo khung hình dạy của nhà văn và nhà thuyết trình Hoa Kỳ Dale Carnegie cũng sẽ giúp bạn vươn tới những thành công cho bản thân một cách nhanh chóng hơn.

    Nếu bạn không muốn chi trả cho những khóa học đắt đỏ, cách tốt nhất để cải thiện những k năng của mình là tham gia những hoạt động khác nhau. Càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng cảm thấytự tin hơn. Chúng mình sẽ nói về những cách bổ sung kinh nghiệm trong chương tiếp theo.

    LINH

    Khi tham gia cuộc thi diễn thuyết do trường mình ở New Zealand tổ chức vào năm 2010, mình đã lọt vào vòng 20 người, cuối cùng chiến thắng cuộc thi đó. Bạn có nhớ là trước đó chỉ một năm thôi, mình đã khá nhút nhát khi phải nói trước đám đông dù chỉ 20 giây không? Nhưng sau khi nhận thức được nhược điểm của mình trong việc nói chuyện trước công chúng, mình đã nhờ mọi người xung quanh cho mình ý kiến và lời khuyên để có thể nói chuyện một cáchtự nhiên hơn. Mình luôn hỏi người khác cho mình những lời phản hồi chân th c. Chúng ta không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người đã từng gặp, nên biết được ý kiến của những người xung quanh sẽ cho mình cơ hội để sửa chữa những chỗ sai hay khuyết điểm ngay. Mình đã gặp g với biết bao nhiêu bạn mới, đã tham giacác s kiện khác nhau để nói, nói và nói. Vì đã tích cực tham gia các hoạt động để cải thiện bản thân, mình đã vượt qua được 500 sinh viên của trường để nhận giải thưởng "Sinh viên của năm".

    Xã hội toàn cầu ngày nay thay đổi nhanh chóng, với những vấn đề phức tạp và các giải pháp chuyển đổi liên tục. Để thành công trong một xã hội như vậy, bạn sẽ phải là người linh hoạt, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Bạn luôn phải tự cập nhật tin tức, không chỉ từ

    Các bài vở ở trường, mà còn từ các nguồn có sẵn như các trang giáo dục tr c tuyến (e-learning), các cuốn sách bổ ích hay các người xung quanh bạn. Có nhiều kiến thức và thông tin sẽ giúp bạn nâng cao k năng tư duy phản biện cũng như rút ra những quan điểm và ý kiến của riêng mình.

    10 kĩ năng mềm thiết yếu khi đi ra thế giới:

    Ham học hỏi và chấp nhận những điều mới lạ

    Khả năng thích nghi và linh hoạt

    Kĩ năng giao tiếp

    Sự đồng cảm

    Quản lý thời gian

    Kĩ năng phân tích và tính toán

    Kĩ năng giải quyết vấn đề

    Kĩ năng sáng tạo

    Sự kiên nhẫn

    Làm việc nhóm Ngoại ngữ

    "Một ngôn ngữ đặt bạn tại một hành lang của cuộc sống. Hai ngôn ngữ mở mọi cánh cửa trên con đường." – FRANK SMITH

    Một điều chúng mình dám chắc với bạn rằng, nếu không sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ, bạn có thể quên đi ước mơ ra nước ngoài của mình. Chuẩn bị cho bản thân vốn ngoại ngữ thật tốt sẽ làm cho s khởi đầu của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Trong thời đạingày nay, việc học ngoại ngữ không chỉ cần thiết cho những người có ý định đi du học hay ra nước ngoài sinh sống. Cùng với việc Việt Nam đã và đang tham gia vào các cuộc chơi quốc tế ở các quy mô khác nhau như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguồn vốn vào Việt Nam cũng đang tăng cao và trên đà phát triển mạnh. Điều này cùng nghĩa với việc là các tổ chức và tập đoàn nước ngoài sẽ càng ngày càng mở thêm nhiều chi nhánh tại Việt Nam và tuyển dụng những người Việt thông thạo ngoại ngữ và có các k năng cần thiết. Để tận dụng được lợi ích từ những hiệp ước kinh tế trong khu v c cũng như toàn cầu và không bị s cạnh tranh trong thời đại mở cửa "đè bẹp", người trẻ cần chủ động rèn luyện khả năng ngoại ngữ của mình.

    Những lợi ích của việc biết ngoại ngữ:

    Phần lớn các tác phẩm nghệ thuật đều được diễn tả bằng cách th c tế hơn trong ngôn ngữ nguyên bản.

    Những người sử dụng được từ hai ngôn ngữ trở lên có trí nhớ sắc bén hơn và ít bị đãng trí hơn những người chỉ sử dụng được một ngôn ngữ.

    Hiểu biết rõ hơn về văn hóa, lịch sử và con người của các đất nước khác nhau, qua đó giảm bớt s phân biệt chủng tộc và các định kiến.

    Có khả năng sáng tạo cao hơn và suy nghĩ sâu xa hơn.

    Mở rộng cơ hội.

    Giúp bạn hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ, về quê hương và đất nước mình.

    Học được một ngôn ngữ mới sẽ là bàn đạp để bạn học những ngôn ngữ khác một cách dễ dàng hơn. V. V.. và v. V..

    Rèn luyện kĩ năng nghe và nói:

    Để hòa nhập và học tập tốt tại nước ngoài thì vấn đề và tiêu chí đầu tiên là giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ bản địa. Vậy làm sao để nói chuyện được lưu loát? Chỉ có một câu trả lời đơn giản là: Hãy nói thật nhiều và đừng sợ sai. Nếu sai, học cách nhận thức để sửa.

    Tâm lý sợ sai khi nói chuyện, sợ người đối diện không hiểu đã làm cho phần đông bỏ cuộc hoặc t ti với bản thân. Mặc dù giới trẻ ngày nay đã có một quá trình học tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác trên lớp khá dài, nhưng khi ra trường, họ vẫn không sử dụng được ngôn ngữ thứ hai của mình một cách thành thạo.

    Hãy bắt đầu tập nói từ những chủ đề đơn giản như bạn đến từ đâu, bạn thích làm gì, bạn thích đi du lịch ở những đâu. Hãy tìm đến những trung tâm ngoại ngữ có giáo viên nước ngoài. Việc tập luyện kĩ năng nói với giáo viên ngoại quốc sẽ giúp bạn có được cách phát âm đúng, giọng nói chuẩn.

    Xem phim bằng ngôn ngữ bạn đang theo học với phụ đề bằng tiếng Việt hay với ngôn ngữ khác cũng là cách khá hiệu quả để học ngoại ngữ. Tất nhiên là lúc ban đầu, bạn có thể sẽ phải dành trọn thời gian để đọc phụ đề và nghe, mà không còn thời gian để theo dõi diễn biến của bộ phim. Nhưng một khi đã quen dần và đã hiểu phần lớn từ v ng, bạn sẽ đọc rất nhanh và sẽ có thời gian để tập trung vào xem phim. Cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới chính là học qua văn hóa của đất nước sử dụng ngôn ngữ đó, như qua việc xem phim có phụ đề, đọc truyện hay nghe nhạc. Một bạn người Ru-ma-ni của chúng mình nói được tiếng Tây Ban Nha lưu loát chỉ vì cô hay xem những bộ phim dài tập của M Latinh bằng tiếng Tây Ban Nha với bà ngoại cô. Ngoài các bộ phim ra, bạn cũng nên xem các bài diễn văn trên YouTube hay các hội thảo TED.

    Bên cạnh đó, hãy đăng ký tài khoản trên những trang web dành cho những người đi du lịch bụi (backpackers) như Couchsurfing hay Airbnb. Với cách này, bạn sẽ vừa có thêm bạn bè quốc tế, vừa có thể trau dồi k năng giao tiếp của mình. Đây cũng là dịp để bạn giới thiệu cho những người bạn nước ngoài về những danh lam, thắngcảnh của quê hương mình. Thú vị hơn nữa, cách này cũng giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền cho với các khóa học tại trung tâm ngoại ngữ.

    Nghe nhạc và hát theo lời bài hát sẽ giúp bạn tập luyện k năng nghe. Hát hay không bằng hay hát đúng không bạn? Bạn có thể rủ đám bạn đi hát karaoke hay "luyện" hát ở nhà.

    Rèn luyện kĩ năng đọc và viết:

    Từ vựng là điều kiện cần thiết cho cả bốn k năng. Hãy đặt ra cho bản thân một tiêu chí như: Mỗi ngày sẽ học thêm từ năm đến 10 từ mới. Có thể con số này quá nhỏ và phải mất một khoảng thời gian dài thì bạn mới có đủ từ v ng để có thể nói chuyện lưu loát. Nhưng chậm mà chắc còn hơn là học nhồi nhét mà không có hiệu quả. Thử nghĩ xem, nếu như một ngày bạn học và ứng dụng được 10 từ, thì một năm sau, bạn sẽ biết được 10 x 365 = 3.650 từ mới. Con số đó không quá nhỏ đúng không? Chẳng phải dân gian có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim".

    Đừng bắt đầu tập kĩ năng đọc bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác với những cuốn tiểu thuyết dày cộp. Hãy bắt đầu tập đọc với những cuốn truyện dành cho trẻ em. Nghe thì có vẻ là ngớ ngẩn, vì người lớn rồi ai lại đọc truyện con nít bao giờ. Nhưng đây lại là cách mà chúng mình học được các ngoại ngữ khác nhau. Khi đọc những truyện tranh đơn giản dành cho trẻ em và dần dần hiểu được nội dung câu chuyện, bạn sẽ cảm thấy phấn khởi với thành tích của mình và càng muốn đọc nhiều hơn nữa. Cách này đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Bạn cũng có thể đọc các truyện bằng tiếng Anh đã được đơn giản hóa của nhà xuất bản Penguin Books. Khi đã luyện cho mình cách đọc và hiểu những mẩu truyện đơn giản, bạn có thể nâng cấp độ ngày mộtcao hơn. Khi đọc sách, bạn nên chuẩn bị giấy trắng và cây bút để viết lại những từ vựng mới.

    Hãy sử dụng điện thoại thông minh để học ngoại ngữ. Có khá nhiều trang web và ứng dụng điện thoại tạo điều kiện cho bạn học tiếng nước ngoài, như Duolingo, Livemocha, Busuu hay Memrise. Cáctrang web hay ứng dụng tương t giúp bạn học ngoại ngữ bằng những cách rất thú vị vì có tính tương tác cao.

    Hãy đăng ký trở thành thành viên của Postcrossing: Mỗi khi bạn gửi một tấm bưu thiếp đến một thành viên ngẫu nhiên, bạn sẽ nhận được một tấm bưu thiếp của một thành viên khác từ bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đây là cách rất tốt để bạn có thêm bạn mới từ các đất nước khác nhau, học hỏi về các địa danh trên thế giới, sưu tầm những bưu thiếp tuyệt đẹp và luyện viết tiếng Anh nữa!

    "Bao nhiêu ngôn ngữ bạn biết là bấy nhiêu lần bạn sống." - TỤC NGỮ SÉC

    Thành thạo một ngôn ngữ hầu như là điều bắt buộc để có thể tồn tại trong cuộc sống ngày nay, nhưng biết thêm một vài ngoại ngữ khác nhau sẽ tăng lợi thế của bản thân bạn gấp bội lần. Giờ đây, việc sử dụng một ngoại ngữ đã trở nên quá bình thường và trên thế giới đã có rất nhiều người thông thạo từ hai ngoại ngữ trở lên. Người châu Âu thường sử dụng được một vài ngôn ngữ, vì họ nhận thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với mọi mặt trong đời sống, trong một thế giới với muôn vàn cơ hội mở và khi Hiệp ước Schengen cho họ thoải mái di cư đến bất cứ đất nước thành viên nào. Thậm chí ở Việt Nam cũng có khá nhiều người lớn lên trong môi trường song ngữ: Những người từ các dân tộc khác nhau sử dụng được tiếng Việt và ngôn ngữ bản địa, rồi họ học thêm một ngoại ngữ khác trong quá trình học tập.

    Việc sử dụng được đa ngôn ngữ sẽ giúp bạn phát triển trong cuộc sống riêng tư cũng như trong s nghiệp của mình. Với mỗi ngôn ngữ mới, bạn có thêm kiến thức về một nền văn hoámới, một lối sống mới cũng như cách suy nghĩ mới. Bạn cũng sẽ cảm nhận thế giới từ góc độ mới mẻ hơn. Năm 1964, nhà tâm lý học Susan Ervin từ Đại học California, Berkley đã triển khai một cuộc nghiên cứu mang tên "Bài kiểm tra tri giác theo chủ đề" nhằm kiểm tra s khác biệt trong cách giải thích những câu chuyện tương t bằng các ngôn ngữ khác nhau. Kết quả cho thấy là cách chúng ta kể một câu chuyện thay đổi một cách đáng kể khi chúng ta sử dụng những

    Ngôn ngữ khác nhau. Từ năm 2001 đến năm 2003, hai nhà ngôn ngữ học Jean-Marc Dewaele và Aneta Pavlenko đã hỏi hơn một ngàn người thạo hai thứ tiếng xem họ có cảm thấy là một người khác biệt khi sử dụng các ngôn ngữ khác nhau hay không. Gần hai phần ba người tham gia thí nghiệm đã khẳng định điều này là đúng.

    Chúng ta thay đổi cách nói hay suy nghĩ khi thay đổi ngôn ngữ giao tiếp vì nhiều lý do khác biệt. Song song với việc học một ngôn ngữ mới, chúng ta học cách ứng xử lịch s và những thói quen trong giao tiếp của người bản địa.

    LINH

    Ngay cả khi bạn học một ngôn ngữ tại các đất nước khác nhau, bạn cũng sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như mình đã học tiếng Anh tại New Zealand, một đất nước với người dân c c kỳ thân thiện và cởi mở. Mình đã học được cách thể hiện thái độ vui vẻ và thân mật khi nói tiếng Anh. Nhưng nếu mình đã sang Anh học tiếng Anh thì có lẽ là mình đã nói tiếng Anh bằng cách lễ phép hơn, giữ khoảng cách hơn và ít thân thiện hơn.

    Bên cạnh đó, cách chúng ta sử dụng các ngôn ngữ khác nhau còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và môi trường chúng ta học các ngôn ngữ đó. Chẳng hạn như, tiếng Pháp bạn học trong quá trình du học sẽ khác với tiếng Pháp bạn học với mục đích đi làm.

    HƯƠNG

    Tính cách của mình cũng bị thay đổi khi mình dùng các ngôn ngữ khác nhau. Khi sử dụng tiếng Séc, mình nói "cảm ơn" và "xin lỗi" liên tục, nhưng khi nói tiếng Việt, mình không hay nói những từ này vì biết rằng sẽ bị mọi người coi là giả tạo. Mình cảm thấy rất ngượng ngùng khi nói: "Con yêu bố. Con yêu mẹ." hoặc nói lời yêu thương với bất cứ ai bằng tiếng Việt. Nhưng với chồng mình thì đó là câu nói cửa miệng của chúng mình.

    Chúng ta thường để ý tới những từ khóa trong giao tiếp, tần số sử dụng những câu "Xin lỗi", "Cảm ơn" hay "Bạn có khỏe không?" vàmức độ thể hiện tình cảm trong giao tiếp. Như khi bạn phân biệt cách giao tiếp giữa những người lớn tuổi và những người cùng trang lứa, khi chuyển đổi ngôn ngữ, bạn cũng phân biệt cách nói chuyện làm sao cho người đối diện cảm thấy thoải mái. Vì vậy, những người đa ngôn ngữ thông thường dễ thích ứng với các môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

    LINH

    Khi sử dụng tiếng Anh, mình cảm thấy mình rất cởi mở và thư giãn. Mình có thể thoải mái sử dụng các câu: "Hey, Bro!" hay "Yo man!" với đồng nghiệp bất chấp tuổi tác của họ. Nhưng khi nói tiếng Việt, mình nghiêm túc hơn, vì trong tiếng Việt có vô số các đại danh từ khác nhau. Tiếng Anh, ngôi thứ nhất chỉ là "I" và ngôi thứ hai là "you". Nhưng trong tiếng Việt thì mình sẽ phải suy nghĩ về tuổi tác, giới tính và có thể là chỗ đứng trong xã hội của người thứ hai để có thể gọi họ cho đúng. Người Việt rất coi trọng việc giữ thể diện và sợ bị mất mặt, nên nếu không chú ý đến cách nói chuyện, mình có thể làm xấu đi mối quan hệ với người khác. Khi nói tiếng Anh, mình bày tỏ ý kiến và suy nghĩ một cách minh bạch và đôi khi nói thẳng mà không suy nghĩ nhiều. Nhưng trong tiếng Việt, mình thường nói có hàm ý và vòng vèo hơn.

    Vậy chúng ta có thể đổ lỗi cho ngôn ngữ vì cách sống của mình hay không? Có những quốc gia bị coi là "nói lớn tiếng", như Việt Nam hay Trung Quốc, và nếu có một nhóm người Việt hay Trung nói chuyện với nhau thì sẽ như "cái chợ". Nhưng đó cũng không hoàn toàn là lỗi của họ, vì tiếng Việt và tiếng Trung có nhiều dấu, bắt buộc người nói phải lên giọng xuống giọng liên tục.

    Cách chúng ta đọc, viết và nói giúp chúng ta xác định cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Ví dụ như trong tiếng Việt, chúng ta không phân biệt màu "vàng" (yellow) với màu "vàng" (gold). Tiếng Kook Thaayorre không có từ "phải" và "trái", nên những người sử dụng ngôn ngữ này phải d a vào bốn phía để định hướng. Và một cách nhiên, họ trở nên rất giỏi định hướng. Những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hoa hay tiếng Phần Lan đều không nhấn mạnh việc sử dụng thì tương lai, và theo nhà kinh tế Keith Chen thì những ngườisử dụng những ngôn ngữ này có trách nhiệm hơn đối với tương lai của họ. Không phải đi đâu xa, khi nhìn vào người Việt chúng ta cũng thấy được là họ nghĩ nhiều cho tương lai và con cháu của họ nhiều hơn là cho hiện tại, cho bản thân mình.

    Đa ngôn ngữ cũng không nhất thiết phải đồng nghĩa với s đa văn hóa. Nhiều người lớn lên ở nước ngoài, nhưng họ đã quên hay không hề biết về văn hóa của quê hương mình.

    Chủ động học những ngôn ngữ mới sẽ giúp bạn đón đầu những cơ hội mới. Ngoài việc học tiếng Anh, hãy chọn những ngôn ngữ d a theo sở thích, hoàn cảnh hay xu hướng của thời đại. Chọn một ngôn ngữ mới theo sở thích của mình là điều dễ nhất, vì bạn thường tiếp thu nhanh chóng những điều bạn thích hơn là những điều bạn không cảm thấy thích thú. Bạn cũng có thể chọn học một hay một vài ngôn ngữ mới d a theo hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như, nếu bạn đang có ý định trong tương lai sẽ đi châu Âu du học, bạn nên chọn học các ngôn ngữ phổ biến ở châu Âu như tiếng Đức hoặc Pháp, hoặc học ngôn ngữ của đất nước bạn có khả năng đi du học cao. Có thể bạn chọn học một ngôn ngữ vì nửa kia của mình. Theo kinh nghiệm của chúng mình, học một ngôn ngữ mới với người mình yêu thương hay giao tiếp hằng ngày có hiệu quả rất lớn. Thứ ba, hãy chọn những ngôn ngữ nào sẽ cho bạn nhiều khả năng sử dụng nhất. Hãy nghiên cứu xem những ngôn ngữ nào có nhiều người sử dụng. Nếu bạn muốn sử dụng một ngôn ngữ để tìm kiếm việc làm, hãy kiểm tra xem những quốc gia nào đang đầu tư vào đất nước bạn nhiều và có khuynh hướng đi lên. Chẳng hạn như hiện giờ, Việt Nam đang nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư tr c tiếp từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu thành thạo tiếng Hàn hay tiếng Nhật, bạn sẽ cho mình những cơ hội làm việc tại các công ty Hàn và Nhật ở Việt Nam.

    Làm cách nào để học một vài ngôn ngữ khác nhau mà không bị nhầm lẫn? Chúng mình tin rằng bạn hoàn toàn có thể học hay sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc. Điều quan trọng là khi bắt đầu học, bạn nên tách rời các ngôn ngữ mình chưa thành thạo ra và học chúng vào những khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ như, nếu bạn

    Dành thứ Hai cho tiếng Pháp, hãy tập trung suy nghĩ, nói, nghe, đọc hay viết chỉ bằng tiếng Pháp cả ngày thứ Hai thôi. Rồi đến thứ ba, bạn có thể hoàn toàn tập trung chẳng hạn như vào tiếng Hàn. Có kinh nghiệm với những khó khăn khi học ngoại ngữ đầu tiên sẽ giúp bạn trong việc học các ngôn ngữ khác. Khi bộ não của bạn chú tâm vào một ngôn ngữ, bạn sẽ nhớ và học được ngôn ngữ đó nhanh và hiệu quả hơn. Một khi đã thành thạo các ngôn ngữ đó rồi thì bạn có thể tận hưởng những thành quả của mình và giao tiếp lưu loát trong một vài ngôn ngữ cùng một thời điểm mà không bị nhầm lẫn.

    Lợi thế cạnh tranh

    "Nếu bạn không có những lợi thế cạnh tranh, đừng thi đấu." – JACK WELCH

    Việc cạnh tranh với những người có CV tương t như bạn (ví dụ như khi thi đấu với những người trong xóm, trong lớp, thành phố hay quốc gia) là đã khó rồi, vậy bạn có thể tưởng tượng được là mình sẽ phải cạnh tranh với những người từ bất cứ nơi đâu trên thế giới không? Một khi đã có d định ra nước ngoài, chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt và thi đua với những con người từ các nền văn hóa khác nhau, với những nền giáo dục khác nhau và có những kinh nghiệm làm việc khác nhau. Để có những ưu thế cạnh tranh so với các bạn trẻ toàn cầu, bạn cần tích lũy cho mình các kinh nghiệm vàkĩ năng khác nhau để làm cho CV của mình phong phú hơn. CV cũng như một cuốn t truyện của bạn vậy: Càng có nhiều kinh nghiệm đa dạng, bạn càng có các trang giấy cuốn hút người đọc hơn. Càng có nhiều kinh nghiệm, phạm vi xin việc, đăng ký đi học hay tham gia các chương trình khác của bạn sẽ càng rộng ra. Càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng làm cho mình nổi bật hơn và khác biệt hơn so với những đối thủ còn lại. Có một hồ sơ "khác người" sẽ

    Tăng khả năng hồ sơ của bạn gây được sự chú ý. Bạn nên bắt đầu tích lũy những kinh nghiệm để có thể cho vào CV của mình càng sớm càng tốt.

    Nếu muốn chuẩn bị tốt cho cuộc sống đa quốc gia của mình, trước hết bạn sẽ phải học ngoại ngữ và tìm hiểu về văn hóa, chính trị, lịchsử và địa lý của các nước khác nhau. Ngay từ khi học tiểu học hay trung học, hãy tìm ra những sở thích, hãy tham gia các nhóm hay tổ chức khác nhau, cũng như các cuộc thi của trường, quận, thành phố, quốc gia hay quốc tế. Tham gia những s kiện khác nhau không chỉ làm cho CV của bạn phong phú hơn, mà cũng giúp bạn học hỏi nhiều điều, gặp g nhiều bạn mới và giúp bạn phát triển những k năng khác nhau. Càng tham gia nhiều kỳ thi sẽ giúp bạn càng có thêm nhiều kinh nghiệm ngay cả khi bạn không thắng giải nào. Hãy ham học hỏi và bắt đầu tìm kiếm những cơ hội để thử thách mình càng sớm càng tốt.

    HƯƠNG

    Mình đã tham gia tất cả các cuộc thi mà mình biết đến, và trong tám năm học trung học (trung học tại Cộng Hòa Séc kéo dài tám năm nếu bạn bắt đầu học từ năm lớp sáu, và bốn năm nếu bạn bắt đầu học từ lớp 10), mình đã nhận được 23 giải thưởng các cấp khác nhau trong các môn như tiếng Anh, Séc, Pháp, Toán, Văn, Địa lý, v. V.. Và trong lần tham gia cuộc thi tìm hiểu về Liên minh châu Âu, mình đã là một trong 35 học sinh xuất sắc nhất CH Séc được mời đi thăm quan Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp hoàn toàn miễn phí.

    CV phong phú sẽ giúp bạn chiến thắng các kỳ thi, nhận được những suất học bổng giá trị hay các công việc tuyệt vời và ra thế giới. Hãy không ngừng học hỏi, đăng ký tham gia thật nhiều các s kiện trong vùng cũng như quốc tế để thích nghi hơn với môi trường quốc tế.

    Hãy đi thực tập có lương hay không lương và đi làm tình nguyện mỗi khi bạn tìm thấy cơ hội thích hợp với mình. Nếu ở Việt Nam, phần đông vẫn chỉ chú trọng vào việc học thôi và nhiều người đến khi ra trường vẫn chưa có được một kinh nghiệm làm việc nào, thì các nước phát triển đều khuyến khích sinh viên đi làm thêm, đi th c tập hay làm tình nguyện để tích lũy kinh nghiệm. Một điều quan trọng nữa là, những kinh nghiệm khác nhau sẽ giúp bạn lấp đi khoảng trống thời gian trong CV (nếu có).

    Đừng chỉ chú trọng vào những công ty hay những công việc nghe "oai" thôi nhưng không cho bạn thêm những k năng mới, mà hãy

    Làm tất cả những công việc có thể giúp bạn phát triển một cách toàn diện. Công việc gì cũng đáng t hào – ngay cả những công việc "tay chân" hay "tầm thường" nhất. Theo chúng mình, những người có thể làm lại từ đầu tại nhiều đất nước khác nhau là những người có nhiều k năng hơn là những người chỉ làm "sếp" tại một quốc gia nhất định.

    HƯƠNG

    Mình đã bắt đầu thu thập các kinh nghiệm cho CV của mình từ hồi học trung học, và đến giờ, mình đã có những kinh nghiệm sống, học tập và làm việc tại nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Cộng Hòa Séc, Argentina, Bồ Đào Nha, Estonia, Bỉ, Pháp, Canada, Mexico và Hoa Kỳ. Năm 2012 là năm mình ra trường, và cũng là năm mình vượt qua khoảng 200 đơn đăng ký để được chọn tham gia khóa học chụp ảnh tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khoảng 400 người để tham gia khóa học về bảo vệ môi trường tại trường Đại học Tartu (Estonia), và hơn 600 thí sinh để tham gia khóa học về đất nước Canada.

    Tất cả những công việc hay hoạt động kể trên đã chọn chúng mình vì những điểm thú vị và riêng biệt trong CV, làm cho thương hiệu cá nhân của chúng mình nổi trội. Hầu như mỗi quốc gia chúng mình đi tới, chúng mình không chỉ đi du lịch thôi mà còn làm một việc gì đó hoặc tham gia một chương trình nào đó để làm giàu kinh nghiệm.

    Từ khi còn học trung học, chúng mình đã bắt đầu sưu tập những trải nghiệm để có thể cho vào CV. Càng bắt đầu sớm, CV của bạn sẽ càng phong phú hơn. Và càng có bản CV phong phú thì bạn sẽ càng tìm được việc tại bất cứ nơi nào nhanh chóng hơn.

    Nhiều khi bạn di cư đến một thành phố mà không có nhiều cơ hội cho ngành bạn học. Ví dụ như Hương đã học ngành ngoại thương nhưng ở Vancouver có rất ít các công ty, tập đoàn quốc tế. Hoặc Đức khi mới ra trường đã không làm trong ngành học là ngoại thương ngay, mà đã làm trong ngành ngân hàng, vì lúc đó ngành ngân hàng quảng cáo tuyển dụng khá nhiều. Nếu chúng mình cứ nhất quyết chỉ tìm việc ở những tập đoàn quốc tế thôi thì có thể chúng mình vẫn đang tìm kiếm đến ngày hôm nay, vì không phải ở nơi đâu hay ở thời điểm nào cũng có những công việc đúng ngành của chúng mình.

    Thương hiệu cá nhân là khi bạn tiếp thị bản thân và s nghiệp của mình như một thương hiệu. Nếu bạn là một "thương hiệu", bạn muốn cho mọi người biết đến bản thân như một người ra sao? Có những tính cách gì nổi trội? Có những đặc điểm gì độc nhất mà không phải ai cũng có? Để mọi người có thể nhận biết được bạn giữa một "biển người", bạn nên tạo cho bản thân những thế mạnh và trở thành chuyên gia trong một hay một vài bộ môn khác nhau. Ví dụ như, nếu bạn đã đi học đàn piano được nhiều năm rồi, mọi người sẽ coi bạn là "người chơi đàn piano". Nếu bạn thành thạo một vài ngôn ngữ, người khác sẽ gọi bạn là "người đa ngôn ngữ". Nếu bạn có nhiều thành tích trong môn vẽ, mọi người sẽ coi bạn là "họa sĩ có tiềm năng trong tương lai". Điều thú vị là chính bản thân bạn có thể điều chỉnh và nuôi dư ng thương hiệu cá nhân trong con mắt người khác.

    "Hãy chỉ giữ những thứ bạn có thể luôn mang theo người: Những ngôn ngữ đã biết, những quốc gia đã qua, những con người đã gặp. Hãy để ký ức làm hành trang của bạn." – ALEKSANDR I. SOLZHENITSYN

    Nhất là khi còn trẻ, hãy sưu tập những trải nghiệm bổ ích thay vì sưu tập quần áo, trang sức, xe máy hay điện thoại. Những đồ vật chỉ làm cho chúng ta cảm thấy vui sướng khi chúng ta mua chúng, và chúng sẽ nhanh chóng trở nên đơn điệu và lỗi thời. Đến khi có phiên bản mới, chúng ta lại hớn hở xếp hàng đi mua, rồi lại dẹp những đồ cũ vào trong xó. Chủ nghĩa tiêu thụ khiến con người trở nên cạnh tranh, cố để được "bằng bạn bằng bè". Rồi một khi đã bằng thì chúng ta lại muốn sở hữu những đồ vật to hơn, đẹp hơn, mới hơn và đắt tiền hơn bạn B hay bạn C. Có lẽ vì lý do này nên các chính phủ đều ủng hộ chuyện mua sắm của người dân, vì người dân càng tiêu thụ nhiều thì chính phủ sẽ càng nhận được nhiều thuế. Ngược lại, khi con người chọn những trải nghiệm thay vì mua sắm đồ đạc, họ không phải va chạm hay thi thố với ai, vì mỗitrải nghiệm đều là độc nhất, không có hai trải nghiệm nào giống nhau hoàn toàn.

    Cuộc sống thiên về vật chất làm cho con người ghen tị lẫn nhau. Người này so sánh của cải của mình với người khác, độ thành công cũng được đo theo số lượng tiền ta có trong tài khoản, số lượng xe hơi triệu đô hay túi xách tay của những nhãn hiệu đắt tiền. Nhiều người dành dụm tiền lương cả tháng chỉ để mua được đồ vật mà một vài tháng sau đó họ đã cảm thấy chúng tầm thường. Sức hút của của cải chỉ lấp lánh cho đến khi người khác lại có những đồ vật mới hơn, đắt tiền hơn, hấp dẫn hơn. Thế là cuộc đua lại được tiếp tục – chúng ta lại bỏ sức ra làm quần quật chỉ để đánh bóng bản thân mình. Nhà kinh tế lừng danh Hoa Kỳ Milton Friedman đã nói rằng chúng ta đang sống trong một thế giới với s tham lam không thể tránh khỏi. Không có một xã hội nào trên thế giới mà không phát triển cùng với s tham lam, và thế giới cũng có đầy rẫy người dễ bị lợi ích cá nhân chi phối. Tham lam đã trở thành một căn bệnh của thế giới ngày nay.

    Chúng mình có cảm giác rằng con người ngày nay đã bị xô đẩy vào một cuộc chạy đua vô hình để vồ lấy của cải, danh vọng và quyềnlực. Các xã hội đã biến chúng ta thành nô lệ vật chất của những "cuộc đua chuột". Câu nói của Nigel Marsh trong bài diễn văn của ông về chủ đề "Làm thế nào để cân bằng công việc và cuộc sống?" tại một trong những hội thảo TED đã tóm tắt về vấn đề nan giải của thế hệ chúng ta: "Và th c tế hoàn cảnh xã hội của chúng ta là có hàng nghìn và hàng nghìn con người ngoài kia đang sống với nỗi tuyệt vọng thảm thiết, nơi họ làm việc vất vả trong nhiều giờ với công việc họ không yêu thích để giúp họ mua những thứ mà họ chẳng cần để gây ấn tượng với những người họ không ưa."

    Ngược lại, những trải nghiệm bạn có sẽ mãi mãi là báu vật quý giá đi theo bạn suốt cuộc đời. Những người thiên về sưu tập trải nghiệm thường sẽ hạnh phúc hơn những người sưu tập đồ đạc, mặc dù những quảng cáo trên ti vi đều nhắc nhở bạn đi mua hạnh phúc bằng những sản phẩm mới ra trên thị trường.

    Hài lòng với những gì chúng ta có trở nên dễ dàng hơn mỗi khi chúng ta có thêm những kinh nghiệm mới. Hài lòng với những gì chúng ta có như những k niệm và bản thân mình là điều khôn ngoan nếu chúng ta không muốn bỏ cả cuộc đời đi tìm hạnh phúc.

    "Không bao giờ là quá trễ để trở thành người mà bạn đáng lẽ đã là." – GEORGE ELIOT

    Cuối cùng, chúng mình cũng muốn nhấn mạnh là không bao giờ là quá trễ để bạn bắt đầu quá trình hoàn thiện bản thân. Dù đang đi học hay đã bắt đầu đi làm, vẫn chưa muộn để bạn bắt đầu học một ngôn ngữ mới, luyện cho mình những k năng mới hay cải thiện sơ yếu lý lịch của mình bằng các kinh nghiệm khác nhau.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 3:

    Để có thể cải thiện được những k năng của bản thân, bạn sẽ cần phải biết được những nhược điểm của mình.

    Nếu muốn luôn ở trong tư thế sẵn sàng để có thể bắt kịp với thế giới, bạn nên luyện cho mình những thói quen như đọc báo hằng ngày và đọc sách hằng tuần, tìm cho mình những sở thích khác nhau hoặc vây quanh bởi những đồ vật hay những người truyền cảm hứng.

    Những k năng mềm ảnh hưởng từ 75-85% tới s thành công của chúng ta!

    Thành thạo một ngôn ngữ hầu như là điều bắt buộc để có thể tồn tại trong cuộc sống ngày nay, nhưng biết thêm một vài ngoại ngữ khác nhau sẽ tăng lợi thế của bản thân bạn gấp bội lần.

    Bạn nên bắt đầu tích lũy những kinh nghiệm để có thể cho vào sơ yếu lý lịch của mình càng sớm càng tốt.

    Không bao giờ là quá trễ để bạn bắt đầu quá trình hoàn thiện bản thân!

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy viết ra một tờ giấy những nhược điểm của bản thân.

    Bạn có thể làm gì để cải thiện những kĩ năng còn thiếu sót đó? Hãy thử viết ra các hoạt động có liên quan tới các k năng đó. Hãy thử tra trên mạng các trung tâm/tổ chức cho bạn cơ hội th c hiện các hoạt động để cải thiện k năng của mình.

    Hãy chọn ra những hoạt động mà chúng mình đã nhắc tới để rèn luyện kĩ năng nghe, nói, viết và đọc (một hoạt động cho từng k năng) trong ngôn ngữ mà bạn đang theo học và th c hiện chúng thường xuyên trong vòng ít nhất một tháng.

    Hãy phân tích và chọn ra một ngoại ngữ (bên cạnh ngôn ngữ bạn đang học hoặc đã sử dụng thành thạo) thích hợp nhất cho bạn (d a theo sở thích, hoàn cảnh hay xu hướng) và thử học những câu nói cơ bản.

    Trước mỗi chuyến đi nội địa hay ra nước ngoài, hãy thử viết ra giấy các k năng và kinh nghiệm bạn hướng tới đạt được trong chuyến đi của mình.
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  5. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương 4. Thay đổi thái độ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đôi khi trên những chặng đường, có những người hỏi chúng mình câu hỏi muôn thuở: "Bạn từ đâu đến?" Và khi biết chúng mình đến từ Việt Nam, họ rất ngạc nhiên. Có người còn hỏi lại: "Người Việt Nam mà cũng đi du lịch à?" Những lúc như thế, chúng mình cảm thấy rất buồn vì biết rằng nhiều người Việt vẫn chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ được ra nước ngoài. Không chỉ vì lý do tiền bạc, mà còn vì những lý do như "không có thời gian", "gia đình không cho phép", "không giỏi ngoại ngữ" v. V.. và v. V..

    Khi đã biết được niềm đam mê của mình, đã định hướng được lối đi và đã chuẩn bị đủ những k năng cần thiết để th c hiện những ước mơ, còn có thứ gì có thể ngăn cản bạn được nữa? Đó là một thứ mà nhiều khi còn quan trọng hơn là những kiến thức hay k năng của bạn, và thứ đó mang tên: Thái độ. Nếu muốn ra nước ngoài và hội nhập vào xã hội toàn cầu thì trước hết, bạn sẽ phải thay đổi thái độ và cách suy nghĩ của mình. "Một thái độ xấu cũng giống như một lốp xe mòn. Bạn không thể tiến rất xa trong cuộc sống cho đến khi bạn thay đổi nó." 33 Đúng vậy, vì ngay cả khi bạn không thể l a chọn hoàn cảnh sống, bạn vẫn có thể hoàn toàn l a chọn cách để đối phó với chúng. Thái độ sống ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của chúng ta, vậy nên nếu muốn đạt được thành công, chúng ta nhất thiết phải có thái độ sống tích cực.

    Con người sinh ra trong những hoàn cảnh nhất định, nhưng thái độ của chúng ta được hình thành và thay đổi theo năm tháng bởi tác động của những người xung quanh cũng như những trải nghiệm sống của riêng từng người. Thái độ là thứ chúng ta có thể kiểm soát được bằng ý chí hay quyết tâm vươn lên. Khi chúng ta thay đổi thái độ đối với cuộc sống của mình, chúng ta cũng sẽ thay đổi cách nhìn đối với s việc, thế giới, con người xung quanh, mà từ đó thay đổi được cách l a chọn lối sống và đạt được kết quả khác biệt. Nếu bạn có đủ khả năng và kinh nghiệm nhưng lại t ti và không có niềm tin vào bản thân mình, thì bạn cũng sẽ không tìm được những cơhội. Ngược lại, thái độ cầu tiến sẽ giúp bạn mở ra những chân trời mới cho cuộc đời. Vậy đâu là những suy nghĩ bạn cần thay đổi khi muốn sở hữu một tư duy toàn cầu?

    Sống linh hoạt

    "Các vấn đề biến mất khi chúng ta chấp nhận trở nên linh động." – ROXANA JONES

    Ra nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc không lúc nào dễ cả. Bạn phải có lòng dũng cảm, kiên trì và biết được mình muốn gì. Bạn phải học cách tiếp nhận thông tin, chấp nhận những điều mới mẻ và xa lạ. Bạn cần có một trái tim khoan dung và rộng mở. Khi đến môi trường khác sinh sống, bạn sẽ là người phải chấp nhận thích nghi với con người và phong tục tập quán hoàn toàn khác lạ, vì tất nhiên những người bản địa sẽ không chấp nhận thích nghi theo bạn. Hãy để ở nhà những thái độ thiếu thiện cảm và nghi ngờ, vì chỉ khi bạn nhìn những người xung quanh với con mắt thiện cảm, họ mới sẵn sàng giúp đỡ bạn.

    LINH

    Trước khi chuyển sang Cộng Hòa Séc để theo học cao học, mình đã sống năm năm tại New Zealand. New Zealand là một đất nước rất thân thiện, cởi mở và vui vẻ. Ngược lại, người Séc sống một cách kín đáo hơn, có tính cách bảo thủ hơn và khó để làm quen hơn, có lẽ là vì bị tác động bởi quá khứ và nền văn hóa riêng biệt. Mình đã mất khoảng ba tháng để có thể bắt đầu hiểu và thích nghi với lối sống mới này. Để biết thêm được về lịch sử và văn hóa Séc, mình đã làm quen với những người bạn Séc và Slovakia ở trường. Nếu muốn làm bạn với người Séc, bạn phải kiên trì, rồi dần dần họ sẽ cởi mở hơn khi đã tin tưởng bạn. Chiến lược của mình đối với những người không cởi mở từ ban đầu là, mình chọn những câu hỏi phù hợp để hỏi họ, để họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với mình.

    Để có thể tồn tại và thành công tại một đất nước xa lạ, bạn phải bạo dạn, hiếu kỳ và nhất là chăm chỉ làm việc. Khi sống tại nước ngoài và xa gia đình, điều quan trọng nhất là bạn phải luôn cố gắng, không được lười biếng, ngại làm hay ỉ lại. Bạn cũng phải chấp nhận rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào vì khi là người nhập cư, bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi so với người dân bản địa. Vậy nên, bạn không thể lúc nào cũng hiếu thắng và muốn thành công bằng mọi giá. Ngược lại, bạn sẽ phải có lòng kiên trì lớn và không bỏ cuộc. Nếu muốn thành công, bạn phải biết nhìn xa hơn người khác.

    Đức, Hương và Linh đều rất ham học hỏi và thu thập thông tin. Chẳng hạn như Linh chỉ mới sang Séc được ba năm thôi mà đã tìm được một công việc mơ ước mà đã cho mình cơ hội sang Singapore sinh sống. Nhiều người mặc dù đã sinh ra và lớn lên ở Cộng Hòa Séc nhưng vẫn thất nghiệp và không tìm được cơ hội cho mình. Còn Đức thì khi những bạn khác chỉ cố sức ôn thi cho qua các môn học, đã tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa để giúpđỡ các sinh viên muốn đi th c tập ở nước ngoài, và cũng đã đi được biết bao nhiêu nơi trong những năm học đó.

    Tính tự chủ

    "Định nghĩa thành công theo cách bạn muốn, đạt được điều đó bằng nguyên tắc của chính mình, và tạo d ng cuộc đời mà bạn cảm thấy t hào." -ANNE SWEENEY

    Hãy học cách tự chủ trong mọi suy nghĩ và hành động, đừng bị phụ thuộc vào những người xung quanh. Sẽ không có ai có thể đi đôi giày của bạn để sống cho bạn suốt cuộc đời, vậy nên chớ để cho người khác định nghĩa bạn. Mỗi con người có những ưu tiên và giá trị khác nhau, nên hãy t định nghĩa cuộc sống cho mình và hãy t quyết định giá trị của chính bản thân. Bạn có thể lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác nhau, nhưng đừng để người khác phá v quan điểm của bản thân khi bạn đã có niềm tin vững chắc vào nó. Nếu có ai đó chê bạn xấu, lùn, da đen, nhưng đây là những đặc điểm mà tạo hóa đã ban cho bạn từ khi bạn sinh ra thì những ngườichê bai mới là những người đáng phải xấu hổ. Nếu có ai đó than bạn là kẻ lười nhác hay thụ động, hãy hỏi lại họ xem họ có thể khuyên bạn làm những gì. Những người chỉ biết chê bai mà không có giải pháp cụ thể chỉ làm bạn cảm thấy nản chí và mất niềm tin vào bản thân. Những người đánh giá bạn không định nghĩa được bạn, mà họ đang định nghĩa bản thân mình. Học được cách không quan tâm đến s đánh giá của người khác cũng làm cho cuộc sống của bạn thư thản hơn. Hãy đi theo những ước mơ của bản thân nếu bạn tin vào những gì bạn đang làm, ngay cả khi bạn bị chỉ trích hay khi mọi người đều bảo bạn sẽ không đạt được chúng.

    Trong cuộc sống hằng ngày, những suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc khác nhau của chúng ta đều là những nguồn năng lượng có thể quyết định cho niềm hạnh phúc và s hài lòng trong cuộc sống. Nói cách khác, chúng ta chính là những người chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Điều này bao gồm những mối quan hệ, việc học hành, sự nghiệp hay tình yêu.

    HƯƠNG

    Càng đi nhiều và càng trải nghiệm nhiều điều mới, mình càng cảm thấy t tin hơn. Mình đã vượt qua được tất cả những định kiến về bản thân: "Cô không đẹp bởi vì cô có nhiều tàn nhang, tốt hơn là hãy đi tẩy nó đi! Cô không thể trở thành người mẫu vì lùn quá! Phụ nữ nên đừng có tham vọng nhiều quá không thì bị ế là chắc!" Mình đã gạt bỏ được những định kiến đó, đã vượt qua được chính bản thân, và cũng đã nhận biết được giá trị đích th c của mình. Giờ đây, mình rất t hào về làn da tàn nhang. Nó làm mình nổi bật vì rất ít người châu Á nào có tàn nhang. Mình đã bước trên sàn diễn với những người mẫu chuyên nghiệp của Tuần lễ thời trang Vancouver. Và sau khi đi qua trên 25 quốc gia trong vòng năm năm trở lại, mình đã kết hôn với người đàn ông tuyệt vời nhất mà mình mong đợi.

    LINH

    Sau bốn tháng sinh sống tại New Zealand, mình đã đến một siêu thị để lấy mẫu đơn xin việc làm. Lúc đó, mình đến với một nhóm bạn người Việt Nam. Một người trong số họ đã nói với mình: "Bạn ở đâymới bốn tháng, tiếng Anh thì nói vẫn chưa sõi thì làm sao mà làm việc được?" Thay vì nghe lời người bạn đó, mình vẫn cứ điền vào mẫu đơn xin việc vì có mất gì đâu! Một vài ngày sau, chủ siêu thị gọi điện cho mình và mời mình đi phỏng vấn, và mình đã được nhận vào làm việc. Phải nói là mình rất cảm ơn người đã chê bai khả năng tiếng Anh của mình, vì khi đã nhận thức được điều này, mình đã cố gắng học tiếng Anh nhiều hơn nữa.

    ĐỨC

    Khi nhận được thông tin là mình trúng học bổng một học kỳ tại trường Kinh doanh EMLYON ở Pháp, mình đang có một công việc bán thời gian c c kỳ thú vị tại Ngân hàng xuất khẩu Séc ở Praha. Mình do d không biết có nên bỏ hay giữ công việc mình đang có để tập trung học tại Pháp. Khi hỏi ý kiến mọi người, tất nhiên ai cũng khẳng định rằng mình sẽ không thể nào vừa giữ được công việc ở Praha, vừa hoàn thành khóa học ở Lyon. Chỉ có Hermione trong câu chuyện Harry Potter có cái đồng hồ cát cho cô khả năng quay trở lại thời gian để cùng lúc học ba môn học mà thôi. Nhưng quan điểm của Đức là luôn phải thử sức mình và không lùi bước trước những điều tưởng chừng không thể làm nổi, và mình đã quyết định vừa học bên Pháp, vừa quay trở lại Cộng Hòa Séc để làm việc vào giữa tuần. Vì biết trước thời khóa biểu của những môn học cũng như các ngày thi, nên mình đã mua trước vé máy bay cho cả học kỳ đó. Mình đã học từ thứ Hai đến thứ Tư, rồi chiều thứ Tư bay trở lại Séc để làm việc vào thứ Năm và thứ Sáu. Cuối tuần, mình lại bay về Pháp. Tất cả số tiền mình kiếm được đã chi hết cho những chiếc vé máy bay, nhưng bù lại, mình đã học được khá nhiều trong một công việc mình yêu thích.

    Một trong những sai lầm lớn mà nhiều người thường mắc phải là họ nghĩ rằng, cuộc sống của họ hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào những người xung quanh, vào những hoàn cảnh mà họ đang sống, vào s may rủi của số phận. Nhiều người chọn con đường học lên đại học rồi cao học không phải chỉ để nâng cao kiến thức, mà họ học vì gia đình, vì sĩ diện hay vì xã hội. Có ít người học vì chí khí hay đam mê. Nhưng nếu cứ bị phụ thuộc vào những tác độngbên ngoài để cảm thấy hạnh phúc thì chúng mình e rằng bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc một cách trọn vẹn. Vì một lẽ đơn giản thôi: Chúng ta không thể kiểm soát được những tác động từ bên ngoài. Và bạn biết đấy, con người hay hoàn cảnh không bao giờ là hoàn hảo cả. Con người có thể mắc sai lầm, có thể quên hay thay đổi. Hoàn cảnh thì mỗi người một khác, tại mỗi thời điểm một khác. Có những hoàn cảnh trông từ bên ngoài rất hoàn hảo, nhưng người trong cuộc mới biết những vết nứt, vết rạn của nó. Vậy nên sẽ luôn có những lúc ai đó hay hoàn cảnh nào đó làm cho chúng ta chán nản, buồn rầu, làm cho chúng ta cảm thấy bị lừa hay b c tức.

    Ngược lại, nếu chúng ta học được cách cảm nhận niềm hạnh phúc từ trong tâm thức và không bị phụ thuộc vào những tác động không kiểm soát được từ bên ngoài, chúng ta sẽ học được cách cảm nhận niềm vui trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù tốt hay xấu. Đó chính là bí mật của những người hạnh phúc: Họ hạnh phúc không phải vì họ may mắn hơn người khác, họ hạnh phúc là vì họ biết cách trân trọng và hài lòng với những gì họ đang có, và họ nuôi dư ng tình yêu với chính mình để không ngừng hoàn thiện bản thân.

    Như tác giả Ralph Marston của trang "The Daily Motivator" đã nói: "Hạnh phúc là một l a chọn, không phải một kết quả. Không gì làm bạn hạnh phúc cho tới khi bạn l a chọn mình hạnh phúc. Không ai làm bạn hạnh phúc chừng nào bạn còn chưa quyết định hạnh phúc. Hạnh phúc của bạn sẽ không đến với bạn. Nó chỉ có thể đến từ bạn."

    Trào lưu

    Những trào lưu thường thay đổi theo độ tuổi của chúng ta. Chẳng hạn như ở tuổi 17, việc hút thuốc lá hay chửi bậy có thể được coi là những điều hay ho bởi những người "dám chơi" hay thời thượng. Nhưng khi lên đến đại học, bạn nhận thức được những tác hại của những điếu thuốc mà bạn đã đầu độc cơ thể mình trong suốt năm tháng vừa qua. Bên cạnh đó, bạn bắt đầu biết được đến "sức mạnh của đồng tiền" và chi tiêu cho những buổi liên hoan và tiệc tùng. Vì muốn sĩ diện, khoe khoang hay giữ thể diện với bạn bè, nên bạn lao vào mua sắm quần áo, túi xách hay đồ điện tử. Bạn có thể nhịn ănđể dành lương cả tháng cho việc mua một chiếc túi xách sang trọng, chỉ để bỏ xó sau vài lần sử dụng. Rồi đến khi đã lập gia đình, bạn hối tiếc những đồng tiền đã bị chi tiêu hoang phí. Bạn nhận thức được là, những người tưởng chừng "hay ho" ở tuổi 17 không nhất thiết vẫn giữ được s "hay ho" của mình ở tuổi 30 hay 50.

    Những người chỉ đi theo đám đông, đi theo khuynh hướng đã được sắp đặt sẽ chỉ luôn giẫm lên những dấu chân mà những người đi trước để lại mà thôi. Đi theo trào lưu là một l a chọn có thể được coi là an toàn khi bạn muốn mọi người chấp nhận mình. Bạn không phải lo những cái liếc nhìn của những người xung quanh và ngược lại, bạn chỉ cần đi theo những gì xã hội coi là đúng mà không còn biết mình cần gì và muốn gì. Điều nguy hiểm nhất cho giới trẻ là họ sử dụng tất cả số tiền tiết kiệm để chi trả cho những thứ hào nhoáng bên ngoài như các đồ dùng đắt tiền hay những buổi ăn chơi bù khú. Nhưng tính a dua chỉ có thể giúp bạn là một người được yêu thích cho đến khi bạn ra trường, vì khi bắt đầu kiếm việc và tự nuôi bản thân, a dua không còn giúp bạn được điều gì nữa. Bạn sẽ phải t sức đấu tranh với cuộc sống.

    Số đông không phải lúc nào cũng đúng. 99/100 người chọn phương pháp A thì chưa chắc là phương pháp B sẽ sai. Chẳng hạn như đa số người dân trên thế giới đều gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là "M" (hay trong tiếng Anh là "America"). Tuy vậy, bạn nên cân nhắc khi nhắc tới Hoa Kỳ như "M" trước mặt một người châu M ngoài Hoa Kỳ ra, vì "America" bao gồm hai châu lục: Bắc M và Nam M. Điều này cũng tương t như khi người châu Á nghe một người phương Tây gọi "Tết" là "Chinese New Year" vậy. Tết là một ngày lễ chung của nhiều đất nước Đông và Nam Á, không chỉ riêng của Trung Quốc.

    Trong thời đại truyền thông xã hội như hiện nay, con người đo độ nổi tiếng bằng số lượng những "ngón cái giơ lên" trên Facebook hay số trái tim trên Instagram. Nhiều người làm những chuyện điên khùng chỉ để có nhiều người thích. Chúng ta có xu hướng đánh giá và so sánh cách cư xử của người khác d a trên các chuẩn mực của riêng mình hay của xã hội đưa ra. Thế hệ chúng ta đang sống là

    Thế hệ của thông tin, nhưng nếu để cho các phương tiện truyền thông đại chúng như Facebook, Twitter hay Instagram điều khiển cuộc sống và cách suy nghĩ của bản thân, nó sẽ khiến chúng ta trở thành những người ngu xuẩn hơn thay vì cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích. Chúng ta nên học cách sử dụng các mạng xã hội một cách thông minh, để mở rộng mối quan hệ, học hỏi hay tìm những lời giải đáp. Nhưng chúng ta cũng nên nhận thức được đâu là ranh giới giữa thế giới ảo và thật, để không chỉ sống một cuộc sống ảo.

    Than vãn và lo âu

    "Hãy khắc phục các vấn đề, đừng đổ lỗi." -TỤC NGỮ NHẬT BẢN

    Nhiều khi, chính chúng ta là những người t đẩy bản thân vào những hoàn cảnh bi kịch. Như khi con người phát minh ra điếu thuốc lá để t tạo cho mình bệnh ung thư phổi, hay khi chúng ta chế tạo ra bom nguyên tử hay súng để lấy đi sinh mạng của người khác, hoặc khi chúng ta sản xuất ra đồ nhái hay th c phẩm có hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chúng ta có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh thay vì biết t nhận lỗi lầm. Chúng ta có xu hướng chỉ vào người khác hay đồ vật xung quanh và coi họ như những nguyên nhân khiến cho cuộc sống của chúng ta gặp khó khăn. Nếu bạn bị ung thư phổi vì hút thuốc lá, đừng đổ lỗi lên công ty bán thuốc lá vì họ đâu có ép bạn mua vạ vào thân. Khi thấy cái bát bị v thì thay vì tìm cách giải quyết vấn đề, chúng ta lại tìm người để đổ lỗi lên đầu họ. Nhưng khi đổ lỗi xong thì cái bát có liền lại được không? Phổi của bạn có được sạch hơn đâu? Xã hội có được cải thiện hơn không? Thay vì trốn tránh trách nhiệm, cùng nhau đi tìm lời giải đáp là điều thông minh nhất mà chúng ta nên làm trong mọi tình huống.

    Để lớn lên và trưởng thành hơn, hãy tạo ra những thử thách cho bản thân mình. Đừng đổ lỗi cho số phận hay điều kiện nên bạn chưa thể học hành và khám phá.

    "Nếu bạn không thích điều gì đó, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi quan điểm của bạn." – MAYA ANGELOU

    Than vãn và phàn nàn là một phần t nhiên của cá tính con người. Ai cũng có những lúc than phiền về một vấn đề gì đó. Nhân viên thì than vãn về công việc của họ. Khách hàng lại than vãn về các mặt hàng họ mua. Bố mẹ phàn nàn về con cái. Những đứa trẻ phàn nàn về món đồ chơi bị hỏng. Những người có thái độ sống tiêu cực sẽ than thân trách phận. Không phải ai cũng có can đảm để đương đầu vượt qua các khó khăn và họ cam chịu bị nhấn chìm.

    Mặc dù khi học trung học, chúng mình chưa quyết định được sau này sẽ làm gì, cuộc sống của chúng mình sẽ ra sao hay chúng mình sẽ đi đâu, nhưng khi đó, chúng mình đã nhận thức được một điều khá quan trọng là: Những điều tồi tệ sẽ không thể được thay đổi nếu bạn không chủ động thay đổi chúng. Nếu không thích điều gì đó trong cuộc sống của mình, bạn có thể thay đổi th c tế bằng hai cách: Một là thay đổi hoàn cảnh đó, hai là thay đổi cách suy nghĩ của mình.

    LINH

    Công việc mà mình đang làm hiện giờ th c ra là dành cho người Singapore bản địa. Nhưng khi đọc miêu tả công việc trên LinkedIn, mình đã tin rằng công việc này thật lý tưởng cho mình. Mình vừa có kinh nghiệm làm việc cho công ty Séc, vừa hiểu rõ được cách làm việc của các công ty châu Á. Mình gửi hồ sơ ứng tuyển cho công việc luôn, nhưng mình đã bị từ chối. Thay vì chấp nhận s từ chối này và bỏ e-mail từ chối vào hòm thư rác để đi tiếp, mình đã nhắn tin lại cho nhà tuyển dụng và nói với họ rằng: "Tôi hiểu được cách làm việc của người Séc vì tôi đã được học tập tại đây và đã làm cho các công ty ở Séc. Thứ hai, tôi là người châu Á. Nếu công ty của anh chị muốn phát triển tại khu v c Đông Nam Á, anh chị sẽ cần tìm những người có khả năng làm cầu nối giữa trụ sở chính của công ty và chi nhánh mới. Hãy cho tôi một cơ hội thứ hai để khẳng định mình." Như bạn đã biết, họ đã cho mình cả cơ hội thứ hai và cảcông việc hiện giờ! Nếu bạn tin vào khả năng của mình, hãy thể hiện s t tin đó và bạn cũng sẽ thuyết phục được người khác thôi.

    Chúng mình nhấn mạnh một lần nữa: Khi bạn không thấy thích điều gì, hãy tìm ra hướng giải quyết thích hợp để thay đổi hoàn cảnh đó thay vì than vãn về số phận.

    "Nếu sự khó khăn của bạn có cách chữa, thì bạn làm gì phải hấp tấp? Còn nếu không có cách chữa, thì bạn lo âu làm gì?" – TỤC NGỮ MEXICO

    Phải suy nghĩ tích c c ngay cả khi đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng là điều không hề dễ dàng. Khi những vấn đề nan giải xảy ra, sự tiêu cực bắt đầu xâm chiếm suy nghĩ của chúng ta, và khó có thể thay đổi được cách suy nghĩ đó nếu không có động lực để cho năng lượng tích cực có thể trở về. Chúng mình đã mất một thời gian dài để học cách tập trung vào các khía cạnh tích cực để lạc quan hơn, và chúng mình tin rằng tất cả các bạn đều có thể làm được điều này. Hãy thử nghĩ xem, bạn thường nhìn thấy phần nửa đầy của ly nước, hay phần nửa vơi của ly nước? Chính chúng ta có quyền lựa chọn cho mình cách sống tiêu c c hay tích c c, và s l a chọn này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta l a chọn cách giải quyết là bỏ cuộc và luôn coi mình như một nạn nhân, thì s phiền não sẽ cứ theo đà đi lên và chúng ta sẽ không thể tiến lên phía trước. Ngược lại, s tích c c sẽ làm cho các mối quan hệ phát triển lành mạnh, sẽ biến ngay cả những điều khó khăn trở thành điều được ban tặng. Thay vì phàn nàn là đóa hoa hồng tuyệt đẹp có nhiều gai, hãy biết ơn vì những cái gai đã nâng đ đóa hoa đẹp đẽ đó!

    Chúng mình khuyên bạn đọc cuốn sách Chuyển hướng: Thay đổi câu chuyện mà chúng ta trải qua của tác giả Timothy D. Wilson. Trong cuốn sách này, ông Wilson giải thích quan niệm của mình là mỗi người trong chúng ta chính là những người viết lên câu chuyện cuộc sống của mình. Nếu bạn kể câu chuyện của mình bằng một quan điểm tích c c thì những người xung quanh sẽ thấy cuộc sống của bạn tràn đầy niềm vui. Nhưng ngược lại, nếu bạn kể cuộc sốngcủa mình bằng giọng tiêu c c thì người khác cũng không thể nhìn thấy điều gì vui trong câu chuyện của bạn. Câu chuyện về cuộc sống của bạn không thể thay đổi, nhưng cách bạn kể câu chuyện đó là lý do khiến người nghe vui hay buồn thay cho bạn. Tất cả mọi người trong chúng ta đều có những niềm vui và nỗi buồn khác nhau. Nếu tập trung nhìn vào những điểm tích c c, bạn sẽ tìm thấy nhiều niềm vui trong cuộc sống. Hãy sống trong giây phút hiện tại, vì bạn không thay đổi được quá khứ, còn tương lai phụ thuộc vào những việc bạn đang làm ngày hôm nay. Mỗi ngày sống là bạn viết thêm một trang cho cuốn sách về cuộc sống của mình. Chúng mình tin là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể thay đổi cách viết của bạn về hoàn cảnh đó.

    HƯƠNG

    Mỗi lần trở lại Praha là mình lại thuê phòng trong một căn hộ khác nhau. Lần cuối cùng về, mình thuê một căn phòng rộng rãi tại một căn hộ có ba phòng ngủ, nằm tại khu Praha 3 – Žižkov, chỉ cần đi một tuyến xe điện 12 phút là đến Quảng trường Wenceslas. Mình rất thích chỗ ở này. Nhưng tất nhiên, không có gì là hoàn hảo cả.

    Ông bà chủ nhà đã ngoài tuổi 60, còn hai năm làm việc trước khi về nghỉ hưu. Ông chủ căn nhà là một người c c kỳ hà tiện, trông lúc nào cũng cứng nhắc và hình như ông không hề có cảm xúc. Mỗi ngày đi làm về, mình nghe ông quát tháo vợ ( "Bà là một con bò! Bà ngu thế thì làm được gì? Bà cút đi để tôi yên!") mà mình cũng thấy đau thay cho bà vợ. Còn bà thì chỉ biết lẳng lặng nghe ông quát tháo và làm theo những gì ông nói. Trước đây, ông làm điều hành cho những d án xây d ng trong thành phố. Ông kể với mình là từ hồi còn trẻ tới giờ, ông chỉ biết đi làm thôi. Ông làm mỗi ngày hơn 12 tiếng đồng hồ, còn về đến nhà thì ông không biết làm gì. Căn hộ mà gia đình ông (và mình) đang sống khi đó được xây vào năm ông tròn một tuổi. Trước thời điểm mình sống ở nhà ông hai năm, ông bỗng nhiên bị đột qu và phải nằm viện mất vài tháng. Từ đó, chân ông lúc nào cũng nhức buốt và ông đi khập khiễng. Ông đã phải đi mổ chân mất hai lần nhưng vẫn không thể khỏi hẳn. Ông phải thôi công việc ở công trường và phải xin đi làm thêm các công việc bán thời gian như gác cầu Charles vào ban đêm. Chân bị thương nhưthế mà ông vẫn phải ngồi trông cầu hàng giờ trong cái nóng mùa hè cũng như cái rét mùa đông ở Praha. Lúc ông ngồi sưởi chân bên lò sưởi, mình thấy ông thật đáng thương. Nhưng ngay lập tức, mình thay đổi s cảm thông bằng s thờ ơ khi ông lại bắt đầu cay nghiệt với bà nhà. Có những người mà chúng ta muốn thương nhưng cũng không thể thương nổi.

    Phải chăng vì những câu chuyện đau khổ xảy ra trong đời mình mà ông trở thành một người luôn than vãn và c c kỳ tiêu cực? Có thể là vậy, nhưng mình vẫn tin là, một phần lớn là do cách ông nhìn nhận cuộc sống. Mỗi thứ cho dù nhỏ nhất cũng làm cho ông không hài lòng. Ví dụ như ông cấm không cho ai treo rèm trong phòng tắm vì sợ rèm chứa nhiều vi khuẩn. Nhưng khi ai tắm mà vảy nước ra ngoài bồn là ông lại tức tối. Thế nên, khi tắm ai cũng phải co ro và bật ít nước để cho nước đ bắn ra ngoài. Một lần, cô bé thuê căn phòng thứ hai đã "dũng cảm" mua rèm trái ý ông vì cô đã chán ngấy với việc ngày nào cũng phải lau một vũng nước lớn trên sàn nhà. Tối về, thấy cái rèm thì ông như đang chứng kiến một vụ án mạng. Ông hét to với giọng tức giận: "Ai mang cái của nợ này về nhà vậy?" Rồi ông g ngay cái rèm đó xuống và vứt vào sọt rác. Hôm đó, ông phàn nàn với bà vợ tội nghiệp của mình đến tận nửa đêm chỉ vì chuyện cái rèm. Mình thiết nghĩ: "Ông ta hay phàn nàn vì có một cuộc sống đen đủi? Hay ông ta có cuộc sống đen đủi chỉ vì hay cáu gắt?" Khả năng lớn là s l a chọn thứ hai mới đúng.

    Nếu cuộc sống của bạn là một cuốn sách và bạn là tác giả, thì bạn muốn cốt truyện của cuốn sách đó sẽ như thế nào?

    "Lòng biết ơn chính là thái độ tốt nhất." - KHUYẾT DANH

    Có vô vàn lý do tại sao chúng ta nên tập cho mình lòng biết ơn. Những người thường xuyên tập luyện lòng biết ơn hay dành thời gian để chú ý và suy nghĩ đến những điều người khác làm cho họ, đồng thời cũng tập cho bản thân họ có những cảm xúc tích c c. Họ sống tốt hơn, thể hiện tình thương rõ ràng hơn và đồng thời chia sẻ lòng tốt với người khác.

    ĐỨC

    Mình biết ơn tất cả mọi người đã từng giúp đ mình trên con đường từ hồi bé đến tận bây giờ. Dù s giúp đ của họ nhỏ bé đến c nào thì chúng cũng rất lớn đối với mình. Chẳng hạn như, khi mới sang Séc, mình chật vật với ngữ pháp tiếng Séc. Không ai trong gia đình giúp đ được mình vì bố mẹ cũng đang t học ngôn ngữ đó. Bỗng nhiên, một bà hàng xóm thấy mình đang học tiếng Séc, đã qua nhà dạy mình tiếng Séc mà không lấy tiền. Đối với bà thì có lẽ đó chỉ là một cử chỉ bé nhỏ để giúp một đứa bé, nhưng đối với mình thì đó là một đặc ân lớn. Chính bà và những người khác đã giúp đ mình rất nhiều. Mặc dù họ chỉ lướt qua cuộc sống của mình và lại biến mất thật nhanh chóng và không cho mình cơ hội để đền đáp tấm lòng của họ, nhưng họ sẽ luôn giữ vị trí quan trọng trong trái tim mình.

    HƯƠNG

    Mỗi người đã đi qua cuộc đời mình đều đã cho mình những ân huệ riêng, dù lớn hay nhỏ đi chăng nữa. Mình rất biết ơn gia đình đã cho mình học cách t lập từ khi bé. Mình rất t hào khi đã lớn lên trong gia đình có nhiều thế hệ phụ nữ biết t lo cho mình mà không cầndự a dẫm vào người đàn ông. Mình cũng rất biết ơn những người mình quen biết và cả không quen mà đã để lại dấu ấn tích c c trong cuộc đời mình. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mình thường cảm ơn chồng đơn giản vì đã là: "Gracias por ser." Mỗi sáng thức dậy, mình thường mỉm cười và thầm cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho mình thêm một ngày mới để mình có thể tận hưởng nó với người đàn ông yêu thương và luôn sát cánh bên mình, với gia đình và bạn bè luôn ở trong tâm trí của mình, mặc dù họ đang sống cách mình nửa vòng Trái đất. Để không quên lòng tốt của mọi người, mình khuyên bạn ghi lại những điều tốt mọi người làm cho mình vào một cuốn nhật ký.

    LINH

    Mình thực sự biết ơn ba điều sau đây: Thứ nhất, mình biết ơn bố mẹ đã hy sinh để mình có được một tương lai tốt đẹp. Thứ hai, mình biết ơn bạn gái đã có một ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp vàcuộc sống của mình. Cô ấy đã luôn ủng hộ, yêu thương và khích lệ mình trong tất cả các quyết định mà mình đưa ra. Cô ấy tin tưởng mình tuyệt đối và luôn khuyến khích mình phải cố gắng và đi tiếp. "Anh sẽ làm được! Chúng mình sẽ cùng nhau làm được điều này!" là những câu cô ấy thường xuyên nói với mình. Ngay cả khi mình được nhận vào làm việc tại công ty hiện giờ ở Singapore, cô ấy cũng đã bảo với mình: "Anh cứ đi đi, rồi chúng mình sẽ tìm được cách để em sang Singapore." Thứ ba, mình rất biết ơn những con người từ khắp thế giới mà mình đã được gặp trong suốt cuộc hành trình xuyên quốc gia. Nếu không có họ, con đường mình đi đã không được tuyệt vời và thú vị như thế này.

    Lòng khiêm tốn và sự chân thành

    "Cứ làm việc chăm chỉ trong yên lặng. Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn." – FRANK OCEAN

    Cho dù bạn là một ngôi sao ở quê hương đi chăng nữa, nhưng khi sinh sống ở một đất nước mới, bạn vẫn sẽ phải làm lại từ đầu. Vậy nên, nếu muốn thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, hãy bỏ suy nghĩ mình là một thiên tài và phải được trọng dụng. Bạn sẽ phải chịu khó học hỏi và luôn khiêm tốn. Đừng t cao t đại hay ngạo mạn.

    HƯƠNG

    Quỹ Châu Á-Thái Bình Dương của Canada là nơi đã dạy cho mình một điều là: Dù bạn đang giữ vị trí nào, đang ở điểm nào trên con đường thành công, hãy luôn khiêm tốn và đối xử với tất cả mọi người bằng cách mà bạn muốn họ đối xử lại với mình. Hồi mới vào làm việc cho qu, mình đã gặp ông Yuen Pau Woo, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của qu, trong nhà bếp chung. Hôm đó, tất cả các nhân viên đều mang một món ăn nấu sẵn từ nhà đến để chia sẻ với người khác nhân dịp có khách quý đến thăm. Bữa ăn chia sẻ như vậy được gọi trong tiếng Anh là "potluck". Mình đã mang món cơm couscous của Bắc Phi với tôm, thịt và các loại rau trộn lẫn vớigia vị laksa của Singapore. Khi thưởng thức món ăn của mình, ông Woo người Singapore đã nói: "Món ăn này rất hợp với con người cháu đó. Cháu là con người của thế giới nên các món ăn cũng bị thế giới hóa lây." Ông luôn dành thời gian để nắm bắt tiểu sử của các nhân viên của mình. Mình luôn đánh giá con người d a theo cách họ cư xử với người khác, chứ không d a vào chức vụ của họ.

    ĐỨC

    Theo mình thì những người thành công luôn phải khiêm tốn. Như sếp hiện tại của mình vừa tròn 48 tuổi và đã có trong tay mọi thứ mà một người đàn ông cần: Một người vợ hiền, hai đứa con xinh xắn và có số tiền đủ để có thể sống một cuộc sống sung túc mà không cần làm việc. Nhưng ông vẫn chăm chỉ đi làm. Ông đang rất tận tình giúp đ mình trong việc mở chi nhánh công ty tại Việt Nam. Ông như một bậc thầy của mình, và cũng là một người bạn mà mình luôn có thể tin tưởng.

    "Với sự chân thành bạn sẽ tiến xa nhất." – TỤC NGỮ SÉC

    Có những người vì lợi ích trước mắt mà đã làm những điều gây ảnh hưởng xấu đến người khác, vì họ đã không nghĩ đến hậu quả từ các hành động của mình. Họ thiếu tầm tư duy dài hạn. Đừng vì ngại những khó khăn trước mắt mà không có ý chí lâu dài. Ví dụ như người Iran được chính phủ của họ khuyến khích học các ngành k sư nên họ có thể dễ dàng nhập cư tại các nước như Canada hay Hoa Kỳ. Có thể là họ cũng nhận thức được rằng, với các ngành được coi là "hái ra tiền" như ngành kinh tế hay kinh doanh, họ sẽ phải cạnh tranh với số đông nên khả năng thành công cũng sẽ thấp hơn.

    LINH

    Theo mình thì người Việt chưa phát triển tốt tư duy dài hạn vì những gì đã xảy ra trong quá khứ. Như việc thế hệ ông bà hay bố mẹ chúng mình thường nghĩ đến những điều trước mắt thì cũng dễ hiểuthôi, vì trong những ngày tháng chiến tranh, mục đích chủ yếu của họ là làm sao để sống sót cho đến ngày tiếp theo. Họ không hề biết được lúc nào chiến tranh sẽ kết thúc, rồi họ nhìn bạn bè và người thân của họ lần lượt ra đi. Tầm nhìn của họ bị giới hạn là vì thế. Nói đúng ra thì chúng ta là thế hệ đầu tiên không phải đối mặt với chiến tranh và có nhiều cơ hội tiếp nhận thông tin và hòa nhập với thế giới. Những sự thay đổi này sẽ giúp người Việt có cách nhìn dài hạn hơn cho cuộc sống của mình.

    ĐỨC

    Thật ra, người Việt đã có trong đầu tầm tư duy dài hạn, nhưng vì sống trong một xã hội gấp gáp như hiện nay, con người không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng nghĩ về những điều trước mắt, và điều này khá là buồn. Chúng ta nghĩ nhiều về tiền bạc và lợi ích trước mắt hơn là nghĩ về người khác và cho các thế hệ sau này. Chúng ta luôn so sánh mình với những người xung quanh: Ai có công việc lương cao hơn? Ai có căn nhà hay xe hơi to hơn? Ai đi du lịch nhiều hơn? Chúng ta đôi khi quên mất rằng, có hai loại mục đích mỗi người trong chúng ta đều hướng tới: Một là những mục đích trong tiếng Anh gọi là "end goals", hai là những mục đích được gọi là "means goals". Chúng ta thường tập trung vào "means goals" mà quên mất đến "end goals". "Means goals" là những biện pháp, những phương tiện sẽ giúp chúng ta th c hiện được "end goals", là cuộc sống chúng ta muốn tận hưởng. Nhiều người khi đang cố gắng đạt được những phương tiện như tiền bạc và vị trí tốt để vươn tới những cái đích "cuối cùng" như được đi du lịch vòng quanh thế giới hay sống tại một căn nhà sang trọng ven biển đến cuối đời, đã bị tiền bạc hay chức vụ cao làm cho mê muội đầu óc, để rồi xóa tan các đích cuối cùng trong ký ức của họ.

    "Tất cả những gì lấp lánh không phải là vàng." - WILLIAM SHAKESPEARE, NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VENICE

    Một lần, chúng mình hỏi một em học sinh lớp 12 là: "Em đam mê ngành học gì?" Em muốn chúng mình tìm giúp chương trình đại học phù hợp. Câu trả lời của em là: "Em muốn kiếm được nhiều tiền."

    Đây là một câu trả lời rất.. ngây thơ. Nhiều người Việt Nam có ước muốn kiếm được nhiều tiền, mua được những thứ đắt tiền nhất, sang trọng nhất, nhà to nhất, cái gì cũng nhất. Và để làm được những thứ đó, họ chọn con đường tưởng chừng dễ dàng nhất, đó là học ngành thương mại hay kinh tế. Nhiều khi, bố mẹ họ chính là người bắt ép họ phải thay đổi sự lự a chọn, nếu ngành họ thực sự đam mê không dễ dàng "hái ra tiền".

    Nhưng những người như vậy đều quên mất rằng tiền bạc chỉ là một phương tiện để sống thôi chứ không phải là cái đích của cuộc sống. Những ai sống vì tiền bạc sẽ chỉ cảm thấy thất vọng, vì bao nhiêu tiền mới đủ để cho họ cảm thấy hạnh phúc? Thay vì l a chọn một ngành được coi là dễ kiếm tiền hay coi tiền bạc là mục tiêu để phấn đấu, họ nên suy nghĩ xem ngành nào cho họ đủ đam mê để làm việc cả cuộc đời. Khi làm bất cứ công việc gì với niềm đam mê và ý chí lớn, chúng ta dần dần cũng sẽ có được thành công và tiền bạc. Vậy nên, đừng chỉ chú ý đến tiền bạc mà quên mất niềm đam mê của mình.

    Bằng cấp, chức vụ, tiếng tăm – chúng ta hướng tới những thứ này và chấp nhận mất những số tiền khổng lồ để đổi lấy cái danh, s tôn trọng trong con mắt người khác. Nhưng nếu chỉ quan tâm đến bề ngoài mà không nuôi nấng cho giá trị đích th c ở trong lòng, thì cũng đến lúc những danh nghĩa, những cái lấp lánh sẽ biến mất theo thời gian. Nếu bạn muốn trở thành công dân toàn cầu, bạn sẽ phải th c s có tài chứ không thể chỉ hư danh mà thôi. Bền bỉ đi theo con đường yên lặng mà chắc chắn sẽ giúp bạn được xã hội và thế giới ghi nhận và dần dần sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định.

    Nhiều người hay đánh giá độ thành công của người khác bằng mức lương, loại xe hơi họ đi, số mét vuông của căn hộ hay ngôi nhà của họ. Điều nay dẫn đến việc là có những người muốn đánh bóng tên tuổi của mình bằng cách thổi phồng tài sản họ có, mượn xe hơi hay mượn nhà của người khác rồi nói đó là của họ. Có những người chi trả những khoản tiền khổng lồ đi du lịch chỉ để qua đêm tại những khách sạn cao cấp nhất còn ban ngày thì đi mua sắm hàng hiệu. Vậy họ sẽ học được gì từ chuyến đi của mình? Nếu không học

    Được cách phân tích chiều sâu thì chúng ta sẽ chỉ nhìn được bề nổi mà không đặt nghi vấn và tìm ra các nguyên nhân sâu xa của câu chuyện.

    Nếu bạn muốn đạt được đích của mình, hãy quên đi những định kiến của người khác và chấp nhận làm bất cứ điều gì cho bạn cơ hội tiến tới đích của mình. Tại các nước phương Tây, ngay cả những người có học thức cao cũng chấp nhận đi rửa bát, làm phụ hồ hay các công việc chân tay khác để kiếm tiền chi trả cho việc học hành. Khó khăn bao nhiêu trong thời gian học thì khi ra trường, họ nghiễm nhiên có được một công việc ưng ý. Ngược lại, nếu trong quá trình học tập, bạn đi theo mốt, dùng tiền của bố mẹ để chi trả cho nhưng căn hộ cao cấp và những bộ quần áo thời trang đắt đỏ thì khi học xong cũng là lúc ánh hào quang của bạn bị mất đi, vì bạn không còn được cấp tiền hằng tháng nữa mà phải t mình đi làm và kiếm tiền. Hào nhoáng bên ngoài chỉ là nhất thời, nhưng giá trị bên trong của bạn sẽ không bao giờ bị mất đi. Đừng phí thời gian và tiền bạc vào những thứ mà không làm giàu cho bản thân bạn một cách lâu dài. Khi nhìn lại mình trong tương lai, bạn sẽ hối tiếc những bộ quần áo và túi xách tay mà bạn nhịn đói lâu ngày để mua hay những cuộc nhậu nhẹt lên tới hàng triệu đồng mà bạn dám trả để thể hiện mình, chứ bạn sẽ không bao giờ hối tiếc những kinh nghiệm phi vật chất mà bạn đã trải qua.

    ĐỨC

    Một trong những người bạn tốt người Slovakia của mình là một cô gái có trái tim rất nhân hậu. Cô ý luôn đối xử với mọi người một cách rất công bằng, và cô đã dạy cho mình là bất cứ ai đang làm công việc gì thật ra cũng đang giúp đỡ chúng ta bằng một cách nào đó. Người phục vụ bàn giúp chúng ta chuẩn bị đồ ăn. Người quét rác trên đường giúp chúng ta sống trong một môi trường sạch sẽ. Chúng ta luôn phải biết ơn những người đã đóng góp một phần dù bé nhỏ đến cuộc sống của chúng ta và không nên coi thường bất cứ ai vì trình độ, chức vụ, giới tính hay độ tuổi của họ. Không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu được những nỗi khổ nhọc trong cuộc sống của người khác. Có những người giàu có chỉ vì họ làm những côngviệc bất hợp pháp, nên chúng ta phải tôn trọng những người luôn tuân theo pháp luật, mặc dù họ đang trong một hoàn cảnh éo le. Những người có xu hướng không coi trọng những người có địa vị xã hội thấp hơn mình có thể sẽ bị sốc khi ra nước ngoài, vì tại các quốc gia khác, họ không thể khinh bỉ những người lao động giống như cách họ làm ở quê hương họ được.

    LINH

    Những người có bố mẹ quyết định rời tổ quốc để lập nghiệp tại nước ngoài cũng biết được là cuộc sống của thế hệ thứ nhất ở nước ngoài không hề đơn giản. Như bố mình đã sang Nhật Bản hay chú mình đã sang Cộng Hòa Séc để lao động chân tay, kiếm tiền gửi về cho gia đình. Cả bố và chú mình đã trải qua rất nhiều những khó khăn và những ngày tháng làm việc cật l c. Ngay cả khi bố và chú đã không có những công việc nhàn hạ tại các công ty lớn, họ cũng đã cố gắng để xây d ng nền tảng cho tương lai của con cháu. Nếu không có những s hy sinh như vậy, chúng mình đã không có được bước khởi đầu thuận lợi để có được ngày hôm nay. Khi đến lượt mình ra nước ngoài, mình cũng luôn tìm các công việc khác nhau tại các siêu thị, quán ăn hay trang trại để kiếm tiền trang trải cho các năm tháng du học. Ở Singapore, mình cũng đã bắt gặp khá nhiều các ông bà già vẫn đi bán giấy ăn hay báo để kiếm sống. Mình luôn cho họ những đồng xu lẻ, vì mình rất khâm phục họ và coi họ như những tấm gương để mình học theo. Họ đã cho mình thấy là, dù làm công việc gì đi nữa, nếu bạn kiếm tiền bằng mồ hôi và công sức bỏ ra, bạn vẫn nên thỏa mãn và t hào với kết quả làm việc của mình.

    Lòng tôn trọng

    "Thái độ là một điều nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn." – WINSTON CHURCHILL

    Bạn có biết điều gì th c s khác biệt giữa con người của các nước phương Tây và phương Đông không? Không phải là s hiện đại, giàu sang hay nền văn minh đâu bạn. Đó chính là lòng tự trọng và

    Sự tự hào về bản thân và đất nước. Trong khi các nước phương Tây khuyên thế hệ trẻ hãy t hào về bản thân, thì phương Đông thường hay thích nhìn vào những khuyết điểm. Nhận thức về khuyết điểm cho phép chúng ta phát triển, nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào một mặt thôi thì cũng sẽ không có đủ động lực để đi tiếp. Để người khác có thể yêu thương mình, thì trước tiên bạn sẽ phải là người yêu thương bản thân.

    HƯƠNG

    Chị Adina và những người bạn đặc biệt khác mà mình được làm quen ở Argentina đã dạy cho mình một điều là: Mình chỉ có thể là một người tuyệt vời nếu chính mình tin về điều này. Cái phiên bản trong đầu của mình sẽ dần dần trở thành một phiên bản thật nếu mình mong muốn nó trở thành hiện th c. Mình nhận ra rằng, ủng hộ và động viên bản thân liên tục trong tâm trí sẽ giúp mình có những suy nghĩ tích c c và t tin hơn để mình trở thành con người mà bản thân mong muốn trở thành. Cảm hứng sống mà mình đã "bị lây" từ họ chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy mình tiếp tục trên các chặng đường tiếp theo của bản thân. Thật là kỳ diệu khi cách sống của chúng ta thay đổi hoàn toàn chỉ sau một cuộc trò chuyện, một buổi gặp mặt, một ánh mắt hay một nụ cười. Henry Hiller từng nói: "Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất mà là một cách nhìn mới." 45 Cảm hứng sống và yêu đời có sức mạnh thay đổi cả một tiểu sử.

    Bạn có biết là đất nước chúng ta có diện tích và số dân tương t như quốc gia châu Âu nào không? Đó là Cộng hòa Liên bang Đức, một cường quốc châu Âu46. Với diện tích giống nhau, điều khác biệt nhất giữa hai quốc gia là, trong khi Đức là một trong những quốc gia lớn nhất châu Âu (đứng thứ sáu châu Âu) và nằm cạnh những quốc gia "tí hon" như Bỉ, Hà Lan, Luxembourg hay Thụy Sĩ, Việt Nam nằm ngay cạnh "gã khổng lồ" lớn thứ ba thế giới là Trung Quốc. Trong khi tại châu Âu, không ai coi Đức là một đất nước nhỏ bé (về diện tích) cả, phần lớn người Việt coi đất nước của mình là "nhỏ bé".

    Nhận định về to hay nhỏ hoàn toàn có tính chủ quan. Phần lớn nó phụ thuộc vào thứ mà nó đang được so sánh với. Ví dụ như, đối với chúng ta thì Trái đất là một hành tinh khổng lồ. Nhưng khi so với Mặt trời thì nó chỉ được coi như một hạt bụi mà thôi! Còn Mặt trời thì sao? Khi được so với ngôi sao Arcturus, trông nó mới bé nhỏ làm sao! Ở Việt Nam có câu: "Nhìn lên thì chẳng bằng ai. Nhìn xuống thì chẳng thấy ai bằng mình."

    Chúng mình tin rằng, người ở "trên" hay "dưới" cũng có thể dạy cho bạn những điều mới mẻ và bổ ích. Khi chúng mình kể về Việt Nam cho các bạn người Séc trong những buổi học Địa lý, họ thốt lên:

    "Đất nước của bạn lớn quá!" Vì Cộng Hòa Séc chỉ bằng một phần tư diện tích Việt Nam thôi. Mặc dù diện tích đất nước của nước Séc khá nhỏ (nhưng so với San Marino, một trong những nước nhỏ nhất thế giới thì Séc vẫn là một lãnh thổ khổng lồ), người Séc vẫn rất t hào về đất nước của họ, một đất nước sản xuất pha lê Bohemia, bia hơi, xe ô tô Škoda, hãng giày Baťa, và cũng là quê hương của cầu thủ bóng đá Petr Čech và Pavel Nedvěd, nhà thần kinh học Sigmund Freud, "cha đẻ của di truyền hiện đại" Gregor Johann Mendel hay nhà soạn nhạc Bedřich Smetana. Sẽ luôn có những người cao siêu hơn mình, mà cũng sẽ có rất nhiều người kém cỏi hơn mình. Vậy nên, thay vì so sánh bản thân với người khác, hãy học cách đón nhận những s khác biệt giữa mỗi con người.

    Việt Nam cũng có thật nhiều điều làm cho chúng ta hãnh diện. Chúng ta nên t hào về ẩm th c của quê hương mình. Dù đã được thưởng thức các món ăn của các nước khác nhau, chúng mình vẫn coi ẩm th c Việt Nam là ẩm th c tuyệt vời nhất. Và chúng mình cũng rất yêu thích ly cà phê sữa. Việt Nam là đất nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil. Đất nước của chúng ta có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với những đồng ruộng bạt ngàn, những bãi biển mênh mông hay những khu rừng bất tận. Việt Nam cũng được biết đến như một đất nước có lịch sử anh hùng và nền văn hóa rất phong phú.

    Việt Nam cũng là quê hương của rất nhiều người tài giỏi và thành công tại nước ngoài. Chắc hẳn những người Việt đó không phải lànhững người nhỏ bé. Với quyết tâm lớn, họ đã thử sức của mình và đã thành công. Bạn có nhớ câu nói bất hủ của Winston Churchill không? "Thái độ là một điều nhỏ tạo ra s khác biệt lớn." Đừng coi mình hay đất nước của mình bé nhỏ. Mỗi người trong chúng ta đều có những điểm mạnh của riêng mình. Hãy tìm ra sức mạnh của bạn để làm nên s khác biệt trong cuộc sống bạn nhé! S khác biệt giữa những người bình thường và những người thành công chính là thái độ.

    Không có s bé nhỏ nào nhỏ bé đến nỗi không thể trở thành s vĩ đại. Những con kiến bé nhỏ có thể tận dụng sức mạnh của đàn để trèo lên lưng con voi. Napoleon Bonaparte thấp bé về ngoại hình nhưng đã đủ mạnh để kết thúc 10 năm Cách mạng Pháp. Còn Mahatma Gandhi, Andrew Carnegie, Voltaire hay Pablo Picasso đều bất chấp chiều cao của mình để đi vào lịch sử nhân loại bằng những thành công trong lĩnh v c của họ. Thế giới tân tiến của chúng ta cũng sùng bái những minh tinh với chiều cao khiêm tốn như Shakira, Reese Witherspoon hay Daniel Radcliffe. Gieo cho mình một ý chí vươn lên, rồi bạn sẽ gặt hái những thành quả lớn trong tương lai.

    Nói tóm lại, để có một tư duy toàn cầu, hãy suy nghĩ tích c c thay vì tiêu c c, dài hạn thay vì ngắn hạn, bền bỉ thay vì lấp lánh, hãy chủ động thay vì thụ động, hãy nghĩ đến cộng đồng thay vì cá nhân, hãy nghĩ đến cả thế giới thay vì chỉ nghĩ đến Việt Nam. Bạn cũng nên nhớ rằng ngay cả các bộ quần áo hàng hiệu và những chiếc xe hơi xa xỉ cũng không làm cho bạn t tin hơn trong con mắt người khác nếu bạn không thật s t tin vào bản thân mình.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 4:

    Nếu muốn ra nước ngoài và hội nhập vào xã hội toàn cầu thì trước hết, bạn sẽ phải thay đổi thái độ và cách suy nghĩ của mình.

    Thái độ là thứ chúng ta có thể điều khiển được bằng ý chí hay quyết tâm vươn lên.

    Khi đến môi trường khác sinh sống, bạn sẽ là người phải chấp nhận thích nghi với con người và phong tục tập quán hoàn toàn khác lạ, vì tất nhiên những người bản địa sẽ không chấp nhận thích nghi theo bạn.

    Hãy học cách t chủ trong mọi suy nghĩ và hành động, đừng bị phụ thuộc vào những người xung quanh.

    Nếu bạn không thích điều gì đó, hãy thay đổi nó. Nếu bạn không thể thay đổi nó, hãy thay đổi quan điểm của bạn. Đừng than vãn.

    Cho dù bạn là một ngôi sao ở quê hương đi chăng nữa, nhưng khi sinh sống ở một đất nước mới, bạn vẫn sẽ phải làm lại từ đầu.

    Nếu chỉ quan tâm đến bề ngoài mà không nuôi nấng cho giá trị đích th c, rồi đến lúc những danh nghĩa, những cái lấp lánh sẽ biến mất theo thời gian.

    Để người khác có thể yêu thương mình, trước tiên bạn phải là người yêu thương bản thân.

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy suy nghĩ và viết ra giấy những thái độ tốt và những thái độ xấu của bạn và chia chúng ta thành hai cột.

    Hãy nhờ năm người hiểu rõ về con người bạn nhất cho bạn ý kiến về những thái độ tốt và thái độ xấu của bạn. Những gì bạn đã viết ra giấy có trùng hợp với những gì người khác nghĩ về bạn không?

    Hãy thử nghĩ xem bạn có thể thay đổi các thái độ xấu của mình bằng cách nào?
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  6. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Phần II. Tăng tốc

    Chương 5. Thoát ra khỏi vùng an toàn


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trước bất cứ bước ngoặt nào, dù đó là bước ngoặt về mặt tình yêu, các mối quan hệ, sự nghiệp, hay các quyết định khác trong cuộc sống, chúng ta như đang ở trong thí nghiệm giả tưởng "Con mèo của Schrödinger". Nếu là người đam mê Vật lý, chắc hẳn bạn biết về lý thuyết nói về chú mèo nằm trong chiếc hộp đóng kín chứa một lọ khí độc được mở nắp một cách ngẫu nhiên. Cho đến khi người quan sát nhìn được vào bên trong hộp, chú mèo có thể hoặc còn sống hoặc đã chết. Cũng như với chú mèo, trước khi chúng ta đưa ra một quyết định, chúng ta không thể biết trước được kết quả chính xác của quyết định đó.

    Vậy làm sao chúng ta có thể biết được quyết định nào đúng, quyết định nào sai? Chúng ta nên uống chè hay cà phê? Chúng ta nên học k thuật hay văn học? Nên nghe theo tiếng gọi của trái tim hay lý trí? Nếu không phải là một thầy bói tài ba hay con nuôi yêu thích của vị thần may mắn, chúng ta phải đưa ra quyết định, phải l a chọn từ hai, ba, hay hàng trăm khả năng, thì sau đó kết quả mới hiện ra, cái hộp chứa mèo mới bật mí cho chúng ta biết về tình trạng của chú mèo.

    Phần đông mọi người rất sợ kết quả nằm trong cái hộp nên họ không dám mở nó ra để kiểm tra kết quả trong đó. Họ không dám thử những điều chứa đựng bất cứ khả năng rủi ro nào, họ lo sợ khi phải thoát ra "vùng an toàn" mà họ đã tự tạo cho mình. Vùng an toàn liên quan đến mức độ lo lắng của bạn. Vùng an toàn tượng trưng cho bất cứ hành động nào làm cho bạn an toàn và không lo âu. Đó thường là những hành động bạn làm hằng ngày hay thường xuyên như nấu ăn, nói chuyện với người trong gia đình hay đạp xe đến trường. Nhưng chỉ một động cơ nhỏ nhưng mới mẻ thôi cũng có thể đẩy bạn ra khỏi vùng an toàn của mình. Trong vùng an toàn của chúng ta có gia đình và bạn bè thân thiết. Chuẩn bị bữa ăn cho

    Sếp, gặp một người thầm thương trộm nhớ hay chặng đường đến trường quen thuộc đang bị sửa là những yếu tố có thể khiến bạn bị "rơi" khỏi vùng an toàn của mình. Khi gặp người lạ hay bị rơi vào những tình huống chưa bao giờ phải đối mặt, tim bạn đập nhanh, bạn như đang có một hòn đá trong cổ, thái độ của bạn cũng rất khác so với những lúc bình thường. Mặc dù sự lo lắng không phải là thứ mà bạn có khuynh hướng tìm kiếm, nhưng một chút lo lắng cũng có thể cho bạn những lợi ích bất ngờ. Ví dụ như, sự lo lắng rằng hạn chót đang đến gần sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc của bạn, lo lắng về những người phỏng vấn nghiêm ngặt sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn đó.

    Ba vùng thay đổi: An toàn – kéo dãn – căng thẳng

    Ba vùng thay đổi

    Mỗi người trong chúng ta đều có trong mình ba vùng thay đổi: Vùng an toàn, vùng kéo dãn và vùng căng thẳng. Như đã kể bên trên, vùng an toàn là nơi tạo cho bạn cảm giác an toàn. Khi ra khỏi vùng an toàn, bạn bước vào vùng kéo dãn. Đây là nơi khiến bạn cảm thấy không được an toàn lắm, vì bạn sẽ phải tiếp thu những k năng hay hành vi mới mẻ, cho bạn cảm giác lạ lẫm và lúng túng. Sau khi đã làm quen với những điều mới mẻ đó, những điều đã từng cho bạn cảm giác khó chịu sẽ trở thành bình thường, vì bộ não của bạn đã thích nghi với chúng. Và tại vùng căng thẳng, bạn sẽ bị căng thẳng đến độ không còn tiếp thu được những điều mới mẻ nữa. Vùng căng thẳng nhiều khi còn tồi tệ hơn vùng an toàn.

    Độ lớn hay nhỏ của các vùng tùy vào kinh nghiệm sống của chúng ta. Vùng nào lớn nhất trong ba vùng quyết định đến s thành công của chúng ta. Nếu có bước nhảy quá lớn từ vùng an toàn, có thể bạn sẽ bỏ qua vùng kéo dãn và nhảy luôn vào vùng căng thẳng. Vùng kéo dãn được coi là vùng cho chúng ta nhiều lợi ích nhất, vì nó có nhiều ý nghĩa đối với sức khỏe của não bộ. Một khi chúng ta không còn thách thức não bộ với những điều mới mẻ, nó sẽ bị teo đi dần dần, dẫn đến s mất trí, bệnh Alzheimer và các bệnh về trí nãokhác. Khi còn trẻ, hãy cố gắng nới căng vùng kéo dãn rộng ra càng nhiều càng tốt, để khi bạn đã có tuổi, bạn sẽ quen thuộc với nhiều điều khác nhau.

    Khi đang ở mép v c giữa vùng an toàn và vùng kéo dãn, bạn nên cân nhắc độ rủi ro. Nếu độ rủi ro có thể chấp nhận được, đừng ngại tiến đến vùng kéo dãn để bạn có thể học được những kiến thức và kĩ năng khác nhau và cũng sẽ làm giàu kinh nghiệm cho bản thân.

    LINH

    Khoảnh khắc đã khiến mình khá căng thẳng là lúc mình mâu thuẫn với người sếp cũ và mình đã suýt bị đuổi việc. Khi đó, mình đã bị hoảng vì mình sống được ở Singapore là nhờ vào công việc mình đang có, nếu bị đuổi việc thì mình sẽ phải làm sao? Mình sẽ phải đi đâu? Hay làm cách nào mới có thể ở lại đây được? Mình đã thử t phân tích vấn đề và nghĩ xem tại sao mình đã bị rơi vào hoàn cảnh này. Hiệu suất làm việc của mình khá cao và mối quan hệ của mình với các đồng nghiệp cũng rất tốt. Nhưng điều khiến sếp của mình không vừa lòng, đó là tính cách thẳng thắn của mình. Có gì không thích là mình nói ra luôn. Nhận ra được lỗi lầm của bản thân và biết được là, nếu bị sa thải thì người bị thiệt nhiều hơn là mình cứ không phải là công ty và cái giá mà mình sẽ phải trả là rất đắt, nên mình đã xin lỗi sếp và hứa sẽ sửa lỗi lầm. Vì sếp thấy rằng mình luôn th c hiện tốt các công việc được giao và mình cũng ham học hỏi nữa, nên bà đã cho mình thêm cơ hội thứ hai. Giờ đây, trước mỗi câu nói, mình đều t nhủ trong đầu xem câu nói của mình sẽ có ảnh hưởng xấu hay không rồi mới nói ra.

    HƯƠNG

    Mình luôn ở trong trạng thái căng thẳng khi gặp một người hách dịch, cho dù đó là người bạn hay sếp của mình đi chăng nữa. Mình cảm thấy an toàn khi làm việc ở trong một môi trường sử dụng mô hình tổ chức phẳng hơn là mô hình tổ chức thứ bậc. Trong công việc có lương đầu tiên, người quản lý của mình khá khắt khe và mỗi khi đến trễ tầm năm phút thôi là cô ấy đã đứng ngoài cửa gõ đồng hồ đeo tay. Làm trong một môi trường làm việc như vậy quả là căng

    Thẳng và làm cho giờ phút làm việc trôi đi quá chậm. Mình cũng khá dị ứng với những người hay ra lệnh. Mình thích làm cho các công ty hay tổ chức của Bắc Âu hay Bắc M hơn cũng vì vậy, những người quản lý coi trọng ý kiến của tất cả nhân viên và môi trường làm việc cũng rất thoải mái.

    ĐỨC

    Có một k niệm khá thú vị khi đến Tanzania là mùa mình đến có nhiều muỗi độc mang mầm bệnh sốt rét, vì vậy dân du lịch được khuyến khích nên uống thuốc để phòng bệnh. Họ được dặn là phải uống thuốc vài tuần trước chuyến đi cũng như trong chuyến đi. Nhưng mình đọc là thuốc "anti-malaria" có hại cho gan. Lúc đó, mình phân tích hai lựa chọn: Nếu uống thuốc thì khả năng gan mình bị hại là cao. Còn nếu không uống, khả năng mình bị muỗi độc đốt. Nhưng mình suy nghĩ là khả năng là mình không bị muỗi đốt thấp hơn khả năng gan của mình bị suy yếu vì uống thuốc, nên mình đã quyết định không uống. Hai bạn của mình có uống phòng bệnh nhưng cuối cùng một bạn bị muỗi cắn, vẫn sốt cao và phải vào bệnh viện nằm mất hai tuần. Giờ nghĩ lại mình thấy mình đã quá liều.

    Có một số loại mép v c mà chúng ta coi là không quan trọng lại có khả năng quyết định cho s sống còn của các sinh vật khác. Chẳng hạn như ranh giới giữa các vùng gập ghềnh và bằng phẳng cung cấp nơi trú ẩn cho hà biển. Ranh giới giữa vùng nước lạnh và ấm là nơi cá mập xanh tìm kiếm thức ăn. Trong thực tế, chúng ta sống trên mép vực cả cuộc đời, trong ranh giới giữa đất và không khí. Mép vực chính là nơi có nhiều hoạt động diễn ra nhất. Đó là nơi sinh vật cố gắng tồn tại và sống sót. Đó chính là nơi chúng ta có nhiều động lực nhất để cải thiện bản thân!

    Ranh giới giữa các vùng

    "Cuộc sống bắt đầu từ điểm kết thúc ở vùng an toàn của bạn." - NEALE DONALD WALSCH

    Chỉ khi bạn tìm ra được giới hạn của vùng an toàn của mình và thoát ra khỏi nó thì cuộc sống của bạn mới trở nên thú vị. Trong thời đại k thuật số ngày nay, chúng ta luôn phải chấp nhận những s đổi mới liên hồi. Điện thoại hiện đại của bạn chỉ sau một năm đã trở nên lỗi mốt. Những phần mềm máy tính luôn liên tục nhắc bạn cập nhật phiên bản mới. Bạn luôn phải trau dồi thông tin và kiến thức để có thể theo kịp thời đại. S "giậm chân tại chỗ" sẽ không chỉ khiến bạn bị choáng ngợp với những thay đổi toàn cầu, mà nó cũng có thể khiến bạn bị sa thải, không tìm được học bổng phù hợp, không được chọn vào những tổ chức, hội thảo hay công việc mơ ước vì có quá nhiều người tài giỏi ở xung quanh bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thêm năng lượng và hứng thú để kích thích những suy nghĩ mới và s sáng tạo khi bước ra khỏi vùng an toàn.

    Nhưng ngạc nhiên thay, trong những cuộc nói chuyện với vô số con người trên khắp các nẻo đường, chúng mình nhận thấy rằng đa số mọi người tại bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có xu hướng l a chọn những giải pháp thụ động, những giải pháp có thể cho họ ở lại trong cái vùng an toàn mà họ đã vẽ lên cho mình. Trong cái vùng thoải mái đó có công việc nhàm chán mà họ không muốn bỏ, vì họ sợ s thay đổi lớn sẽ dẫn họ tới s thất bại hay những s từ chối, để rồi họ không thể trả được các hóa đơn hằng tháng không hẹn mà đến trong hòm thư của họ. Trong vùng an toàn đó cũng có những mối quan hệ tồi tệ mà họ không muốn dứt ra, chỉ vì họ sợ phải ở lại một mình, phải làm lại từ đầu hay họ sợ những lời lẽ không hay của thiên hạ.

    Chúng mình đã gặp những người như anh Michal, đã làm công việc chuyên gia tư vấn ngân hàng cho nhà băng Česká spořitelna tại Praha suốt năm năm ròng và đã muốn rời khỏi đó ngay sau năm đầu tiên. Sau ba lần gặp Hương và nghe mình kể về cơ hội làm việc tại Canada cho người Séc, anh đã đăng ký ngay trong lần nhận hồ sơ tiếp theo, và xin nghỉ việc ngay sau khi nhận được visa lao động sang Canada. Hay chị Helena người Singapore đã chờ tận hai mươi năm mới rời bỏ công việc văn phòng để theo đuổi nghề cắt tóc mà chị đã mơ ước được làm từ hồi mới tốt nghiệp trung học, nhưng vì gia đình không cho chị làm một công việc "không danh giá" nên chịđành học kế toán để cho bố mẹ vừa lòng. Đến khi qua tuổi bốn mươi, chị li hôn và quá chán nản với công việc đang làm, chị Helena bỏ cả cuộc việc của mình đi để sang Canada tham gia một khóa học cắt tóc tại hiệu cắt tóc nổi tiếng Aveda. Chị bảo: "Giá mà hai mươi năm trước, chị có đủ can đảm để th c hiện ước mơ của mình!" Nhưng "giá mà" không thể lùi lại được quá khứ cho bất cứ ai. Có những người cảm thấy bị khó chịu, hoang mang và mất phương hướng khi ai đó kéo họ ra ngoài vùng an toàn của họ. Dù có nhận thức được hay không, con người thường có cái "tôi" cao, và họ thích những người làm họ cảm giác được cái "tôi" của mình. Nhưng khi nhìn lại sau một thời gian, họ sẽ cảm thấy biết ơn người đã đưa được họ ra khỏi vùng an toàn.

    Có một điều khá lạ là, mặc dù tất cả mọi người trên thế giới đều có những ước mơ, những hoài bão muốn thay đổi thế giới, nhưng có rất ít người dám bất chấp khó khăn hay các rào cản để thay đổi bản thân hay cuộc sống của riêng họ. Những năm tháng trôi qua nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng, và đến khi chúng ta cảm thấy rằng "đã đến lúc" thì sẽ lại có nhiều vướng mắc khác làm cho chúng ta không thể nào th c hiện được ước mơ của mình. Có một s trớ trêu như thế này: Lúc trẻ, bạn có sức khỏe và có nhiều thời gian, nhưng không có tiền. Khi vào tuổi trung niên, bạn có tiền và vẫn khỏe, nhưng không có thời gian. Khi về hưu, bạn có tiền và có cả thời gian, nhưng sức khỏe đã không còn như trước. Nếu câu cửa miệng của bạn là: "Tạm thời như vậy", "Mai làm cũng được" hay "Để cho số phận quyết định" thì bạn đang đi theo chiều ngược lại với đích của ước mơ của bản thân đó! Tuổi trẻ là lúc bạn có thể dễ dàng vượt qua vùng an toàn của mình nhất, vì bạn không bị những thứ như gia đình riêng hay công việc bận rộn cản trở.

    ĐỨC

    Khi đã lớn tuổi, bạn sẽ có đủ kinh nghiệm để so sánh chúng với một cơ hội mới. Nếu bạn cảm thấy rằng, cơ hội đó cho bạn s rủi ro lớn hơn các kinh nghiệm trước đây, bạn sẽ rút lui và chọn những phương hướng giải quyết ổn định hơn, có khả năng thành công lớn hơn. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để bạn làm những điều mới mẻ là khibạn vẫn còn trẻ, khi vẫn còn non nớt nhưng có quyết tâm lớn để có được những trải nghiệm thú vị cho mình. Cũng như khi còn bé, chúng ta phải học những bước đi đầu tiên trong đời. Tuy chưa đi vững nhưng chúng ta vẫn cứ cố đi. Ngã đau cũng không làm cho chúng ta nản chí hay sợ sệt, có lẽ là vì hồi đó, chúng ta không cảm nhận được hết các hiểm nguy khi bị ngã. Càng tập đi nhiều và càng ngã đau, chúng ta sẽ càng làm quen hơn với những bước đi và dần dần chúng ta cũng sẽ t tin hơn. Khi học những điều mới mẻ, chúng ta nên giữ tư duy của đứa con nít khi đang tập đi.

    HƯƠNG

    Có những người đến khi về hưu mới nhận thức được là họ đã bỏ l biết bao nhiêu cơ hội để tận hưởng cuộc sống khi họ còn trẻ. Bạn đã xem bộ phim Niềm sống chưa? Một bộ phim về hai người đàn ông bị ung thư giai đoạn cuối quyết định hoàn thành những điều họ chưa bao giờ làm trước khi chết. Hay như Christy chẳng hạn. Bà là một người phụ nữ khoảng 60 xuất thân từ bang Florida. Suốt hơn ba mươi năm từ khi bà lấy chồng và có con, bà luôn là một người nội trợ. Đến tuổi hồi xuân, bà mới v lẽ ra rằng bà đã dành trọn cả cuộc sống của mình cho chồng và con cái, mà quên mất những nhu cầu của bản thân. Một hôm, bà quyết định mua vé máy bay một chiều từ Miami đến Buenos Aires. Khi mình gặp bà, bà là một người phụ nữ t tin và khá bốc lửa. Với mái tóc vàng êm ả và quyến rũ, chiếc áo ngắn hở ngang vai và những nụ cười gợi tình, bà luôn là tâm điểm của những ánh mắt tại bất cứ nơi đâu bà đến. Khi đi theo bà, những cô gái độ tuổi hai mươi hay ba mươi cảm thấy họ kém gợi cảm hơn bà. Bà thường mời những anh chàng cao to, đẹp trai như những cầu thủ bóng đá đến căn nhà rộng rãi của mình tại khu cao cấp Recoleta. Một lần, bà cũng mời nhóm con gái chúng mình tham gia buổi tiệc với "đội tuyển bóng đá" của bà. Bà là một ví dụ cho thấy sức mạnh của Buenos Aires làm biến đổi một người phụ nữ.

    "Người thành công không sợ thất bại. Họ hiểu rằng thất bại cần thiết cho việc học hỏi và phát triển." – ROBERT KIYOSAKI

    Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một k năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những s chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

    "Có chắc không?" là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. "Chắc chắn mà" là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắn chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? S rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và.. mơ về nhưng thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn không dám ra ngoài và dám biến những giấc mơ của bạn trở thành hiện thực?

    "Sự an toàn có tính tương đối. Bạn có thể đã gần bờ đến mức mà bạn có thể cảm thấy nó dưới bàn chân của mình, trong khi bạn bỗng nhiên bị tan rã trên những tảng đá." – JODI PICOULT

    Sự an toàn hay không an toàn là một khái niệm trừu tượng và có tính chủ quan. Nó phụ thuộc vào s nhận thức và kinh nghiệm của mỗi người. Cách nghĩ của bạn về s an toàn có thể thay đổi ngaytrong chốc lát vì một thảm họa nào đó bất ngờ xảy ra. Ví dụ như trước năm 2001, chúng ta đã từng nghĩ Hoa Kỳ là một đất nước thật yên bình và an toàn. Nhưng sau vụ khủng bố ngày 11/9, cả thế giớiđã thay đổi cái nhìn của mình về quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới này. Hay thành phố Baghdad của Iraq, một thời được mệnh danh là "Thành phố của hòa bình", đã trở thành một đống hoang tàn sau những năm tháng chiến tranh.

    HƯƠNG

    Mình nhớ ba năm trước đây, trước khi lần đầu tiên đặt chân tới Nam M, bạn bè và gia đình đều cảnh báo mình về s nguy hiểm của M Latinh, là ở đó mình có thể bị cướp, hãm hiếp hoặc bị giết bất cứ lúc nào. Hồi đó, có thể vì trẻ và ngông cuồng (giống hệt bây giờ) nên mình đã đi, bất chấp những lời can ngăn của mọi người. Và sau sáu tháng sinh sống tại Argentina, mình trở về châu Âu với vốn tiếng Tây Ban Nha được trau dồi, với vô vàn k niệm đẹp đẽ mình vẫn nhớ như in và nhất là với một bài học quý báu: "S sợ hãi chỉ để dành cho những người không bao giờ dám ra khỏi nhà". Trong nửa năm sống ở Argentina, hầu như không có bất cứ điều gì xấu xảy ra với mình, ngược lại mình còn cảm thấy an toàn đến mức mà mình toàn đi bộ một mình quanh thành phố vào ban đêm (ghi chú: Thật ra bạn không nên làm điều này nếu tên bạn không phải là Hồ May Mắn). Ngược lại, một bạn học cùng mình người Hàn Quốc không bao giờ ra khỏi nhà mà không thuê taxi vì đã nghe kể quá nhiều về những s hiểm nguy có thể xảy ra. Một ví dụ khác đặc biệt hơn là một người bạn người Séc cũng học ở Buenos Aires cùng thời điểm với mình bị ăn cắp cả thảy là chín lần, lần đầu tiên cô đã bị ăn cắp vali, tiền bạc, máy tính và điện thoại ngay khi vừa đặt chân tới thành phố. Khi được hỏi, mỗi người trong ba chúng mình sẽ kể một câu chuyện c c kỳ khác nhau về s nguy hiểm của cùng một thành phố vào cùng một thời gian.

    "Hãy luôn mong chờ điều tồi tệ nhất, và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng." – PETER WASTHOLM

    Nghĩ về tình huống xấu nhất không hề khó, nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng chấp nhận khả năng tình huống đó sẽ xảy ra với mình. Bởi một lẽ đơn giản: Khi tập trung vào những điều tồi tệnhất có thể xảy ra, chúng ta sẽ cảm thấy sợ hãi đến nỗi quên mất về những lợi ích có thể đạt được. Rồi chúng ta lư ng l không biết có nên liều để th c hiện những ước mơ của mình hay không. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận khả năng rủi ro và chuẩn bị tốt để đối đầu với nó, chúng ta sẽ giảm bớt khả năng trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra. Và ngay cả khi nó có xảy ra thì bạn cũng đã sẵn sàng đối đầu với nó. Điều tồi tệ hơn một tình huống xấu là khi bạn thụ động và không thử sức mình.

    ĐỨC

    Mình thường khuyên mọi người nên hy vọng nhiều nhưng mong chờ ít thôi. Đối với những người làm công việc bán hàng, mình hay nói: "Hãy hứa ít hơn và cung cấp nhiều hơn." Tại một quán ăn ở Việt Nam, mình đã nhìn thấy một bảng viết như sau: "Có ba loại dịch vụ: TỐT - RẺ - NHANH. Bạn có thể chọn hai điều bất kỳ! Dịch vụ TỐT và RẺ sẽ không NHANH. Dịch vụ NHANH và RẺ sẽ không TỐT. Dịch vụ TỐT và NHANH sẽ không RẺ." Khi s mong đợi ở mức độ thấp, khả năng bất ngờ một cách tích c c sẽ tăng lên. Nếu bạn hứa nhiều mà không thực hiện lời hứa của mình, khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng và có thể là họ sẽ không muốn làm việc với bạn trong tương lai nữa. Mỗi khi sắp làm một điều khiến bạn lo lắng, hãy tưởng tượng trong đầu kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra với bạn. Hãy t hỏi mình: "Nếu mạo hiểm lần này, tôi có sẵn sàng chấp nhận kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra hay không?" Nếu câu trả lời của bạn là có thì bạn đã sẵn sàng rồi.

    HƯƠNG

    Mình sang Pháp học cao học đúng vào năm xảy ra nhiều xung đột giữa các nhóm người đạo Hồi và người bản xứ. Ngay lúc đặt chân xuống sân bay Marseille, mình đã nhìn thấy một nhóm cảnh sát cầm súng đang chặn một góc sân bay. Nghe hai người nói chuyện với nhau, mình biết được là ai đó đã đe dọa đánh bom ở sân bay! Hôm đó chỉ sau ngày nhóm người Hồi giáo khủng bố trụ sở của tạp chí Charlie Hebdo ở Paris là hai hôm. Trước khi sang Marseille, mình hầu như chưa hề tiếp xúc với người đạo Hồi nên cảm thấy khá lo lắng. Mình lại học đúng tại một trong những thành phố có nhiềungười đạo Hồi nhất nước Pháp và mình sống ngay trên khu phố của người đạo Hồi. Nhưng bản lĩnh tò mò đã chiến thắng s sợ hãi. Mình kết bạn với những người đạo Hồi tại trường học và mình cũng quyết định sang Maroc, một đất nước đạo Hồi nằm phía bắc châu Phi, để đi du lịch với hai bạn nữ người Áo.

    Khi đến thành phố Ouarzazate nằm phía trung nam Maroc, chúng mình tìm taxi để đi đến thành phố điện ảnh Aït Benhaddou của Maroc, nơi có khá nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood được dàn dựng. Một vài người lái taxi nói giá là 300 dirham (khoảng 1.650.000 VND) cho chuyến đi, nhưng chúng mình mặc cả xuống còn 200 dirham (khoảng 1.100.000 VND). Người tài xế taxi có tên là Lahcen. Anh là người Berber, một nhóm người bản địa du mục ở Bắc Phi. Anh 29 tuổi, nói bập bõm tiếng Pháp và không nói được tiếng Anh. Anh có một người em trai và bốn người em gái và tất cả đều đã có gia đình riêng. Còn anh đã cưới vợ năm 26 tuổi, và bây giờ đã có một đứa con trai lên hai tuổi. Trước đây, anh đã từng làm đầu bếp cho những đoàn làm phim Hollywood và đã được gặp những người nổi tiếng, có cả Nicole Kidman. Anh chở chúng mình đến xưởng phim và vòng quanh Aït Benhaddou, rồi trở lại Ouarzazate. Anh kể với chúng mình là thứ Sáu hằng tuần, những gia đình Maroc có truyền thống ăn couscous, và anh mời chúng mình về nhà anh ăn món couscous cùng gia đình anh. Ban đầu, hai người bạn của mình không muốn đi để còn kịp chuyến xe buýt vào lúc 11 giờ 45 phút sáng, nhưng cuối cùng chúng mình cũng đã quyết định ghé qua nhà anh Lahcen. Đây quả là một quyết định tuyệt vời, vì gia đình anh Lahcen rất thân thiện. Họ mời chúng mình dùng trà hạnh nhân trong khi mẹ và vợ anh chuẩn bị món couscous. Đứa con trai hai tuổi của họ cũng rất dễ thương. Couscous với thịt gà và cà tím ăn ngon tuyệt. Chỉ có anh và con trai ăn cùng chúng mình, còn bà và mẹ bảo với chúng mình là họ đã ăn từ trước rồi. Sau bữa ăn, vợ anh Lahcen vẽ henna lên bàn tay mình. Henna là một cách trang trí tay bằng bột màu đỏ làm từ cây móng tay của người Bắc Phi, Trung Đông và Ấn Độ. Người bà giơ hai ngón tay cái lên tỏ vẻ thích thú. Mình phải giữ bột màu đỏ đó trên tay trong vòng hai mươi phút mới được đi rửa tay. Chúng mình chào tạm biệt gia đình anh Lahcen vàtrở về khách sạn. Chúng mình gửi anh 310 dirham (khoảng1.705.000 VND) thay vì 200 dirham như đã thương lượng từ trước.

    Mình đã mang trái tim lo âu sang Maroc, nhưng đã mang về Pháp một trái tim rung động bởi niềm yêu thương.

    LINH

    Khi chờ đợi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, bạn cũng sẽ trân trọng thời gian hơn và không làm phí phạm nó. Với ý nghĩ: "Có lẽ đây sẽ là năm cuối mà mình có thể đăng ký tham d hội thảo quốc tế này miễn phí, vì có thể là tổ chức sẽ không đủ kinh phí để tài trợ cho sinh viên tham gia nữa", bạn sẽ không chần chừ nữa mà sẽ cố gắng đăng ký thành công trong năm nay. Nếu bạn nghĩ rằng: "Có khả năng mình sẽ không bao giờ gặp lại người bạn Israel này nữa", bạn sẽ cố gắng làm cho buổi gặp g dễ chịu và thoải mái nhất cho cả hai. Hãy luôn nghĩ rằng đây là lần cuối bạn có thể làm điều tốt cho một người nào đó, đây là lần cuối bạn có thể có một trải nghiệm nào đó, đây là lần cuối bạn có thể thử một điều gì đó, rồi bạn sẽ thấy được tác động tích c c của cách nghĩ này. Đây chính là cách giải lười có công hiệu nhất.

    Để thoát ra vùng an toàn

    "Hãy làm một điều khiến bạn sợ hãi mỗi ngày." – ELEANOR ROOSEVELT

    Cách tốt nhất để đối phó với bất cứ điều lo sợ nào là.. thử làm điều bạn sợ dù chỉ một lần. Điều khiến chúng ta lo lắng nhất nhiều khi không phải là cốt lõi của vấn đề (vấn đề có thể là hành động, ví dụ như trượt tuyết, hay vật thể/sinh vật, ví dụ như con chuột), mà là hậu quả có khả năng nảy sinh. Chẳng hạn như, chúng ta sợ rằng khi quyết định đi trượt tuyết, chúng ta có thể bị ngã đau và có khi sẽ phải vào nhập viện. Còn khi nhìn thấy con chuột, chúng ta tưởng tượng ra những căn bệnh mà con chuột có thể lây truyền sang cho chúng ta. Khi đối mặt với những vấn đề thường làm cho chúng ta lolắng, chúng ta mới thấy rằng chúng không đáng sợ như chúng ta đã từng nghĩ.

    LINH

    So với bạn gái mình thì mình đúng là một đứa nhát gan. Mình không dám nhảy bungee và cũng cảm thấy toát mồ hôi khi nghĩ về tàu lượn siêu tốc. Nhưng vì biết rằng bạn gái mình thích các trò chơi cảm giác mạnh, nên một lần mình đã mời bạn gái đến khu vui chơi giải trí ở Praha để thử đi tàu siêu tốc. Khi ngồi lên tàu và đeo dây an toàn, mình đã cảm thấy th c s sợ hãi. Trong khi những người xung quanh đều hò hét, mình cảm thấy sợ đến nỗi mà không còn hét được ra tiếng nữa. Mình chỉ nhắm chặt mắt lại và trong đầu luẩn quẩn một suy nghĩ: "Mình sẽ chết mất thôi! Mình phải bắt chuyến tàu này dừng lại ngay lập tức!" Khi xuống tàu, trí óc mình vẫn bị quay xoắn vòng và mình cảm thấy lảo đảo, nhưng khi bại gái hỏi: "Anh cảm thấy thế nào?", mình đã trả lời rằng: "Đó là một trải nghiệm tuyệt vời vì anh vẫn còn sống!" Giờ đây, bạn gái mình đang thuyết phục mình đi nhảy bungee, nhưng không đời nào mình sẽ đồng ý!

    ĐỨC

    Hiện giờ, Đức đang trong thời gian triển khai d án mở chi nhánh của công ty mình ở Việt Nam. Vì chưa từng làm việc tại Việt Nam nên mình chưa nắm bắt được "luật chơi" và cảm thấy hơi run.

    Nhưng cũng như với những điều mình làm lần đầu và cảm thấy sợ hãi, mình tin rằng khi đã chấp nhận xả thân vào nghiên cứu về môi trường làm việc ở Việt Nam và dần dần tích lũy kinh nghiệm, mình sẽ cảm thấy t tin hơn khi điều hành công ty ở Việt Nam.

    Hãy chọn làm những công việc bắt bạn phải thoát ra vùng an toàn để học được các k năng khác nhau. Nếu bạn thấy xấu hổ khi phải nói chuyện với người lạ, thì hãy đi làm tiếp thị. Nếu bạn cảm thấy mình không giỏi giang việc nội trợ, hãy đi làm bồi bàn hay phụ bếp. Với mỗi công việc, hãy đề ra cho mình một mục tiêu để vươn tới, để ngay cả các công việc nhàm chán nhất cũng có ý nghĩa đối với bạn.

    Đừng quá bận tâm tới cái mác của vị trí bạn đang làm, mà hãy chú trọng vào những k năng mà bạn có thể phát triển nhờ công việc đó. Xin được công việc th c tập hè tại McKinsey có thể cho bạn khả năng điền vào các ô Excel một cách nhanh chóng vì bạn phải làm đi làm lại một công việc, nhưng có thể bạn sẽ học được nhiều điều hơn trong mùa hè đó nếu bạn chọn đi làm việc cho một quán ăn nếu bạn đang thiếu k năng giao tiếp.

    Để có thể bước đi trên con đường của riêng mình, bạn phải có nhiệt huyết và ý chí cao. Khi va chạm với th c tế và nó không như trong trí tưởng tượng của bạn thì bạn cũng đừng nản lòng. Mỗi lúc quyết tâm phấn đấu vươn ra khỏi vùng an toàn của mình chính là khi bạn đang đánh bại cuộc sống buồn tẻ và vô vị.

    ĐỨC

    Trong cuộc sống, tất cả mọi người trong chúng ta sẽ trải qua những thời điểm chúng ta phải làm những điều chúng ta không muốn làm. Ví dụ như đôi lúc, mình không có cảm giác thèm ăn dù đã đến giờ ăn cơm, nhưng vì phải tiếp đối tác hay vì đã nhận lời mời đi ăn với đối tác, nên mình phải ăn một món gì đó. Mỗi khi bạn làm gì với ít nhất là một người khác, bạn sẽ phải ra quyết định từ những s l a chọn khác nhau. Không phải lúc nào người khác cũng chiều theo ý bạn, nên bạn phải linh hoạt. Trong công việc, nhiều khi mình cũng phải làm những bản báo cáo khiến mình chán ngấy, nhưng vẫn phải làm vì đó là một phần của công việc. Hằng ngày, có nhiều lúc chúng ta phải làm những điều chúng ta không thích hay những điều khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái. Những lúc như vậy, điều quan trọng là bạn tập trung vào mục tiêu chính của công việc bạn đang làm. Hãy nhủ thầm trong đầu lý do vì sao bạn đang làm công việc chán ngấy này. Ví dụ như: "Tôi đang viết bản báo cáo để cho sếp biết được những thành quả tôi đã đạt được trong tháng vừa qua." Như vậy, công việc nhàm chán sẽ trở nên dễ chịu hơn cho bạn.

    Một ví dụ tiếp theo là khi sang London, Anh vào mùa hè năm 2015 để làm việc cho một d án khởi nghiệp, mình đã cảm thấy lo lắng vì không biết được mình sẽ sống ở đâu, trụ sở của công ty sẽ nằm ở chỗ nào, công việc của mình sẽ bao gồm những gì và lương bổngsẽ như thế nào. Nhưng bất chấp những điều lo lắng này, mình vẫn chấp nhận đi vì muốn thử thách mình tại một thành phố lớn. Mình không muốn ở lại Praha sau khi ra trường và làm việc tại nhà băng, là một môi trường làm việc khá ổn định. Và lý do thứ hai là mình muốn thử sống tại đất nước mà người yêu mình sẽ sang du học trong vòng một vài năm nữa. Mình muốn chuẩn bị nền tảng cho người yêu mình.

    LINH

    Mình đã đi hái quả trong kỳ nghỉ hè ở New Zealand. Bạn biết không, mình đã phải dậy từ năm giờ sáng, rồi phải làm việc dưới cái nắng gắt và trong khí hậu ẩm ướt của mùa hè đến chiều tối để hái đủ số cân theo chỉ tiêu. Chúng mình cũng chỉ được ăn các món gọi là cho qua bữa và ngủ không đủ giấc. Làm đến giữa trưa là mình đã mệt đừ người và chỉ muốn chợp mắt. Thế là mình đi nằm ngủ hai tiếng đồng hồ liền. Lúc đi ngủ, mình cũng sợ là sẽ không có nhiều thời gian để hái được số quả yêu cầu, nhưng nếu lúc đó không đi ngủ thì các hôm tiếp theo sẽ là một c c hình đối với mình. Hôm đó, mặc dù không hái được đủ quả nhưng mình cũng nghỉ ngơi được một chút. Mình đã tính toán xem phải quản lý thời gian và lên kế hoạch cho những ngày sắp tới như thế nào để mình có thể ngủ đủ giấc, đi làm cả ngày không bị kiệt sức mà cũng vẫn đạt được chỉ tiêu.

    "Đường đi ngàn dặm bắt đầu từ bước đầu tiên." – LÃO TỬ

    Nhiều người muốn có cuộc sống kiểu "mì ăn liền" : Họ nghĩ rằng họchỉ cần muốn thôi là sẽ th c hiện được ước muốn của mình. Họ muốn có bụng sáu múi ngay sau khi tập thể hình lần đầu. Họ muốnđược đi du học ngay sau buổi đầu học tiếng Anh. Họ muốn trởthành vũ công ba lê trên sân khấu Broadway ngay sau khi đăng kýtham gia học múa ba lê. Đừng quá nôn nóng mà cố sức thoát ravùng an toàn của bạn một cách ngông cuồng mà không có schuẩn bị tốt, vì có khả năng là bạn sẽ cảm thấy bị quá tải và sẽ quaytrở lại vùng an toàn của mình. Ngược lại, những bước đi nhỏ sẽgiúp bạn hướng tới phạm vi của vùng kéo dãn một cách thoải mái hơn. Ví dụ như, nếu bạn muốn phát huy khả năng diễn thuyết, hãy bắt đầu bằng cách giao tiếp với những nhóm người thân quen như gia đình và bạn bè, rồi dần dần tìm những cơ hội để nói chuyện trước đám đông.

    ĐỨC

    Nếu bạn có ước muốn đi xa nhà dài ngày, hãy thử trải nghiệm cuộc sống không có bố mẹ bằng những chuyến đi ngắn ngày trước. Khi học trung học, mình đã tham gia chuyến đi xa nhà lần đầu tiên mà không có bố mẹ, đó là chuyến đi sang Anh cùng lớp. Rồi mình tiếp tục một bước đi nhỏ nữa khi mình đã trải qua mùa hè th c tập tại Brazil khi đang học đại học. Cách xa nhà nửa vòng Trái đất làm mình trưởng thành hơn rất nhiều. Chúng ta không nên một bước nhảy trăm dặm để không bị sốc khi đến một nơi nào đó. Đối với mình, bước nhảy trăm dặm bây giờ có thể là một chuyến đi dài cả năm đến Pakistan. Nếu phải đi Pakistan ngay vào lúc này, mình sẽ bị hoảng loạn vì không biết mình sẽ tồn tại được hay không.

    LINH

    Sau khi suýt bị sa thải, mình đã cố gắng cải thiện k năng lắng nghe của bản thân. Vì trong mỗi cuộc giao tiếp, chúng ta không chỉ nói thôi, mà còn phải biết lắng nghe người đối diện. Chúng ta cũng có thể học được nhiều điều nếu chú ý đến những gì người khác nói. Khi nói, chúng ta chia sẻ những thông tin và ý kiến của mình, nhưng khi nghe, chúng ta mới có thể tiếp thu được những thông tin và ý kiến của người khác. Mình bắt đầu chú ý đến cách người khác nói chuyện để hiểu được tính cánh của họ và biết được họ thích gì hay không thích gì. Và trước khi đáp lại câu hỏi của họ, mình đếm trong đầu từ một đến ba trước khi nói để giảm tốc độ phản ứng của mình và cũng để chắc chắn rằng người đối diện đã nói xong.

    "Bạn sẽ không bao giờ thay đổi được cuộc sống của mình cho đến khi bạn thay đổi một điều gì đó bạn làm hằng ngày. Bí quyết thành công của bạn sẽ được tìm thấy trong những thói quen hằng ngày của bạn-– JOHN C. MAXWELL

    Phần lớn các hoạt động trong ngày hay trong tuần của chúng ta là lặp đi lặp lại. Chúng ta thức dậy vào buổi sáng, ăn sáng và chuẩn bị đi học hay đi làm, ăn trưa, về nhà, ăn tối, giao tiếp với gia đình và đi ngủ. Chúng ta th c hiện những hoạt động quen thuộc một cách vô ý thức và không đoái hoài tới việc làm mới chúng. Nhưng tìm những điều mới mẻ trong các hoạt động thường ngày sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với những s thay đổi. Chẳng hạn như, thay vì ngày nào cũng đến trường hay đến công ty bằng con đường cũ, hãy thử tìm ra những con đường mới, những cách đi mới để đến ngôi trường hay công ty. Hãy thưởng thức các quán ăn khác nhau thay vì luôn ăn ở một địa điểm. Hãy thử ăn các món mà bạn chưa thưởng thức bao giờ. Hãy thử sử dụng phiên bản mới của hệ điều hành trên máy tính. Hãy cho" sự thay đổi "vào từ điển hằng ngày của bạn, rồi nhận thức các quan điểm mà bạn học được từ những sự thay đổi đó. Đôi khi bạn sẽ bị lạc khi chọn những con đường mới mẻ, nhưng đồng thời, bạn cũng sẽ tìm thấy những điều thú vị trong những s thay đổi nhỏ hằng ngày.

    ĐỨC

    Chúng ta có thể đổi mới các bữa ăn hằng ngày bằng cách thử các món ăn và các mùi vị mới. Ví dụ như trước đây, mình cảm thấy ghét ăn pho-mát một thời gian dài. Chỉ ngửi thấy mùi pho-mát thôi là mình đã thấy ngán rồi. Nhưng ở nhà ăn Séc, họ thường nấu các món ăn có pho-mát cho học sinh. Vì không muốn nhịn đói ở trường, mình đã thử ăn pho-mát và cảm thấy nó không đến nỗi nào.

    HƯƠNG

    Tương tự như thành phố New York, Buenos Aires được tạo thành phần lớn bởi những con đường vuông góc. Vì vậy, khoảng cách giữa hai điểm trong thành phố không được tính bằng chiều dài giữa hai điểm, mà bằng số lượng của khối phố (trong tiếng Tây Ban Nha được gọi là" cuadras "). Từ nhà đến trường mình là bốn khối đi dọc và bảy khối đi ngang. Thay vì ngày nào cũng đi bằng một đường hay chỉ đi tàu điện ngầm tới lớp, mình luôn thử đi qua những con

    Đường khác nhau, qua những khu phố (" barrios ") khác nhau để khám phá những khu phố mới, những con người mới. Nếu bạn nghĩ là bạn đã nắm bắt quá rõ thành phố bạn sinh sống thì hãy thử đi lạc vào một khu phố mới xem sao. Mình chắc chắn rằng bạn sẽ tìm thấy những điều mới lạ!

    " Kiến thức là thuốc giải độc cho s sợ hãi. "–RALPH WALDO EMERSON

    Càng đi nhiều, chúng mình càng nhận ra rằng hòa bình trên thế giới có thể được giữ gìn nếu mỗi người trong chúng ta học được cách trút bỏ s sợ hãi về những điều xa lạ bằng cách bước ra khỏi vùng an toàn của mình để học hỏi và tiếp cận với thế giới xung quanh. Khi ngồi trong s an toàn của căn nhà bạn, bạn mở mạng đọc tin tức và s kiện" nóng hổi "về các nơi khác nhau trên thế giới. Bạn cảm thấy yêu quý bốn bức tường của căn nhà bạn biết bao khi chúng bảo vệ bạn trước tất cả các mối nguy hiểm trên thế giới này. Trước dịch ebola của châu Phi, trước tên lửa của Iran, trước s khủng bố của ISIS (Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant), trước tệ nạn hiếp dâm tập thể tại Ấn Độ, trước những băng đảng ma túy tại Trung M, v. V.. và v. V.. Nhưng nếu chỉ đọc những thông tin được chọn lọc bởi các nhà báo săn tin" nóng hổi "thì thay vì mở mang đầu óc, những bài báo này sẽ hạn chế tầm nhìn của bạn. Ngược lại, hãy coi các phương tiện truyền thông như những nguồn tham khảo để bạn tìm kiếm thêm thông tin cho chuyến đi của mình.

    HƯƠNG

    Trước khi sang Bồ Đào Nha để tham d một khóa học chụp ảnh, mình đã đọc về những khu phố" rắc rối nhất "thành phố Lisbon, trong đó có Damaia." Để giữ an toàn tại Lisbon: Tránh chúng nếu có thể, hãy cẩn thận nếu không thể tránh được chúng, "một bài báo viết. Trong những buổi đi dạo quanh thành phố để sưu tập những shoot ảnh thú vị, mình đã đi lạc vào đúng khu ổ chuột Damaia, nơi có đa số dân đến từ quần đảo Cabo Verde nằm cách bờ tây bắc châu Phi khoảng 570km. Tại đây, mình đã làm quen với một anh người Cabo Verde tầm 30 tuổi. Anh không biết một từ tiếng Anhnào, và mặc dù biết mình không hiểu tiếng Bồ Đào Nha, anh vẫn dắt mình đến bức ảnh của mẹ anh treo trên tường, và háo hức kể với mình về bà. Từ những cử chỉ của anh, và vì tiếng Bồ Đào Nha cũng na ná giống tiếng Tây Ban Nha, mình hiểu được ít nhiều câu chuyện của anh. Hồi bé, anh đã được mẹ đưa sang Bồ Đào Nha sinh sống. Mẹ anh nướng ngô mang đi bán, anh chỉ cho mình những bắp ngô nướng làm cho mình thèm thuồng. Rồi một hôm, mẹ anh bị đau tim. Người ta phát hiện ra là bà bị ung thư tim. Với nỗi nhớ quê hương tha thiết, bà ước muốn được trở về Cabo Verde để sống những ngày cuối đời. Còn anh ở lại đây để t mình kiếm sống. Anh vuốt ve bà mẹ đang cười tươi trên bức ảnh. Anh nhớ mẹ lắm. Nhưng anh chưa có cơ hội để về thăm mẹ. Những hàng nước mắt chảy ròng trên má anh khi anh kể về mẹ mình. Còn mình, mình đã cố kìm cảm xúc của mình trước mặt anh. Lần đó, nếu để s sợ hãi đánh gục, mình đã không có dịp được gặp một người thật đáng mến với một câu chuyện thật cảm động như vậy.

    Nhận thức là kẻ thù chính của s sợ hãi. Hãy chuẩn bị cho bản thân những kiến thức toàn diện nhất về đích bạn muốn đến. Để có được bức tranh toàn diện, hãy tìm kiếm thông tin từ những nguồn thông tin khác nhau, và nhất là từ những người đã từng đi đến những địa điểm đó. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng bảo vệ bản thân mình và giảm nguy cơ những điều tồi tệ có thể xảy ra càng nhiều càng tốt. Một ví dụ chúng mình hay làm khi đi du lịch đến bất cứ đâu là chúng mình liên hệ một số người dân bản địa đáng tin cậy để ít nhất có một số người biết về s tồn tại của chúng mình và có thể giúp đ chúng mình nếu có bất cứ điều gì xảy ra. Bạn có người thân hay bạn của bạn của bạn tại nơi bạn sắp đến? Nếu câu trả lời là có, thì xin chúc mừng bạn! Nếu không, bạn có thể sử dụng những trang web dành cho dân du lịch như Couchsurfing hay Airbnb.

    ĐỨC

    Khi bạn không có nhiều kiến thức về một vấn đề gì đó, bạn sợ điều đó vì con người thường hay sợ những điều lạ lẫm. Có người nói là, thật ra con người không sợ cái chết, mà họ sợ chết vì không biết được điều gì sẽ xảy ra sau khi họ mất đi. Chẳng hạn như khi biếnhiều hơn về thị trường Việt Nam, mình chắc hẳn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn là khi nói chuyện với những người dọa mình rằng môi trường làm việc ở Việt Nam rất khó khăn, có nhiều tham nhũng, là mình sẽ phải nghe theo lời những người lớn tuổi hơn nhưng có khi lại không có nhiều kinh nghiệm bằng mình. Nghe lời những người như vậy sẽ chỉ làm cho mình chán nản. Ngay cả khi đã có nhiều thông tin, chúng ta cũng phải biết cách chọn lọc ra những thông tin hữu ích.

    LINH

    Mình không sợ s thiếu thông tin bằng có thông tin sai lạc. Mình rất sợ bị lừa dối. Đối với mình, những người đáng tin cậy là những người luôn chân thành và không nói dối hay lừa đảo. Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra thôi, nhưng mình cảm thấy thoải mái khi lùng kiếm thông tin về những điều lạ lẫm hơn là khi phải luôn suy nghĩ xem những điều mình biết đến có đúng s thật hay không. Vì vậy, mặc dù mình khá hòa đồng và thoải mái khi giao tiếp với bất cứ ai, nhưng không phải ai mình cũng có thể dễ dàng tin tưởng.

    " Bạn là trung bình cộng của 5 người mà bạn thường xuyên tiếp xúc nhất. "-JIM ROHN

    Cho dù bạn có nhận thức được hay không, những người bạn tiếp xúc hằng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến s quyết định cho những bước đi tiếp theo của bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang phân vân nên hay không nên chọn s mạo hiểm để bỏ một công việc nhàn hạ với mức thu nhập cao và mở một công ty riêng với độ rủi ro lớn. Nếu trong tình huống đó mà bạn xin lời khuyên của một người bạn bị phá sản vì d án đầu tư sai lầm của mình, thì tất nhiên rằng s thất bại của họ sẽ làm bạn lùi bước. Nhưng nếu bạn hỏi người bạn có tên Mark Zuckerberg thì anh sẽ khuyên bạn là:" Rủi ro lớn nhất là không dám mạo hiểm. Trong một thế giới thay đổi nhanh như thế này, chiến lược duy nhất đảm bảo dẫn tới thất bại chính là không dám mạo hiểm. "

    Khi muốn làm một điều gì mới mẻ, chúng ta nên giữ liên lạc với những người đã có trải nghiệm với điều bạn muốn làm và có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích. Họ sẽ khuyến khích bạn và truyền cảm hứng cho bạn th c hiện điều bạn muốn làm. Những câu chuyện và lời nói của những người đã thoát ra khỏi vùng an toàn một cách thành công sẽ giảm bớt s lo lắng trong bạn.

    LINH

    Đồng nghiệp của mình là một trong những nhóm người mình gặp

    Gỡ nhiều nhất. Ít nhất là tám tiếng mỗi ngày và năm ngày mỗi tuần. Người sếp hiện tại của mình là nguồn khích lệ lớn đối với mình. Cácđồng nghiệp cũng luôn giúp đ và cho mình thêm động l c mỗi ngày. Nhóm của mình đa số là người trẻ tuổi và luôn phối hợp chặt chẽ trong mọi công việc. Học cách hòa đồng với những người mình gặp thường xuyên giúp mình cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi đi làm. Mỗi khi gặp vướng mắc, chúng mình cũng luôn động viên nhau và giúp nhau giải quyết những vướng mắc đó.

    HƯƠNG

    Bạn không thể l a chọn gia đình mình sinh ra, nhưng bạn có thể chọn những người bạn muốn tiếp xúc hằng ngày. Hãy giao lưu nhiều hơn với những người cho bạn động lực để tiến lên và ít hơn với những người níu kéo bạn ở trong vùng an toàn. Trong khóa họcở trường Đại học Praha có hơn 700 sinh viên và mỗi sinh viên đều có thể l a chọn thời khóa biểu theo ý muốn của mình, nên việc kết bạn và giữ được mối quan hệ lâu dài là một điều khó khăn. Nhưng

    Mình đã thường xuyên tổ chức các buổi gặp g với các bạn làm mình cảm thấy thoải mái như một cách để giữ liên lạc với họ và để tạo cho họ cơ hội gặp g lẫn nhau. Trong một buổi giao lưu như vậy, Đức và Linh đã có cơ hội làm quen với nhau. Những người cho chúng ta năng lượng tích cực cũng như là một kho báu quý giá nên chúng ta nên giữ gìn mối quan hệ với họ.

    " Mỗi khi chúng ta lớn lên, chúng ta sẽ luôn ở bên ngoài vùng an toàn. "– JOHN MAXWELL

    Sống trong môi trường có những độ rủi ro cao như ngày nay, bạn chỉ có thể thành công khi chấp nhận vượt qua vùng an toàn của mình. Ở ngoài vùng an toàn sẽ giúp bạn phát triển những k năng và khả năng của bản thân. Bạn sẽ học được rất nhiều điều mới và có thêm động l c để đi tiếp. Những nhà lãnh đạo tài ba là những người đã vượt ra khỏi vùng an toàn của mình không chỉ một mà hàng chục, hàng trăm lần. Họ mong rằng, với vị trí của mình, họ sẽ phải quản lý và xử lý thành công những môi trường có rủi ro. Trong quan điểm của chúng mình, kinh nghiệm phong phú trong cuộc sống là dành cho những người dám nắm lấy s không chắc chắn, cố gắng vượt qua nó và chấp nhận khả năng thất bại. Những chìa khóa để thành công trong thế giới của những điều bất trắc là việc liên tục học hỏi, lập kế hoạch hiệu quả, giao tiếp hấp dẫn và thích ứng được với những tình huống mới mẻ.

    ĐỨC

    Lợi ích lớn nhất khi thoát ra khỏi vùng an toàn là, mình đã mở rộng vùng kéo dãn của bản thân. Mình đã học được khá nhiều điều mới và ngay cả về bản thân mình. Mình hiểu rõ được về những ưu điểm và nhược điểm của mình. Mình biết khả năng của mình đến đâu.

    Khi sang London định cư, mình đã bị rơi vào vùng căng thẳng. Mình đã ngây thơ khi nghĩ rằng từ Praha sang London sống không có gì là khó vì cả hai nơi đều nằm trong khối Liên minh châu Âu. Nhưng mình không hề đoán trước được là mình sẽ phải làm việc một thời gian không được trả lương. Bạn có thể tưởng tượng nổi việc sinh sống tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới mà không có lương không? Mặc dù thích thú với d án khởi nghiệp đó, mình đã phải quay về Praha sau một thời gian ngắn vì mình không thể làm cạn sạch khoản tiền tiết kiệm của mình được. Cái mà mình học được là để có thể có những trải nghiệm tích c c trong khi vượt qua vùng an toàn, chúng ta cần có thông tin chính xác về những gì đang chờ đợi chúng ta phía trước. Điều nữa là, chúng ta không thể làm những việc chúng ta thích làm mà không có đủ chi phí để làm những điều đó. Cái được và cái mất ít ra cũng phải cân bằng.

    HƯƠNG

    Có thể nói rằng cuộc hành trình của cuộc đời mình còn mang tên" hành trình của một trái tim ". Vì nghe theo trái tim mình mách bảo, mình đã làm những điều người khác không tán thành, như việc chờ đợi một mối tình xa cách gần hai năm rư i mà không ai bảo đảm được là mối tình đó sẽ đi đến cái kết có hậu. Vì tin tưởng trái tim mình nên mình đã đưa ra các quyết định mà người khác coi là ngốc nghếch, như việc bỏ những công việc tốt ở Cộng Hòa Séc để đến nơi khác làm lại từ đầu. Vì có niềm tin mạnh mẽ vào trái tim nên mình đã bất chấp những khó khăn để khẳng định mình trong những đợt sóng gió, thăng trầm của cuộc sống.

    LINH

    Nói ngắn gọn là, thoát ra khỏi vùng an toàn đã cho mình ba thứ sau đây: Bạn gái mình, công việc hiện tại và d án về công dân toàn cầu. Ba điều này đã tóm tắt được những thành quả của mình trong quá trình sinh sống ở nước ngoài trong vòng tám năm trở lại đây. Thứ nhất, nếu mình không sẵn lòng thích nghi với những môi trường mới và học hỏi các nền văn hóa mới, thì mình sẽ không thể yêu được một người nước ngoài. Các cặp đôi quốc tế cũng như các mối quan hệ đa văn hóa luôn đòi hỏi s thấu hiểu, lòng kiên nhẫn và một trái tim rộng mở. Để cho một mối quan hệ quốc tế có thể tồn tại được, bạn sẽ phải cho đối phương biết được rằng mình có quyết tâm để bỏ ra công sức để có thể duy trì mối quan hệ. Thứ hai, mình nhận được công việc hiện tại vì mình đã chứng tỏ được với nhà tuyển dụng là mình là một công dân toàn cầu, là người có năng l c và có đủ s t tin để đảm nhiệm tốt công việc. Họ tin rằng mình có khả năng để giúp đ họ, một công ty châu Âu, phát triển tại châu Á. Cuối cùng thì với d án mình đang phát triển cùng Hương và Đức, mình muốn giúp đ quê hương với những kinh nghiệm mà mình đã có. Mình không muốn thay đổi bất cứ điều gì mình đã trải qua.

    Mình muốn gửi lời nhắn sau tới các bạn trẻ vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm động lực để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình: Đôi khi, lo lắng về những sai lầm hay thất bại là điều tốt. Vì lúc đó, bạn nhận thức được những mối nguy hiểm khi ra khỏi vòng tay che chởcủa bố mẹ. Ngược lại, bạn chớ nên lo lắng về những điều bạn không thể thay đổi.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 5:

    Mỗi người trong chúng ta đều có trong mình ba vùng thay đổi: Vùng an toàn, vùng kéo dãn và vùng căng thẳng.

    Phần đông mọi người không dám thử những điều chứa bất cứ độ rủi ro nào, họ lo sợ khi phải thoát ra" vùng an toàn "mà họ đã tự tạo cho mình.

    Tuổi trẻ là lúc bạn có thể dễ dàng vượt qua vùng an toàn của mình nhất, vì bạn không bị những thứ như gia đình riêng hay công việc bận rộn cản trở.

    Khi đối mặt với những vấn đề thường làm cho chúng ta lo lắng, chúng ta mới thấy rằng chúng không đáng sợ như chúng ta đã từng nghĩ.

    Hãy cho" sự thay đổi"vào từ điển hằng ngày của bạn!

    Sống trong môi trường có những độ rủi ro cao như ngày nay, bạn chỉ có thể thành công khi chấp nhận vượt qua vùng an toàn của mình.

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy suy ngẫm xem, ngành học, công việc hiện tại bạn đang làm có cho bạn cảm thấy hạnh phúc không? Nếu câu trả lời của bạn là không, thì thứ gì đang giữ chân bạn ở lại?

    Thứ gì làm cho bạn cảm thấy sợ hãi? Với mỗi điều khiến bạn sợ, hãy thử nêu ra những lý do tại sao bạn sợ điều đó? Tiếp theo, hãy thử nghiên cứu xem khả năng những lý do đó xảy ra có lớn không.

    Hãy viết ra các k năng và kinh nghiệm mới mà bạn luôn ao ước được trải nghiệm ít nhất một lần trong đời (Lưu ý: Các kĩ năng và kinh nghiệm đó nên nằm trong phạm vi khả năng và tầm kiểm soát của bạn) và lên kế hoạch để thực hiện chúng!
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  7. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương 6. Nắm bắt cơ hội

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có lẽ là điểm chung nổi bật của các tác giả của cuốn sách này đó là cả ba chúng mình đều là những "chuyên gia săn bắt cơ hội". Với chiếc máy tính và internet phổ biến như hiện nay, không chỉ những người "nhà mặt phố, bố làm to" mới có thể ra nước ngoài. Ngược lại, với s quyết tâm và t tin, chúng mình tin rằng ai cũng có cơ hội để ra nước ngoài nếu muốn và cố gắng. Có thể thấy là những người biết nắm bắt cơ hội để lập nghiệp dù ở đâu cũng sẽ được công nhận.

    Khi đã thoát ra được khỏi vùng an toàn của mình, hãy luôn tạo ra những thử thách mới, những kinh nghiệm sống mới bằng cách đặt bản thân vào những điều kiện hay những trường hợp mà bạn chưa bao giờ thử. Cách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình. Hãy áp dụng lòng can đảm bạn đã tìm thấy ở chương 5 để tìm được những cơ hội cho mình bằng những cách sau đây.

    Quy luật của sự hấp dẫn

    "Quy luật của s hấp dẫn là: Bạn không thu hút những gì bạn muốn, mà bạn thu hút những gì là chính bạn." - WAYE DYER

    Theo "Luật hấp dẫn" được hình thành trong tư tưởng triết học mới vào thế k thứ XIX, con người và những suy nghĩ của họ đều được tạo nên từ nguồn "năng lượng nguyên chất". Các suy nghĩ của chúng ta thu hút những loại suy nghĩ tương tự. Khi chúng ta có những suy nghĩ tích c c, chúng ta sẽ thu hút được những trải nghiệm tích cực. Nhưng khi chúng ta mang trong mình những suy nghĩ tiêu cực, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực.

    ĐỨC

    Nếu bạn muốn thu hút những điều tốt đến với mình, bạn phải chủ động đi tìm chúng. Ví dụ như, nếu bạn muốn tìm kiếm học bổng để đi du học, hãy tích c c tra cứu thông tin trên mạng, theo dõi các trang Facebook thường xuyên cung cấp thông tin về các loại học bổng hay hỏi thông tin từ những người đi trước. Chỉ như vậy, bạn mới có thể đón đầu các cơ hội theo như mong muốn của mình. Nếu muốn làm quen với những người bạn mới ở một đất nước xa lạ mà bạn chỉ đóng cửa ngồi trong nhà và ăn mì tôm trên giường, thì bạn sẽ chỉ cuốn hút được mấy con rệp cũng đang đói và muốn hút máu bạn thôi. Luật hấp dẫn sẽ vận hành tốt nếu bạn ưu tiên một điều gì đó trong tâm trí của mình.

    HƯƠNG

    Trong độ tuổi thiếu niên, những năm tháng mà mình vẫn đang phát triển, mình cảm thấy rằng những người xung quanh quá bi quan và không cho mình động lực để vươn lên. Thay vì để họ kéo mình xuống, mình đã học được cách tìm những điều tốt đẹp ở mỗi con người và tập trung vào những điểm tốt đó để luôn lạc quan. Họ bi quan là vấn đề của họ, còn cái chính là mình không được để những sự tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Mình đã luyện cho bản thân cách nhìn vào những điểm tích cực của người khác và rút ra bài học từ mỗi con người mình gặp. Bằng cách này, thế giới trong đôi mắt mình luôn tích c c và vui vẻ, ngay cả khi mình nhận thức được những điều còn thiếu sót của nó. Như chồng mình đã nói: "Đừng mong chờ nhiều từ người khác và đừng hy vọng có thể thay đổi được ai đó. Em sẽ chỉ cảm thấy thất vọng thôi."

    Vậy nên, để có thể cuốn hút các cơ hội về phía mình, bạn phải chủ động đi tìm chúng.

    Chủ động đi tìm cơ hội

    "Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy xây một cánh cửa!" – MILTON BERLE

    Cơ hội không bao giờ đến với ai, mà nó cũng không chờ đợi ai bao giờ. Nó bắt chúng ta phải đi tìm, phải cố gắng, phải nắm chặt lấy nó ngay khi chúng ta có thể. Điều cốt yếu cản trở chúng ta vươn tới cơ hội không phải là "điều kiện", mà chính là cách suy nghĩ của chúng ta: "Tôi không có điều kiện, tôi không bằng người ta, tôi không thể vì.." Vì nếu đã nghĩ là mình "không thể", thì chúng ta sẽ không cố gắng, và khi đã không cố gắng thì chúng ta sẽ không thể biến điều "không thể" trở thành điều "có thể".

    Nếu không có tính chủ động trong cuộc sống, nếu chỉ biết chờ đợi vào "số phận" hay "phép màu" mà không có động l c để t thay đổi một tình huống không hay thì bạn biết không, "phép màu" sẽ không bao giờ đến với bạn đâu. Người A nói: "Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế nên cơ hội sẽ không bao giờ đến với tôi." Người B nói: "Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế tôi luôn đi tìm cơ hội cho mình." Vậy theo bạn thì ai trong số họ sẽ là người thành công?

    Để có thể bắt nắm được cơ hội, chúng ta phải bắt đầu bằng cách bỏ từ "không thể" ra khỏi từ điển của mình, và thay vào đó hãy luôn t hỏi: "Bằng cách nào mình có thể làm được điều đó?" Chỉ khi chúng ta luôn đi tìm cơ hội, học hỏi từ những người xung quanh và t tin vào chính mình để từng bước cải thiện bản thân thì chúng ta mới có thể trở nên hoàn thiện hơn.

    ĐỨC

    Cơ hội sẽ luôn mở ra cho những người biết mình muốn gì. Cũng vì lý do này nên chúng mình đã đặt chương "Tìm kiếm niềm đam mê" là chương đầu của cuốn sách. Biết mình muốn gì cũng giống như sự hiểu biết về bất cứ điều gì khác. Ví dụ như, khi mình không biết gì về các nhãn hiệu xe hơi, khi đi ra đường mình nhìn tất cả các loại xe hơi bằng con mắt thờ ơ. Khi chưa biết gì về loại xe hơi của Séc có tên Škoda chẳng hạn, mình đã không nhận thức được là ở Trung Quốc có khá nhiều xe hơi Škoda. Nhưng khi đã nắm bắt được những chi tiết về loại xe này, mình đã bắt đầu để ý tới chúng và nhận thức được s tồn tại của chúng tại Trung Quốc.

    LINH

    Chúng ta cũng không thể nói là chúng ta muốn xây một cánh cửa chỉ bằng niềm tin. Chúng ta phải từ từ xây d ng nên nền tảng kiên cố cho cái cánh cửa đó. Chẳng hạn như mình đây. Vì biết rằng mình muốn làm trong lĩnh v c truyền thông xã hội, mình đã xây nên một mạng lưới những mối quan hệ có thể dẫn mình đến cái đích mong muốn của mình. Mạng lưới của mình không chỉ ở ngoài đời thật, mà còn ở trên mạng nữa. Nếu bạn muốn mở rộng những mối quan hệ, đừng có ngồi một mình khi ăn trưa cũng như đừng ngại liên lạc và hỏi han những người mà có thể giúp đ được bạn, ngay cả khi họ là một người có vị trí cao trong xã hội. Bên cạnh một mạng lưới rộng rãi, mình đã và đang xây d ng cho mình một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm vững chắc. Với mỗi mối quan hệ, mỗi kiến thức hay kinh nghiệm mới, mình như đã cho thêm một viên gạch mới cho cái cánh cửa của mình. Cũng giống như việc một thợ xây nhà không thể xây nên một ngôi nhà khi thiếu s chuẩn bị k càng, chúng ta cũng không thể xây nên một cánh cửa cơ hội cho mình khi chúng ta thiếu những kĩ năng hay kiến thức cần thiết.

    "Hãy mơ về những ước mơ của mình với đôi mắt nhắm lại, nhưng hãy sống những ước mơ của mình với đôi mắt mở rộng." – ERIC COLLIER

    Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được là, các cơ hội thật ra đang ở xung quanh bạn chứ không ở đâu xa. Người thành công luôn tìm những ý tưởng đột phá bằng cách chú ý đến các cơ hội trong cuộc sống hằng ngày của họ. Họ tìm thấy cơ hội ở những nơi người khác chỉ nhìn thấy trở ngại. Chẳng hạn như Walt Disney đã có ý tưởng xây dựng một công viên giải trí tại California trong chuyến đi tham quan Khu vườn Tivoli ở Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, một trong những công viên giải trí lâu đời nhất châu Âu. Chỉ khi thoát ra khỏi cái bóng mà bạn t giới hạn, bạn mới có thể có những trải nghiệm mới để giúp phát triển s sáng tạo và tìm những nguồn cảm hứng để t tạo ra cho bản thân những cơ hội. Mỗi ngày chứa bên trong nó vô vàn cơ hội và nhìn thấy nó hay phớt lờ nó là tùy theo con mắt của bạn có mở ra để đón chào các cơ hội hay nhắm lại để làm ngơ.

    Nhiều khi, bạn không nhìn thấy cơ hội vì nó trông không giống như những gì bạn tưởng tượng ra trong đầu. Có thể là bạn đang đứng cạnh người chủ của công ty trong ngành bạn mơ ước, nhưng vì hôm đó ông ta không đeo cà vạt nên bạn tưởng ông ta là người bán kem ngoài đường. Có lẽ bạn đã nhìn thấy thông tin về một học bổng mà đáng lẽ bạn có cơ hội trúng tuyển, nhưng vì bạn muốn sang Úc mà học bổng lại ở Nam Phi nên bạn không có hứng thú để đăng ký. Có thể bạn không trúng vào trường và ngành bạn mơ ước, nhưng một cơ hội đi th c tập ở nước ngoài lại đang mở ra. Hoặc bạn đang tìm kiếm vé rẻ để bay sang Paris, nhưng lại đang có đợt vé máy bay khuyến mại đi Ý. Nên nhớ là các cơ hội có thể hoàn toàn khác so với trí tưởng tượng của bạn, và chỉ khi khai thác mọi cơ hội xung quanh, bạn mới có thể nhìn thấy những cơ hội mà bạn đã nghĩ là không tồn tại.

    HƯƠNG

    Có một điều chúng ta nên học hỏi ở người Séc là, họ thường chỉ làm công việc mà họ thực sự đam mê. Hồi học xong trung học, mình thấy có một số bạn chưa đủ điểm để vào ngành họ mơ ước, nên họ đã hoãn việc học một vài năm để vừa đi kiếm tiền và vừa chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi trong các năm tiếp theo. Cô bạn thân của mình là một ví dụ. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô đã không thi vào được ngành Luật nên quyết định sang Đức đi làm bồi bàn để trau dồi tiếng Đức. Rồi năm sau cô thi lại và đã trúng tuyển.

    "Những người thông thái nhất tạo ra nhiều cơ hội hơn là họ tìm thấy." – FRANCIS BACON

    Khi đi tìm học bổng, bạn không chỉ nên theo dõi các học bổng của một trường hay một quốc gia nhất định, mà bạn cũng nên chú ý đến các loại học bổng của các nước khác nhau. Ví dụ như chúng mình đang theo dõi những trang Facebook của Edu-active.com hay Mladiinfo. Eu, vì những trang này có rất nhiều học bổng cho các đối tượng và các quốc gia khác nhau.

    Hãy tham gia tất cả các s kiện, hội thảo, buổi nói chuyện hay khóa học mà bạn cảm thấy thú vị hay có thể cho bạn thông tin về những cơ hội quý giá. Càng tham gia nhiều tổ chức và hoạt động khác nhau, bạn sẽ càng gặp g được nhiều người có chung sở thích với mình. Khi có nhiều bạn có chung chí hướng, bạn sẽ tạo ra cho mình một mạng lưới những người có thể cung cấp cho bạn thông tin về cơ hội trên khắp thế giới. Có khi, chỉ cần mở nguồn cấp tin tức trên trang Facebook của mình thôi là bạn đã bị tràn ngập bởi các thông tin về những cơ hội thú vị khác nhau. Mỗi khi bạn biết về một người vừa nhận được xuất học bổng giá trị hay vừa có được một cơ hội mà bạn ao ước có, hãy chúc mừng họ và hỏi họ cho bạn thêm chi tiết về cách họ đã nắm bắt được cơ hội.

    ĐỨC

    Thông thường, người Việt chỉ chú trọng đến việc du học và định cư tại các quốc gia phát triển chứ không bận tâm tới các quốc gia đang phát triển. Họ cho rằng, chỉ những người đến được các quốc gia hàng đầu thế giới mới là những người tài ba. Nhưng điều này cũng dễ hiểu thôi. Vì Việt Nam vẫn được coi là một đất nước đang phát triển, nên tư duy của người dân là phải đến những quốc gia đã phát triển hơn đất nước của họ thì mới học được nhiều điều mới. Những người đã sinh ra và lớn lên tại các nước phát triển thì lại muốn đến những đất nước đang phát triển để học hỏi. Cả hai nhóm người kể trên đều chọn những quốc gia cho họ cơ hội thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nhưng chúng ta luôn phải nhớ rằng một đồng tiền xu luôn có hai mặt. Chúng ta nên học cách nhìn thế giới từ nhiều khía cạnh để có thể mở rộng s nhận thức của mình. Thật ra, thế giới không chỉ có màu trắng hay đen, nên nếu bạn chấp nhận khám phá mọi miền thế giới và không loại trừ một khả năng nào, bạn sẽ có được nhiều cơ hội hơn rất nhiều. Ngay cả tại các quốc gia đang phát triển, bạn cũng sẽ có được những bài học bổ ích mà các nước tiên tiến không cho bạn được. Ví dụ như, khi sang Brazil th c tập, mình đã nhận thức được một điều rằng tính nhân đạo không có nhiều liên kết tới của cải vật chất. Những người dân Brazil là một trong những người hạnh phúc nhất trên thế giới, ngay cả khi họ không có nhiều tiền hay của cải. Một lần, Đức được nghe một nhóm

    Nhạc sĩ chơi nhạc mà không cần bất cứ một dụng cụ âm nhạc nào để chơi được một đoạn nhạc ấn tượng. Cách chơi nhạc này được gọi là "batuka". Những nụ cười sung sướng của các nhạc sĩ đã cho mình thấy rằng, không nhất thiết là phải có dụng cụ thì họ mới cảm thấy hạnh phúc.

    Để có thể tìm kiếm các cơ hội mới một cách hiệu quả nhất, bạn sẽ phải học cách tìm kiếm trên mạng. Internet hiện nay là nguồn tìm kiếm cơ hội tuyệt vời nhất, vì nó không bị giới hạn bởi khoảng cách hay thời gian. Cả ba chúng mình đã tìm được cho bản thân khá nhiều cơ hội chỉ bằng chiếc máy tính và một vài nhấp chuột. Hãy học cách tìm kiếm trên Google bằng các từ khóa hợp lý, biết được về các trang web với nhiều cơ hội thú vị, đăng ký nhận thư thông báo của các công ty hay tổ chức trong ngành của bạn và theo dõi các trang hoặc nhóm trên các mạng xã hội như Facebook hay LinkedIn. Mỗi khi tìm thấy một trang web thú vị, hãy lưu nó lại để bạn có thể dễ dàng theo dõi thông tin trên đó.

    LINH

    Trước khi có thể tìm kiếm cơ hội trên các mạng xã hội như LinkedIn, chúng ta phải nắm rõ cách hoạt động của nó. LinkedIn là một mạng lưới chuyên nghiệp nhằm giúp bạn tạo ra sơ yếu lý lịch tr c tuyến cho bản thân. Khi sử dụng LinkedIn, bạn sẽ không chỉ có thể kết nối với những chuyên gia trong lĩnh v c của mình, mà bạn còn có thể được người tuyển dụng trên khắp thế giới tìm đến nữa. Nếu biết cách tạo ra một hồ sơ hấp dẫn và đầy đủ, bạn sẽ được nhiều người để ý tới. Những nhà tuyển dụng ở các nước như Singapore, Hoa Kỳ, Canada hay Úc đều rất tích c c tìm kiếm nhân tài trên các tài khoản LinkedIn. Chính mình cũng được một số nhà tuyển dụng nhắn tin, và mình cũng đã tìm được công việchiện tại của mình qua LinkedIn! Lời khuyên của mình là, hãy nêu ra đầy đủ các bằng học, thành tích và kinh nghiệm của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh mục đích của mình trong hồ sơ để cho nhà tuyển dụng biết được hướng đi tiếp theo của bạn là gì. Thỉnh thoảng, mình còn liên lạc với một số người mà mình coi là thú vị và gây cảm hứng cho mình trên LinkedIn để mời họ đi uống cà phê với mình nữa. Bằngcách này, mình mở rộng các mối quan hệ, học được về các cách nhìn nhận mới mẻ và về các ngành nghề mới. LinkedIn cũng là một nơi tuyệt vời để bạn nghiên cứu về các bước đi của những người đi trước. Hãy "mổ xẻ" từng hoạt động, từng khóa học, từng việc làm mà họ đã trải nghiệm. Hãy quan sát xem những người đi đầu trong lĩnh v c của bạn đã vươn tới thành công bằng cách nào. Sau đó, bạn có thể so sánh CV của họ với SV mà bạn đang có để biết được bạn đang còn thiếu những gì để có thể đạt được những thành công như họ.

    Để tối ưu hóa cách tìm kiếm cơ hội trên Google, bạn sẽ phải định nghĩa rõ ràng mục tiêu tìm kiếm của mình. Bạn phải biết được mình muốn tìm gì (ví dụ như: "Học bổng", "thạc sĩ ngành k sư quang học", "du lịch", "việc làm bán thời gian", v. V) và muốn đi đâu (ví dụ như "Singapore", "Đông Nam Á", "châu Âu", v. V). Và bạn cũng nên sử dụng các từ đồng nghĩa để không loại trừ bất cứ cơ hội nào. Như vậy, bạn sẽ tạo ra những từ khóa hữu ích để giúp bạn tìm kiếm cơ hội cho mình. Hãy tìm kiếm bằng cả tiếng Anh và ngôn ngữ bản địa. Google đã giúp đ biết bao nhiêu người mặc dù sinh sống ở các vùng hẻo lánh có thể tiếp cận với những thông tin trên khắp thế giới để có thể tìm những cơ hội cho họ.

    Bạn nên bắt đầu tìm kiếm ngay khi có thể và thường xuyên theo dõi các cơ hội khác nhau, vì các nguồn thông tin thường xuyên cập nhật những cơ hội mới.

    Trước khi bắt đầu vào học hay làm việc, bạn cũng nên nghiên cứu trước về những cơ hội của trường bạn hay nơi bạn làm việc. Đi trước một bước đối với những người bạn cùng học hay đồng nghiệp sẽ trở thành lợi thế lớn của bạn trong tương lai.

    "Ngay cả khi bạn tìm kiếm nó, bạn không bao giờ sẵn sàng cho nó." – HILL WATTERSON

    Có hai điều chúng ta nên nhớ. Thứ nhất, chúng ta sẽ không bao giờ đủ sẵn sàng cho những cơ hội. Thứ hai, thời gian không chờ đợi ai

    Bao giờ. Cơ hội sẽ đến và lại đi mà không báo trước. Nhiều khi, chúng ta bỏ l những cơ hội tuyệt vời chỉ vì chúng ta không t tin vào bản thân hay chúng ta nghĩ rằng thời điểm thích hợp vẫn chưa tới. Chúng ta lo ngại rằng chúng ta đang bị thiếu kiến thức hay kinh nghiệm để có thể đối mặt với những thử thách mới. Nhưng những người vĩ đại chính là những người đã chấp nhận thử thách bản thân trước khi họ cảm thấy đã sẵn sàng. Họ bắt tay vào làm các công việc trước khi biết được họ có thể làm tốt hay không.

    HƯƠNG

    Đã có khá nhiều lần mình tưởng sẽ bị quá tải bởi mình ôm đồm quá nhiều các hoạt động và công việc khác nhau. Cơ hội nào mình cũng muốn nắm chặt, vì mình không biết được lúc nào khác mình sẽ lại có một cơ hội tương t như cơ hội đang mở ra. Nhưng lần nào mình cũng tìm ra cách quản lý thời gian cho tốt để có thể hoàn tất được mọi hoạt động và công việc một cách xuất sắc. Chẳng hạn như, vì biết rằng mình muốn đi du học trong quá trình học đại học ở Praha và mình cũng không muốn kéo dài thời gian học, nên mình đã cố dồn tất cả các môn học bắt buộc vào năm học kỳ, để có thể ung dung đi du học một học kỳ ở Argentina.

    LINH

    Mình luôn nhắc nhở trong đầu là mình luôn phải nói có với tất cả các cơ hội đến với mình, ngay cả khi một số cơ hội tưởng chừng như có quá nhiều thách thức. Mình nói có trước rồi học cách th c hiện công việc đó trong quá trình triển khai.

    Biến nhược điểm thành cơ hội

    "Tôi đã có tất cả những nhược điểm cần thiết để thành công." – LARRY ELLISON

    Sự tự ti có thể khiến bạn nghĩ là người khác luôn hơn mình. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ một điểm xuất phát khác nhau. Có người mặc dù xuất phát từ điểm thấp hơn, nhưng đã bật lên để tiến xa hơnngười khác. Cũng có những người xuất phát từ điểm có lợi thế, nhưng họ lại lợi thế của mình mà không muốn tiến xa. Nếu bạn muốn đi xa, bạn phải bắt đầu từ ước muốn, từ một niềm tin và hy vọng vào bản thân mình, và bằng lòng can đảm và s kiên nhẫn. Hãy đi, hãy tiến lên, đừng mặc cảm. Đừng nghĩ rằng người khác có nhiều cơ hội hơn mình. Vì cơ hội không đến với ai cả. Nó bắt chúng ta chủ động đi tìm chứ nó không bao giờ t đến.

    Nhiều người trong nước nghĩ rằng những người sinh sống ở nước ngoài từ bé luôn có nhiều cơ hội hơn họ, nhưng chính s thiếu thốn mới là động cơ chính để những người đó tiến lên phía trước. Khi Đức và Hương mới sang Cộng Hòa Séc, chúng mình đã phải học tiếng Séc từ bảng chữ cái, phải học cách giơ tay phát biểu, cách viết văn và ngay cả cách viết dấu nhân hay chia vì chúng khác với tiếng Việt. Vì đến khi ra trường chúng mình mới nhận được quốc tịch Séc nên trong quá trình học, chúng mình không có những cơ hội như các bạn người Séc. Nhưng chúng mình đã tìm ra những cách để áp dụng câu thành ngữ "cái khó ló cái khôn" vào cuộc sống. Chẳng hạn như vì chúng mình không được học tiếng Séc từ khi chập chững biết nói, nên chúng mình đã cố gắng để theo kịp các bạn và đã vượt lên và thắng giải những kỳ thi văn.

    LINH

    Cách suy nghĩ là "mình sinh sống tại một đất nước đang phát triển nên mình không có nhiều cơ hội" là một cách suy nghĩ hạn chế. Có nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần ra nước ngoài là hái ra tiền và có thể ung dung gửi tiền kiều hối về nhà mỗi tháng. Nhưng đây không phải là cách suy nghĩ đúng. Khi đến một đất nước mới, bạn không có nhiều điều kiện cũng như k năng bằng những người đã sinh ra và lớn lên tại quốc gia đó. Hai yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bạn ở nước ngoài. Chúng có thể làm bạn suy sụp, nhưng cũng có thể làm bạn xuất chúng. Nếu muốn xuất chúng, bạn sẽ phải luôn luôn cố gắng. Đây là điều mình đã thấy ở cộng đồng người Việtở Cộng Hòa Séc. Thế hệ đầu tiên đến Séc với suy nghĩ là họ phải làm thế nào để cải thiện hoàn cảnh kinh tế của mình để cho con cháu của họ được sung sướng.

    Như đã nhắc tới trong các chương trước, trong khi một số người coi khó khăn là những trở ngại, thì một số người khác đã tìm thấy cơ hội trong s khó khăn. Những người trong nhóm thứ nhất nếu phải đối mặt với những trở ngại sẽ rút lui, nhưng những người trong nhóm thứ hai sẽ tận dụng lợi thế ngay cả trong những điều bất lợi. Nếu không thể thay đổi những nhược điểm hay khó khăn của mình thì bạn hãy biến chúng thành những cơ hội.

    HƯƠNG

    Vì phải học chậm hai năm khi đang học tiếng Séc, mình luôn chững chạc hơn so với các bạn cùng lớp. Mình luôn cố gắng để là một trong những học sinh đứng đầu lớp. Mình đã đăng ký tất cả các kỳ thi cô giáo giới thiệu mà mình cảm thấy hứng thú. Một lần, mình tham gia cuộc thi văn toàn Séc với chủ đề "S sợ hãi ở dạng số nhiều". Hồi đó, mình rất sợ mọi người biết là mình bị phân biệt, có lẽ vì mình không muốn bị mọi người nhìn mình với con mắt thương hại. Nhưng mình đã lấy hết s can đảm trong người để viết một bài tiểu luận cho cuộc thi lần đó. Tiểu luận của mình mang tên "Đôi khi tôi sợ phải quay đầu lại". Ẩn dưới bài phỏng vấn với cô gái người Việt Nguyễn Bảo Anh bị phân biệt chủng tộc là câu chuyện của chính mình:

    "Làm thế nào một người với những trải nghiệm như vậy có thể thoát khỏi mặc cảm? Tôi sống với cảm giác đó đến tận bây giờ. Tôi chưa bao giờ thật hài lòng với bản thân mình. Tôi luôn đổ lỗi cho bản thân vì bất cứ điều gì. Ngay cả khi tôi hoàn toàn nhận thức được rằng những điều đó không phải lỗi của tôi. Đôi khi, khi tôi nghe thấy ai đó gọi tên mình, tôi sợ phải quay đầu lại để nghe người đó chửi rủa mình. Ở nhà tôi cư xử khác với lúc ra" thế giới bên ngoài ". Nhà là nơi mà tôi có thể tin chắc rằng không ai có ý định làm nhục tôi. Tôi yêu gia đình của mình và đôi khi tôi nghĩ rằng nếu không có gia đình, có thể tôi đã t tử rồi." Bài văn của mình đã nhận giải đặc biệt trong cuộc thi lần đó.

    Sau tám năm học trung học, mình đã nhận được rất nhiều giải thưởng từ các cuộc thi khác nhau. Những giải thưởng đó đã giúp mình t tin hơn. Bà ngoại hay nhắc nhủ mình rằng: "Vì con thiếuthốn hơn các bạn bản địa nên hãy cố gắng hơn họ con nhé." S thiếu thốn làm cho con người trở nên linh hoạt và sáng tạo hơn. Ví dụ như là khi vẫn còn là sinh viên và chưa đi làm kiếm tiền, mình đã đăng ký rất nhiều các hội nghị quốc tế khác nhau để có dịp ra nước ngoài. Vì thế nên mình đã có những chuyến đi sang Pháp, Canada, Estonia, Bồ Đào Nha hay Hoa Kỳ hầu như là miễn phí.

    ĐỨC

    Biến khó khăn thành cơ hội là điều mà Đức đã, đang và sẽ làm suốt cuộc đời. Từ khi mới học mẫu giáo, mình đã phải học cách tồn tại như một người di cư tại một đất nước xa lạ. Nhưng cũng vì vậy, mình luôn nhận thức được là dù có đi đâu chăng nữa, mình cũng luôn phải cố gắng làm sao cho tốt hơn những người xung quanh, vì mình chịu khó hơn họ mà. Lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn hơn người xung quanh đã giúp cho mình nắm bắt các k năng có sức quyết định để có thể tạo ra cơ hội cho mình ngay cả với những điểm yếu. Năm ngoái, khi đang làm việc tại Anh, mình đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội làm việc tại Việt Nam để có thể ở bên cạnh bạn gái mình. Nhưng khi đó, mình đã có những bất lợi lớn so với những người đã lớn lên tại Việt Nam, vì vốn tiếng Việt của mình không phải là hoàn hảo và mình cũng không có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam. Nhưng mình đã thay đổi chiến lược và không đăng ký xin làm việc thẳng với các công ty Việt, mà mình bắt đầu tìm kiếm các công ty nước ngoài đang có ý định mở chi nhánh tại Việt Nam. Vì đối với họ, mình có ưu thế là người Việt nên mình chắc chắn hiểu rõ về thị trường Việt Nam hơn bất cứ người nước ngoài nào (mà chưa bao giờ sinh sống tại Việt Nam). Với chiến lược này, mình đã tìm ra công ty Séc đang tuyển người giúp họ mở chi nhánh tại Việt Nam và đã được nhận vào làm việc. Bạn thấy đấy, cuối cùng thì mình cũng sẽ đến được cái đích mình đặt ra từ đầu, mặc dù con đường mình đi đã phải thay đổi. Theo mình thì càng có nhiều bất lợi, chúng ta sẽ càng có nhiều động cơ để thay đổi hoàn cảnh của mình.

    Chúng mình tin rằng, mỗi người trong chúng ta đều có thế mạnh riêng, nên bạn hãy chú trọng đẩy mạnh chúng để cho người khác nhìn thấy được các điểm mạnh của bạn. Chẳng hạn như, cáctrường đại học hay chính phủ thường có những suốt học bổng hào phóng cho những sinh viên từ các nước đang phát triển. Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng ra nước ngoài. Thêm nữa, Việt Nam được ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs d kiến sẽ là một trong 11 đất nước đang phát triển ( "Next Eleven") sẽ có quy mô kinh tế rất lớn trong tương lai bên cạnh năm "gã khổng lồ" là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong nhóm BRICS.

    ĐỨC

    Sống tại Trung Quốc, mình nhận ra một điều là các công ty nước ngoài tại đây đã bắt đầu có cảm giác rằng giá cả của thị trường Trung Quốc đang tăng lên và ở đây có khá nhiều quy định khắt khe làm hạn chế các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, họ đang xem xét khả năng di chuyển trụ sở của mình đến những đất nước cho họ nhiều lợi ích hơn, ví dụ như Việt Nam. Mình tin chắc rằng từ tháng Một năm 2018 sẽ có rất nhiều công ty nước ngoài chuyển đến Việt Nam nếu đất nước của chúng ta biết cách nắm bắt cơ hội cho mình. Vì sao ư? Từ tháng Một năm 2018, Hiệp định thương mại t do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (Hiệp định EVFTA) sẽ đi vào hiệulực. Đây là hiệp định đầu tiên mà Liên minh châu Âu đã đạt được với một nước đang phát triển và cũng là một cơ hội rất lớn để Việt Nam có thể khẳng định mình.

    Tận dụng các mối quan hệ

    "Thành công trong kinh doanh hoàn toàn nằm trong những mối quan hệ." – RICHARD BRANSON

    Có những người đi theo lối suy nghĩ cũ là họ có thể t hoàn tất mọi công việc. Nhưng trong thời đại thông tin ngày nay, bạn không thể tự mình tìm kiếm các cơ hội nếu không muốn bị quá tải. Những người thành công ngày nay là những người đã xuất chúng trong việc tạo mạng lưới người quen biết để mở rộng cơ hội cho bản thân. Giờ đây, việc bạn quen biết những ai cũng quan trọng không kém việc bạn là ai và bạn biết gì.

    LINH

    Khi đang hoàn tất năm thứ nhất đại học ở Hà Nội, một bạn cùng lớp của mình cũng tên là Linh lúc đó đang chuẩn bị hồ sơ để đăng ký học bổng sang New Zealand. Hồi đó, mình vẫn đang cố gắng tập trung học tiếng Anh để nâng cao cơ hội xin học bổng. Vì thấy khả năng tiếng Anh của mình hơn hẳn các bạn khác ở lớp, nên bạn Linh đã nhờ mình viết thư giới thiệu cho bạn ấy. Mình đồng ý và hỏi: "Thế mình có thể đăng ký xin học bổng với cậu được không?" Thật ngạc nhiên là bạn ấy đã không coi mình như một đối thủ, mà là một người bạn cùng đồng hành trên con đường tìm kiếm học bổng. Thế là mình đã bắt đầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký và đã nhận được học bổng trong lần đó.

    HƯƠNG

    Lúc Hương đang tìm trường học cho kỳ trao đổi thì một anh bạn người Séc đã mách cho mình trường đại học tại Buenos Aires, Argentina vì trường anh ở Phần Lan có đối tác với trường bên Buenos Aires. "Argentina ư? Đó là một đất nước tại Nam M à?" Mình cố nhớ lại những gì mình đã học về Nam M trong những giờ học Địa Lý. Băng đảng ma túy. Cướp giật. Bắt cóc. Thường xuyên biểu tình. Có phải mình điên không khi t nhiên đi chọn một nơi nguy hiểm như vậy để du học? Nhưng một sức hút vô hình đã hút mình đến với Argentina. Có lẽ là vì trên các bức hình về M Latinh, con người trông thật hạnh phúc và gần gũi biết mấy. Mình bắt đầu tìm hiểu về đất nước, phong tục tập quán và văn hóa Argentina. Chỉ gần một năm sau cuộc nói chuyện với anh bạn, mình đã đặt chân tới đất nước Mĩ Latinh này.

    Lần thứ hai mình được một người bạn giới thiệu về một cơ hội lớn là khi mình đang ngồi viết luận án tốt nghiệp tại Praha. Lúc đó, mình đang suy nghĩ vẩn vương về một ngày sẽ được trở lại châu Mĩ, nơi mình đã để lại trái tim. Đang ngồi vắt óc tìm hiểu về thị trường hàng xa xỉ cho bài luận án thì chị Tereza nhắn tin cho mình: "Nadia ơi, chị vừa nhận được thông tin về học bổng cho chuyến đi tìm hiểu về văn hóa và đất nước Canada do Ủy ban châu Âu tổ chức. Nếu trẻ hơn chút thì chị đã đăng ký ngay rồi, nhưng rất tiếc là chị sẽ rất bận vào tháng Chín tới, nên chị đã nghĩ tới em và gửi cho em xem." Cuộc đời là một chuỗi s ngẫu nhiên thú vị. Nếu chị Tereza lần đó không chia sẻ cơ hội đó với mình, hay nếu như lần đó mình đã nghĩ trong bụng rằng: "Mình bây giờ không có thời gian để chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho đợt học bổng này. Mà nhiều người đăng ký thế thì mình làm gì có cơ hội!", thì mình đã không nghiễm nhiên vượt qua hơn 600 thí sinh khắp Liên minh châu Âu để trở thành một trong 32 sinh viên nhận học bổng tham gia chuyến đi nghiên cứu về mối quan hệ giữa châu Âu – Canada rồi. Lần đó và mỗi lần nhìn thấy cơ hội trước mặt, mình không hề ngại thử sức và vượt qua những khó khăn. Biết là những cơ hội có thể sẽ không quay trở lại, nên trong đầu mình không bao giờ có câu "Để lần sau cũng được".

    ĐỨC

    Khi đang bất mãn với công việc không lương ở London, mình gửi khá nhiều hồ sơ đăng ký xin việc làm đến khắp nơi. Rồi bỗng một hôm, mình nhận được tin nhắn của một người bạn học cùng hồi trung học. Lần cuối cùng mình nói chuyện với người bạn đó là hai năm trước đấy nên mình khá ngạc nhiên. Người bạn đó đã nhớ ra rằng trong một cuộc nói chuyện ngẫu nhiên, mình đã nói với cô là mình rất muốn sinh sống tại châu Á trong tương lai. Cô nói với mình rằng, cô vừa đọc trong một tờ báo kinh tế về một công ty Séc đang muốn phát triển tại Việt Nam. Đó chỉ là một bài viết quảng bá nên không có thông tin liên lạc. Người bạn cho mình biết tên của công ty. Mình đã tìm kiếm công ty đó trên mạng ngay lập tức, tìm ra e-mail của họ và gửi một tin nhắn: "Tôi đã đọc được trong một bài báo là công ty của các anh d kiến sẽ mở chi nhánh ở Việt Nam. Nếu thông tin này là đúng, anh chị có thể gửi cho tôi thông tin liên lạc của phòng nhân s của anh chị được không?" Khoảng một tháng sau, họ đã mời mình tham gia cuộc phỏng vấn cho vị trí ở Thượng Hải.

    Lời khuyên của chúng mình là, hãy cho mọi người biết tiêu chí của bạn để họ có thể mách cho bạn những cơ hội thích hợp.

    "Những người thành công luôn luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đ người khác. Những người không thành công luôn luôn hỏi, 'Tôi được lợi gì?'" – BRIAN TRACY

    Một khi bạn đã có suy nghĩ toàn cầu, bạn sẽ thấy được là tất cả mọi người trên thế giới đều có thể có những mối kết nối bất ngờ với nhau. Trong một thế giới năng động, bạn phải tính với khả năng là mỗi con người sẽ di động không ngừng. Một người mà bạn đã giúp đ ở một nơi có thể sẽ gặp lại bạn ở một nơi khác và sẽ giúp đ lại bạn. Một người mà đã làm sếp của bạn tại công ty này có thể sẽ trở thành cộng s của bạn tại một công ty khác. Vì vậy, bạn chớ nên coi thường những s giúp đ nhỏ nhoi, vì có thể chúng sẽ tạo ra cho bạn những cơ hội không ngờ trong tương lai.

    ĐỨC

    Trong tư cách là đồng sáng lập của chi nhánh 180 Degree Consulting tại Praha, Cộng Hòa Séc, mình đã vừa giúp đ những sinh viên mong muốn làm giàu kinh nghiệm, vừa giúp đ các tổchức phi lợi nhuận triển khai các hoạt động của họ mà không phải chi trả nhiều tiền cho những chuyên gia tư vấn đắt tiền. Nhiều người hỏi mình rằng: "Tại sao lại 180 độ? Tại sao không phải là 360 độ?" Nhưng ý nghĩa của tổ chức đó là giúp đ các d án đi từ con số 0, từ điểm xuất phát, đến đích của mình. Nếu đi 360 độ, họ sẽ đi trở lại bước khởi đầu.

    LINH

    Khi trở về quê hương sau chuyến đi du học tại New Zealand, mình đã tham gia tổ chức Hội thảo Du học Truyền lửa tại Vinh, Nghệ An. Mình đã giao lưu với các em học sinh cấp ba qua nhóm này, đã có ảnh hưởng tích c c tới các em học sinh tham gia hội thảo và đã giúp đ được ít nhất là bốn em th c hiện được ước mơ du học.

    Mình đã mách cho họ những hướng đi, những chiến lược thích hợp để thành công trong những d định của bản thân. Khi họ đã nhận thức ra rằng việc ra nước ngoài du học không quá khó khăn, thì họ sẽ có thêm động l c để phấn đấu đăng ký các loại học bổng hay vào các trường danh tiếng.

    "Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại." – TÔN TỬ

    Chắc hẳn bạn nắm rõ được những điểm yếu và thế mạnh của mình. Nhưng bạn có biết về những điểm yếu và thế mạnh của những người xung quanh bạn không? Trong kinh doanh, chỉ khi nắm rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh, bạn mới có thể d đoán được các bước đi tiếp theo của họ để có thể đối mặt hay bắt kịp họ. Tương t như vậy, hãy nhìn xung quanh xem những nhược điểm của mọi người xung quanh bạn là gì và bạn có thể làm gì để có s cạnh tranh. Hãy thử viết ra một tờ giấy những gì người khác đang lơ là, nhưng trong th c tế xã hội lại đang hay sắp cần. Hãy xác định những vấn đề hay khoảng trống trong xã hội, và thử nghĩ ra những hướng giải pháp sáng tạo. Trong mọi tình huống, hãy thử quan sát cách làm của người khác và nghĩ xem bạn có thể cải thiện nó như thế nào.

    ĐỨC

    Chúng ta nên nhận thức được rằng, trong tất cả các môi trường và hoàn cảnh, chúng ta không bao giờ là một người duy nhất cả. Trong các nhóm làm việc hay học tập, chúng ta nên nắm rõ về các đồng nghiệp của mình. Hiện giờ, mình đang đọc cuốn sách về Trung Quốc cổ đại, về thời Tam Đại ở Trung Quốc, khi nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu có xích mích với nhau và đấu chiến. Từ cuốn sách đó, mình rút ra bài học là các quân đội không chỉ cần biết về các ưu điểm của từng binh sĩ của họ, mà họ cũng cần hiểu rõ về môi trường chiến đấu. Họ phải tìm hiểu xem trên chiến trường đó có nước ngọt hay không, có thú dữ hay không. Tương tự như vậy, trong bất cứ công việc nào, mình cũng không chỉ cần hiểu biết về các hoạt động của công ty, mà ngoài ra, mình cũng cần nắm rõ môi trường mà công ty mình đang triển khai. Ví dụ như ở Cộng Hòa Séc, hầu như gia đình nào hay khách sạn nào cũng có bồn tắm. Nhưng ở Việt Nam thì những bồn tắm sang trọng chỉ có thể bán được cho những khách sạn năm sao hay các khu nghỉ dư ng thôi, vì không phải gia đình nào hay khách sạn nào cũng chấp nhận chi trả cho các bồn tắm đắt tiền. Vì vậy, các mẫu mã và giá tiền của bồn tắm cũng phải thay đổi nếu muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.

    HƯƠNG

    Khi bạn biết cách sử dụng "mưu công" trong Binh pháp Tôn Tử, bạn sẽ không nhất thiết phải là người tài giỏi nhất hay người đứng đầu trong một lĩnh v c nào đó thì mới có thể có được cho mình những cơ hội tuyệt vời. Đây là cách đã giúp mình thắng các giải thưởng, các kỳ thi hay các chuyến đi khác nhau. Chẳng hạn như, trong những năm tháng học trung học, mình đăng ký thi tất cả các kỳ thi mình cảm thấy rằng mình có cơ hội được giải. Biết rằng các bạn trong độ tuổi của mình vẫn còn mải chơi và không chuẩn bị trước cho các buổi thi giao tiếp bằng tiếng Anh, mình đã chuẩn bị trước một ít câu nói để gây ấn tượng với các thầy cô chấm thi, vì mình biết được là cảm nhận ở những giây phút đầu tiên là quan trọng nhất. Mỗi khi vào phòng thi thì thay vì ngồi bệt xuống và chờ đến lượt, mình luôn giao tiếp với những bạn thí sinh khác để nắm rõ được về những đối thủ của mình. Chẳng hạn như trong kỳ thi đấu tiếng Anh của vùng, mình đã kết bạn với một người mà đã cùng mình vào vòng cuối của cuộc thi hôm đó. Chúng mình đã phải đối đầu trong giao tiếp để loại bỏ người thứ hai, nhưng vì đã kết bạn với nhau từ trước, nên chúng mình thi đấu như hai người bạn thân mật, chứ không phải là hai đối thủ nữa.

    Gỡ bỏ các giới hạn

    "Bạn chỉ bị giới hạn bởi các bức tường bạn xây d ng cho mình." – ANDREW MURPHY

    Hãy tưởng tượng là bạn đang đứng trước một bức tường cao vút và bên cạnh bức tường có một cái thang, nhưng một bậc thang hơi bị lung lay. Bạn có dám mạo hiểm trèo lên thang để khám phá thế giới bên kia bức tường không? Hay bạn sợ cái bậc thang lung lay làm bạn bị ngã đau, nên bạn sẽ không dám leo lên?

    HƯƠNG

    Để có thể sang Pháp học cao học, mình đã phải đau đầu tính toán những cách để chuẩn bị đủ tài chính cho cả quá trình học tập. Mình đã tính xem còn bao nhiêu tháng nữa thì đến kỳ học, mỗi tháng mình phải kiếm ra bao nhiêu tiền và mình có thể tiết kiệm bằng những cách nào. Để có đủ cho phần còn lại, mình vay tiền của nhà băng. Đến một vài nhà băng ở Praha, mình mới bị thất vọng khi họ nói với mình là, vì không có quốc tịch Séc nên mặc dù mình có lương cao, họ vẫn coi mình là một khách hàng có độ rủi ro lớn và không cho mình vay tiền. Cuối cùng thì một nhà băng lớn của Séc cũng cho mình vay nhưng với lãi suất khá cao, và họ cũng không cho mình vay cả số tiền cần thiết cho chuyến đi. Mặc dù không có được đủ số tiền cần thiết cho cả khóa học, mình vẫn quyết định nhập học vì mình tin rằng mình sẽ tìm được cách để xoay xở với hoàn cảnh không thuận lợi này.

    LINH

    Dù đã cố gắng đến mấy trong các công việc, mình luôn t hỏi bản thân: "Nếu cố gắng làm nhiều hơn hiện tại 10-20% nữa thì mình sẽ đạt được những gì? Sẽ học thêm được những điều gì mới? Sẽ cải thiện được hoàn cảnh hiện tại của mình ra sao?" Nếu thấy được lợi ích khi cố gắng hơn nữa thì mình sẽ tiếp tục suy nghĩ xem, bằng những cách nào mình sẽ có thể cải thiện tiến độ làm việc của mình, tính xem mình có thể tiết kiệm thời gian như thế nào, những kĩ năng nào sẽ cho mình làm việc với năng suất cao hơn.

    ĐỨC

    Như chúng mình đã đề cập đến trong chương trước, một khi bạn chấp nhận vượt qua giới hạn của bản thân tức là bạn sẽ vươn tớivùng kéo dãn, nơi bạn có thể phát triển được các k năng cho mình. Nhưng cũng chú ý là đừng đi quá nhanh, nếu không bạn sẽ nhảy luôn vào vùng căng thẳng, khiến cho bạn không hưởng thụ được các điều kỳ diệu mà thế giới bên ngoài mang đến cho bạn.

    "Thay vì suy nghĩ ngoài chiếc hộp, hãy loại bỏ chiếc hộp." -DEEPAK CHOPRA

    Suy nghĩ không có hộp khác với suy nghĩ ngoài hộp là, bạn không bị cái hộp cám dỗ để quay trở lại bên trong hộp. Suy nghĩ không có hộp đơn thuần là cách suy nghĩ không bị bất cứ giới hạn nào kiềm chế. Đó là khi chúng ta đón chào khả năng bất tận của những s đổi mới, khi chúng ta tìm ra các lời giải đáp bằng những cách sáng tạo mà không cần học theo cách làm của bất cứ ai.

    LINH

    Cả ba chúng mình đều có những suy nghĩ ngoài chiếc hộp. Vì nếu chúng mình suy nghĩ trong hộp thì có lẽ giờ đây, cả ba chúng mình đã không bay bổng như bây giờ. Vì theo xã hội Việt Nam thì chúng mình đã đến tuổi lấy vợ hay lấy chồng và có con. Nhưng vì chúng mình không đi theo những khuôn mẫu mà xã hội đã định sẵn, không muốn có cuộc sống nhàn hạ nhưng cũng nhàm chán, nên chúng mình đã t quyết định cuộc sống của mình, d a theo môi trường và hoàn cảnh chúng mình đang sống. Khi những người ở nhà hỏi mình là khi nào mới cưới vợ và có con, thì mình bảo với họ là, trước tiên mình sẽ phải biết chắc rằng mình đã sẵn sàng về mặt tài chính rồi mới quyết định lập gia đình, vì mình phải đảm bảo được những điều kiện tốt nhất cho gia đình tương lai. Ở Việt Nam còn có bố mẹ bên cạnh nếu mình gặp khó khăn, chứ còn ở nước ngoài thì có ai có thể giúp đ được mình ngoài bản thân mình ra? Điều mà chúng mình muốn truyền cho các bạn trẻ Việt Nam là những k năng để thuyết phục bố mẹ cho họ t lập. Nhiều khi, bố mẹ lo lắng cho con quá mà không cho phép con cái làm những điều mà có lẽ sẽ tốt cho tương lai của họ.

    ĐỨC

    Suy nghĩ ngoài chiếc hộp yêu cầu bạn phải có s sáng tạo cao. Trong môi trường học tập và làm việc hiện nay với s cạnh tranh khá cao, chúng ta phải suy nghĩ ngoài chiếc hộp mới có thể thành công. Các công ty cũng rất coi trọng những người biết suy nghĩ ngoài chiếc hộp, vì những người đó mang lại khá nhiều ý tưởng mới mẻ cho công ty. Khi bạn đi du lịch hay định cư ở nước ngoài, bạn cũng cần có s sáng tạo để có thể tồn tại. Vì cách làm việc ở nước ngoài sẽ rất khác so với cách bạn làm các công việc tương t ở quê hương bạn. Khi ở một hoàn cảnh lạ lẫm và bạn bị mất phương hướng hay bị lạc đường, bạn cần phải tìm ra những cách mới mẻ để có thể tìm ra con đường đi đúng.

    "Không có gì đắt hơn là một cơ hội bị l." – H. JACKSON BROWN, JR.

    Khi hấp hối trên giường, con người thường hối tiếc vì những thứ họ đã không làm hơn là vì những thứ họ đã làm. Họ hối hận vì đã không nói chuyện nhiều hơn với người thân và gia đình, vì đã không dành nhiều thời gian cho những niềm đam mê của mình, hay vì đã bỏ qua quá nhiều cơ hội.

    ĐỨC

    Mình đã bỏ lỡ cơ hội học một loại nhạc cụ từ thuở bé, vì khi mới sang Cộng Hòa Séc định cư, gia đình mình đã trải qua những năm tháng khó khăn. Hồi đó, gia đình mình đã phải tập trung nghĩ cách để có thể tồn tại ở một đất nước mới, chứ không còn có kinh phí cho mình theo học các môn học ngoại khóa nữa. Học phí học chơi đàn khá cao, và những người không có quốc tịch Séc không được nhà nước hỗ trợ cho những khóa học, nên mình đành ngậm ngùi bỏ qua ước mơ chơi đàn. Vì vậy, khi mình bỏ thời gian rảnh để đưa em gái đi học đàn piano, mình cảm thấy rất hạnh phúc vì em gái đã có được cơ hội học đàn từ năm lên năm tuổi. Mình hứa với bản thân là con cái mình sau này sẽ có cơ hội học đánh đàn từ bé để khi lớn lên không bị hối tiếc như mình.

    LINH

    Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Praha, mình đã có cơ hội sang CHLB Đức để du học một năm, nhưng tiếc thay, mình đã trượt hai môn học trong năm thứ nhất nên phải ở lại Séc để thi lại. Cơ hội bị l này đã cho mình nhận thức được là việc trì hoãn học tập hay bất cứ công việc gì cũng sẽ khiến mình trả giá khá đắt. Nói là: "Tôi sẽ bắt đầu trong ngày mai!" là một trong những sai lầm lớn nhất cuộc đời mình, vì ngày hôm nay sẽ không bao giờ trở lại được. Chúng ta không thể nào mua lại thời gian, nên chúng ta sẽ phải học cách tận dụng hết mức qu thời gian mà chúng ta có.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 6:

    Quy luật của sự hấp dẫn là, các suy nghĩ của chúng ta thu hút những loại suy nghĩ tương tự.

    Để có thể cuốn hút các cơ hội về phía mình, bạn phải chủ động đi tìm chúng.

    Mỗi ngày chứa bên trong nó vô vàn cơ hội và nhìn thấy nó hay phớt lờ nó đi là tùy theo con mắt của bạn có mở ra để đón chào các cơ hội hay nhắm lại để làm ngơ.

    Khi có nhiều bạn có chung chí hướng, bạn sẽ tạo ra cho mình một mạng lưới những người có thể cung cấp cho bạn cơ hội trên khắp thế giới.

    Sự thiếu thốn là động cơ chính để chúng ta tiến lên phía trước. Chúng ta sẽ không bao giờ có đủ sẵn sàng cho những cơ hội. Thời gian không chờ đợi ai bao giờ.

    Không có gì đắt hơn là một cơ hội bị l.

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy sử dụng quy luật của s hấp dẫn để tìm kiếm một cơ hội.

    Hãy thử tìm kiếm trên Google: Năm cơ hội làm việc ở nước ngoài, 5 loại học bổng toàn phần cho người Việt, năm chương trình hội thảo quốc tế ngắn hạn mà người Việt có thể tham gia.

    Hãy bắt đầu theo dõi năm trang Facebook có liên quan tới cơ hội bạn đang tìm (ví dụ như năm trang Facebook cung cấp thông tin về học bổng, năm trang Facebook cung cấp thông tin về việc làm ở nước ngoài, v. V).

    Hãy tìm kiếm và bắt chuyện với ít nhất một người đã từng có cơ hội mà bạn đang ao ước hướng tới. Hãy hỏi họ cách mà họ đã tìm được cơ hội cho mình.

    Hãy cho mọi người xung quanh bạn biết về ước mơ mà bạn đang hướng tới.
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  8. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương 7. Chuẩn bị cho chuyến đi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trước mỗi chuyến đi ra nước ngoài dù ngắn hay dài ngày, chúng ta sẽ cần có ba loại đầu tư cốt yếu là thời gian, công sức và tiền bạc. Cho dù lý do bạn ra nước ngoài là du lịch, học tập hay làm việc đi chăng nữa thì một s chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn tối đa hóa chuyến đi của mình. Nhiều người ra nước ngoài với cái đầu trống rỗng và với suy nghĩ rằng họ sẽ từng bước tìm tòi trong quá trình phiêu lưu của mình, nhưng đa số người như vậy đều trở về nước với những nỗi thất vọng.

    Các mảnh ghép hình

    "Nếu bạn thất bại trong công tác chuẩn bị thì có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho một sự thất bại". – MARK SPITZ

    Để biết được bạn cần những gì cho chuyến đi sắp tới, hãy đánh giá hoàn cảnh của bản thân bằng cách khách quan nhất có thể. Hãy đặt cho bản thân các câu hỏi cần thiết như: "Tôi có bao nhiêu thời gian cho chuyến đi này? Ngân sách cho chuyến đi của tôi là bao nhiêu? Tôi cần học bổng toàn phần hay bán phần? Các kĩ năng (ngoại ngữ, giao tiếp, v. V) của tôi đã đủ cho chuyến đi chưa? Tôi sẽ làm gì khi gặp phải rắc rối? Mục tiêu chính cho chuyến đi của tôi là gì?" Càng nghĩ tới nhiều chi tiết có thể xảy ra trong chuyến đi ra nước ngoài, bạn sẽ càng sẵn sàng hơn để đối phó với những điều không lường trước được. Hãy xem xét khả năng tài chính của bạn sẽ cho phép bạn đi những đâu, thời gian bạn có sẽ cho phép bạn đi bao nhiêu ngày/tháng/năm và hoàn cảnh hiện thời của đất nước bạn muốn tới đang ra sao.

    Hãy hình dung ra chuyến đi sắp tới của bạn như một bức tranh lớn, và bạn sẽ phải sắp xếp các mảnh ghép hình là các khâu chuẩn bị lại để có thể sẵn sàng cho chuyến đi của mình. Vậy thì.. Một, hai, ba.. Chúng ta cùng bắt tay vào ghép hình nào!

    Mảnh ghép thứ nhất: Thông tin và tinh thần chuẩnbị thông tin và tinh thần

    Tất nhiên chúng ta không thể chuẩn bị mọi thông tin phù hợp và đầy đủ cho cuộc hành trình, nhưng càng chuẩn bị tốt, khả năng bạn bị sốc văn hóa sẽ càng ít đi. Hãy nghiên cứu kĩ càng về đất nước, con người và các phong tục của đất nước bạn sắp đến trên những trang web phổ cập như Wikitravel, Tripadvisor hay Lonely Planet.

    ĐỨC

    Khi đến một thành phố mới lạ, việc đầu tiên mình làm là tìm bản đồ của thành phố ở sân bay, nhà ga, trung tâm thông tin du lịch hay tại chỗ ở. Sau đó, mình khoanh lại các địa điểm tham quan được gợi ý trên bản đồ. Ngay trước chuyến đi, mình đều chuẩn bị các địa chỉ của các quán ăn ngon, các di tích thắng cảnh nổi tiếng hay các viện bảo tàng và tìm cách đến các địa điểm đó (như phải đi tuyến tàu nào, phải đi đến bến nào, v. V). Ít nhất bạn cũng nên biết được cách đi từ sân bay, nhà ga hay bến xe đến chỗ ở của mình.

    Một lần mình đã trả giá đắt cho việc không chuẩn bị trước thông tin. Khi đi ăn ở Bangkok, mình thèm ăn xoài nên hỏi mua xoài ở một quán ăn, nhưng người phục vụ đã mang ra cho mình xoài với xôi nếp và nước cốt dừa. Họ giải thích cho mình bằng tiếng Thái là "Khao Neeo Mamuang" là một loại đồ ăn tráng miệng rất phổ biến ở Thái Lan. Nhưng vì không hiểu nên mình thấy lạ và chỉ ăn xoài thôi. Về nhà rồi mình mới biết về món tráng miệng nổi tiếng này. Rồi khi đi ăn ở một quán ăn Thái Lan ở Praha, mình cũng muốn thử món ăn này, nhưng nó đắt hơn ở Thái Lan rất nhiều lần.

    Nếu có người thân hay bạn bè đã hoặc đang sinh sống tại nơi bạn đang muốn đến, hãy nhờ họ gửi cho bạn các thông tin hữu ích vàgiới thiệu cho bạn về các địa điểm thú vị.

    Hãy tìm hiểu về độ thân thiện của người dân. Hãy khám phá những điều khác biệt giữa văn hóa ứng xử của quê hương bạn và đất nước bạn muốn đến và những điều bạn nên tránh. Chúng mình sẽ khai thác thêm về chủ đề này trong chương 9: "Tỏa sáng trong những mối quan hệ quốc tế".

    Hãy tìm hiểu k về luật pháp của đất nước bạn sắp đến (sinh viên được phép làm việc bao nhiêu tiếng mỗi tuần hoặc có được làm việc ngoài trường học không) và kiểm tra xem đất nước đó có những luật lệ đặc biệt nào không (ví dụ như ở Singapore, nhai kẹo cao su là điều cấm kị).

    Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các hội thảo hay s kiện về điểm đến sắp tới của bạn và tìm ra những cách để kết bạn với những người bản xứ hay những người đang định cư tại nơi bạn sắp đến. Hãy tìm đến các nhóm trên mạng hay ngoài đời thật có liên quan tới đích đến của bạn.

    Mỗi quốc gia hay thành phố đều có một cổng thông tin du lịch để cho bạn thêm kiến thức cũng như để tìm hiểu về các s kiện và hoạt động sẽ xảy ra trong thời gian bạn đến thăm thành phố. Ví dụ như Thượng Hải có Smartshanghai.com, Vancouver có Insidevancouver. Ca, Praha có Pragueeventscalendar.com hay Singapore có Yoursingapore.com. Bạn cũng có thể tra cứu trên các trang web dành riêng cho s kiện như Eventful.com. Các nhóm và cộng đồng dành cho người nước ngoài ( "expats") như Internations.org cũng thường xuyên tổ chức các buổi gặp g nhằm kết nối những người có hoàn cảnh tương t lại với nhau. Hãy kiểm tra xem bạn có được giảm giá khi mua vé vào cửa trên mạng hay không. Và nhiều khi, ca sĩ hay nhóm nhạc bạn yêu thích sẽ có buổi biểu diễn tại địa điểm bạn sắp đến.

    Một mẹo mà chúng mình muốn mách bạn là, mỗi khi ra nước ngoài, hãy thử tìm kiếm các s kiện chuyên ngành như hội thảo, khóa học ngắn hạn hay một chương trình từ thiện để tham gia. Cách này sẽgiúp bạn tận dụng tối đa các cơ hội để cải thiện bản thân và sẽ làm cho CV của bạn phong phú hơn nhiều.

    Chuẩn bị các k năng cần thiết

    Chúng mình đã đề cập đến các k năng cần thiết cho chuyến đi nước ngoài hoặc cho các môi trường đa văn hóa trong chương ba, nên trong phần này, chúng mình sẽ chỉ tóm tắt lại những điều tất yếu.

    Bạn sẽ phải lên kế hoạch, lên chương trình và tập cho mình một thói quen quản lý thời gian để th c hiện được kế hoạch của bạn. Cho dù đi du lịch hay đi du học chăng nữa, lên kế hoạch và th c hiện nó sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân và biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình ở đâu trong quá trình chuẩn bị.

    Nếu bạn đi du lịch đến một đất nước với ngôn ngữ bạn không hề biết, hãy cố gắng học những từ v ng và những câu giao tiếp cơ bản trước chuyến đi. Có những nơi có đa số người dân sử dụng được tiếng Anh hay những ngoại ngữ khác khá tốt ngay cả khi họ không phải là người bản xứ (như các quốc gia Scandinavia và phần lớn châu Âu), nhưng cũng có những nơi mà người dân không biết hoặc không muốn giao tiếp bằng ngoại ngữ (như Pháp, Ý hay các quốc gia M Latinh). Ngay cả khi bạn có ý định đến một quốc gia sử dụng tiếng Anh, hãy thử nghe trên YouTube xem bạn có hiểu giọng địa phương của họ không (Wales, Scotland, Nam Phi, Ấn Độ hay New Zealand có âm giọng tiếng Anh nghe khá khó hiểu cho những người nghe không quen).

    Ngoài ra, bạn cũng nên t rèn cho mình k năng đặt câu hỏi như thế nào cho ngắn gọn và dễ hiểu, cho các trường hợp bạn phải hỏi đường hay hỏi bất cứ điều gì trong ngôn ngữ bạn biết ít hay không hề biết chút nào.

    Có sự nhạy cảm văn hóa có nghĩa là bạn nhận thức được về các điều khác biệt giữa văn hóa của bạn và văn hóa nước ngoài. Khi đến một văn hóa mới lạ, bạn sẽ gặp phải hàng trăm, hàng nghìn các bối cảnh và tình huống mà bạn chưa bao giờ gặp phải ở quê hươngmình. Bạn sẽ cần có s linh hoạt cao để thích ứng được với một môi trường và xã hội mới.

    Mảnh ghép thứ hai: Tài chính

    Cách ước lượng chi phí

    Để biết được số tiền bạn cần cho chuyến đi, hãy so sánh giá tiền trung bình của các quán ăn, siêu thị, phương tiện giao thông, vé vào cửa, đồ dùng hằng ngày hay tiền thuê nhà tại trang web sau: www. Numbeo.com/cost-of-living . Bạn cũng có thể mở các trang web như Tripadvisor.com, Zagat.com hay Yelp.com để xem thực đơn và tra giá trung bình của những món ăn tại các quán ăn ở nơi bạn muốn đến là bao nhiêu. Hãy ước lượng ra các khoản chi phí cho mỗi ngày là bao nhiêu và nhân với số ngày bạn sẽ ở đất nước đó.

    Hãy kiểm tra chính sách làm việc cho sinh viên tại các quốc gia bạn muốn đến. (Bạn sẽ được làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần? Tìm việc làm thêm tại quốc gia đó có dễ hay không) Ví dụ như tại Hoa Kỳ, du học sinh không được làm các công việc ngoài trường học ( "off campus"). Tại Canada hay các quốc gia châu Âu, sinh viên có thể đi làm 20 tiếng mỗi tuần trong thời gian học. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng tìm được việc làm thêm, nên bạn phải cân nhắc khi có ý định trang trải kinh phí du học bằng đồng lương kiếm được.

    Nếu bạn dự định đi làm việc ở nước ngoài, hãy mang theo người đủ số tiền cho đến kỳ lương đầu tiên. Bạn phải biết trước được là mình sẽ được trả lương hai tuần một lần (ví dụ như ở Canada hay Hoa Kỳ) hay một tháng một lần (ở các nước châu Âu).

    ĐỨC

    Khi mình chuyển đến London sinh sống, mình đã mắc một sai lầm là mình đã không tìm hiểu k càng các mức giá của những đồ dùng hằng ngày. Chỉ biết rằng thành phố này khá đắt đỏ và đắt hơn Praha gấp ba lần. Sang London, mình mới bị sốc khi nhìn thấy các giá tiền cao ngất ngưởng. Chẳng hạn như giá của một chai nước lọc là hai bảng, tương đương với gần 60.000 đồng và đắt hơn giá chai nướcở Praha tận bốn lần. Biết được các chi tiết nhỏ bé về các loại th c phẩm thôi cũng giúp bạn ước tính ngân sách cần thiết một cách chính xác. Khi biết được tổng số tiền cần thiết cho chuyến đi, mìnhkhuyên bạn nên mang thêm 30% số tiền đó cho các s cố có thể xảy ra. Có khoản tiền d trữ luôn là điều nên làm, ngay cả khi bạn sẽ không sử dụng đến nó.

    Một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bị cạn sạch tiền ở giữa chuyến đi. Điều này đã xảy ra với mình ở Brazil. Trong tuần cuối, tài khoản của mình bị hết tiền, thế là mình phải nhờ bố mẹ gửi tiền sang. Để không bị rơi vào một hoàn cảnh tương t, bạn nên cố gắng tiết kiệm tiền hết mức trong các tuần đầu của chuyến đi. Cố gắng chi tiêu ít hơn d tính, rồi khi bạn tin rằng bạn sẽ không có khoản chi phí nào ngoài d đoán, bạn có thể sử dụng tiền một cách thoải mái hơn. Nếu bạn đi xa lâu ngày thì những ngày đầu bạn sẽ phải tiêu nhiều tiền nhất. Ví dụ như khi mình chuyển đến Thượng Hải, mình đã phải mua bát, đũa, đĩa, ga giường, chăn gối, v. V.. Đó là những thứ mà có thể bạn đã không d kiến mua trước chuyến đi. Thường thì khi mua sắm, mình so sánh giá tiền một vài nơi trước khi quyết định mua đồ ở chỗ rẻ nhất. Và mình cũng không mua đồ thừa thãi mà chỉ mua khi cần thiết. Ví dụ như mình chỉ mua một cái bát thôi thay vì sắm luôn một vài cái. Hãy cố gắng rửa bát đũa hằng ngày thay vì mua nhiều đồ đạc để chỉ phải rửa mỗi tuần một lần.

    Thẻ tín dụng

    Dù đi ngắn ngày hay dài ngày, bạn cũng nên báo với ngân hàng đã cấp thẻ tín dụng của bạn về chuyến đi sắp tới. Bất kể bạn đi bao lâu, việc thông báo cho các công ty thẻ tín dụng biết bạn sẽ đi nước ngoài cũng là một ý tưởng tốt bởi ngân hàng sẽ không khóa tài khoản của bạn nếu họ có cảm giác rằng ai đó đã ăn cắp tài khoản của bạn. Không có gì tồi tệ hơn trường hợp bạn không có tiền khi đang ở nước ngoài.

    Bạn nên mang theo người ít nhất là hai thẻ tín dụng khác nhau để đề phòng trường hợp là một thẻ của bạn không sử dụng được hay bị khóa. Nếu ở nước ngoài trong một thời gian tầm từ ba tháng trởlên, chúng mình khuyên bạn nên mở tài khoản ở một ngân hàng địa phương để không phải trả phí cao mỗi khi rút tiền.

    LINH

    Nhiều khi, các công ty trả tiền lương hằng tháng vào thẳng tài khoản ngân hàng của bạn nên có một tài khoản địa phương là điều tất yếu. Lời khuyên của mình là mở những tài khoản ở một ngân hàng quốc tế như Citibank hay HSBC tại các quốc gia mà bạn đến để tiết kiệm các khoản phí cho phí giao dịch chuyển khoản.

    Những cách để chuẩn bị tiền bạc cho chuyến đi

    Có hai cách để bạn có đủ tiền cho chuyến đi :(1) kiếm tiền và (2) tiết kiệm tiền.

    (1) Kiếm tiền

    Nếu bạn đi dài ngày, bạn có thể bán lại các đồ đạc bạn không sử dụng nữa.

    ĐỨC

    Ngay cả khi bạn không có một chuyến đi trước mắt, hãy đi làm thêm mỗi khi có thể. Mình đã cất giữ tất cả số tiền mà mình đã kiếm được trong quá trình học tập vào những phong bì khác nhau và ghi lại phong bì nào sẽ được sử dụng trong trường hợp nào. Rồi đến khi đạt được mục tiêu tài chính nhất định là mình đã sẵn sàng để th c hiện mục tiêu đưa ra.

    HƯƠNG

    Trước khi học cao học tại Pháp, mình đã trải qua hai năm tính toán, tìm hiểu về các khóa học cũng như tìm cách chi trả cho quá trình học của mình. Chắc hẳn bạn cũng biết là t thân đi du học không phải là điều dễ dàng. Mình đã phải tiết kiệm chi tiêu và làm rất nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền.

    (2) Tiết kiệm tiền

    Trước khi trả tiền cho chuyến đi du lịch hay đặt vé máy bay, hãy kiểm tra lại các chương trình ưu đãi hay những đợt giảm giá của các đại lý du lịch hay các hãng bay. Có thể là bạn đang định đi du lịch Thái Lan vào hè năm nay, nhưng Malaysia lại đang thu hút khách du lịch với nhiều đợt giảm giá. Có khi bạn đang quyết định mua vé tàu hỏa để đ tốn tiền nhưng không biết rằng các hãng máy bay đang giảm giá tới mức giá vé máy bay còn thấp hơn vé tàu hỏa.

    LINH

    Dù bạn ra nước ngoài để du lịch, du học hay kiếm tiền đi chăng nữa thì bạn cũng phải lập ra kế hoạch tiết kiệm tiền. Hãy viết ra các khoản chi tiêu trước chuyến đi (ví dụ như phí thị th c, vé máy bay, đặt cọc tiền ở, đồ dùng cần thiết, v. V) và trong chuyến đi (ví dụ như vé giao thông công cộng hằng tháng, tiền ăn, ở, vé vào cửa, v. V) để biết được bạn cần bao nhiêu tiền cho chuyến đi của mình. Rồi hãy tính xem bạn còn có bao nhiêu ngày để có được số tiền cần thiết đó. Càng bắt đầu chuẩn bị sớm thì số tiền bạn cần tiết kiệm trong mỗi ngày sẽ càng ít đi. Hãy học cách bỏ lợn một khoản tiền bé nhỏ hằng ngày ngay cả khi bạn chưa có mục đích chi tiêu cụ thể để bạn luôn có thể đối phó được với những trường hợp bất đắc dĩ. Bắt đầu chuẩn bị sớm cũng giúp bạn mua vé máy bay hay đặt nhà nghỉ với giá cả hợp lý hơn.

    Mỗi khi bạn định đi nhậu hay mua một đồ vật đắt tiền, hãy thử nghĩ xem bạn có thể tiết kiệm số tiền đó cho chuyến đi của mình hay không. Có nhiều người kêu ca rằng họ không có tiền để ra nước ngoài mà họ không nhận thức được là họ đang vứt tiền ra biển với các hoạt động hoang phí hằng ngày của mình.

    Mảnh ghép thứ ba: Mua vé máy bay

    Bạn có thể so sánh giá máy bay trên các trang web như Skyscanner, Google flights, Momondo, Expedia, Kayak, v. V.. Có rất nhiều hãng bay rẻ cho bạn chọn lựa. Nhất là châu Âu và Đông Nam Á có những tuyến bay 'rẻ như bèo'.

    Sau khi đã tìm được phương án rẻ và thuận tiện nhất cho chuyến đi của mình, hãy đi thẳng đến trang web của hãng bay để đối chiếu giá thành. Đôi khi, giá vé trên trang mạng của hãng bay sẽ rẻ hơn, nhưng cũng có khi giá vé trên trang web tập hợp vé máy bay sẽ rẻ hơn.

    LINH

    Lần đầu tiên mình ra nước ngoài (đó là lần bay sang New Zealand du học), vì chưa biết cách mua vé máy bay nên mình đã đặt vé qua công ty môi giới và trả thêm tiền phí cho họ. Tất nhiên là giờ đây, mình không còn phí tiền cho những người làm những việc mà mình có thể t làm. Sống ở châu Á, mình hay đặt các vé máy bay rẻ của Jetstar hay Tigerair. Mỗi tội mình cao kều so với chiều cao trung bình của người châu Á, nên phải ngồi co ro. Nhưng không hề gì vì các chuyến bay đó thường bay đường ngắn (tầm tiếng rư i hay hai tiếng). Mình cũng phải cẩn thận với hành lý mang theo người, vì các hãng bay giá rẻ rất nghiêm ngặt với cân nặng của hành lý. Họ thường chỉ cho mình mang một va li xách tay đi cùng thôi. Và tất nhiên là họ không phục vụ ăn uống trong chuyến bay. Bạn cũng phải tính đến khả năng cao là chuyến bay của bạn sẽ bị chậm. Có khi chỉ là một vài phút, có khi cũng lên mấy giờ đồng hồ liền. Vậy nên, bạn không nên hẹn gặp ai đó ngay sau giờ hạ cánh.

    Nếu bạn đam mê khám phá các đất nước mới, bạn có thể tìm kiếm các chuyến bay có thời gian dừng chân giữa hai chuyến bay kết nối (tiếng Anh là "stopover") đủ dài để bạn có thể ra ngoài trung tâm thành phố tham quan. Nhiều khi, các đường bay với địa điểm dừng chân còn rẻ hơn vé bay thẳng vì các hãng bay cho rằng các đường bay thẳng bất tiện cho khách hàng. Nhưng nếu bạn có s chuẩn bị trước k càng, bạn có thể sẽ vừa tiết kiệm tiền, vừa được đến thăm một vùng đất mới. Trên mạng có khá nhiều các bài viết về chủ đề "Một ngày ở.." (tiếng Anh là "One day in..") để chỉ cho bạn các địa điểm hấp dẫn bạn không nên bỏ qua khi chỉ có một ngày để khám phá. Bạn không nhất thiết phải mua vé cho hai chặng bay vào cùng thời điểm hay cùng hãng bay, nhưng bạn nên chú ý là, nếu bạn mua vé cho các chuyến bay ở thời điểm khác biệt hay tại các trang web khác nhau, bạn sẽ phải đi nhận hành lý sau chuyến bay thứ nhất và sau đó sẽ phải gửi lại hành lý trước chuyến bay tiếp theo.

    ĐỨC

    Khi bay từ Cộng Hòa Séc sang Brazil, mình đã dừng chân ở Lisbon, Bồ Đào Nha gần 24 tiếng. Ngay cả khi mình chỉ ở đó một ngày thôi, mình cũng đã mua cuốn sách hướng dẫn du lịch về Lisbon để tận dụng tối đa một ngày ở đó. Khi quyết định đi ra ngoài sân bay và khám phá một thành phố mới, bạn nên ước lượng khoảng thời gian cần thiết để trở về sân bay đúng giờ cho chuyến bay tiếp theo.

    Hãy kiểm tra xem đất nước bạn dừng để nối chuyến có yêu cầu thị thực quá cảnh (tiếng Anh là "transit visa") hay không.

    HƯƠNG

    Khi mua vé máy bay từ Canada đến Mexico có điểm dừng chân một vài tiếng tại Hoa Kỳ. Vì không kiểm tra k nên mình không biết là cần có thị th c quá cảnh khi dừng chân tại Hoa Kỳ, dù là một vài tiếng hay một vài ngày. Mình chỉ biết về loại thị thực này trước ngày bay hai tuần nên mình hoảng hốt đi nộp đơn xin thị thực. Rất may là Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Vancouver, Canada làm việc khá nhanh và mình đã có thị th c quá cảnh trong tay chỉ sau ba ngày.

    Hãy luôn kiểm tra giờ máy bay hạ cánh để biết được bạn sẽ phải sử dụng phương tiện nào để đến được chỗ ở. Nếu máy bay hạ cánh vào ban đêm hay rạng sáng, hãy tra giờ chạy của cuối cùng hay đầu tiên trong ngày của các phương tiện giao thông công cộng. Nếu không có tàu xe chạy vào giờ bạn đến, khả năng là bạn sẽ phải thuê xe taxi, Uber hay Lyft (một dạng Uber dành cho nữ giới). Hãy tìm hiểu trước giá tiền trung bình cho chuyến đi taxi từ sân bay đến trung tâm thành phố, để bạn không bị "chặt chém".

    Hãy lên trang web của hãng máy bay và check in tr c tuyến trước thời gian bay 24 tiếng. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo có chỗ ngồi, vì đôi khi những hãng máy bay bán nhiều vé hơn chỗ ghế trống.

    LINH

    Sau những chuyến bay dài xuyên qua nhiều vĩ tuyến, đồng hồ sinh học của mình thường bị xáo trộn, làm cho mình cảm thấy rất mệt mỏi. Hiện tượng này trong tiếng Anh được gọi là "jet lag". Mình đã bay từ Praha đến Singapore vào lúc chín giờ sáng bên Singapore hay ba giờ sáng bên Cộng Hòa Séc. Trước đó, mình đã đọc được là nếu bạn muốn nhanh chóng thích nghi với múi giờ mới, bạn không nên đi ngủ ngay sau chuyến bay. Dù lúc đó chỉ muốn nằm xuống giường ngủ cả ngày, nhưng mình đã cố gắng dậy và đến một quán cà phê gần nhà để uống cà phê và quan sát một thế giới mới đang hiện ra trước mắt mình. Cảm giác lúc đó của mình như đang mơ vào ban ngày. Mình đã không thể tin được rằng mình đã trở lại châu

    Á. Mình đi dạo cả ngày quanh thành phố, rồi đến 10 giờ đêm mới trở về nhà và ngủ liền một mạch đến sáng.

    Mảnh ghép thứ tư: Đặt chỗ ở

    (1) Ngắn ngày

    Trước tiên, hãy nghĩ về những tiêu chí cho nơi ở của bạn, d a theo giá cả, vị trí (trung tâm hay vùng ngoại ô), khoảng cách từ sân bay, khả năng đưa đón từ/đến sân bay, các tiện nghi đi kèm, các bữa ăn, v. V.. Bạn có thể tìm kiếm khách sạn trên các trang như Expedia.com, Hotels.com, Kayak.com, Tripadvisor.com, v. V.. Trước khi đặt phòng, hãy kiểm tra trên trang Groupon.com để xem các đợt giảm giá của các khách sạn ở thành phố bạn muốn đến.

    Nếu muốn tiết kiệm tiền, hãy tìm các nhà nghỉ bình dân trên các trang web như Booking.com, Hostels.com, Hostelworld.com, Hostelbookers.com, Agoda.com hay Hotwire.com. Không phải lúc nào các bức ảnh long lanh trông cũng giống như đời thật, nên bạn sẽ phải tính đến cả khả năng tồi tệ nhất.

    ĐỨC

    Đặt chỗ ở rẻ nhiều khi cho bạn những trải nghiệm thú vị. Ví dụ như khi mình sang Dublin, Ireland, mình đã đặt phòng tại một nhà nghỉ

    Giá rẻ. Mỗi phòng có 20 người dùng 10 cái giường tầng. Các bức tường ở nhà nghỉ đó có màu xanh tương t như màu của bệnh viện. Còn các bồn tắm thì giống như tưởng tượng của mình về nhà tù. Nhưng thay vào đó, mình đã được ở trong trung tâm thành phố Dublin và chỉ phải trả sáu euro cho một đêm thôi. Lần khác, mình thuê phải nhà nghỉ ở trong khu phố 'đèn đỏ' của Singapore. Ở Malaysia thì mình thuê phải phòng không có cửa sổ và phòng vệ sinh thì dành cho người tàn tật. Nếu kinh phí của bạn có hạn thì những trải nghiệm như thế này thường thì không thể tránh được. Bây giờ, khi đã đi làm, mình sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các nhà nghỉ có đầy đủ tiện nghi.

    Nếu muốn trải nghiệm cuộc sống của người sở tại, bạn có thể dùng Couchsurfing, Ăn Nhờ Ở Đậu (miễn phí) hay AirBnB (có phí).

    HƯƠNG

    Tiểu bang Florida có mệnh danh là "Tiểu bang Ánh nắng", vì thời tiết ở đây có nắng và ấm áp quanh năm. Chúng mình đã đến đây vào dịp Giáng sinh để tránh cái rét của tiểu bang Massachusetts. Mình muốn sử dụng trang Couchsurfing để cho anh Miguel có trải nghiệm mới. Anh Miguel chưa từng sử dụng Couchsurfing, và cảm thấy rất ngại khi phải ngủ nhờ nhà người khác. Vậy nên mình cố gắng tìm một gia đình mà làm cho anh cảm thấy thoải mái nhất. Mình liên lạc với ông Jonathan sống tại West Palm Beach vì qua những ý kiến mà người khác bình luận về ông, mình thấy ông rất thân thiện. Và ông cũng là một dân du lịch chính hiệu.

    Ông đến đón chúng mình tại bến tàu thủy tại Cảng Palm Beach. Lúc đó, ông mặc trên người đồng phục cảnh sát nên khi ông bảo chúng mình lên xe, chúng mình lo ngại không biết đã phạm tội gì. Thông thường, cảnh sát Hoa Kỳ không phải là những người thân thiện cho lắm. Nhưng khi ông t giới thiệu là Jonathan, chúng mình mới thở phào nhẹ nhõm. Vậy là tối hôm đó, chúng mình sẽ ngủ ở nhà một ông cảnh sát Hoa Kỳ.

    Không chỉ là người cảnh sát Hoa Kỳ thân thiện nhất mà chúng mình từng gặp, con người ông cũng thú vị không kém. Có dòng máu Ireland nên ông đã vài lần phiêu bạt đến hòn đảo này để đến thăm những di tích cổ xưa. Ông đặc biệt thích nghiên cứu các khối đá cổ đại. Ngoài du lịch ra, ông cũng đam mê nhảy các vũ điệu dân gian Ireland, chơi bộ môn võ thuật Aikido, luyện tập yoga và tìm hiểu về Phật giáo Mật tông. Bố ông từng là phi công cho Air Force One. Bà Maria, vợ ông, từng làm y tá cho mẹ ông. Họ có một cô con gái tên Jennifer mới lên bốn tuổi.

    Căn nhà của ông nằm phía đông nam thành phố West Palm Beach. Vừa vào sân nhà, chúng mình có cảm giác như đang bước vào một khu rừng nhiệt đới huyền bí, với những bài kinh in trên giấy ngũ sắc phấp phới trên dây mang tên những "ng a gió" để cầu may, với những cây dừa cao chót vót mỗi năm cho chủ nhà tới 40 trái dừa, với cái ao bé xinh xắn với những con cá thi nhau bơi lội và những chú ếch ngồi tắm nắng bên bờ. Ở giữa vườn có căn nhà gỗ hai tầng được d ng quanh thân cây dừa. Bên thân nhà có treo lá cờ của cướp biển. Đây quả là một kiệt tác đáng ngư ng mộ, vì họ không sử dụng một cái đinh nào để làm nên căn nhà này. Cả gia đình ông Jonathan đều rất thân thiện với môi trường. Họ không ăn thịt cũng như các th c phẩm từ động vật.

    Anh Miguel hơi mệt vì đang bị ốm nên chúng mình muốn nằm ngoài sân tắm nắng. Nhưng chúng mình cảm thấy hơi ngại khi ngay gần hai chiếc ghế là ba tổ ong với hàng trăm con ong đang lượn lờ. Bà Maria bảo chúng mình đừng sợ, các con ong nhà họ hiền lắm.

    Mình đặc biệt thích cách dạy con của ông Jonathan và bà Maria. Dù bé Jennifer mới lên bốn, nhưng cô bé đã biết t lo cho bản thân và chơi một mình cả ngày ngoài vườn. Bố mẹ muốn t giáo dục cô bé nên họ không cho cô bé đến trường, thỉnh thoảng họ cho bé tham gia những buổi gặp mặt nhóm Meetup của cộng đồng bố mẹ t giáo dục con cái. Họ dạy bé cách lễ phép, và chỉ khi bé sử dụng từ "please" thì họ mới chiều theo. Trẻ cần được dạy về ý thức cá nhân và thái độ văn minh trong ứng xử. Ông bà cũng đã rất thông minh khi cho con gái họ được tiếp xúc với những người từ các văn hóa khác nhau từ khi còn bé.

    Tối hôm đó trong khi đi dạo, chúng mình vào một cửa hàng đồ chơi tại trung tâm West Palm Beach, và mình có ý định tặng cho cô bé một món quà như để cảm tạ lòng tốt của gia đình ông Jonathan. Cô bé chọn một con rô bốt phun bong bóng chạy bằng pin. Cô sung sướng chạy ra khoe với bố mẹ. Tưởng cô bé đòi đồ chơi nên bà Maria rất tức giận, bảo cô bé không được vòi vĩnh người khác. Mình phải giải thích thì bà mới dịu đi.

    Khi đã chọn lọc ra một số nơi ở thích hợp, bạn đừng quên đọc các ý kiến của khách hàng. Và nếu có thể, chúng mình khuyên bạn nên chọn những nơi ở cho phép bạn hủy chỗ đặt trước chuyến đi miễn phí hoặc/và cho phép bạn trả khi nhận phòng để không phải sử dụng thẻ tín dụng qua mạng.

    Chúng mình khuyên bạn đừng bao giờ đặt mua bất kỳ thứ gì khi sử dụng wifi không bảo mật hay ở nơi công cộng. Bạn không bao giờ biết được ai đang ngồi sau lưng mình và ai đang sử dụng wifi mà bạn đang dùng để ăn cắp thông tin.

    (2) Dài ngày

    Giá tiền thuê nhà của bạn không nên quá 50% tiền lương hằng tháng, hoặc nếu bạn nhận lương hai lần trong tháng thì mức thuê không nên quá khoản tiền bạn nhận được mỗi lần để đề phòng trường hợp bạn tiêu hết tiền và không thể trả tiền nhà.

    LINH

    Khi tìm nhà ở dài ngày, việc đầu tiên mình làm là hỏi các bạn quen biết hay đồng nghiệp để cho mình những lời khuyên. Những người đã từng sinh sống tại một nơi nhất định thường nắm rõ về các địa điểm tốt, giá thành hợp lý hay những gì mà mình nên chú ý. Cũng có thể là họ quen biết một ai đó đang tìm người ở chung nhà. Bên cạnh đó, mình cũng tham gia các nhóm "nhà ở" trên Facebook.

    Mình phải để ý tới những chi tiết như vé tháng cho các phương tiện giao thông công cộng có đắt hay không (nếu đắt thì mình sẽ tìm nhà gần chỗ làm hay chỗ học), căn hộ có gần cửa hàng, siêu thị hay các chỗ mua sắm đồ dùng hằng ngày hay không. Vì khi đặt chỗ, mình vẫn ở nơi khác và không đến xem nhà được trước, nên mình thường chọn theo hai tiêu chí "rẻ và gần công ty". Cách này giúp mình có được chỗ ở ít nhất là cho những ngày đầu, và nếu có chuyện gì xảy ra, mình không bị mất nhiều tiền.

    Mảnh ghép thứ năm: Chuẩn bị hành lý

    "Tôi nghĩ là tôi đã sinh ra với một cái va li." – SHERMAN ALEXIE

    Lúc chuẩn bị va li là lúc bạn sẽ nhận thức được những thứ gì bạn th c s cần thiết, còn những gì chỉ là đồ thừa thãi và có thể để lại. Bạn nên ưu tiên những đồ dùng mà ở nước ngoài không có và để lại những thứ mà bạn có thể mua tại nơi bạn sắp đến, như quần áo, sữa tắm hay kem đánh răng. Hãy lưu ý về quy tắc khi mang th c phẩm ra nước ngoài. Đặc biệt nước Úc khá khắt khe với việc nhập khẩu động thực vật, vì họ sợ môi trường sinh thái của đất nước họ sẽ bị ảnh hưởng.

    ĐỨC

    Thứ mà mình luôn mang theo người là ổ cắm điện toàn cầu. Có một câu nói vui là: "Các quốc gia còn không thống nhất được về cái ổ cắm thì làm sao có thể thống nhất được về những điều to tát hơn được?" Mỗi khi ra nước ngoài, hãy tìm hiểu trước về loại ổ cắm và điện áp của quốc gia bạn muốn tới. Ổ cắm đa chức năng sẽ làm cho cuộc sống ở nước ngoài của bạn thoải mái hơn rất nhiều đó.

    Trước khi đóng gói hành lý, hãy kiểm tra xem bạn được mang bao nhiêu cân hành lý xách tay và bao nhiêu hành lý gửi. Để đề phòng chuyện mang thừa cân, hãy chuẩn bị một cái túi xách tay cho số cân bị thừa. May ra, bạn sẽ có thể mang số cân thừa lên khoang mà không phải trả thêm phí.

    HƯƠNG

    Là người hay di chuyển nên mình thường chỉ mang theo người lượng hành lý có thể nhét đầy một cái vali to và một cái vali xách tay để không phải trả tiền quá cân. Mỗi lần chuẩn bị vali là một lần mình phải cân nhắc xem những đồ gì là thật cần thiết và đồ gì có thể bỏ lại tại sân bay nếu bị thừa cân. Nếu khi đi mà hành lý của mình đã đủ cân thì không cần giỏi toán cũng có thể biết được là nếu mua thêm đồ đạc thì sẽ bị thừa cân khi trở về. Biết thế nên mình không hay mua sắm hàng tá đồ dùng về chỉ để vứt đi.

    Mẫu checklist hành lý cho mỗi chuyến đi:

    Những thứ nên cầm lên khoang máy bay:

    Vé máy bay

    Giấy chứng nhận đặt phòng/đặt vé máy bay (in ra từ e-mail của bạn)

    Toàn bộ giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu (bao gồm thị th c và giấy phép du học hay làm việc), giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn/ly hôn, bằng lái xe quốc tế, hồ sơ y tế và nha khoa, thẻ/giấy bảo hiểm, chứng minh thư, thẻ sinh viên (nếu có) - tại một số nơi, bạn có thể sẽ được giảm giá nếu có thể chứng minh mình là sinh viên

    Tiền mặt, tiền xu lẻ và thẻ tín dụng

    Điện thoại di động + bộ sạc

    Ổ cắm điện đa quốc gia Số điện thoại:

    Của người thân và gia đình

    Của Đại sứ quán Việt Nam tại thành phố/đất nước bạn sắp đến của những người bạn quen biết tại thành phố đó

    Khẩn cấp, bao gồm: Cảnh sát, y tế và cứu hỏa

    Bản đồ thành phố (được in ra giấy hay trong điện thoại của bạn)

    Thuốc uống theo đơn của bác sĩ (nếu có), thuốc đau đầu, thuốc nhỏ mắt, thuốc cảm cúm, thuốc say xe

    Một bộ đồ ngủ và một bộ đồ mặc hằng ngày

    Áo khoác chống rét

    Kem dư ng da (ít hơn 100ml), kem dư ng môi

    Hộp đựng kính áp tròng chứa nước rửa kính (nếu có)

    Đồ ăn vặt chống đói

    HƯƠNG

    Buenos Aires là nơi mà tất cả mọi thứ điên rồ nhất đều có thể xảy ra. Một ví dụ là chuyến đi Buenos Aires của mình đã kết thúc bằng một cách không thể tin nổi. Mình đến sân bay từ chín giờ sáng cho chuyến bay lúc một giờ chiều. Tưởng chừng sẽ có nhiều thời gian trên sân bay, ai dè đến lúc còn 10 phút nữa là đến giờ bay mà vẫn còn đầy người trên chuyến bay của mình đang phải xếp hàng chờ kiểm tra giấy tờ. Khi đến lượt mình, họ mở cuốn hộ chiếu của mình ra và thấy là thị th c Argentina của mình đã hết hạn từ ba tháng trước. Khổ thay, mình đã để tờ giấy phép du học trong vali đã mang đi gửi. Cô nhân viên bắt mình phải đi lấy vali và tìm cho được tờ giấy đó, nếu không thì mình sẽ không được xuất cảnh. Nửa bước quay lại để đi tìm tờ giấy, trong đầu mình nhận ra rằng mình sẽ không thể nào quay trở lại tìm vali mà vẫn đi kịp chuyến bay này. Như một cô bé con, mình khóc tức tưởi và quyết định đi đến một ô kiểm tra khác để xin cho đi qua. Những người đứng xếp hàng thấy con bé vô vọng đang đứng khóc thì thấy thương nên họ cho mình tiến lên trước để đến chỗ kiểm tra giấy tờ. Cô nhân viên này cũng vì thấy mình khóc nên đành đóng dấu và cho qua. Mình đã lên chuyến bay của mình đúng giờ. Đúng là những điều điên rồ nhất cũng có thể xảy ra ở Argentina.

    Những đồ dùng tất yếu khác mang trong vali:

    Quần áo đủ cho chuyến đi hay đủ cho đến khi bạn giặt được quần áo, trang phục phù hợp với thời tiết

    Cái ô nhỏ hay áo mưa

    Máy ảnh + bộ sạc + thẻ nhớ

    Túi ny lông để đ ng quần áo đã sử dụng Đồ dùng vệ sinh cá nhân Những đồ dùng tiện nghi:

    Máy tính xách tay hay máy tính bảng (nếu đi dài ngày hay khi đi ngắn ngày mà ở nơi an toàn)

    Tai nghe

    Gối đi xe, mặt nạ che mắt và nút tai chống ồn

    Nước rửa tay khô chứa cồn, giấy lau tay

    Những đồ dùng thông minh:

    Danh sách đồ dùng mang theo

    Bộ sạc di động

    Bản sao của hộ chiếu của bạn (để một nơi khác với nơi bạn để hộ chiếu)

    Giấy trắng và bút

    Sách hướng dẫn du lịch, từ điển, bản đồ Bình xịt hơi cay

    Những món quà nhỏ tượng trưng cho Việt Nam Mảnh ghép thứ sáu: Hộ chiếu và thị thực

    "Trong tất cả các cuốn sách trên thế giới, các câu chuyện hay nhất được tìm thấy giữa các trang hộ chiếu." – KHUYẾT DANH

    Nếu bạn chưa sở hữu cuốn hộ chiếu hay hộ chiếu của bạn sắp hết hạn (yêu cầu thông thường là một cuốn hộ chiếu còn giá trị ít nhất sáu tháng sau khi trở về nước), hãy truy cập vào trang hochieu. Cahn.vn để biết thêm chi tiết cũng như cách đăng ký hộ chiếu. Bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu trên trang nêu trên, hoặc tại một trong ba địa điểm của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sau: Số 44 - 46 Trần Phú, Tp. Hà Nội; số 254 Nguyễn Trãi, Tp. Hồ Chí Minh; số 7 Trần Quý Cáp, Tp. Đà Nẵng. Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh được giải quyết trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu bạn hiện đang sinh sống ở nước ngoài, hãy liên lạc với Đại sứ quán hay Lãnh s quán Việt Nam tại đất nước bạn đang định cư để biết thêm thông tin.

    LINH

    Sau khi ra tốt nghiệp đại học ở New Zealand, mình được ở lại nước làm việc một năm. Nhưng khi đi đăng ký xin gia hạn thị th c tại văn phòng di trú, nhân viên thị th c đã bảo với mình rằng vì cuốn hộ chiếu của mình sắp hết hạn, nên mình có hai ngày để xin cuốn hộ chiếu mới, bằng không thì mình sẽ không được gia hạn thị th c. Quá gấp gáp, mình đã đi ngay đến thủ đô Wellington cách nơi mình sống hai tiếng đồng hồ. May thay, Đại sứ quán Việt Nam tại Wellington đã nhiệt tình giúp đ mình làm hộ chiếu một cách nhanh nhất, và mình đã có được thị th c đúng thời hạn để có thể bắt đầu làm việc tại Bộ Phát triển Xã hội.

    Khi đã có cuốn hộ chiếu trong tay, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị giấy tờ để đăng ký thị thực, giấy phép du học hay giấy phép lao động.

    Hãy đến đại sứ quán hay lãnh s quán của quốc gia bạn sắp đến để hỏi k càng chi tiết thông tin. Đôi khi, quốc gia bạn đang sống không có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của quốc gia bạn muốn đến.

    Một số quốc gia cung cấp thị th c ngay tại sân bay. Các quốc gia khác bắt bạn phải đăng ký thị th c tại quê hương bạn. Hãy chú ý đến những chi tiết này trước chuyến đi, và nếu bạn có thắc mắc, hãy gửi tin nhắn hay gọi điện cho đại sứ quán để xác nhận thông tin.

    ĐỨC

    Vì Cộng Hòa Séc không có Đại sứ quán của Tanzania nên mình đã kiểm tra và biết được là Đại sứ quán Tanzania gần nhất Praha là ở Berlin, CHLB Đức. Mình đã có hai s l a chọn: Một là đến thẳng Đại sứ quán ở Berlin để đăng ký, hai là gửi hộ chiếu qua bưu điện để họ đóng dấu và gửi lại. Nhưng với s l a chọn thứ hai luôn có khả năng là hộ chiếu của bạn sẽ bị mất, nên mình đã chọn s l a chọn thứ nhất. Nếu ở Việt Nam không có đại sứ quán hay lãnh s quán của quốc gia bạn muốn đến thăm, hãy kiểm tra ở các đất nước xung quanh xem họ có đại s quán hay lãnh s quán của đất nước đó hay không.

    HƯƠNG

    Trước khi sang Canada vào năm 2015, mình đã nhận một cú sốc khi biết được thông tin là Lãnh s quán Canada tại Praha, Cộng Hòa Séc đã đóng cửa sau khi người Séc chính thức được miễn thị th c du lịch sang Canada. Những năm trước đó, việc đăng ký xin thị th c du lịch Canada chỉ mất hai tuần thôi, nên mình chủ quan mua vé máy bay chỉ một tháng trước chuyến đi. Để xin được thị th c Canada, những người đang định cư tại Cộng Hòa Séc phải đến Đại sứ quán Canada ở Viên, Áo để nộp hồ sơ. Nhưng khi đọc các diễn đàn về thị th c Canada (ví dụ như trang www. Canadavisa.com ), mình thấy một số người nộp đơn đăng ký trong khoảng thời giangần đây phải chờ đến hai tháng sau mới nhận được thị th c vì Đại sứ quán Canada ở Viên bị quá tải. Khi tìm hiểu thêm, mình biết Đại sứ quán Canada ở Warsaw, Ba Lan giải quyết hồ sơ nhanh hơn rất nhiều. Mình không chắc chắn là có thể sang Warsaw để xin thị th c Canada thay vì phải sang Wien được hay không, và khi gọi điện cho Đại sứ quán thì không có ai nhấc máy, nên mình liều xin nghỉ làm một ngày ở công ty, đi xe buýt chín tiếng vào ban đêm từ Praha đến Warsaw, mày mò từ nhà ga đi tìm bưu điện để trả tiền phí trước (một yêu cầu của Đại sứ quán), rồi đến được Đại sứ quán và xin thị th c. Cả mấy tiếng ngồi chờ đến lượt phỏng vấn, mình run cầm cập vì không biết họ có chấp nhận đơn của mình hay không. May mắn thay, họ đã nhận đơn của mình, và đã gửi thông tin kết quả thị th c ngay vào sáng ngày hôm sau.

    LINH

    Để có thể đăng ký thị th c sang Cộng Hòa Séc du học, mình đã phải từ Nghệ An lên Đại sứ quán Cộng Hòa Séc ở Hà Nội. Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh chóng và không có vấn đề gì, nhưng vì không được báo trước là sau bao nhiêu ngày mình sẽ được cấp thị th c, nên mình phải trở lại nhà để chờ đợi. Thông thường, Đại sứ quán sẽ thông báo kết quả sau 19 ngày. Nhưng vì 19 ngày sau, mình vẫn chưa nhận được tin tức từ Đại sứ quán, nên mình đã nhờ trường đại học bên Séc theo dõi tiến triển của hồ sơ xin thị th c của mình. Ngày hôm sau, nhà trường trả lời cho mình là đơn xin thị th c của mình đã được chấp nhận. Vậy là mình đã mua luôn vé máy bay và ra Hà Nội để nhận thị th c. Khi ở Đại sứ quán, lúc đầu họ không muốn trả lời câu hỏi của mình, nhưng mình vẫn quyết tâm chờ đợi vài tiếng đồng hồ, vì chuyến bay của mình vào ngay sau ngày hôm đó. Cuối cùng thì mình cũng kịp nhận được thị th c.

    Bạn luôn phải tính đến khả năng xấu nhất là bị từ chối thị th c. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn có thể hỏi Đại sứ quán về lý do từ chối hay t kiểm tra hồ sơ xin thị th c của mình. Nếu những thiếu sót của bạn có khả năng sửa chữa, bạn có thể thử đăng ký thị th c thêm lần nữa. Còn khi bạn cảm thấy rằng bạn có khả năng bị từchối thị thực, đừng cố gửi đơn đăng ký để không bị vào danh sách những người bị từ chối thị thực.

    Chúng mình khuyên bạn không nên sử dụng dịch vụ hay môi giới, mà hãy tự tìm hiểu về các cách nộp đơn xin visa thành công trên các trang web hay bằng cách hỏi những người đã có kinh nghiệm.

    Những bí quyết để xin visa thành công:

    Hãy tìm hiểu thông tin k càng.

    Hãy hỏi kinh nghiệm của những người đã nhận được thị th c.

    Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ.

    Giữ khoản tiền bắt buộc có trong tài khoản cho đến khi nhận được thị th c, đừng rút tiền trước đó.

    Luôn thực hiện đúng quy định và luật pháp ở mọi nơi.

    HƯƠNG

    Khi đăng ký thị th c sang Canada, người bạn Pháp của mình đã ngã ngửa với tin báo là anh bị cấm sang Canada (và Hoa Kỳ) trong vòng 10 năm vì đã chẹt xe rồi bỏ chạy ( "hit and run"). Một lần lái xe ở CHLB Đức, anh đã chạm nhẹ vào xe ô tô đang đỗ ở lề đường. Tưởng không có nhân chứng và không nhìn thấy vết xước trên xe bị chạm nên anh đã đi tiếp. Nhưng thật không may cho anh, người lái xe đi đằng sau đã chứng kiến s cố này, ghi lại biển số xe của anh và báo cho cảnh sát. Tại Canada, "hit and run" là một vi phạm khá nghiêm trọng. Nếu bạn không may chạm vào xe người khác thì thay vì bỏ chạy, hãy để lại số điện thoại của mình với lời xin lỗi.

    * Hãy đến những quốc gia không cần thị th c trước để cải thiện "hồ sơ du lịch" của mình trong con mắt các nhân viên thị th c. Khi nộp giấy tờ, bạn sẽ phải nộp cả bản sao của các hộ chiếu cũ để họ kiểm tra các quốc gia bạn đã đặt chân tới. Những con dấu nhập cảnh sẽ giúp bạn chứng minh với Đại sứ quán rằng bạn có đi và cũng đã về.

    Nếu phải tham gia một cuộc phỏng vấn thị th c, bạn nên trả lời một cách trung thực và tự tin.

    HƯƠNG

    Người phỏng vấn thường muốn nghe những chi tiết cụ thể về kế hoạch tiếp theo của bạn, để họ biết được là bạn sẽ không ở lại đất nước họ sau khi hoàn tất chương trình học/th c tập/làm việc. Trước ngày phỏng vấn, hãy thử nghĩ xem bước tiếp theo có khả thi của mình là gì, và mình có thể thuyết phục người phỏng vấn bằng cách nào. Hôm sang Viên, Áo để xin thị th c du học ở Pháp, mình đã trả lời được lưu loát các câu hỏi của Lãnh s quán Pháp:

    "Sau khi tốt nghiệp trường đại học bên Pháp, cô sẽ đi đâu và làm gì?"

    "Tôi sẽ rời khỏi Pháp để trở về Canada sinh sống với chồng tôi." "Vậy tại sao cô lại không đi học ở Canada, mà lại sang Pháp học?"

    "Khóa học cao học ở Canada đắt hơn bên Pháp khá nhiều, nên tôi chọn học bên Pháp để tiết kiệm chi phí."

    Khi nghe thấy những điều này, người phỏng vấn mình liền chuyển chủ đề sang các điều khác biệt giữa hệ thống giáo dục của Pháp và Canada, đồng cảm với việc là mình phải sống xa chồng và kết thúc buổi phỏng vấn một cách thân thiện.

    ĐỨC

    Nếu gặp may, bạn sẽ được một người dễ tính phỏng vấn bạn. Ví dụ như hôm đi phỏng vấn thị th c sang Hoa Kỳ để tham gia Mô hình Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, người phỏng vấn mình cũng đã tham gia mô hình đó!

    LINH

    Còn người phỏng vấn mình tại Đại sứ quán Séc ở Hà Nội có con đang theo học tại New Zealand. Khi đã tìm được một mối liên kết với người phỏng vấn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Mảnh ghép thứ bảy: Sức khỏe

    Nhiều người nghĩ rằng họ đang mạnh khỏe nên không cần mua bảo hiểm du lịch, nhưng chúng mình khuyên bạn đừng nên tiếc số tiền ít ỏi để có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không phải chi trả những khoản tiền khổng lồ ở nước ngoài. Ngoài ra, bảo hiểm du lịch không chỉ phòng ngừa cho những khoản chi tiêu y tế, mà nó cũng sẽ bao gồm những trường hợp không may xảy ra trong chuyến đi như hành lý của bạn bị hỏng, chuyến bay của bạn bị hủy, bạn phải trở về nhà vì trường hợp khẩn cấp hay khi đồ đạc của bạn bị mất cắp. Hãy so sánh các loại bảo hiểm du lịch khác nhau để tìm cho mình gói bảo hiểm hợp lý nhất. Bạn cũng có thể mua thêm bảo hiểm du lịch trong gói sản phẩm khi mua vé máy bay.

    Hãy tìm hiểu các lời khuyên về việc tiêm chủng để phòng ngừa bệnh tật của sở du lịch của quốc gia bạn sắp đến. Việc tiêm chủng thường không bắt buộc, nhưng là một điều bạn nên làm đặc biệt khi bạn muốn đến các quốc gia đang có dịch bệnh.

    Mảnh ghép thứ tám: Viết lộ trình cho chuyến đi

    Trước mỗi chuyến đi du lịch, chúng mình thường viết lên giấy lộ trình của chuyến đi, bao gồm:

    Chuyến bay (đi và về) : Bạn có thể sao chép e-mail xác nhận chuyến bay của mình hay ghi lại những chi tiết sau: Mã xác nhận của chuyến bay, số vé, giờ bay, giờ hạ cánh, mã số chuyến bay, ghế ngồi (nếu biết trước), số hay chữ cái ký hiệu nhà ga sân bay (nơi chuyến bay khởi hành) ;

    Chỗ ở: Tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà nghỉ, khách sạn hay nơi bạn qua đêm, mã xác nhận đặt phòng (nếu có), giờ chót để nhận phòng;

    Cách đi từ sân bay đến trung tâm rẻ và tiện nhất (tra trên Google: "How to get from <tên của sân bay> to the center") ;

    Danh sách các địa điểm đến và các hoạt động cho mỗi ngày: Giờ giấc d kiến, các địa điểm bạn d định đi tham quan trong ngày, tại các địa điểm đó có những hoạt động gì, các hoạt động đó sẽ tốn bao nhiêu thời gian, bạn sẽ đi từ nơi này đến nơi khác như thế nào, tiền xe cộ hay vé vào cửa là bao nhiêu.

    Bạn cũng có thể phân biệt các hoạt động bằng cách tô màu khác nhau d a theo tính chất của hoạt động đó, ví dụ như tô các hoạt động tham quan bằng màu xanh lá cây, ăn uống bằng màu đỏ, đi lại bằng màu vàng, v. V..

    Mảnh ghép thứ chín: Trước ngày đi Để gia đình yên tâm về chuyến đi

    Để cho bố mẹ hay gia đình yên tâm, bạn nên chọn các địa điểm mà có người thân hay bạn bè đang sinh sống, hoặc các địa điểm được coi là an toàn. Nếu trong chuyến đi đầu tiên mà bạn đi đến một đất nước cách gia đình nửa vòng Trái đất mà đang có chiến tranh thì tất nhiên bố mẹ sẽ không muốn cho bạn đi. Vậy nên, hãy cho bố mẹ biết được rằng bạn có thể t lo cho bản thân từng việc nhỏ. Bạn cũng có thể tìm bạn đồng hành và cùng chuẩn bị cho chuyến đi xa để bố mẹ biết được là bạn sẽ không ở một mình nếu có tình huống xấu xảy ra. Nếu đi một mình, hãy cho bố mẹ biết những yếu tố làm cho chuyến đi của bạn an toàn hơn (ví dụ như: "Các anh chị ở tổ chức AIESEC sẽ giúp đ con."). Hãy cho bố mẹ biết kế hoạch cụ thể của bạn. Đừng bao giờ trả lời các câu hỏi của bố mẹ bằng câu: "Con không biết." Hãy làm cho bố mẹ và người thân cảm thấy an toàn về chuyến đi của bạn. Bạn cũng có thể lập cho bố mẹ tài khoản Skype hay các ứng dụng giao tiếp trên điện thoại khác để họ có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

    Các điều cần thiết khác:

    Hãy cho người thân của bạn biết số hiệu máy bay và giờ đến, rồi gọi điện cho họ ngay khi hạ cánh.

    Hãy viết lên giấy những kỳ vọng, những s mong đợi cũng như những điều làm cho bạn sợ hãi về chuyến đi.

    Hãy xác định lại lần nữa là bạn đã sẵn sàng về mặt thể chất cũng như tinh thần cho chuyến đi của mình.

    Hãy ngủ đủ trước chuyến đi.

    Hãy để những định kiến của mình ở nhà.

    Hãy tải những ứng dụng điện thoại hữu ích cho chuyến đi của bạn. Chúng mình giới thiệu cho bạn các ứng dụng điện thoại yêu thích nhất của chúng mình:

    City Maps 2Go và Maps. Me: Với hai ứng dụng này, bạn có thể xem bản đồ và tìm đường đi tại một thành phố nào đó bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) mà không cần có internet. Bạn chỉ phải tải bản đồ của thành phố trước chuyến đi;

    Transit: Ứng dụng này theo dõi thời gian đến chính xác của các phương tiện giao thông công cộng;

    World Customs: Bao gồm mọi thông tin về văn hóa của các quốc gia khác nhau và sẽ giúp bạn nắm bắt cách giao tiếp ứng xử của người dân địa phương;

    LiveTrekker: Đây như một cuốn nhật ký k thuật số cho chuyến đi của bạn, giúp bạn ghi chép những thông tin về chuyến đi trên bản đồ tương tác;

    Time Out: Cho bạn biết về những địa điểm thú vị hay những s kiện đang xảy ra trong thành phố;

    App In The Air: Giúp bạn cập nhật về tình trạng chuyến bay và quản lý thời gian trên sân bay.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 7:

    Trước mỗi chuyến đi ra nước ngoài dù ngắn hay dài ngày, chúng ta sẽ cần có ba loại đầu tư cốt yếu là thời gian, công sức và tiền bạc.

    Chúng ta nên chuẩn bị thông tin, tinh thần và các k năng cần thiết

    Chúng ta nên ước lượng trước các khoản chi phí. Chúng ta có thể chuẩn bị đủ tiền bạc cho chuyến đi bằng cách kiếm tiền và tiết kiệm tiền.

    Một checklist hành lý tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi.

    Bí quyết tốt nhất để xin thị th c là.. th c hiện đúng tất cả các quy định. Bạn luôn phải tính đến khả năng xấu nhất là bị từ chối thị th c.

    Hãy luôn có bảo hiểm sức khỏe du lịch khi ra nước ngoài.

    Một lộ trình cụ thể cho chuyến đi sẽ giúp chuyến đi của bạn thú vị hơn nhiều.

    Hãy cho gia đình biết kế hoạch cụ thể của bạn và làm cho họ cảm thấy an toàn về chuyến đi của bạn!

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy viết một checklist hành lý cụ thể và in ra giấy để bạn có thể sử dụng cho mỗi chuyến đi.

    Nếu bạn chưa có hộ chiếu, hãy ghé qua một trong ba địa điểm của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh ở Việt Nam để đăng ký làm cuốn hộ chiếu, ngay cả khi bạn chưa cần sử dụng nó ngay.
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  9. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Chương 8 - Vượt qua những thử thách

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bạn có bao giờ cảm thấy là mình đang bị mất phương hướng và không tìm thấy được động lực cho những bước đi tiếp theo của mình? Bạn đã bao giờ bị một hoàn cảnh hay tình huống nào đó làm cho bạn chán nản và thất vọng? Đó có thể là một cuộc tình bị đổ vỏ, một mối làm ăn thua lỗ hay một sự thất bại khi tìm kiếm việc làm. Tại bất cứ nơi đâu, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thử thách khác nhau.

    Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần đặt chân đến đích của chặng đường họ đặt ra cho bản thân là họ đã bỏ lại đằng sau tất cả các trở ngại và khó khăn. Họ tưởng tượng ra một cuộc sống trên bãi biển với những trái dừa, cái võng và những điệu nhạc vui nhộn. Nhưng bạn biết không, ngay cả trên thiên đường cũng có những đợt sóng gió. Từ những giây phút đầu khi máy bay của bạn hạ cánh, bạn sẽ phải đối mặt với một chuỗi vướng mắc và rủi ro tại miền đất mới. Bạn sẽ cảm thấy nhớ nhà da diết, bạn sẽ tủi thân và lạ lẫm với mọi thứ. Sống xa nhà lâu ngày, bạn sẽ ít nhất một lần cảm thấy cô đơn, bị tổn thương, hụt hẫng, chán nản hay thậm chí bị trầm cảm.

    ĐỨC

    Cách để mình che lấp cảm giác nhớ nhà là mình trang trí nơi ở mới với các đồ vật mang từ nhà đi, tham gia các hoạt động mình thường làm ở nhà hay nấu những món ăn mình thường ăn ở nhà. Bằng những cách này, quá trình chuyển đổi nơi ở của mình sẽ trơn tru hơn.

    Bạn sẽ nhận thấy là những thử thách lớn vẫn đang ở trước mắt, như khả năng ngoại ngữ của bạn vẫn chưa tốt bằng người bản xứ, bạn vẫn rụt rè trong giao tiếp hay bạn vẫn thiếu một k năng quan trọng nào đó. Ngay cả khi bạn là một người được coi là giỏi giang ở

    Quê hương thì khi sống ở một nước khác, bạn vẫn sẽ phải "trở về con số 0". Bạn sẽ trở thành một người thiểu số, một người thiếu kinh nghiệm học tập hay làm việc theo cách của người dân bản địa. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, bạn phải biết nghĩ lớn và chấp nhận đương đầu với những khó khăn. Ngay cả khi đã ra được biển khơi, hãy tiếp tục can đảm vượt qua các đợt sóng gió và đừng để các ngọn sóng nhấn chìm bạn xuống đáy biển.

    Khi bạn không biết bơi và bị ném vào hồ nước sâu thì bạn sẽ phải t tìm cách nổi trên mặt nước để không bị chết đuối. Đến một đất nước xa lạ và không có người thân bên cạnh cũng tương t như vậy, bạn cũng sẽ phải cố gắng tìm mọi cách để không bị thất bại, để có thể sống và thành công tại quê hương mới của mình. Những bước chân đầu tiên của bạn trên miền đất mới sẽ rất nặng nề, nhưng bù lại, bạn sẽ học được vô số những k năng mới. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những trở ngại. Miễn là bạn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn là bạn đã chạm tới nửa đường của thành công rồi.

    LINH

    Đừng kêu ca rằng: "Điều này không thể chấp nhận được. Ở đất nước của tôi, chúng tôi làm như thế này.. thế kia cơ. Cách làm như vậy không đúng!" Bạn phải nhớ là mình đang sống tại nước ngoài chứ không phải ở nhà. Khi đến thăm nhà một người bạn cũng thế thôi, bạn sẽ phải thích ứng với những thói quen của gia đình người bạn mình, chứ không thể bắt họ làm theo bạn được. Điều thông thường mà mình thấy ở các bạn sinh viên Việt Nam khi đi ra nước ngoài là họ hay kết bạn và giao lưu với các bạn người Việt khác. Có thể là vì ngoại ngữ của họ chưa được tốt lắm hay vì họ sợ phạm lỗi trong giao tiếp đa văn hóa. Nhưng vì sao họ lại ra nước ngoài khi họ không muốn học hỏi các nền văn hóa mới và cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình?

    Biến bất lợi thành thuận lợi

    "Không có ai là hoàn hảo cả.. vậy nên bút chì mới gắn cục tẩy."

    – WOLFGANG RIEBE

    Tiềm năng của con người là vô hạn, đã có nhiều người thành công chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Chẳng hạn như chị Jessica Cox, người Hoa Kỳ, dù bị thiếu hai cánh tay bẩm sinh, nhưng đã trở thành phi công không có tay được cấp phép đầu tiên trên thế giới.

    Nick Vujicic, một nhà truyền giáo người Úc bị thiếu cả chân lẫn tay, đã trở thành một nhà diễn thuyết tài ba và anh cũng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Life Without Limbs73. Hay Kim Ung Yong, một người Hàn Quốc, đã được ghi nhận vào cuốn sách

    Kỷ lục Guinness với số điểm IQ cao nhất (210) và nói được tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Anh khi anh mới lên bốn tuổi. Giống như cơ bắp trong cơ thể, chúng ta phải luyện tập không ngừng để cải thiện khả năng vượt qua những thử thách.

    Học hỏi từ những người đi trước sẽ cho bạn động lực để đi tiếp cũng như là nguồn động viên tinh thần cho bạn, vì sự thành công của họ cho bạn thấy rằng bạn cũng có cơ hội để th c hiện ước mơ của mình. Hãy tìm cho mình những tấm gương đã từng trong hoàn cảnh tương t như bạn, nhưng giờ đây, họ đã vượt qua khó khăn để đạt cái đích mà bạn cũng đang ao ước đạt được.

    Mỗi khi bạn cảm thấy mình đang bị mắc kẹt, hãy tưởng tượng ra xem thần tượng của bạn sẽ làm gì trong tình huống tương t. Hãy tìm trong các cuốn sách hay các cuộc phỏng vấn xem họ đã tìm ra giải pháp nào, và hãy thử làm theo cách của họ. Hình mẫu chỉ nên giúp bạn tìm ra cách đi thôi, chứ bạn đừng nên so sánh mình với họ hay với bất cứ ai khác. Đừng coi mình là một người thất bại nếu bạn chưa th c hiện được những điều mà hình mẫu của bạn đã đạt được. Hãy nhớ là trước khi có được thành công trong ngày hôm nay, họ cũng đã từng có vô vàn thất bại. Những người bạn coi là hoàn hảo thật ra chỉ là những người biết che giấu các khuyết điểm của mình một cách hoàn hảo thôi.

    Khi bạn cảm thấy bị bế tắc hay phải đối mặt với một thách thức nhất định mà khó có thể giải thích cho người khác, bạn cũng có thể viết nhật ký. Nhật ký giúp bạn trút bỏ những suy nghĩ lên tờ giấy, sắp xếp những suy nghĩ của bạn và có thể sẽ giúp bạn tìm ra lời giải

    Đáp. Vì việc đọc lại những suy nghĩ của mình trên giấy sẽ giúp bạn nhìn nhận câu chuyện của bản thân một cách đầy đủ hơn, như từ góc nhìn của người khác.

    "Hãy cho những người bạn yêu đôi cánh để bay, gốc rễ để quay về và lý do để ở lại." – ĐẠT-LAI LẠT-MA

    Một s thật mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng chấp nhận là, rào cản lớn khiến chúng ta không đạt được thành công thường là chính bản thân chúng ta hay những người gần gũi với chúng ta nhất. S phản đối, ngăn cản của những người thân là một thách thức lớn trước khi chúng ta bắt đầu. Cách phản ứng "Em/Anh/Chị/Con/Cháu sẽ không thể làm được chuyện này đâu! Đừng nên nuôi dư ng những hoài bão viển vông, xa rời th c tế làm gì!" Khi nghe những câu nói thiếu s khích lệ như thế, bạn sẽ cảm thấy là mình nên rời bỏ ước mơ, thôi bay bổng để trở về với "th c tại".

    Thông thường thì cha mẹ Việt là những người lo lắng quá và muốn bao bọc con cái cho đến khi chúng lập gia đình riêng. Họ muốn con cái mình trở thành những người thành công trong tương lai nên rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Nhưng cha mẹ Việt điển hình hay dạy con cái họ bằng cách.. cấm đoán. Khi còn bé, cha mẹ cấm trẻ không được đi chơi với các bạn "hư hỏng". Khi đến độ tuổi trưởng thành và đã có những sở thích riêng của mình, thì cha mẹ lại cấm không cho trẻ phát huy những sở thích của bản thân vì phải tập trung vào việc học. Khi vào học đại học, cha mẹ lại cấm "không yêu đương lăng nhăng" vì ảnh hưởng đến việc học hành. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì trong mắt của cha mẹ Việt, con cái họ luôn là những đứa bé chưa trưởng thành và cần được che chở.

    Vậy nếu bạn có sự can đảm và rất muốn đi để th c hiện ước mơ nhưng bố mẹ không cho phép hay coi bạn là đang mơ mộng viển vông, bạn sẽ phải làm gì? Đức, Hương và Linh cũng đã lớn lên trong các gia đình thuần Việt. Bố mẹ chúng mình rất chăm lo cho con cái và luôn cảm thấy rằng họ có trách nhiệm phải bảo vệ con.

    Nhưng ngay từ những việc nhỏ như t nấu ăn, t giặt quần áo, dọn dẹp.. chúng mình đã cho bố mẹ thấy được chúng mình là những người rất t lập và có những suy nghĩ chín chắn chứ không phải là bốc đồng, xốc nổi. Dần dần cho bố mẹ tin rằng chúng mình đi đâu cũng sẽ t chăm lo được cho bản thân và sẽ tìm được hướng đi để có thể thành công tại bất cứ nơi đâu, nên bố mẹ cũng cảm thấy an tâm hơn. Nếu bạn muốn cho bố mẹ thôi lo lắng, hãy cho họ biết từng chi tiết kế hoạch của bạn, những cách bạn sẽ đối phó với những tình huống rủi ro và nhất là, hằng ngày hãy cho họ thấy là bạn đã trở thành một con người t lập. Bạn cũng chớ nên thất hứa hay "nói một đằng, làm một nẻo", mà hãy có s cam kết để bố mẹ có lòng tin vững chắc vào bạn.

    Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà đấng sinh thành vẫn không thay đổi

    Ý kiến, thì bạn có thể nhờ s tác động từ người trung gian, là một người gần gũi với bố mẹ bạn và được bố mẹ bạn tin tưởng.

    LINH

    Nếu muốn nhận được s ủng hộ của gia đình cho các chuyến phiêu lưu của bạn thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy t giác trong việc học hành, hãy năng động và tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi tình nguyện. Những điều này sẽ chứng minh cho bố mẹ bạn biết là bạn có thể vượt qua các khó khăn và hiểm trở khi đứng trên đôi chân của chính mình.

    Còn nếu họ không hiểu bạn ngay cả khi bạn đã chứng minh cho họ biết khả năng của mình? Sau khi trở về nước từ New Zealand vào năm 2012, mình đã tham gia tổ chức Hội thảo du học Truyền lửa vì trước đó, hội thảo đã cho mình khá nhiều động lực để đi du học. Khi mẹ thấy rằng mình cống hiến cả ngày để làm việc kh

    Bạn có bao giờ cảm thấy là mình đang bị mất phương hướng và không tìm thấy được động lực cho những bước đi tiếp theo của mình? Bạn đã bao giờ bị một hoàn cảnh hay tình huống nào đó làm cho bạn chán nản và thất vọng? Đó có thể là một cuộc tình bị đổ vỏ, một mối làm ăn thua lỗ hay một sự thất bại khi tìm kiếm việc làm. Tại bất cứ nơi đâu, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thử thách khác nhau.

    Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần đặt chân đến đích của chặng đường họ đặt ra cho bản thân là họ đã bỏ lại đằng sau tất cả các trở ngại và khó khăn. Họ tưởng tượng ra một cuộc sống trên bãi biển với những trái dừa, cái võng và những điệu nhạc vui nhộn. Nhưng bạn biết không, ngay cả trên thiên đường cũng có những đợt sóng gió. Từ những giây phút đầu khi máy bay của bạn hạ cánh, bạn sẽ phải đối mặt với một chuỗi vướng mắc và rủi ro tại miền đất mới. Bạn sẽ cảm thấy nhớ nhà da diết, bạn sẽ tủi thân và lạ lẫm với mọi thứ. Sống xa nhà lâu ngày, bạn sẽ ít nhất một lần cảm thấy cô đơn, bị tổn thương, hụt hẫng, chán nản hay thậm chí bị trầm cảm.

    ĐỨC

    Cách để mình che lấp cảm giác nhớ nhà là mình trang trí nơi ở mới với các đồ vật mang từ nhà đi, tham gia các hoạt động mình thường làm ở nhà hay nấu những món ăn mình thường ăn ở nhà. Bằng những cách này, quá trình chuyển đổi nơi ở của mình sẽ trơn tru hơn.

    Bạn sẽ nhận thấy là những thử thách lớn vẫn đang ở trước mắt, như khả năng ngoại ngữ của bạn vẫn chưa tốt bằng người bản xứ, bạn vẫn rụt rè trong giao tiếp hay bạn vẫn thiếu một k năng quan trọng nào đó. Ngay cả khi bạn là một người được coi là giỏi giang ở

    Quê hương thì khi sống ở một nước khác, bạn vẫn sẽ phải "trở về con số 0". Bạn sẽ trở thành một người thiểu số, một người thiếu kinh nghiệm học tập hay làm việc theo cách của người dân bản địa. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, bạn phải biết nghĩ lớn và chấp nhận đương đầu với những khó khăn. Ngay cả khi đã ra được biển khơi, hãy tiếp tục can đảm vượt qua các đợt sóng gió và đừng để các ngọn sóng nhấn chìm bạn xuống đáy biển.

    Khi bạn không biết bơi và bị ném vào hồ nước sâu thì bạn sẽ phải t tìm cách nổi trên mặt nước để không bị chết đuối. Đến một đất nước xa lạ và không có người thân bên cạnh cũng tương t như vậy, bạn cũng sẽ phải cố gắng tìm mọi cách để không bị thất bại, để có thể sống và thành công tại quê hương mới của mình. Những bước chân đầu tiên của bạn trên miền đất mới sẽ rất nặng nề, nhưng bù lại, bạn sẽ học được vô số những k năng mới. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những trở ngại. Miễn là bạn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn là bạn đã chạm tới nửa đường của thành công rồi.

    LINH

    Đừng kêu ca rằng: "Điều này không thể chấp nhận được. Ở đất nước của tôi, chúng tôi làm như thế này.. thế kia cơ. Cách làm như vậy không đúng!" Bạn phải nhớ là mình đang sống tại nước ngoài chứ không phải ở nhà. Khi đến thăm nhà một người bạn cũng thế thôi, bạn sẽ phải thích ứng với những thói quen của gia đình người bạn mình, chứ không thể bắt họ làm theo bạn được. Điều thông thường mà mình thấy ở các bạn sinh viên Việt Nam khi đi ra nước ngoài là họ hay kết bạn và giao lưu với các bạn người Việt khác. Có thể là vì ngoại ngữ của họ chưa được tốt lắm hay vì họ sợ phạm lỗi trong giao tiếp đa văn hóa. Nhưng vì sao họ lại ra nước ngoài khi họ không muốn học hỏi các nền văn hóa mới và cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình?

    Biến bất lợi thành thuận lợi

    "Không có ai là hoàn hảo cả.. vậy nên bút chì mới gắn cục tẩy."

    – WOLFGANG RIEBE

    Tiềm năng của con người là vô hạn, đã có nhiều người thành công chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Chẳng hạn như chị Jessica Cox, người Hoa Kỳ, dù bị thiếu hai cánh tay bẩm sinh, nhưng đã trở thành phi công không có tay được cấp phép đầu tiên trên thế giới.

    Nick Vujicic, một nhà truyền giáo người Úc bị thiếu cả chân lẫn tay, đã trở thành một nhà diễn thuyết tài ba và anh cũng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Life Without Limbs73. Hay Kim Ung Yong, một người Hàn Quốc, đã được ghi nhận vào cuốn sách

    Kỷ lục Guinness với số điểm IQ cao nhất (210) và nói được tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Anh khi anh mới lên bốn tuổi. Giống như cơ bắp trong cơ thể, chúng ta phải luyện tập không ngừng để cải thiện khả năng vượt qua những thử thách.

    Học hỏi từ những người đi trước sẽ cho bạn động lực để đi tiếp cũng như là nguồn động viên tinh thần cho bạn, vì sự thành công của họ cho bạn thấy rằng bạn cũng có cơ hội để th c hiện ước mơ của mình. Hãy tìm cho mình những tấm gương đã từng trong hoàn cảnh tương t như bạn, nhưng giờ đây, họ đã vượt qua khó khăn để đạt cái đích mà bạn cũng đang ao ước đạt được.

    Mỗi khi bạn cảm thấy mình đang bị mắc kẹt, hãy tưởng tượng ra xem thần tượng của bạn sẽ làm gì trong tình huống tương t. Hãy tìm trong các cuốn sách hay các cuộc phỏng vấn xem họ đã tìm ra giải pháp nào, và hãy thử làm theo cách của họ. Hình mẫu chỉ nên giúp bạn tìm ra cách đi thôi, chứ bạn đừng nên so sánh mình với họ hay với bất cứ ai khác. Đừng coi mình là một người thất bại nếu bạn chưa th c hiện được những điều mà hình mẫu của bạn đã đạt được. Hãy nhớ là trước khi có được thành công trong ngày hôm nay, họ cũng đã từng có vô vàn thất bại. Những người bạn coi là hoàn hảo thật ra chỉ là những người biết che giấu các khuyết điểm của mình một cách hoàn hảo thôi.

    Khi bạn cảm thấy bị bế tắc hay phải đối mặt với một thách thức nhất định mà khó có thể giải thích cho người khác, bạn cũng có thể viết nhật ký. Nhật ký giúp bạn trút bỏ những suy nghĩ lên tờ giấy, sắp xếp những suy nghĩ của bạn và có thể sẽ giúp bạn tìm ra lời giải

    Đáp. Vì việc đọc lại những suy nghĩ của mình trên giấy sẽ giúp bạn nhìn nhận câu chuyện của bản thân một cách đầy đủ hơn, như từ góc nhìn của người khác.

    "Hãy cho những người bạn yêu đôi cánh để bay, gốc rễ để quay về và lý do để ở lại." – ĐẠT-LAI LẠT-MA

    Một s thật mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng chấp nhận là, rào cản lớn khiến chúng ta không đạt được thành công thường là chính bản thân chúng ta hay những người gần gũi với chúng ta nhất. S phản đối, ngăn cản của những người thân là một thách thức lớn trước khi chúng ta bắt đầu. Cách phản ứng "Em/Anh/Chị/Con/Cháu sẽ không thể làm được chuyện này đâu! Đừng nên nuôi dư ng những hoài bão viển vông, xa rời th c tế làm gì!" Khi nghe những câu nói thiếu s khích lệ như thế, bạn sẽ cảm thấy là mình nên rời bỏ ước mơ, thôi bay bổng để trở về với "th c tại".

    Thông thường thì cha mẹ Việt là những người lo lắng quá và muốn bao bọc con cái cho đến khi chúng lập gia đình riêng. Họ muốn con cái mình trở thành những người thành công trong tương lai nên rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Nhưng cha mẹ Việt điển hình hay dạy con cái họ bằng cách.. cấm đoán. Khi còn bé, cha mẹ cấm trẻ không được đi chơi với các bạn "hư hỏng". Khi đến độ tuổi trưởng thành và đã có những sở thích riêng của mình, thì cha mẹ lại cấm không cho trẻ phát huy những sở thích của bản thân vì phải tập trung vào việc học. Khi vào học đại học, cha mẹ lại cấm "không yêu đương lăng nhăng" vì ảnh hưởng đến việc học hành. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì trong mắt của cha mẹ Việt, con cái họ luôn là những đứa bé chưa trưởng thành và cần được che chở.

    Vậy nếu bạn có sự can đảm và rất muốn đi để th c hiện ước mơ nhưng bố mẹ không cho phép hay coi bạn là đang mơ mộng viển vông, bạn sẽ phải làm gì? Đức, Hương và Linh cũng đã lớn lên trong các gia đình thuần Việt. Bố mẹ chúng mình rất chăm lo cho con cái và luôn cảm thấy rằng họ có trách nhiệm phải bảo vệ con.

    Nhưng ngay từ những việc nhỏ như t nấu ăn, t giặt quần áo, dọn dẹp.. chúng mình đã cho bố mẹ thấy được chúng mình là những người rất t lập và có những suy nghĩ chín chắn chứ không phải là bốc đồng, xốc nổi. Dần dần cho bố mẹ tin rằng chúng mình đi đâu cũng sẽ t chăm lo được cho bản thân và sẽ tìm được hướng đi để có thể thành công tại bất cứ nơi đâu, nên bố mẹ cũng cảm thấy an tâm hơn. Nếu bạn muốn cho bố mẹ thôi lo lắng, hãy cho họ biết từng chi tiết kế hoạch của bạn, những cách bạn sẽ đối phó với những tình huống rủi ro và nhất là, hằng ngày hãy cho họ thấy là bạn đã trở thành một con người t lập. Bạn cũng chớ nên thất hứa hay "nói một đằng, làm một nẻo", mà hãy có s cam kết để bố mẹ có lòng tin vững chắc vào bạn.

    Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà đấng sinh thành vẫn không thay đổi

    Ý kiến, thì bạn có thể nhờ s tác động từ người trung gian, là một người gần gũi với bố mẹ bạn và được bố mẹ bạn tin tưởng.

    LINH

    Nếu muốn nhận được s ủng hộ của gia đình cho các chuyến phiêu lưu của bạn thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy t giác trong việc học hành, hãy năng động và tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi tình nguyện. Những điều này sẽ chứng minh cho bố mẹ bạn biết là bạn có thể vượt qua các khó khăn và hiểm trở khi đứng trên đôi chân của chính mình.

    Còn nếu họ không hiểu bạn ngay cả khi bạn đã chứng minh cho họ biết khả năng của mình? Sau khi trở về nước từ New Zealand vào năm 2012, mình đã tham gia tổ chức Hội thảo du học Truyền lửa vì trước đó, hội thảo đã cho mình khá nhiều động lực để đi du học. Khi mẹ thấy rằng mình cống hiến cả ngày để làm việc kh

    Bạn có bao giờ cảm thấy là mình đang bị mất phương hướng và không tìm thấy được động lực cho những bước đi tiếp theo của mình? Bạn đã bao giờ bị một hoàn cảnh hay tình huống nào đó làm cho bạn chán nản và thất vọng? Đó có thể là một cuộc tình bị đổ vỏ, một mối làm ăn thua lỗ hay một sự thất bại khi tìm kiếm việc làm. Tại bất cứ nơi đâu, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thử thách khác nhau.

    Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần đặt chân đến đích của chặng đường họ đặt ra cho bản thân là họ đã bỏ lại đằng sau tất cả các trở ngại và khó khăn. Họ tưởng tượng ra một cuộc sống trên bãi biển với những trái dừa, cái võng và những điệu nhạc vui nhộn. Nhưng bạn biết không, ngay cả trên thiên đường cũng có những đợt sóng gió. Từ những giây phút đầu khi máy bay của bạn hạ cánh, bạn sẽ phải đối mặt với một chuỗi vướng mắc và rủi ro tại miền đất mới. Bạn sẽ cảm thấy nhớ nhà da diết, bạn sẽ tủi thân và lạ lẫm với mọi thứ. Sống xa nhà lâu ngày, bạn sẽ ít nhất một lần cảm thấy cô đơn, bị tổn thương, hụt hẫng, chán nản hay thậm chí bị trầm cảm.

    ĐỨC

    Cách để mình che lấp cảm giác nhớ nhà là mình trang trí nơi ở mới với các đồ vật mang từ nhà đi, tham gia các hoạt động mình thường làm ở nhà hay nấu những món ăn mình thường ăn ở nhà. Bằng những cách này, quá trình chuyển đổi nơi ở của mình sẽ trơn tru hơn.

    Bạn sẽ nhận thấy là những thử thách lớn vẫn đang ở trước mắt, như khả năng ngoại ngữ của bạn vẫn chưa tốt bằng người bản xứ, bạn vẫn rụt rè trong giao tiếp hay bạn vẫn thiếu một k năng quan trọng nào đó. Ngay cả khi bạn là một người được coi là giỏi giang ở

    Quê hương thì khi sống ở một nước khác, bạn vẫn sẽ phải "trở về con số 0". Bạn sẽ trở thành một người thiểu số, một người thiếu kinh nghiệm học tập hay làm việc theo cách của người dân bản địa. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, bạn phải biết nghĩ lớn và chấp nhận đương đầu với những khó khăn. Ngay cả khi đã ra được biển khơi, hãy tiếp tục can đảm vượt qua các đợt sóng gió và đừng để các ngọn sóng nhấn chìm bạn xuống đáy biển.

    Khi bạn không biết bơi và bị ném vào hồ nước sâu thì bạn sẽ phải t tìm cách nổi trên mặt nước để không bị chết đuối. Đến một đất nước xa lạ và không có người thân bên cạnh cũng tương t như vậy, bạn cũng sẽ phải cố gắng tìm mọi cách để không bị thất bại, để có thể sống và thành công tại quê hương mới của mình. Những bước chân đầu tiên của bạn trên miền đất mới sẽ rất nặng nề, nhưng bù lại, bạn sẽ học được vô số những k năng mới. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những trở ngại. Miễn là bạn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn là bạn đã chạm tới nửa đường của thành công rồi.

    LINH

    Đừng kêu ca rằng: "Điều này không thể chấp nhận được. Ở đất nước của tôi, chúng tôi làm như thế này.. thế kia cơ. Cách làm như vậy không đúng!" Bạn phải nhớ là mình đang sống tại nước ngoài chứ không phải ở nhà. Khi đến thăm nhà một người bạn cũng thế thôi, bạn sẽ phải thích ứng với những thói quen của gia đình người bạn mình, chứ không thể bắt họ làm theo bạn được. Điều thông thường mà mình thấy ở các bạn sinh viên Việt Nam khi đi ra nước ngoài là họ hay kết bạn và giao lưu với các bạn người Việt khác. Có thể là vì ngoại ngữ của họ chưa được tốt lắm hay vì họ sợ phạm lỗi trong giao tiếp đa văn hóa. Nhưng vì sao họ lại ra nước ngoài khi họ không muốn học hỏi các nền văn hóa mới và cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình?

    Biến bất lợi thành thuận lợi

    "Không có ai là hoàn hảo cả.. vậy nên bút chì mới gắn cục tẩy."

    – WOLFGANG RIEBE

    Tiềm năng của con người là vô hạn, đã có nhiều người thành công chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Chẳng hạn như chị Jessica Cox, người Hoa Kỳ, dù bị thiếu hai cánh tay bẩm sinh, nhưng đã trở thành phi công không có tay được cấp phép đầu tiên trên thế giới.

    Nick Vujicic, một nhà truyền giáo người Úc bị thiếu cả chân lẫn tay, đã trở thành một nhà diễn thuyết tài ba và anh cũng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Life Without Limbs73. Hay Kim Ung Yong, một người Hàn Quốc, đã được ghi nhận vào cuốn sách

    Kỷ lục Guinness với số điểm IQ cao nhất (210) và nói được tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Anh khi anh mới lên bốn tuổi. Giống như cơ bắp trong cơ thể, chúng ta phải luyện tập không ngừng để cải thiện khả năng vượt qua những thử thách.

    Học hỏi từ những người đi trước sẽ cho bạn động lực để đi tiếp cũng như là nguồn động viên tinh thần cho bạn, vì sự thành công của họ cho bạn thấy rằng bạn cũng có cơ hội để th c hiện ước mơ của mình. Hãy tìm cho mình những tấm gương đã từng trong hoàn cảnh tương t như bạn, nhưng giờ đây, họ đã vượt qua khó khăn để đạt cái đích mà bạn cũng đang ao ước đạt được.

    Mỗi khi bạn cảm thấy mình đang bị mắc kẹt, hãy tưởng tượng ra xem thần tượng của bạn sẽ làm gì trong tình huống tương t. Hãy tìm trong các cuốn sách hay các cuộc phỏng vấn xem họ đã tìm ra giải pháp nào, và hãy thử làm theo cách của họ. Hình mẫu chỉ nên giúp bạn tìm ra cách đi thôi, chứ bạn đừng nên so sánh mình với họ hay với bất cứ ai khác. Đừng coi mình là một người thất bại nếu bạn chưa th c hiện được những điều mà hình mẫu của bạn đã đạt được. Hãy nhớ là trước khi có được thành công trong ngày hôm nay, họ cũng đã từng có vô vàn thất bại. Những người bạn coi là hoàn hảo thật ra chỉ là những người biết che giấu các khuyết điểm của mình một cách hoàn hảo thôi.

    Khi bạn cảm thấy bị bế tắc hay phải đối mặt với một thách thức nhất định mà khó có thể giải thích cho người khác, bạn cũng có thể viết nhật ký. Nhật ký giúp bạn trút bỏ những suy nghĩ lên tờ giấy, sắp xếp những suy nghĩ của bạn và có thể sẽ giúp bạn tìm ra lời giải

    Đáp. Vì việc đọc lại những suy nghĩ của mình trên giấy sẽ giúp bạn nhìn nhận câu chuyện của bản thân một cách đầy đủ hơn, như từ góc nhìn của người khác.

    "Hãy cho những người bạn yêu đôi cánh để bay, gốc rễ để quay về và lý do để ở lại." – ĐẠT-LAI LẠT-MA

    Một s thật mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng chấp nhận là, rào cản lớn khiến chúng ta không đạt được thành công thường là chính bản thân chúng ta hay những người gần gũi với chúng ta nhất. S phản đối, ngăn cản của những người thân là một thách thức lớn trước khi chúng ta bắt đầu. Cách phản ứng "Em/Anh/Chị/Con/Cháu sẽ không thể làm được chuyện này đâu! Đừng nên nuôi dư ng những hoài bão viển vông, xa rời th c tế làm gì!" Khi nghe những câu nói thiếu s khích lệ như thế, bạn sẽ cảm thấy là mình nên rời bỏ ước mơ, thôi bay bổng để trở về với "th c tại".

    Thông thường thì cha mẹ Việt là những người lo lắng quá và muốn bao bọc con cái cho đến khi chúng lập gia đình riêng. Họ muốn con cái mình trở thành những người thành công trong tương lai nên rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Nhưng cha mẹ Việt điển hình hay dạy con cái họ bằng cách.. cấm đoán. Khi còn bé, cha mẹ cấm trẻ không được đi chơi với các bạn "hư hỏng". Khi đến độ tuổi trưởng thành và đã có những sở thích riêng của mình, thì cha mẹ lại cấm không cho trẻ phát huy những sở thích của bản thân vì phải tập trung vào việc học. Khi vào học đại học, cha mẹ lại cấm "không yêu đương lăng nhăng" vì ảnh hưởng đến việc học hành. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì trong mắt của cha mẹ Việt, con cái họ luôn là những đứa bé chưa trưởng thành và cần được che chở.

    Vậy nếu bạn có sự can đảm và rất muốn đi để th c hiện ước mơ nhưng bố mẹ không cho phép hay coi bạn là đang mơ mộng viển vông, bạn sẽ phải làm gì? Đức, Hương và Linh cũng đã lớn lên trong các gia đình thuần Việt. Bố mẹ chúng mình rất chăm lo cho con cái và luôn cảm thấy rằng họ có trách nhiệm phải bảo vệ con.

    Nhưng ngay từ những việc nhỏ như t nấu ăn, t giặt quần áo, dọn dẹp.. chúng mình đã cho bố mẹ thấy được chúng mình là những người rất t lập và có những suy nghĩ chín chắn chứ không phải là bốc đồng, xốc nổi. Dần dần cho bố mẹ tin rằng chúng mình đi đâu cũng sẽ t chăm lo được cho bản thân và sẽ tìm được hướng đi để có thể thành công tại bất cứ nơi đâu, nên bố mẹ cũng cảm thấy an tâm hơn. Nếu bạn muốn cho bố mẹ thôi lo lắng, hãy cho họ biết từng chi tiết kế hoạch của bạn, những cách bạn sẽ đối phó với những tình huống rủi ro và nhất là, hằng ngày hãy cho họ thấy là bạn đã trở thành một con người t lập. Bạn cũng chớ nên thất hứa hay "nói một đằng, làm một nẻo", mà hãy có s cam kết để bố mẹ có lòng tin vững chắc vào bạn.

    Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà đấng sinh thành vẫn không thay đổi

    Ý kiến, thì bạn có thể nhờ s tác động từ người trung gian, là một người gần gũi với bố mẹ bạn và được bố mẹ bạn tin tưởng.

    LINH

    Nếu muốn nhận được s ủng hộ của gia đình cho các chuyến phiêu lưu của bạn thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy t giác trong việc học hành, hãy năng động và tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi tình nguyện. Những điều này sẽ chứng minh cho bố mẹ bạn biết là bạn có thể vượt qua các khó khăn và hiểm trở khi đứng trên đôi chân của chính mình.

    Còn nếu họ không hiểu bạn ngay cả khi bạn đã chứng minh cho họ biết khả năng của mình? Sau khi trở về nước từ New Zealand vào năm 2012, mình đã tham gia tổ chức Hội thảo du học Truyền lửa vì trước đó, hội thảo đã cho mình khá nhiều động lực để đi du học. Khi mẹ thấy rằng mình cống hiến cả ngày để làm việc kh

    Bạn có bao giờ cảm thấy là mình đang bị mất phương hướng và không tìm thấy được động lực cho những bước đi tiếp theo của mình? Bạn đã bao giờ bị một hoàn cảnh hay tình huống nào đó làm cho bạn chán nản và thất vọng? Đó có thể là một cuộc tình bị đổ vỏ, một mối làm ăn thua lỗ hay một sự thất bại khi tìm kiếm việc làm. Tại bất cứ nơi đâu, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thử thách khác nhau.

    Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần đặt chân đến đích của chặng đường họ đặt ra cho bản thân là họ đã bỏ lại đằng sau tất cả các trở ngại và khó khăn. Họ tưởng tượng ra một cuộc sống trên bãi biển với những trái dừa, cái võng và những điệu nhạc vui nhộn. Nhưng bạn biết không, ngay cả trên thiên đường cũng có những đợt sóng gió. Từ những giây phút đầu khi máy bay của bạn hạ cánh, bạn sẽ phải đối mặt với một chuỗi vướng mắc và rủi ro tại miền đất mới. Bạn sẽ cảm thấy nhớ nhà da diết, bạn sẽ tủi thân và lạ lẫm với mọi thứ. Sống xa nhà lâu ngày, bạn sẽ ít nhất một lần cảm thấy cô đơn, bị tổn thương, hụt hẫng, chán nản hay thậm chí bị trầm cảm.

    ĐỨC

    Cách để mình che lấp cảm giác nhớ nhà là mình trang trí nơi ở mới với các đồ vật mang từ nhà đi, tham gia các hoạt động mình thường làm ở nhà hay nấu những món ăn mình thường ăn ở nhà. Bằng những cách này, quá trình chuyển đổi nơi ở của mình sẽ trơn tru hơn.

    Bạn sẽ nhận thấy là những thử thách lớn vẫn đang ở trước mắt, như khả năng ngoại ngữ của bạn vẫn chưa tốt bằng người bản xứ, bạn vẫn rụt rè trong giao tiếp hay bạn vẫn thiếu một k năng quan trọng nào đó. Ngay cả khi bạn là một người được coi là giỏi giang ở quê hương thì khi sống ở một nước khác, bạn vẫn sẽ phải "trở về con số 0". Bạn sẽ trở thành một người thiểu số, một người thiếu kinh nghiệm học tập hay làm việc theo cách của người dân bản địa. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, bạn phải biết nghĩ lớn và chấp nhận đương đầu với những khó khăn. Ngay cả khi đã ra được biển khơi, hãy tiếp tục can đảm vượt qua các đợt sóng gió và đừng để các ngọn sóng nhấn chìm bạn xuống đáy biển.

    Khi bạn không biết bơi và bị ném vào hồ nước sâu thì bạn sẽ phải t tìm cách nổi trên mặt nước để không bị chết đuối. Đến một đất nước xa lạ và không có người thân bên cạnh cũng tương t như vậy, bạn cũng sẽ phải cố gắng tìm mọi cách để không bị thất bại, để có thể sống và thành công tại quê hương mới của mình. Những bước chân đầu tiên của bạn trên miền đất mới sẽ rất nặng nề, nhưng bù lại, bạn sẽ học được vô số những k năng mới. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những trở ngại. Miễn là bạn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn là bạn đã chạm tới nửa đường của thành công rồi.

    LINH

    Đừng kêu ca rằng: "Điều này không thể chấp nhận được. Ở đất nước của tôi, chúng tôi làm như thế này.. thế kia cơ. Cách làm như vậy không đúng!" Bạn phải nhớ là mình đang sống tại nước ngoài chứ không phải ở nhà. Khi đến thăm nhà một người bạn cũng thế thôi, bạn sẽ phải thích ứng với những thói quen của gia đình người bạn mình, chứ không thể bắt họ làm theo bạn được. Điều thông thường mà mình thấy ở các bạn sinh viên Việt Nam khi đi ra nước ngoài là họ hay kết bạn và giao lưu với các bạn người Việt khác. Có thể là vì ngoại ngữ của họ chưa được tốt lắm hay vì họ sợ phạm lỗi trong giao tiếp đa văn hóa. Nhưng vì sao họ lại ra nước ngoài khi họ không muốn học hỏi các nền văn hóa mới và cải thiện khả năng ngoại ngữ của mình?

    Biến bất lợi thành thuận lợi

    "Không có ai là hoàn hảo cả.. vậy nên bút chì mới gắn cục tẩy." – WOLFGANG RIEBE

    Tiềm năng của con người là vô hạn, đã có nhiều người thành công chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Chẳng hạn như chị Jessica Cox, người Hoa Kỳ, dù bị thiếu hai cánh tay bẩm sinh, nhưng đã trở thành phi công không có tay được cấp phép đầu tiên trên thế giới.

    Nick Vujicic, một nhà truyền giáo người Úc bị thiếu cả chân lẫn tay, đã trở thành một nhà diễn thuyết tài ba và anh cũng đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Life Without Limbs73. Hay Kim Ung Yong, một người Hàn Quốc, đã được ghi nhận vào cuốn sáchkỷ lục Guinness với số điểm IQ cao nhất (210) và nói được tiếng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Anh khi anh mới lên bốn tuổi. Giống như cơ bắp trong cơ thể, chúng ta phải luyện tập không ngừng để cải thiện khả năng vượt qua những thử thách.

    Học hỏi từ những người đi trước sẽ cho bạn động lực để đi tiếp cũng như là nguồn động viên tinh thần cho bạn, vì sự thành công của họ cho bạn thấy rằng bạn cũng có cơ hội để th c hiện ước mơ của mình. Hãy tìm cho mình những tấm gương đã từng trong hoàn cảnh tương t như bạn, nhưng giờ đây, họ đã vượt qua khó khăn để đạt cái đích mà bạn cũng đang ao ước đạt được.

    Mỗi khi bạn cảm thấy mình đang bị mắc kẹt, hãy tưởng tượng ra xem thần tượng của bạn sẽ làm gì trong tình huống tương t. Hãy tìm trong các cuốn sách hay các cuộc phỏng vấn xem họ đã tìm ra giải pháp nào, và hãy thử làm theo cách của họ. Hình mẫu chỉ nên giúp bạn tìm ra cách đi thôi, chứ bạn đừng nên so sánh mình với họ hay với bất cứ ai khác. Đừng coi mình là một người thất bại nếu bạn chưa th c hiện được những điều mà hình mẫu của bạn đã đạt được. Hãy nhớ là trước khi có được thành công trong ngày hôm nay, họ cũng đã từng có vô vàn thất bại. Những người bạn coi là hoàn hảo thật ra chỉ là những người biết che giấu các khuyết điểm của mình một cách hoàn hảo thôi.

    Khi bạn cảm thấy bị bế tắc hay phải đối mặt với một thách thức nhất định mà khó có thể giải thích cho người khác, bạn cũng có thể viết nhật ký. Nhật ký giúp bạn trút bỏ những suy nghĩ lên tờ giấy, sắp xếp những suy nghĩ của bạn và có thể sẽ giúp bạn tìm ra lời giảiđáp. Vì việc đọc lại những suy nghĩ của mình trên giấy sẽ giúp bạn nhìn nhận câu chuyện của bản thân một cách đầy đủ hơn, như từ góc nhìn của người khác.

    "Hãy cho những người bạn yêu đôi cánh để bay, gốc rễ để quay về và lý do để ở lại." – ĐẠT-LAI LẠT-MA

    Một s thật mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng chấp nhận là, rào cản lớn khiến chúng ta không đạt được thành công thường là chính bản thân chúng ta hay những người gần gũi với chúng ta nhất. S phản đối, ngăn cản của những người thân là một thách thức lớn trước khi chúng ta bắt đầu. Cách phản ứng "Em/Anh/Chị/Con/Cháu sẽ không thể làm được chuyện này đâu! Đừng nên nuôi dư ng những hoài bão viển vông, xa rời th c tế làm gì!" Khi nghe những câu nói thiếu s khích lệ như thế, bạn sẽ cảm thấy là mình nên rời bỏ ước mơ, thôi bay bổng để trở về với "th c tại".

    Thông thường thì cha mẹ Việt là những người lo lắng quá và muốn bao bọc con cái cho đến khi chúng lập gia đình riêng. Họ muốn con cái mình trở thành những người thành công trong tương lai nên rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Nhưng cha mẹ Việt điển hình hay dạy con cái họ bằng cách.. cấm đoán. Khi còn bé, cha mẹ cấm trẻ không được đi chơi với các bạn "hư hỏng". Khi đến độ tuổi trưởng thành và đã có những sở thích riêng của mình, thì cha mẹ lại cấm không cho trẻ phát huy những sở thích của bản thân vì phải tập trung vào việc học. Khi vào học đại học, cha mẹ lại cấm "không yêu đương lăng nhăng" vì ảnh hưởng đến việc học hành. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì trong mắt của cha mẹ Việt, con cái họ luôn là những đứa bé chưa trưởng thành và cần được che chở.

    Vậy nếu bạn có sự can đảm và rất muốn đi để th c hiện ước mơ nhưng bố mẹ không cho phép hay coi bạn là đang mơ mộng viển vông, bạn sẽ phải làm gì? Đức, Hương và Linh cũng đã lớn lên trong các gia đình thuần Việt. Bố mẹ chúng mình rất chăm lo cho con cái và luôn cảm thấy rằng họ có trách nhiệm phải bảo vệ con.

    Nhưng ngay từ những việc nhỏ như t nấu ăn, t giặt quần áo, dọn dẹp.. chúng mình đã cho bố mẹ thấy được chúng mình là những người rất t lập và có những suy nghĩ chín chắn chứ không phải là bốc đồng, xốc nổi. Dần dần cho bố mẹ tin rằng chúng mình đi đâu cũng sẽ t chăm lo được cho bản thân và sẽ tìm được hướng đi để có thể thành công tại bất cứ nơi đâu, nên bố mẹ cũng cảm thấy an tâm hơn. Nếu bạn muốn cho bố mẹ thôi lo lắng, hãy cho họ biết từng chi tiết kế hoạch của bạn, những cách bạn sẽ đối phó với những tình huống rủi ro và nhất là, hằng ngày hãy cho họ thấy là bạn đã trở thành một con người t lập. Bạn cũng chớ nên thất hứa hay "nói một đằng, làm một nẻo", mà hãy có s cam kết để bố mẹ có lòng tin vững chắc vào bạn.

    Nếu bạn đã cố gắng hết sức mà đấng sinh thành vẫn không thay đổi

    Ý kiến, thì bạn có thể nhờ s tác động từ người trung gian, là một người gần gũi với bố mẹ bạn và được bố mẹ bạn tin tưởng.

    LINH

    Nếu muốn nhận được s ủng hộ của gia đình cho các chuyến phiêu lưu của bạn thì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy t giác trong việc học hành, hãy năng động và tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi tình nguyện. Những điều này sẽ chứng minh cho bố mẹ bạn biết là bạn có thể vượt qua các khó khăn và hiểm trở khi đứng trên đôi chân của chính mình.

    Còn nếu họ không hiểu bạn ngay cả khi bạn đã chứng minh cho họ biết khả năng của mình? Sau khi trở về nước từ New Zealand vào năm 2012, mình đã tham gia tổ chức Hội thảo du học Truyền lửa vì trước đó, hội thảo đã cho mình khá nhiều động lực để đi du học. Khi mẹ thấy rằng mình cống hiến cả ngày để làm việc không công và tham gia các buổi từ thiện mà không kiếm ra tiền, mẹ thắc mắc không hiểu tại sao mình làm những công việc này. Nhưng sau một thời gian, mẹ đã thấy được rằng mình đã truyền cảm hứng cho các bạn trẻ với việc du học và giúp họ cải thiện bản thân và trở thành những người năng động, nên mẹ đã hoàn toàn chấp nhận việc mình dành thời gian để giúp đ người khác. Bố mẹ muốn con cái có được cuộc sống an nhàn và tốt đẹp thì cũng dễ hiểu thôi. Vậy nên, nếu bạn muốn họ hiểu được tâm tư và con người của bạn, hãy cho họ thấy những kết quả tốt mà bạn đạt được khi làm những việc mà trái tim bạn mách bảo. Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu chứng tỏ bản thân từ lúc sớm nhất có thể và mọi người biết là bạn sẽ không làm cho họ thất vọng với s quả quyết của mình.

    HƯƠNG

    Là một cô gái Việt Nam, mình đã gặp phải nhiều trở ngại trên con đường th c hiện những ước mơ của mình. Không phải vì bản thân, mà là vì những người không nghĩ rằng một cô gái Việt nên có nhiều tham vọng, có học thức cao và quá t tin vào bản thân. "Con gái thì phải.." là câu cửa miệng mình đã phải nghe rất nhiều lần. Nết na, thùy mị, đoan trang, hết lòng với gia đình là những đức tính đáng nể của người con gái Việt Nam, nhưng nếu họ có những tính cách như vậy chỉ vì bị bắt thôi chứ không phải là vì t nhận thức hay đồng lòng, mình e rằng chúng ta sẽ bị vậy quanh bởi những s giả tạo không thể tránh khỏi. Với những khuôn mặt cười vui, còn lòng dạ thì than khóc. Để người khác nhìn nhận những điều tốt và tránh xa các điều xấu mà không phải ra lệnh là một nghệ thuật. Bằng việc bắt buộc và cấm đoán, khoảng cách giữa hai con người sẽ chỉ ngày càng bị đào sâu.

    "Đừng bao giờ coi những thách thức của mình như một điều bất lợi. Thay vào đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng kinh nghiệm bạn có khi đối mặt và vượt qua nghịch cảnh mới th c s là một trong những lợi thế lớn nhất của bạn." - MICHELLE OBAMA ĐỨC

    Lớn lên như một người trong cộng đồng thiểu số có khá nhiều khó khăn. Mọi người xung quanh đều nhìn bạn chằm chằm như thể bạn là người từ hành tinh khác. Suốt những năm tháng học trung học, mình đã phải đấu tranh với s kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Khi bạn làm điều gì tốt thì họ coi đó là những điều ngẫu nhiên, nhưng nếu bạn làm điều gì chưa tốt, họ sẽ để ý đến bạn và nhớ bạn ngay vì

    Bạn là một người khác biệt. Hình ảnh không được tốt lắm của người Việt Nam trong con mắt người Séc đã ảnh hưởng tới mình một cách gián tiếp. Mình đã phải đấu tranh với những định kiến và những s chế nhạo. Mình cảm thấy rất khó chịu khi bị vơ đũa cả nắm với người khác.

    Nhiều lần, mình đã bị tách khỏi đám đông và trở thành một người ngoài cuộc chỉ vì màu da khác biệt. Mình còn nhớ hồi học lớp sáu, trong giờ nghỉ giải lao ở lớp, mình đã muốn tham gia chơi bóng bàn với các bạn ở sân trường. Nhưng khi nhóm trẻ con đang chơi nhìn thấy mình tiến lại gần, họ bảo mình đi đi và không cho mình chơi cùng chỉ vì mình là người ngoại quốc. Thậm chí, họ còn chế nhạo mình bằng các từ nhạo báng: "Ching chăng chong! 76", rất phổ biến vào những năm cuối thập k 90. Mỗi lần như thế, mình cảm thấy mình kém cỏi hơn các bạn khác.

    Nhưng điều này đã thúc đẩy mình làm mọi thứ để chứng minh được khả năng của bản thân. Mình đã sử dụng điểm bất lợi của mình – chính là s khác biệt – để biến nó trở thành một lợi thế lợi. Mình đã cố gắng nổi trội ở trường với thành tích học tập, để mọi người có suy nghĩ rằng: "À, một thằng bé Việt Nam cũng có thể tài giỏi như người Séc." Là một người khác biệt không chỉ là một s bất lợi nếu bạn biết cách biến nó thành lợi thế.

    HƯƠNG

    Những năm tháng ở độ tuổi thiếu niên của mình là những năm tháng mình bị khủng hoảng tinh thần, mình rất sợ hãi mỗi khi phải ra đường. Không hiểu vị thần may mắn của mình đã trốn nơi đâu mà hồi đó, hầu như lúc nào ra ngoài đường mình đều gặp ít nhất một vài người phân biệt đối xử. Điều tồi tệ nhất là khi cả người lớn cũng kêu mình là "Trung Quốc", gọi mình với những cái tên khó nghe và làm những cử chỉ thô tục khiến mình phải đỏ mặt với bạn bè. Con bé mới lớn như mình cảm thấy rất hổ thẹn mỗi khi bị mất mặt với bạn bè hay bất kỳ một ai khác.

    Những đứa trẻ bằng tuổi hay kém mình một vài tuổi là những kẻ thù không đội trời chung của mình. Trong trường, các bạn cũng nhưthầy cô rất quý mến mình vì thấy mình ngoan và chăm học. Nhưng mỗi lần phải đi ra ngoài đi ăn trưa là một c c hình đối với mình. Trường mình nằm ngay cạnh một trường tiểu học, và hai trường có chung một phòng ăn. Mỗi lần đi ăn trưa, mình phải đi qua sân trường kế bên rồi mới đến chỗ xếp hàng chờ đến lượt chọn món ăn. Hầu như lần nào thấy mình đi qua thì một nhóm học sinh từ trường tiểu học lại gọi mình bằng những tên nhạo báng người châu Á.

    Chỉ nhạo báng thôi cũng không sao, nhưng vào những ngày mùa đông, khi tuyết rơi tới nửa mét, mình thi thoảng lại bị một nhóm con trai tầm 10 tuổi chạy theo và ném tuyết lên người. Một hôm, mình và bạn cùng lớp đi ăn trưa giữa giờ. Chưa đến giờ nghỉ trưa chính nên không có nhiều người đi lại ngoài sân trường. Bỗng nhiên, mình thấy hai đứa con trai từ đâu chạy lại và thi nhau ném tuyết vào người mình. Họ chắn ngang đường đi vào phòng ăn nên mình không thể đi qua. Mình đành chạy qua vũng tuyết dày đặc và trở lại lớp học, thà nhịn ăn còn hơn là bị ném tuyết vào người. Vì lười không đổi dép khi đi ra ngoài nên mình vẫn đi đôi dép lê đi trong lớp. Thế là đôi tất lẫn quần dài của mình bị ướt sũng. Mà lúc đó, mình cảm thấy mình thật may mắn khi chuyện đó xảy ra lúc không có người khác chứng kiến. Vì tính xấu hổ và nhút nhát nên mình không kể chuyện này với giáo viên.

    Một lần khác, mình và bạn Veronika cùng lớp đi dạo và đến một sân cát chơi. Đang đi đến thì bốn đứa con trai tầm tuổi chúng mình đã đến đấy trước. Mình muốn đi chỗ khác chơi vì mình đoán được điều gì sẽ xảy ra. Nhưng bạn mình lại muốn tới nói chuyện với họ vì cô quen họ. Chưa đến nơi thì mình đã nghe thấy: "Trung Quốc! Trung Quốc!" Mình quay bước và muốn đi thật xa những đứa trẻ đó. Nhưng bọn chúng không để cho mình yên. Chúng đi theo chúng mình như cái đuôi, và khi chúng mình ngồi vào một cái đu quay, thằng bé nhất chạy đến, cầm một cái gậy dài đập vào đầu mình. Những thằng bé khác thì ném đá vào người mình. Mình chạy về nhà đóng sầm cửa phòng lại và khóc.

    Thay vì chỉ ngồi nhà khóc lóc và than vãn, mình đã cố gắng học thật tốt và tham gia tất cả các kỳ thi trong cũng như ngoài trường đểchứng tỏ cho mọi người biết là người nhập cư không có gì kém cỏi hơn người bản địa. Mỗi lần bị chế nhạo, mình t nhủ rằng: "Mình chỉ phải chịu đ ng những con người đáng ghét này một vài phút thôi, nhưng họ sẽ phải sống với chính họ cả một cuộc đời! Chính họ mới là những người đáng thương, phải sống trong thế giới thu hẹp của mình, chỉ biết về thế giới bên ngoài qua những mẩu tin vịt trên kênh truyền hình Nova hay Prima77. Họ sẽ không bao giờ được trải nghiệm những gì mình đã và sắp làm, bởi vì tâm trí giới hạn của họ cho rằng họ đang sống tại trung tâm của vũ trụ." Một số người sẽ không bao giờ chấp nhận những s đổi thay hay những điều mới mẻ. Họ thích nằm trong cái vỏ ốc thoải mái của mình hơn là mở nó ra để khám phá thế giới bên ngoài. Là một người thiểu số luôn là một thử thách lớn, và cho đến khi thế giới gạt bỏ được những định kiến thì những nhóm người thiểu số ở bất cứ nơi đâu sẽ luôn phải đấu tranh cho bản thân mình.

    LINH

    Ngay trong những ngày đầu làm việc tại bộ phát triển xã hội, mình đã trải qua s phân biệt đối xử. Một trong những hoạt động của bộ là nhận đơn xin trợ cấp của người dân và công việc của mình là trợ giúp giải quyết các vấn đề phát sinh. Mỗi ngày, mình phải nói chuyện qua điện thoại, thư từ cũng như tr c tiếp với khá nhiều người khác nhau. Hồi đó, giọng nói của mình chưa giống người Kiwi78 lắm nên có những người phàn nàn về chất giọng của mình, ngay cả khi mình đang cố gắng giúp đ họ. Có một người đang trong hoàn cảnh khó khăn và bị khủng hoảng tinh thần, nên khi nghe thấy người nước ngoài nói tiếng Anh, bà ta hét lên, kêu là mình nói không giống người bản xứ và gọi mình bằng những tên gọi không dễ nghe cho lắm. Thay vì nghe bà ta tiếp tục phàn nàn, mình đã ngắt máy. Lý do đầu tiên là vì nói chuyện với một người đang ở trong trạng thái tức giận không giải quyết được gì. Tiếp theo, nếu người khác không tôn trọng mình thì tại sao mình lại phải lo cho họ?

    "Vì mọi chuyện sẽ thật chẳng dễ dàng, sẽ còn nhiều khó khăn phía trước. Chúng ta sẽ phải làm việc như thế này mỗi ngày, nhưng anh muốn làm điều đó bởi anh cần có em. Anh muốn tất cả những gì thuộc về em, mãi mãi, mỗi ngày. Em và anh, suốt cuộc đời này." - PHIM NHẬT KÝ TÌNH YÊU LINH

    Trước khi xa nhau vào năm ngoái, mình và bạn gái đã yêu nhau được một năm rưỡi. Trong khoảng thời gian đấy, chúng mình đã dành rất nhiều thời gian cho nhau và thậm chí đã sống chung.

    Trước khi nhận được tin báo là công ty sẽ cử mình sang Singapore làm việc, mình đã bàn bạc về tương lai ở châu Âu với bạn gái mình. Khi nhận được thông tin từ công ty, mình đã cầm tay em và nói:

    "Anh biết là em sẽ rất buồn khi anh phải rời xa em, nhất là vào thời điểm mà mình đã có những d tính cho tương lai. Nhưng hãy tin vào tình yêu của chúng mình em nhé! Bước đi này sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn và cho chúng ta nhiều cơ hội hơn, ngay cả khi chúng ta sẽ phải chia cách một thời gian dài." Mình quả thật là một người may mắn vì có được người yêu luôn động viên mình. Không lư ng l dù chỉ một phút, em nói với nụ cười trên môi: "Vậy là anh đã có được một công việc mà anh đã từng mơ ước. Tất nhiên là em sẽ luôn ở bên cạnh anh và ủng hộ tất cả những quyết định của anh. Chúng mình sẽ tìm ra cách để có thể đến được bên nhau." Rồi mình chuyển đến Singapore làm việc. Cuộc sống xa cách khá dễ dàng lúc đầu vì chúng mình liên tục gọi điện thoại và nhắn tin cho nhau. Nhưng dần dần, chúng mình ít nói chuyện hơn vì công việc bận bịu, múi giờ khác biệt và các trở ngại khác, và cuối cùng chúng mình đã chỉ nói chuyện được một tuần một lần vào những ngày cuối tuần. Để có cảm giác gần gũi hơn, mình cũng viết thư và gửi các bưu thiếp cho em và gia đình em, kể về những điều hấp dẫn và thú vị ở châu Á để cho em phấn khởi và cho gia đình em an tâm. Những cách này cũng đã giúp mình giữ nhiệt cho tình cảm của chúng mình. Cuối cùng, em đã đến được bên mình sau tám tháng xa cách. Đây là lần đầu tiên em ra nước ngoài mà không có việc làm chắc chắn. Mình rất biết ơn em vì đã đồng ý hy sinh công việc, gia đình và bạn bè để làm lại từ đầu ở một phương trời mới.

    HƯƠNG

    Sau khi từ Canada trở về châu Âu lần đầu tiên, trong đầu mình chỉ có một suy nghĩ duy nhất: Làm sao có thể gặp lại được anh? Để có thể gặp lại, mình phải tiết kiệm cho một tấm vé máy bay không dưới 1.000 đô, mình phải vượt qua không dưới 8.000km khoảng cách và mình phải xin thị th c du lịch Canada. Chúng mình thường xuyên liên lạc qua Facebook, Skype, Viber và qua những ứng dụng điện thoại chỉ dành riêng cho đôi lứa như Couple, cho chúng mình được "hôn nhau" bằng ngón tay chạm lên màn hình. Bất cứ lúc nào cả hai chạm tay vào cùng một địa điểm ở màn hình điện thoại, máy sẽ rung lên như thể những sợi dây thần kinh trong người chúng mình rung lên trong s vui sướng vì được thưởng thức vị ngọt của tình yêu.

    Nhưng cái màn hình điện thoại hay vi tính đâu có thể thay thế được

    Sự ấm áp của vòng tay ôm chặt mình vào lòng mỗi khi chúng mình được ở bên nhau? Những câu nói thì thầm trong đêm: "¡Te amo!" 80, "¡Eres mía!" 81 làm cho con tim mình vui bất tận vì nó đã phải chờ lâu, rất lâu mới tìm thấy một người trao cho nó những lời nói chân thành như vậy. Anh là người đầu tiên trong đời mà có thể nhìn thấy con người mình một cách trọn vẹn. Vậy nên sau mỗi ngày làm việc, mình đều muốn chạy đến bên anh, ôm anh vào lòng và kể cho anh nghe tất tần tận về những điều xảy ra với mình trong ngày hôm đó. Mặc dù chỉ được ôm cái điện thoại và gửi những nụ hôn qua gió mà thôi, nhưng mình cũng cảm thấy rất vui rồi vì cuối cùng, mình cũng

    Tìm được một người bạn mà mình có thể tâm s mọi điều trên thế gian bé nhỏ của mình thay vì phải viết nhật ký mỗi đêm.

    Rồi chúng mình cũng tìm được những cách làm cho khoảng cách chỉ là một trò cười. Hầu như mỗi sáng, anh Miguel gọi điện đánh thức mình dậy bằng cách hát cho mình nghe bài "I Just Called To Say I Love You" của người ca sĩ mù Stevie Wonder. Mình dạy cho anh nấu món cá rán sốt cà chua qua màn hình Skype, rồi chúng mình cùng nhau ăn bỏng ngô rồi ngấu nghiến hết tập The Big Bang Theory này đến tập khác. Thỉnh thoảng anh cũng nói chuyện với bà ngoại mình. Anh nói với bà bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, còn bà đáp lại bằng tiếng Việt và tiếng Séc. Hoan hô gia đình đa văn hóa! Chúng mình cũng thường chụp lại hình những nơi chúng mình đi đến ngày qua ngày, làm gì chúng mình cũng không quên kể lại cho nhau nghe. Đúng là khi yêu xa, s giao tiếp giữa đôi bên là phần quan trọng nhất để có thể duy trì mối quan hệ. Nếu trong mối tình đầu, mình đã nghi ngờ là nó không thể bền vững lâu dài vì chỉ khi bắt mình đợi đến dài cổ thì anh chàng mới nhắn tin lại, thì anh Miguel đã cho mình một cảm giác rất thoải mái và đáng tin tưởng, vì anh lúc nào cũng tìm thấy thời gian cho mình, và nhắn tin xin lỗi nếu để mình chờ đợi nhiều giờ liền. Hồi vẫn trong độ tuổi dậy thì, mình tìm trong các tờ tạp chí cho phụ nữ trẻ câu trả lời cho s phân vân của bản thân: "Nếu anh ý trả lời sau bao nhiêu giờ, bao nhiêu ngày chờ đợi thì có phải là anh ý chỉ đang 'giả vờ chảnh' để làm cho mình hấp dẫn hơn, để cho người khác phải theo đuổi?" Nhưng bây giờ thì mình đã không cần những tờ tạp chí giảng giải cho mình ý nghĩa của những cách cư xử của các chàng trai nữa. Nếu ai đó làm cho bạn phải chờ đợi, làm cho bạn khó xử hay không trân trọng bạn thì người đó không đáng để bạn phải bận tâm tới. Hãy tin mình đi – bạn đáng giá hơn thế nhiều lắm.

    Nhưng mình cũng trân trọng tình yêu xa cách, vì nó đã cho mình thời gian được làm những việc mà mình có thể đã không có cơ hội cũng như ý chí để làm nếu như chúng mình ở bên nhau, ví dụ như làm thử nhiều công việc khác nhau, cải thiện những k năng của bản thân hay tham gia các cuộc phiêu lưu ở bốn phương trời. Tình yêu xa cách cũng cho mình nhận thức được rằng mình có thể sống hạnh phúc mà không phải d a vào ai cả. Độ tuổi mới lớn là thời điểm để cho chúng ta khám phá bản thân chứ không phải để chúng ta hoàn toàn bị phụ thuộc vào người khác.

    ĐỨC

    Điều tồi tệ nhất ở các mối quan hệ yêu xa là việc hai con người yêu thương nhau mà không thể chia sẻ các khoảnh khắc vui, buồn của cuộc sống thường ngày với nhau. Đây là s khó khăn không chỉ của cả ba chúng mình, mà còn của hàng nghìn đứa con của thế k xê dịch ngày hôm nay. Điều quan trọng nhất trong bất cứ mối quan hệ xa cách nào là lòng tin tưởng vào nhau và vào mối tình xuyên biên giới. Trước mắt họ luôn phải có niềm hy vọng rằng một ngày gần đây, họ sẽ về được bên nhau mãi mãi. Mình và bạn gái đã trao cho nhau hai chiếc nhẫn để hứa hẹn rằng dù ở xa nhau đến mấy và dù sẽ phải ở xa nhau thêm bao nhiêu lâu nữa thì chúng mình cũng sẽ chờ đợi nhau. Có thể là mình luôn xê dịch và không ổn định chỗ ở, nhưng trái tim của mình thì luôn bền vững. Tiếp theo, đôi bên luôn phải thẳng thắn nói chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình. Giao tiếp là chìa khóa quan trọng giúp bạn xây d ng mối quan hệ tình cảm giữa hai người. Vậy nên nhiều khi, mối quan hệ xa cách lại giúp hai con người hiểu nhau hơn là khi họ ở kế bên. Khi ở bên nhau, ngọn lửa tình yêu bùng cháy một cách dễ dàng hơn, nhưng cũng vì s khổ sở để giúp ngọn lửa đốt cháy khi không ở gần nhau nên tình yêu của các cặp đôi xa cách thường sâu sắc hơn rất nhiều vì họ sẽ phải vượt qua các bài kiểm tra cảm xúc quá lớn. Các cặp đôi cũng nên lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Trong khi mục đích của các kế hoạch ngắn hạn là giữ nhiệt cho tình yêu (ví dụ như "chúng ta sẽ gặp nhau bao nhiêu lần mỗi năm", "chúng ta nói chuyện với nhau bao nhiêu lần một ngày"), mục đích của những kế hoạch dài hạn là duy trì động l c để vượt qua mọi khó khăn, vì với những kế hoạch dài hạn, họ sẽ biết được rằng lúc nào và ở đâu họ sẽ đến được bên nhau mãi mãi. Như trong trường hợp của mình và bạn gái thì chúng mình đã đặt ra cột mốc là năm 2018 tại Việt Nam. Từ hồi bắt đầu yêu nhau, mình luôn hướng tới việc làm cách nào để đến được bên em. Mình sang Anh cũng vì biết rằng em có ý định sang Anh du học và muốn giúp em khỏi b ng. Nhưng vì ý định này đã không thành, nên mình đã cố gắng tìm công việc để hướng về Việt Nam.

    "Cuộc sống không phải là chờ đợi cơn dông trôi qua, mà là học cách nhảy múa trong cơn mưa." - VIVIAN GREENE

    Ý chí của bạn quyết định một phần khá lớn cho việc vượt qua những thử thách một cách thành công, cho dù đó là những thử thách về tâm lý, như mời một người chúng ta cảm thấy thích đi ăn, hay những thử thách có liên quan tới thể chất, như việc giảm cân hay chạy marathon đến đích. Hiếm khi cơ thể của chúng ta bị mệt mỏi và kiệt sức tới mức làm cho chúng ta phải đầu hàng. Thông thường, việc đánh mất niềm tin mới là động l c khiến cho chúng ta bỏ cuộc trước đích và thất bại trong quá trình vượt qua khó khăn. Với một niềm tin vững chắc, bạn sẽ có quyết tâm hơn để có thể đầu tư thời gian, công sức cũng như các nguồn l c để th c hiện những mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn của mình. Cách chúng ta nhìn nhận về những biến cố xảy đến còn quan trọng hơn chính những biến cố đó. Bất kể là những biến cố tồi tệ đến thế nào chăng nữa thì bạn cũng nên luôn giữ vững khát vọng sống của bản thân.

    ĐỨC

    Mình cố gắng có những suy nghĩ tích cực ngay cả khi đang gặp khó khăn. Hồi mình sang thành phố New York để tham gia Mô hình Liên Hợp Quốc với tám thành viên khác, có một cô gái trong nhóm rất yếu ớt và nhiều lần bị suy sụp trong suốt chuyến đi. Cô đã cảm thấy mệt mỏi vì những vấn đề xảy ra ở "Quả Táo Lớn" và những lần cô khóc đã làm ảnh hưởng xấu tới bầu không khí của cả nhóm. Chúng mình đã không thể tập trung thi đấu và đối với một vài người tham gia thì đây là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất. Mình đã quyết định thay đổi hoàn cảnh bằng cách nói chuyện với cô gái đấy. Mình đến bên cô và đặt cho cô những câu hỏi mà các huấn luyện viên thường sử dụng để động viên các cầu thủ trước trận đấu. Mình bảo cô gái cho mình những gợi ý làm sao để cô cảm thấy tốt hơn. Sau buổi nói chuyện tâm lý đó, cô đã cảm thấy vui vẻ hơn. Nhưng ngược lại, buổi nói chuyện đó đã lấy đi khá nhiều năng lượng của mình và đến cuối cuộc hành trình, mình đã không thể đứng lên lại được. Tham gia Mô hình Liên Hợp Quốc ở thành phố New York nghe khá thú vị, nhưng chỉ những người trong cuộc mới biết những cái khổ và s mệt mỏi.

    Bất chấp tất cả các vấn đề đã và đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải giữ vững s quyết tâm và lạc quan. Nếu chúng ta cứ cố coi các vấn đề là những s khó khăn không thể vượt qua, thì chúng sẽ mãi mãi tồn tại như những vấn đề gian nan. Nhưng nếu chúng ta có suy nghĩ lạc quan và cố gắng tìm lời giải đáp cho chúng thì mình chắc rằng các vấn đề đó sẽ đi theo hướng khả quan hơn.

    Chúng ta có khuynh hướng tập trung vào các mối đe dọa và nguy hiểm mà bỏ quên những điều tích c c. Hãy tập cho mình thói quen tập trung vào những điểm tốt và tích c c trong mỗi hoạt động bạn làm. Chỉ nhìn nhận những điều tiêu c c sẽ làm cho bạn trở nên chán nản và thất vọng. Chẳng hạn như, nếu những người xung quanh bạn hay nói rằng: "Bạn là một người béo!", thì ngay cả khi ban đầu bạn không đồng ý với ý kiến này thì qua năm tháng, bạn sẽ dần dần coi mình là một người béo. Vì vậy, bạn cũng nên tập cho mình thói quen khen người khác nhiều hơn chê để cho mọi người có những suy nghĩ tích c c hơn. Hãy viết ra những từ ngữ tích c c và lạc quan và sử dụng chúng hằng ngày. Bạn chỉ nên chê khi có thể cho ra những cách giải quyết để khắc phục tình huống. Việc chê bai người khác khá dễ và ai cũng có thể làm được, nhưng việc nhắc nhở và tìm cách giải quyết đúng mới thực sự là khó.

    HƯƠNG

    Một lần mình nhận được e-mail từ ban tổ chức s kiện mình có kế hoạch tham gia: "Still raining? No biggie. Bring your boots, umbrella, and a big smile with you because you get to live in beautiful Vancouver." 83 Người Vancouver là như thế: Họ sống rất tích c c và không hay kêu ca và than phiền. Ngay cả khi họ sống tại một thành phố với khá nhiều ngày mưa âm u, họ cũng không coi đó là lý do khiến cho cuộc sống của họ ảm đạm.

    Cuộc đời này, sẽ có lúc bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh rất bế tắt, rất tối tăm, thậm chí là đôi khi bạn sẽ cảm thấy lạc lối. Nhưng nếu bạn luôn giữ trong tâm trí một suy nghĩ tích c c, luôn tin rằng sau cơn mưa trời lại sáng, thì mọi thứ sẽ quay trở lại qu đạo của nó sớm thôi và bạn sẽ t khắc tìm ra cho mình được lối đi đúng đắn.

    LINH

    Tin hay không là tùy bạn, nhưng ở Singapore cũng có khá nhiều đám mây đen, những thách thức khiến mình cảm thấy mệt mỏi. Khi người yêu mình chuyển đến Singapore, chúng mình cũng đã biết trước là sẽ gặp nhiều trở ngại, rằng tiền lương của mình sẽ phải chia đôi cho hai người, cho tới khi em tìm được việc làm ổn định. Mỗi khi nhìn em buồn bã vì chưa tìm được việc làm, mình cảm thấy rất thương em vì em đã hy sinh s nghiệp, gia đình và bạn bè ở Cộng Hòa Séc để đến bên mình. Nhưng việc "nhảy dưới trời mưa" là một điều êm dịu khi có người yêu bên cạnh. Chúng mình luôn nhắc nhở với nhau rằng, dù gặp hoàn cảnh xấu đến mấy chăng nữa, chúng mình sẽ luôn động viên nhau và nhảy những vũ điệu khó khăn nhưng đầy biến hóa. Tình yêu của đôi mình mạnh mẽ hơn bất cứ nguyên tố khác nào trong cuộc sống.

    Chiến thắng sự thất bại

    "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách bất khả thi." – THOMAS A. EDISON

    Nếu Thomas Edison đã từng bỏ cuộc vì những thất bại của ông thì có lẽ là giờ đây, chúng ta vẫn sống trong bóng tối của màn đêm. Nếu Alexander Graham Bell đã từng bỏ cuộc vì những thất bại của ông thì có thể là bây giờ, chúng ta vẫn phải gửi thư cho bạn bè và người thân xa cách qua đường bưu điện. Còn nếu anh em nhà Wright đã từng bỏ cuộc vì những thất bại của họ thì.. chắc giờ đây, Đức, Hương và Linh đều đã có cuộc sống "ổn định", đã lập gia đình và có con cái hết rồi, vì chuyện đi quanh thế giới không có máy bay là điều khá bất tiện.

    ĐỨC

    Từ hồi học trung học, mình đã có ước mơ nhận được học bổng để sang Pháp du học. Mình bắt đầu học tiếng Pháp hồi lên 15 tuổi và mình đã cảm thấy yêu mến đất nước lịch lãm này rất nhiều. Nhưng sang được Pháp đã là một chặng đường rất dài đối với mình. Biết rằng để sang được Pháp thì trước hết, mình phải hoàn thiện tiếng Pháp nên mình cố gắng học tốt tiếng Pháp. Trong những năm cuối trung học, mình đã tham gia một cuộc thi để sang Pháp học tiếng, nhưng vì tiếng Pháp của mình hồi đó còn kém, mình đã không thể vượt qua các bạn học sinh học các trường chuyên tiếng Pháp hay được học tiếng Pháp từ bé. Trong quá trình học hệ cử nhân, mình cũng đã muốn sang Pháp vào mùa hè qua Học viện Pháp ở Praha, nhưng vì lý do nào đó mình cũng không được chấp nhận. Phải đến khi học cao học vào năm 23 tuổi, mình mới nhận được học bổng sang Lyon du học.

    HƯƠNG

    Mình luôn ấp ủ ước mơ du học. Một năm trước khi vào đại học, mình ước muốn được đi Anh du học, nên mình đã nộp đơn đăng ký học tại các trường đại học tại đây. Thiết nghĩ mình sẽ nhận được quốc tịch Séc trước khi tốt nghiệp trung học (người Séc chỉ phải trả mức học phí thấp như người bản xứ để theo học các trường đại học tại Anh Quốc), nên mình có ý định vay tiền nhà nước Anh để đi học. Bên Anh, nếu bạn là người Anh hoặc Liên minh châu Âu, bạn có thể được vay tiền đi học với lãi suất rất thấp, và chỉ bắt đầu trả lại tiền khi đã có thu nhập (và khi thu nhập hằng năm của bạn trên 17.335 bảng Anh). Ước mơ được ra nước ngoài du học của mình lần này đã không trở thành hiện th c khi mình bị từ chối quốc tịch Séc.

    Rồi bốn năm sau đó, câu chuyện lại một lần nữa lặp lại. Thiết nghĩ là khi có quốc tịch Séc trong tay, mình có thể đăng ký học cao học tại trường Thương mại Copenhagen ở Đan Mạch hay Đại học Lund tại Thụy Điển, nên mình đã chọn làm việc tại Phòng Thương mại Bắc Âu. Mình tin chắc 100% là mình sẽ nhận được quốc tịch vào đầu năm 2014, vì khi đó có luật mới cho phép những người sang Séc trước 10 tuổi được t tuyên bố là người Séc, có nghĩa là chỉ phải mang những giấy tờ chứng minh là mình đã ở Séc từ nhỏ đến văn phòng khu v c. Nửa năm trước đấy, chị bạn thân Tereza, một trong những người đã đi vận động để cho luật này được phê duyệt, đã chỉ cho mình tỉ mỉ về cách đăng ký. Ngay ngày làm việc đầu tiên trong năm 2014, mình đã cầm giấy tờ t tin bước vào Sở Nội vụ của Văn phòng khu v c vùng Moravsko-Slezsko, mà không biết rằng hôm đó, mình đã bắt đầu chuỗi ngày mệt mỏi và căng thẳng để

    Chứng minh rằng mình có đủ yêu cầu để có thể trở thành công dân Séc. Ở đó, mình đã nhận thức được rằng một người cũng có thể thay đổi mọi kế hoạch của bản thân. Bà nhân viên cầm hồ sơ của mình và nói rằng mình sẽ nhận được câu trả lời trong vòng một tháng sau. Rồi chỉ hai tuần sau, mình đã nhận được cú điện thoại của bà ta, với lời khước từ đơn tuyên bố của mình. Mình vội vã đến sở để rút lại đơn, đồng thời cũng đăng ký xin quốc tịch bằng cách thông thường. Có nghĩa là mình sẽ không có đủ thời gian để trở thành công dân Séc trước khi vào khóa học và sẽ phải thay đổi chiến lược của mình.

    Chỉ ngồi nhà và kêu ca không thể xử lý được hoàn cảnh nên mình đã đăng ký vào một trường kinh doanh (trong tiếng Pháp là "école de commerce") nằm phía nam Pháp. Học phí ở đó không cao lắm và chi phí ở Nam Âu rẻ hơn nhiều ở Bắc Âu, mà mình chỉ phải ở Marseille mỗi một học kỳ thôi. Mình d định sẽ học những môn học trong học kỳ thứ nhất qua mạng. "Vậy là em có thể sang Canada với anh nửa năm rồi!" mình vui mừng vì đã tìm ra cách để có thể đến với anh Miguel. Đúng là điều gì cũng có thể làm được nếu bạn suy nghĩ tích c c.

    "Thất bại chính là cơ hội để bắt đầu lại, chỉ có điều là bằng một cách khôn ngoan hơn." – HENRY FORD

    Cũng như với mọi việc khác, bạn chỉ có thể làm quen với việc đối phó với những trở ngại khi bạn dấn thân vào những thử thách và đấu tranh với chúng một vài lần. Khi thất bại, hãy phân tích các lý do bạn chưa đạt được mục tiêu của mình và thử lại một lần nữa bằng cách khôn ngoan hơn. Mỗi lần vượt qua được một thử thách là bạn đã vượt qua giới hạn của bản thân và nới rộng vùng an toàn của mình.

    ĐỨC

    Nhiều khi, không chỉ s kém cỏi làm cho bạn bị thất bại. Vào năm thứ hai học đại học, mình đã đăng ký một công việc bán thời gian tại công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey & Company. Vị trí mà mình đăng ký là chuyên gia viết các bài thuyết trình. Ngay cả với vị trí đơn giản như vậy, họ cũng đã chuẩn bị sáu vòng phỏng vấn rất khắc nghiệt. Hồi đó, McKinsey là công ty mơ ước của mình và mình không có một s l a chọn thứ hai nào khác. Mình đã từng vượt qua sáu vòng tuyển trong vòng ba tuần liền. Sau khi đã trả lời các buổi phỏng vấn một cách đầy t tin, mình mong chờ câu trả lời tích c c từ họ. Nhưng sau một vài ngày, họ đã gọi mình và bảo là: "Anh quá tốt cho vị trí này nên đã không trúng tuyển." Lúc đó, mình tưởng họ đang đùa gi n với mình. Mình cảm thấy thật tồi tệ khi nghe câu nói này từ họ. Nếu họ đã bảo rằng họ chọn một người khác có hồ sơ phù hợp hơn cho vị trí cần tuyển thì mình đã không cảm thấy bị tổn thương như vậy. Mình đã từng nghĩ rằng đây là một trong những lần thất bại lớn nhất cuộc đời mình, vì mình đã quá gần để đạt được vị trí ở công ty mơ ước của mình.

    Lần thất bại lớn thứ hai là sau khi làm việc trong vị trí lãnh đạo trong chi nhánh AIESEC của trường mình một vài năm, mình đã đăng ký một vị trí lãnh đạo của AIESEC toàn thành phố. Tất cả có 20 người đăng ký cho năm vị trí lãnh đạo. Lần thi tuyển đó có hai vòng. Trong vòng thứ nhất được gọi là buổi họp toàn thể, tất cả các thành viên ở Praha đã có cơ hội bỏ phiếu chọn những người họ tin có khả năng lãnh đạo. Để có thể đến vòng thứ hai, các thí sinh phải nhận được ít nhất là 90% phiếu bầu. Mình đã là người duy nhất nhận được 100% số phiếu. Rồi khi vào đến vòng thứ hai, chúng mình được chủ tịch chi nhánh AIESEC của thành phố phỏng vấn. Cuối cùng, chủ tịch đã chọn ra năm người lãnh đạo và loại mình ra. Đây cũng là lần mình cảm thấy không công bằng, vì đã được s ủng hộ của tất cả các thành viên, nhưng lại không được người đứng đầu ủng hộ. Mình đã mất nhiều tháng để lại đứng dậy và đi tiếp.

    Nhưng khi nhìn lại, mỗi lần mình thất bại là mình đã tìm được một cơ hội tốt hơn. Nhờ vào việc không được nhận vào làm việc ở McKinsey, mình đã tìm ra cơ hội làm việc ở Ngân hàng Xuất khẩu Séc và đã có được những chuyến đi công tác ở nước ngoài. Nhờ vào việc không trúng tuyển vào vị trí lãnh đạo thành phố ở AIESEC, mình đã đăng ký vào ban quản lý của tổ chức Mô hình Liên Hợp

    Quốc và đã được sang thành phố New York để thi đấu với các sinh viên trên toàn thế giới.

    LINH

    Để có thể hoàn thành chương trình học cao học tại Cộng Hòa Séc, bạn không chỉ phải vượt qua những kỳ thi của từng môn học, mà trong năm cuối, bạn cũng sẽ phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp đó rất khó khăn vì nó đòi hỏi bạn nắm rõ kiến thức của các môn học chính, kiến thức mà bạn đã học được trong vòng hai năm trời. Tùy theo câu hỏi bạn bốc thăm mà bạn sẽ phải toát mồ hôi hay thở phào nhẹ nhõm. Vì trước đó, mình không quen với hệ thống học ở Séc, nên mình đã bị trượt kỳ thi tốt nghiệp này tới hai lần liền. Khi ôn thi cho lần thi thứ ba, mình đã kêu ca và than vãn rằng: "Cách kiểm tra này không có logic gì cả! Toàn phải học thuộc lòng như con vẹt thôi, nản quá đi mất! Đây không phải là cách tốt nhất để kiểm tra trình độ của sinh viên!" Cũng vì không vượt qua hai kỳ thi trước nên mình không sang CHLB Đức du học được. Vì quá chán nản với kỳ thi này, mình giết thời gian để nói chuyện với bạn bè và xem Facebook nhiều hơn là tập trung vào ôn thi. Bạn chắc cũng đoán được là, s than vãn của mình đã không thay đổi được hệ thống thi cử của Séc. Khi ngày thi lần thứ ba đến gần, mình nhận thức được là mình phải bỏ các biện cớ sang một bên để cố gắng học cho qua được kỳ thi cuối cùng này. Chống chọi một hệ thống đã có sẵn từ nhiều năm là điều kém thông minh, vì mình hoàn toàn không có khả năng để thay đổi nó. Mình đã cương quyết phải qua bằng được kỳ thi này nên đã đăng ký cho đợt thi thứ ba cách đợt thi thứ hai chỉ một tuần. S quyết tâm không thể bị đánh bại, nên mình đã vượt qua lần thi thứ ba một cách thành công.

    "Những người chiến thắng lúc nào cũng từ bỏ. Chỉ là họ bỏ đi đúng thứ tại đúng thời điểm." – SETH GODIN

    Nếu bạn cứ cố gắng quá mức, suốt ngày này qua tháng khác, mà không có được dù chỉ một kết quả khả thi, thì có lẽ là đã đến lúc bạn nên chuyển hướng. Hãy bắt đầu một chương mới khi bạn cảm thấy đang bị kẹt ở thời điểm hiện tại. Hãy bắt đầu một ngày mới bằng những suy nghĩ mới. Hãy tạo cho mình một chân trời mới với một công việc mới, một d án mới, một người bạn mới hay một trải nghiệm mới.

    ĐỨC

    Thử thách lớn nhất mà mình đã trải qua cho đến thời điểm hiện tại là thời gian sống tại London, Anh. Mình đã quyết định bỏ công việc chắc chắn ở nhà băng với mức lương ổn định và cuộc sống thanh thản với gia đình để lao đầu vào một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Bước đầu triển khai của bất cứ d án khởi nghiệp nào đều không đơn giản, nhưng những s gian nan còn tăng bội lần khi bạn khởi nghiệp tại một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Chúng mình không có văn phòng, phải làm việc không lương và phải ngủ chung giường trong một căn phòng chật chội. Cuộc sống của mình lúc đó như bị đảo lộn. Từ một "quý tử" ở nhà, mình đã nghiễm nhiên trở thành một người gần như vô gia cư. Rồi cả thời tiết mưa phùn ảm đạm của London cũng làm cho mình càng cảm thấy buồn rầu và chán nản hơn nữa. Sau một tháng thử thách với cuộc sống mới, mình đã quyết định sang Dublin, Ireland thăm người một bạn để xin lời khuyên. Ở đó, mình đã thấy rằng công việc ở London không có nhiều tiềm năng cho mình và nếu có ở lại London thì mình cũng sẽ chỉ bị tiếp tục mất tiền mà thôi. Vậy là mình đã trở lại Cộng Hòa Séc để tìm kiếm các cơ hội mới.

    Bạn có thể cố gắng hết sức nhưng trong những hoàn cảnh nhất định, đầu hàng là việc thông minh nhất để làm. Trong hoàn cảnh của mình thì quyết định trở lại Séc là điều dễ hiểu vì khi đã mắc phải những vấn đề về tài chính thì bạn sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Bạn cũng nên cân nhắc khi cảm thấy quá mệt mỏi hay căng thẳng. Đừng có cố đến khi bị kiệt sức. Khi bạn không còn nhìn thấy s phản chiếu của tương lai bạn đã thầm mong đợi trong công việc hiện tại của mình, đừng có giữ công việc đó một cách phi lý.

    Đừng từ bỏ. Hôm nay rất gian khổ, ngày mai nghiệt ngã hơn, nhưng ngày kia lại tươi sáng. "– MÃ VÂN

    Hầu như ai thành công cũng đã từng trải qua s thất bại. Bên cạnh những thành công luôn là những lần thất bại. Nhưng hãy coi những lần thất bại đó như những bài học để đi tiếp. Mức độ rủi ro và số lần thất bại cũng tăng dần theo số lần chúng ta trải nghiệm và thử thách. Những người nói với bạn rằng:" Tôi không bao giờ thất bại "chắc hẳn là những người không chịu dấn thân vào những thử thách khác nhau và không năng động, nên việc họ không thất bại là chuyện bình thường.

    Thất bại không phải là điều quan trọng, mà quan trọng hơn cả là cách bạn xử lý những tình huống thất bại của mình. Nếu không có văn hóa thất bại, chắc chắn chúng ta sẽ không thể thành công. Mỗi công việc đều có độ rủi ro nhất định. Không phải người nào bạn chào hàng cũng sẽ mua món hàng của bạn. Không phải lần thí nghiệm nào cũng cho bạn kết quả tốt. Không phải lần đi xin việc làm nào cũng thành công. Nhưng chính những thử thách sẽ giúp chúng ta tiến gần tới thành công hơn nếu chúng ta không sợ bị thất bại.

    HƯƠNG

    Một trong những khoảng thời gian chật vật nhất đối với mình là quá trình học cao học tại Marseille, Pháp. Hồi đó, mình không hề biết được là sau khi ra trường thì mình sẽ ở đâu, làm gì. Tất nhiên là đích cuối của mình vẫn là vòng tay của chồng mình, nhưng mình cũng phải tính cho tương lai của cả hai người. Anh Miguel lúc đó cũng đang viết luận án tốt nghiệp và chưa biết được sau khi ra trường sẽ đi làm ở đâu. Với khoản tiền vay ngân hàng phải trả góp hằng tháng, mình nhất quyết phải tìm được việc làm trong vòng một tháng sau khi học xong môn cuối, nếu không thì sẽ bị rơi vào hoàn cảnh nguy kịch. Mình cũng đã suy nghĩ đến khả năng làm việc ở châu Âu một vài tháng trước khi sang Canada làm việc, vì đời sống bên Canada đắt hơn nhiều so với ở châu Âu, và mình cũng phải chi trả cho những khoản tiền lớn như vé máy bay, chi phí cho giấy tờ, v. V.. Rồi thị trường việc làm ở Vancouver cũng không mấy lạc quan. Ngay cả những sinh viên có bằng cấp của Canada cũng phải chật vật tìm việc làm mấy tháng trời, nhưng mình làm gì có nhiều thời gian để đi tìm việc làm lâu như vậy? Cuối cùng, mình vẫn quyết định trở về Canada ngay sau kỳ thi cuối. Vì chồng mình đang học tập tại Canada, nên mình đã nhận được giấy phép lao động mười phút sau khi nộp đơn đăng ký trên sân bay. Luật nhập cư của Canada quả là thân thiện. Vừa đến nơi và chưa hết mệt mỏi, mình đã lao vào tìm kiếm công việc. Trong khi đang chờ câu trả lời từ các công ty chuyên môn, mình tạm làm bồi bàn cho một quán ăn nhanh Việt Nam, làm tiếp thị cho Hội nghị Da liễu Thế giới, làm diễn viên cho một bộ phim ngắn và bộ phim tài liệu, làm" thám tử "cho một công ty muốn tìm dịch vụ thiết kế trang web tại Việt Nam, làm thêm tại giải vô địch bắn bẫy, giao tờ rơi cho một s kiện ca nhạc, làm người bán vé tại trận bóng, tham gia các nghiên cứu và thí nghiệm, làm người mẫu tóc cho một show diễn tóc quốc tế, làm lễ tân tại trường dạy tiếng Anh, làm người mẫu ảnh và trông hai con mèo. Hồi đó, mình cũng đang viết luận án tốt nghiệp nữa. Mình đã làm tất cả các công việc nêu trên trong vòng một tháng rư i thì được nhận vào làm chức vụ quản lý tiếp thị và bán hàng cho một công ty Hồng Kông.

    Nhiều khi, s khác biệt lớn nhất giữa người chiến thắng và kẻ thua cuộc là s kiên trì. Trong quá trình thử thách bản thân, bạn có thể trải qua những thời kỳ khủng hoảng tinh thần khi phải bắt kịp với những người xung quanh hay cảm thấy kém cỏi hơn người khác, nhưng cái chính là s quyết tâm lớn của bạn. Thế giới sẽ không kết thúc ngay cả khi nó như thể đang sụp đổ ngay trước mắt bạn, ngay cả khi bạn cảm thấy rằng cuộc sống này dường như muốn xô đẩy bạn xuống tận cùng của s đau khổ. Những ngày tháng khổ luyện sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân, bắt kịp được với mọi người xung quanh hay còn vượt qua họ nữa. Hãy nhớ lời của Ritu Ghatourey:" Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình vì bạn không bao giờ biết được bạn đang ở gần nó c nào! "88

    ĐỨC

    Để có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, hãy cởi mở và luôn ở trong tư thế sẵn sàng đón nhận mọi điều có thể xảy ra. Chớ mong đợi quá nhiều điều. Càng kỳ vọng thì sẽ càng thất vọng. Ngay cả sau nhiều năm sinh sống tại các nước khác nhau, mình cũng không nghĩ là mình đã có s chuẩn bị tốt cho các lần di chuyển sau đó. Tất nhiên là mình có thể hình dung trong đầu những khó khăn có thể ập đến với mình khi đến một quốc gia mới, nhưng mỗi nơi một khác nên sẽ luôn có những điều mà mình không thể đoán trước được. Tuy nhiên, những người thích xê dịch thường coi những khó khăn này là những bài toán có lời giải. Mỗi lần tìm ra công thức là mình lại cảm thấy sung sướng.

    LINH

    Sau khi tốt nghiệp cao học tại Praha, mình bắt đầu đi tìm việc làm và nhận ra rằng mình khá thiệt thòi so với những người bản xứ và so với những người nước ngoài đã từng sinh sống lâu năm tại Cộng Hòa Séc như Đức và Hương. Gửi hồ sơ mãi mà không có hồi âm nên mình đành ra chợ Sa Pa89 để kiếm công việc" tay chân "làm tạm. Mình xin đi bốc vác cho các cửa hàng bán buôn. Mấy bác chủ cửa hàng thấy mình làm công việc như vậy thì không hiểu và chất vấn:" Tại sao cháu lại phải đi làm công việc chân tay với tấm bằng cao học? Thế thì đi học từng ấy năm trời để làm cái gì? "Nhưng mình chỉ bỏ qua những lời nói như vậy và tập trung vào lý do chính mà mình đã chấp nhận làm công việc này: Để có thể tồn tại được ở xứ người. Trong quá trình làm việc ở chợ Sa Pa, mình vẫn chăm chỉ gửi hồ sơ xin việc làm đến các công ty, cho đến khi được nhận vào công ty SAP của CHLB Đức.

    Khi gặp trở ngại ở nơi xa nhà, bạn phải biết cách chấp nhận th c tế, cho dù nó có khó khăn đến mấy. Nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng để đối phó với những trở ngại trước mắt, bạn sẽ thất bại với việc lên kế hoạch khả thi để vượt qua được khó khăn. Đừng cố giải quyết một mình, mà hãy xin lời khuyên của những người mà bạn yêu quý và tin tưởng. Những người gần gũi với bạn nhất là những người lo lắng cho bạn, và họ sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng tốt. Ngay cả khi họ không giúp được bạn, chia sẻ những nỗi niềm của mình với người khác cũng sẽ giúp bạn tìm lại s bình tĩnh. Khi có trong đầu suy nghĩ là bạn không hề cô đơn mà có những người xung quanh đang nghĩ về bạn, thì bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng hoang mang.

    " Thất bại là thành công nếu chúng ta học hỏi từ nó. "-MALCOLM FORBES

    Mỗi khi chúng ta thất bại, chúng ta lại học thêm một bài học mới. Nhờ những bài học từ những thăng trầm trong cuộc sống mà chúng ta trưởng thành và có thêm hiểu biết về các mảng khác nhau của cuộc sống như tình yêu, các mối quan hệ, công việc hay tiền bạc. Thất bại cũng là một phần của cấu trúc di truyền ADN tạo nên cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi những sợi dây di truyền sao chép, chúng sử dụng những lần thất bại của các phiên bản trước đó để phát triển. Đó chính là một phần của chọn lọc t nhiên và cũng là cốt lõi của mọi cuộc sống trên thế giới.

    ĐỨC

    Bài học mà mình đã ghi nhận qua những lần thất bại là mỗi lần thất bại là một lần mình lớn lên. Mỗi lần bị từ chối đã cho mình thêm nhiều động l c để tiến lên xa hơn nữa, để tìm ra những thứ còn tốt hơn nữa. Đừng bao giờ ở trong trạng thái bị kẹt xe mà không muốn đi tiếp. Nếu muốn khóc thì bạn cũng đừng ngại rơi nước mắt, nhưng sau khi lau những giọt nước mắt là bạn lại phải đứng lên để đi tiếp cuộc hành trình.

    LINH

    Khi bị thất bại thì trước tiên, bạn nên tìm kiếm những lỗi lầm của bản thân để có thể kịp sửa chữa. Như mình vì đã trì hoãn việc ôn thi nên đã bị trượt kỳ thi tốt nghiệp bậc cao học tới hai lần liền. Hay lần khác, mình đã suýt bị sa thải chỉ vì một câu nói thẳng thắn. Nhưng đôi khi, lỗi lầm cũng không phải ở bạn, mà do những tác động từ bên ngoài. Và chúng ta cũng luôn phải có nhiều hướng đi khác nhau. Mình nhớ đến câu:" Nếu kế hoạch A không thành công thì bạn vẫn còn 28 chữ cái khác. "Nếu kế hoạch của bạn chưa được như mong đợi, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể làm cách nào khác để có thể cải thiện hay thay đổi kết quả.

    HƯƠNG

    Những thử thách đã cho mình kinh nghiệm khắc phục mọi khó khăn và làm trỗi dậy khát vọng sống. Điều mình nhận thức được là con người quyền l c nhất khi họ nắm chắc trong tay những l a chọn cho cuộc sống của bản thân. Họ chọn cho mình một hướng đi, họ bị ngã rất nhiều lần, nhưng vẫn đứng lên được và đi tiếp. Những người khác có thể là không sợ thất bại của bản thân, nhưng họ sợ làm cho người khác thất vọng, họ sợ bị người khác chế giễu hay đánh giá thấp. Mình cũng đã từng sợ những cái nhìn của người khác. Mình đã sợ bị người khác chửi rủa mỗi khi ra đường. Mình đã cảm thấy kém cỏi hơn những người xung quanh. Nhưng việc khép mình lại vào một góc khuất để t k không làm cho mình trở nên tốt hơn và cũng không làm cho người khác đánh giá cao hơn về bản thân mình. Nên giờ đây, mình không còn so sánh bản thân với bất cứ một người nào khác, mà mình chỉ so sánh mình với các phiên bản trước đây của mình. Mỗi khi mình phải trải qua chướng ngại, mình đều t nhủ với bản thân:" Địa ngục của mình có thể là thiên đường của người khác, nên đừng có than vãn. "

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 8:

    Nếu muốn thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới, bạn phải biết nghĩ lớn và chấp nhận đương đầu với những khó khăn.

    Khi chấp nhận vượt qua mọi khó khăn, bạn đã chạm tới nửa đường của thành công rồi.

    Tiềm năng của con người là vô hạn.

    Học hỏi từ những người đi trước sẽ cho bạn động l c để đi tiếp cũng như là nguồn động viên tinh thần cho bạn, vì s thành công của họ cho bạn thấy rằng bạn cũng có cơ hội để th c hiện ước mơ của mình.

    Là một người khác biệt không chỉ là một s bất lợi nếu bạn biết cách biến nó thành lợi thế.

    Hãy bắt đầu một chương mới khi bạn cảm thấy đang bị kẹt ở thời điểm hiện tại.

    Ý chí của bạn quyết định một phần khá lớn cho việc vượt qua những thử thách một cách thành công.

    Mỗi khi chúng ta thất bại, chúng ta lại học thêm một bài học.

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Hãy viết trên đầu tờ giấy một thử thách mà bạn đang gặp phải. Hãy chia tờ giấy ra thành ba cột. Đề tên của các cột là:" Trường hợp khả quan "," Trường hợp trung bình "và" Trường hợp bi quan". Hãy nêu ra những gì có thể xảy ra trong mỗi trường hợp nêu trên. Bạn sẽ làm gì trong mỗi trường hợp?

    Nếu bạn đang gặp phải một trở ngại mà không tìm thấy lối thoát, hãy thử viết những suy nghĩ của mình vào cuốn nhật ký, rồi một tuần sau đó, hãy thử mở cuốn nhật ký và đọc lại những gì mình đã viết bằng con mắt của người khác. Nếu ai đó đến nhờ bạn đưa ra lời khuyên cho tình huống đang xảy ra, thì bạn sẽ khuyên họ những gì?
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  10. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Phần III. Về đích

    Chương 9. Tỏa sáng trong những mối quan hệ quốc tế


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mỗi chuyến đi không chỉ quý giá bởi những bài học mà chúng ta học được, mà còn bởi những mối quan hệ mà chúng ta kết nối được. Sau từng đấy năm phiêu lưu khắp thế giới, chúng mình đã có dịp làm quen và kết bạn với rất nhiều người từ các nước và các nền văn hóa khác nhau.

    HƯƠNG

    Mình thực sự thích thú mỗi khi có cơ hội học hỏi về các vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới và khám phá các nền văn hóa khác lạ. Các nước phương Đông thường hay ưa chuộng việc "Mĩ hóa", "châu Âu hóa" hay "phương Tây hóa", nhưng đối với mình, tính chân thật và các nét truyền thống trong văn hóa mới là những kho báu đích th c của bất cứ quốc gia nào. Khi đi đến một miền đất mới, mình luôn vui sướng khi có cơ hội tìm hiểu về cách người dân địa phương sinh sống cũng như cách cư xử và suy nghĩ của họ. Rồi mình lại gói ghém kĩ càng những câu chuyện đã nghe và những khuôn mặt đã gặp vào chiếc vali mang tên "Hồi ức" để mang chúng đi khắp nơi

    Mở rộng mạng lưới quan hệ

    Có mạng lưới quan hệ rộng rãi không chỉ giúp chúng ta có những chuyến đi vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều, mà còn tạo cơ hội cho chúng ta quen biết và học hỏi từ những người có thể sẽ là đồng nghiệp hay cộng s của chúng ta vào một ngày nào đó. Ngoài ra, có những người bạn đa quốc gia sẽ giúp chúng ta tiết kiệm cho việc ăn ở tại các địa điểm khác nhau, tăng cường k năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ, và đồng thời cũng giúp chúng ta trở thành những người biết cảm thông. Bất cứ khi nào bạn làm quen với các người bạn mới tại Việt Nam hay nước ngoài, hãy giữ liên lạc và trao đổi thư từ với họ, vì biết đâu một ngày nào đó, bạn sẽ gặp lại họ hay cần sự giúp đỡ hay cộng tác từ họ.

    Mở rộng và duy trì những mối quan hệ là chìa khóa thành công của những công dân toàn cầu. Nhưng chúng ta phải nhận biết được những điều thiết yếu khi giao tiếp với những người từ các nước khác nhau, vì cách giao tiếp ở Việt Nam không giống với cách giao tiếp ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Na Uy hay bất cứ quốc gia nào khác. Bên cạnh chỉ số thông minh (IQ - Intelligence Quotient) thì chỉ số cảm xúc (EQ - Emotional Quotient) cũng là một yếu tố lớn để giúp bạn vươn ra toàn cầu. S cân bằng giữa cảm xúc và trí tuệ nên được duy trì ở t lệ thích hợp. Hãy thử hình dung hai yếu tố này là đôi chân của bạn. Nếu chỉ đứng trên một chân, bạn sẽ khó có thể giữ được thăng bằng. Có những người có chỉ số thông minh (IQ) khá cao, nhưng vì họ thiếu khả năng giao tiếp cũng như khả năng sử dụng và điều khiển những cảm xúc của mình, nên họ vẫn không thể tiến gần được tới những ước mơ. Chỉ số cảm xúc thấp giới hạn họ trong việc mở rộng và duy trì những mối quan hệ. Những mối quan hệ có giá trị cũng giống như những bảo bối để mở cánh cửa tới những cơ hội quý báu.

    Bạn không nhất thiết phải ra nước ngoài mới có thể th c hành và hoàn thiện k năng giao tiếp xuyên văn hóa. Mỗi khi giao tiếp với người trong hay ngoài nước, hãy phấn đấu hướng tới các mục tiêu chung, giải tỏa những s xung đột, hiểu được những s khác biệt và tìm ra các hướng giải quyết ôn hòa. Mọi s kiện hay tình huống đa dạng đều cho bạn cơ hội luyện tập k năng giao tiếp. Hãy tận dụng mọi dịp ăn uống với đồng nghiệp hay đối tác, những buổi tiệc cocktail, những cuộc hội thảo, những buổi dã ngoại hay hội họp để kết bạn và mở rộng mối quan hệ. Có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn và tránh chỉ nhìn thế giới chỉ từ một khía cạnh. Để luôn thu hút được người đối diện, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức hữu ích ở nhiều chủ đề khác nhau.

    "Những người giàu nhất trên thế giới tìm kiếm và xây dựng những mạng lưới. Những người khác tìm kiếm một công việc." – ROBERT KIYOSAKI

    Bằng hiệu ứng domino, mỗi người bạn quen biết sẽ giúp bạn kết nối với rất nhiều những người tiếp theo. Mỗi khi tham gia một s kiện hay đi đến một mảnh đất mới, hãy cố gắng kết bạn với ít nhất một người cùng tham gia s kiện đó hay đang sinh sống tại nơi bạn sắp đến. Rồi họ sẽ lại giới thiệu với bạn những người họ quen biết.

    Các địa chỉ hữu ích để tìm kiếm bạn bè đa văn hóa là những nhóm như Meetup (www. Meetup.com ), Internations (www. Internations.org ), Couchsurfing (www. Couchsurfing.com ), LinkedIn (www. Linkedin.com ) hay các nhóm và trang Facebook dành riêng cho người nước ngoài tại một địa điểm nhất định.

    Đăng ký tham gia các hoạt động thể thao hay sở thích khác sẽ vừa giúp bạn tìm được những người cùng sở thích và cũng giúp bạn cải thiện một bộ môn. Hãy nghiên cứu các câu lạc bộ của trường hay của thành phố. Hãy tham gia các hoạt động từ thiện để chung sức giúp đ những người kém may mắn hơn mình.

    Trước khi tham gia các s kiện, bạn nên đọc trước chi tiết về ban tổ chức, các diễn giả và đoán xem thành phần người tham gia sẽ như thế nào. Hãy nghĩ xem, liệu có ai trong s kiện bạn sắp tham gia sẽ là một người thú vị đối với bạn hay không. Có ai có thể sẽ chia sẻ cho bạn nhiều kinh nghiệm thú vị và bổ ích hay không. S chuẩn bị tốt không chừng sẽ cho bạn cơ hội giao lưu với những nhân vật hấp dẫn. Thông thường, các diễn giả hay ở lại giao lưu với khán giả sau buổi gặp g chính thức, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi của mình và mạnh dạn tiến lên làm quen với họ. Một mánh khác mà đã có hiệu quả tốt đối với chúng mình là gửi e-mail cho các diễn giả gây cảm hứng cho bạn sau khi s kiện kết thúc. Hãy cảm ơn họ, nêu ra các chi tiết trong bài diễn văn của họ mà bạn cảm thấy thích thú và đặt câu hỏi cho họ.

    Khi mới ra nước ngoài, chúng mình khuyên bạn nên giữ liên lạc với cả người Việt Nam và người nước ngoài. Những người Việt sẽ cho bạn các mẹo để có thể dễ dàng thích nghi với một môi trường mới. Mặt khác, những người nước ngoài sẽ giúp bạn mở mang tầm hiểu biết về những nền văn hóa và con người khác nhau.

    Phong tục văn hóa

    "Mọi giao tiếp nhiều hay ít đều là xuyên văn hóa. Chúng ta học cách sử dụng ngôn ngữ khi chúng ta lớn lên, và việc lớn lên ở các vùng khác nhau của đất nước, có nguồn gốc dân tộc, tôn giáo hay tầng lớp khác nhau, thậm chí chỉ là việc nam giới hay nữ giới, đều tạo ra các cách nói chuyện khác nhau.." – DEBORAH TANNEN

    Các quốc gia, lãnh thổ, vùng miền hay châu lục đều có những phong tục tập quán riêng và những nếp sống riêng. Chúng được thể hiện qua cách nói, cách ứng xử, cách suy nghĩ cũng như cách sống của người dân bản địa. Khi đi từ miền Nam đến miền Bắc châu Âu, không chỉ thời tiết mà con người cũng trở nên lạnh giá hơn. Trong khi ở Nam Âu, bạn sẽ thấy người dân địa phương khá cởi mở, thân thiện, thường hay tụ tập, thì càng lên phía Bắc, bạn sẽ càng thấy các khu phố vắng người dần, con người ưa s im lặng và ngồi trong nhà nhiều hơn là ra ngoài đường. Phải nói là khí hậu là một yếu tố khá quan trọng trong cách sống và giao tiếp của người dân. Khác với thời tiết, khí hậu quanh năm không thay đổi nhiều. Bắc c c và Nam c c lúc nào cũng rét cóng, trong khi đường xích đạo lúc nào cũng nóng bưng bức. Vậy nên qua năm tháng, con người thích nghi dần với môi trường họ sống. Các nhu cầu và phong thái của họ cũng được hình thành từ đây. Không phải đi qua biên giới chúng ta mới cảm nhận được những s khác biệt, mà ngay khi đi trong nước, như từ miền Bắc xuống miền Nam Việt Nam, chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ những s thay đổi giữa người với người.

    LINH

    Việt Nam được chia ra thành nhiều vùng miền, và nếu chúng ta đi một chuyến tàu từ Bắc vào Nam, tại mỗi điểm dừng chân, chúng ta sẽ cảm nhận được nhiều điều khác biệt. Ở miền Bắc, mình cảm thấy là người dân rất tế nhị và có cách sống khép mình. Trong khi đó, người miền Trung có cách giao tiếp khá thẳng thắn và thật thà. Còn người miền Nam lại sống rất phóng khoáng và cởi mở.

    ĐỨC

    Ngay cả các quốc gia bé nhỏ như Bỉ cũng có hệ thống chính trị khá phức tạp, dẫn đến s xung đột giữa các nền văn hóa khác nhau. Ở phía bắc đất nước là vùng Flanders nói tiếng Hà Lan, ở phía nam là vùng Wallonia sử dụng tiếng Pháp, còn vùng Thủ đô Brussels sử dụng cả hai ngôn ngữ kể trên và cộng thêm tiếng Đức.

    Càng hiểu biết về cách giao tiếp, ứng xử và suy nghĩ của những nền văn hóa khác nhau thì bạn sẽ càng tỏa sáng trong những mối quan hệ quốc tế. Khi gặp một người từ một nền văn hóa lạ lẫm, bạn không biết nên chào hỏi thế nào cho hợp lý. Bạn không biết nên nói chuyện thân mật ngay hay chỉ xã giao trong buổi gặp đầu tiên. Bạn không biết những chủ đề nào là cấm k trong văn hóa của người đối diện. Bạn không chắc có nên mời họ về nhà ngay sau buổi nói chuyện đầu tiên hay không. Hãy chú ý đến mọi cử chỉ và hành động của mình, vì những chi tiết mà bạn coi là bình thường cũng có thể làm cho đối phương khó chịu.

    ĐỨC

    Mỗi khi ở trong một tình huống lạ lẫm, mình thường quan sát mọi người xung quanh để biết mình nên làm gì. Chẳng hạn như, khi đi ăn một món ăn mới, mình thường xem những người xung quanh dùng loại nước chấm nào hay ăn bằng đũa hay thìa dĩa. Khi đến một đất nước mới cũng vậy. Mình nhìn xem người bản xứ chào hỏi bằng cách nào rồi mình làm theo họ. Trong các hoàn cảnh mới mẻ, mình luôn ở trong tư thế sẵn sàng đón chờ mọi trường hợp có thể xảy ra.

    Mỗi quốc gia đều có những định kiến và con mắt văn hóa khác nhau. Có một câu nói đùa là: "Thiên đàng là nơi các đầu bếp là người Pháp, cảnh sát là người Anh, thợ máy là người Đức, người tình là người Ý và tất cả mọi thứ được tổ chức bởi người Thụy Sĩ. Địa ngục là nơi các đầu bếp là người Anh, cảnh sát là người Đức, thợ máy là người Pháp, người tình là người Thụy Sĩ, và tất cả mọi thứ được tổ chức bởi người Ý." Có những định kiến quốc gia phổ biến như: Người Hoa Kỳ không biết bất cứ điều gì ngoài đất nướccủa họ, người Canada rất lễ phép và luôn miệng nói xin lỗi và cảm ơn, người Pháp rất kiêu ngạo, người Đức uống bia hằng ngày, người Ireland suốt ngày say xỉn, phụ nữ Nga rất xinh đẹp, người M Latinh không đúng giờ, người Trung Quốc ăn bất cứ thứ gì cử động, người Nhật có k luật cao, v. V..

    Chỉ khi tiếp xúc tr c tiếp với những người từ những đất nước khác nhau thì bạn mới thấy là, vẫn có những người Hoa Kỳ thành thạo về bản đồ thế giới, vẫn có những người Canada thô lỗ, vẫn có những người Pháp bình dị, vẫn có những người Đức hay Ireland không biết uống bia, vẫn có những người phụ nữ Nga không bắt mắt, vẫn có những người M Latinh luôn đến đúng giờ, vẫn có những người Trung Quốc ăn chay và vẫn có những người Nhật lười biếng. Mỗi con người chỉ có thể đại diện cho chính họ chứ không thể đại diện cho cả một quốc gia. Nhưng vì thế giới ưa chuộng việc đơn giản hóa các vấn đề nên chúng ta hay nhìn vào các định kiến để đánh giá con người d a theo hình mẫu quốc gia của chúng ta. Phân biệt chủng tộc cũng bắt nguồn từ đây.

    "Trong một thế giới với s đa dạng và s khác biệt về văn hóa.. không có gì là một 'lẽ thường'." – CARLA VANKOUGHNETT

    Bước đầu trong nghi lễ giao tiếp là chào hỏi. Hành động nhỏ này có sức mạnh khá lớn vì nó để lại ấn tượng đầu tiên về bạn, nó có thể giúp bạn ghi điểm hay làm bạn mất điểm với đối phương. Nhưng để nắm bắt được nghi thức chào hỏi không hề đơn giản. Mỗi quốc gia và châu lục có những cách chào hỏi khác nhau. Có những quốc gia, đặc biệt là phương Đông, thường giữ khoảng cách và cách chào hỏi của họ thể hiện s tôn trọng đối với người thứ hai. Người Nhật Bản cúi gập người về phía trước để chào. Người Thái Lan hay Ấn Độ chắp tay cúi đầu. Người Mông Cổ giang rộng cánh tay và mắt nhắm nghiền lại. Người Malaysia đặt tay lên ng c trái, ở vị trí trái tim. Ở Liberia, những người ít tuổi hơn sẽ phải áp thân xuống đất và lạy người lớn tuổi hơn họ. Bắt tay là cách chào thông dụng nhất trên thế giới, được sử dụng trong công việc tại đa số nơi trên thế giới, còn trong cuộc sống hằng ngày, nó được sử dụng bởi những quốc gia nói tiếng Anh như Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước châu Âu. Tại những quốc gia khác, cách chào hỏi thể hiện s thân thiện. Ở các nước Tây Âu hay M Latinh, bạn thơm từ một đến ba lần lên má người đối diện. Ở các nước M Latinh, người ta còn ôm thân thiết người đối diện bên cạnh việc thơm lên má. Người Ả Rập Xê-út hay người Maori ở New Zealand thường áp nhẹ mũi vào mũi đối phương và kết thúc lời chào bằng cái nắm tay. Còn có những kiểu chào rất lạ lẫm, như ở Tây Tạng với cách chào thè lư i để chứng minh họ không phải là hiện thân của vị vua Lang Darma từ thế k thứ IX. Học cách chào hỏi của các nước khác nhau còn phức tạp hơn khi tại một số nước, cách chào giữa nam và nữ, nữ và nữ, hay nam và nam đều khác biệt.

    Khoảng cách và mức độ thân mật từ cuộc gặp đầu tiên là những vấn đề bạn nên chú ý và có thể sẽ làm cho bạn không thoải mái khi giao tiếp trong một nền văn hóa khác xa với văn hóa Việt Nam. Thường thì những người M Latinh và Nam Âu rất cởi mở và thân thiện, họ có thể mời bạn về nhà họ ngay sau lần gặp đầu. Chỉ năm phút sau khi bắt chuyện, bạn đã có thể trở thành "người bạn tốt nhất" của họ rồi. Ngược lại, bạn sẽ cần nhiều thời gian để có thể trở nên thân mật với những người châu Âu, nhất là Trung và Bắc Âu. Họ chú trọng đến s riêng tư và cảm thấy không thoải mái khi ai đó xâm phạm vào "vùng riêng tư" của họ. Một bạn người Đức đã nói với chúng mình rằng: "Căn hộ là nơi để tớ nghỉ ngơi và làm bất cứ điều gì tớ thích nên tớ hầu như không bao giờ rủ bạn bè về nhà." Người bạn đó cũng đã từng thốt lên khi sống tại M Latinh: "Chẳng thể hiểu được tại sao câu mở miệng của những người ở đây đều là: 'Hola, cómo estás?'khi họ thật ra không quan tâm đến sức khỏe của tớ tí nào?"

    Khi giao tiếp với người nước ngoài, bạn cũng nên chú ý đến những điều hay chủ đề cấm k, nhạy cảm hoặc tế nhị tại đất nước của họ. Người Việt có xu hướng hỏi tuổi tác khi làm quen để dễ xưng hô, nhưng đây lại là điều không nên hỏi (đặc biệt là khi đối phương là phụ nữ) tại hầu hết các nước khác. "Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?" cũng là câu hỏi nên tránh trong giao tiếp với người nước ngoài. Đừng quá tò mò về công việc của đối phương. Nếu họ muốn, họ sẽ tự kể ra cho bạn. Bạn cũng nên tránh đề cập đến những vấn đề về ngoại hình với những người chỉ ở mức độ quen biết. Các câu hỏi về cân nặng, chiều cao, độc thân hay kết hôn hoặc có bầu hay không là những điều đặc biệt tế nhị khi nói chuyện với phụ nữ.

    Những chủ đề "an toàn" cho "small talks" (những cuộc nói chuyện nhỏ) khi nói chuyện lần đầu là: Thời tiết, gia đình ( "Bạn có bao nhiêu anh chị em?"), sở thích, tin tức thế giới, du lịch hay các điều thú vị về quê hương bạn. Điều quan trọng hơn là hãy tò mò, hãy luôn lắng nghe câu chuyện của người đối diện và quê hương họ. Hãy đặt những câu hỏi làm cho họ cảm thấy thích thú.

    Một số cử chỉ nhỏ được coi là bình thường tại phần lớn quốc gia, nhưng tại một số nơi khác thì chúng lại bị coi là bất lịch s. Ngón tay cái giơ lên là cử chỉ thường được coi là biểu lộ s đồng ý, nhưng ở Thái Lan, cử chỉ này có ý nghĩa phán xét, thường được trẻ con sử dụng. Tệ hại hơn, tại các nước như Hy Lạp, Ý hay vùng Trung Đông, cử chỉ này thô tục như giơ ngón giữa vậy. Gật đầu không phải ở đâu cũng thay câu trả lời: "Có!" Tại các nước Đông Âu (Bulgaria, Albania, Macedonia, Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ) và Trung Đông (Iran, Lebanon, Syria hay Palestine) thì gật đầu lại có nghĩa là "Không!" Việc cuộn ngón trỏ và ngón cái lại để tạo dấu hiệu OK là điều không nên làm tại Nhật Bản, vì đó là dấu hiệu của đồng tiền, tại Thổ Nhĩ Kỳ hay Nam M, thì nó ám chỉ đối phương là con số 0, là người vô dụng. Giơ hai ngón cái và giữa lên giống chữ V để thể hiện s chiến thắng (tiếng Anh là "victory") hay s vui vẻ và may mắn trong khi chụp ảnh tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, nhưng đây là dấu hiệu đặc biệt không nên sử dụng tại Anh, Úc, New Zealand hay Ireland vì nó rất thô lỗ.

    Khi được mời đến nhà một người nước ngoài, bạn nên tìm hiểu về phép cư xử lịch s theo văn hóa địa phương của chủ nhà. Tại đa số các nước trên thế giới và đặc biệt là những nước Ả Rập, Nhật Bản, Philippines, những nước Bắc Âu v. V, bạn sẽ phải cởi giày trước khi vào nhà. Tại Cộng Hòa Séc, học sinh còn phải tháo giày và xỏ đôi dép đi trong nhà trước khi vào lớp. Ngược lại, tại M Latinh, Úc, Anh, v. V, bạn sẽ không nhất thiết phải cởi giày khi bước vào nhà. Tại một số nước châu Phi như Sierra Leone, đi giày là biểu hiện của người có học vấn nên hình phạt cho học sinh tại một số trường học là cởi giày đi chân đất.

    Nghi lễ tặng quà tại các nước cũng khá khác nhau. Tại một số nước, bạn sẽ bị coi là bất lịch s nếu không mang quà đến tặng cho chủ nhà, tại những nước khác thì bạn có thể đến nhà người mời với tay không. Những nơi bạn nên mang theo quà tặng bao gồm: Cộng Hòa Séc, Ba Lan, Nga và Ukraine tại châu Âu; Bolivia, Colombia và Costa Rica tại M Latinh; Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Thái Lan hay Việt Nam tại Châu Á-Thái Bình Dương. Ngược lại, những nơi không bắt buộc bạn mang theo quà bao gồm: Châu Phi, Úc, Anh Quốc, Pháp, Hungary, Ý, Đan Mạch, Uruguay, Pakistan, Ả Rập Xê-út hay Hoa Kỳ. Nếu không chắc với nghi lễ của nước chủ nhà thì bạn có thể mang những món quà đơn giản như bó hoa hay kẹo sô cô la dành cho nữ giới và rượu vang dành cho nam giới. Bạn nên chú ý khi tặng phong bì tiền ở nước ngoài để tránh bị hiểu lầm.

    Khi ra nước ngoài, bạn cũng nên chuẩn bị kiến thức về tục lệ cho tiền boa của dân bản xứ để tránh bị b ng. Tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Ai Cập, Qatar hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, việc cho tiền boa tại các quán ăn hay những nơi bạn được phục vụ là một điều nghiễm nhiên. Tại Hoa Kỳ, những người phục vụ bàn chỉ nhận được mức lương tối tiểu hằng tháng nên họ phải phụ thuộc vào tiền boa để tồn tại. Một số quán ăn còn quy định mức tiền boa và sẽ nhắc bạn nếu bạn trả ít hơn. Tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, việc trả tiền boa là không bắt buộc. Bạn nên chú ý tại một số nước như Argentina, Pháp, Nhật Bản, Oman hay Yemen vì tiền boa bị coi là một cách lăng mạ người phục vụ. Tại Pháp, những người phục vụ bàn đều là những người chuyên nghiệp, rất t hào về công việc của họ, không như những sinh viên chạy bàn để trang trải cho việc học tại các quốc gia khác. Argentina còn coi tiền boa là bất hợp pháp. Có một số người Việt vẫn quen với việc đưa tiền cho người khác để mong được phục vụ chu đáo khi ở nước ngoài. Chẳng hạn như, một người quen của chúng mình đã đưa tiền cho y tá tại một bệnh viện ở Bratislava, thủ đô của Slovakia, để mong họ sẽ chữa khỏi bệnh cho người thân.

    Nhưng sau những lần đưa tiền như vậy, y tá tại bệnh viện đó đã có thói quen đòi thêm tiền phục vụ mỗi khi có bệnh nhân là người Việt. Thông thường, các bác sĩ tại châu Âu phục vụ bệnh nhân rất tận tình và chu đáo mà không cần đút lót, nên bạn không nên mang thói quen này ra khỏi nước Việt Nam.

    Mỗi quốc gia đều có quan niệm thời gian khác nhau nên khi hẹn gặp một người nước ngoài, bạn nên tìm hiểu trước về thói quen giờ giấc của họ. Biết được cách người mỗi nước sử dụng thời gian và họ có xu hướng đến đúng giờ, đến sớm hay muộn sẽ giúp bạn tránh được những tình huống khó xử. Edward Hall, nhà nhân chủng học và nhà nghiên cứu đa văn hóa Hoa Kỳ, đã chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm: Những quốc gia quan niệm thời gian đơn tuyến (trong tiếng Anh là "monochronic time") và những quốc gia quan niệm thời gian đa tuyến (trong tiếng Anh là "polychronic time"). Những nền văn hóa có khái niệm về thời gian đơn tuyến như Hoa Kỳ hay Bắc và Trung Âu coi thời gian là hàng hóa, là tiền bạc. Họ sợ bị "lãng phí thời gian" nên họ "tiết kiệm thời gian", cũng như khi nói về tiền bạc. Những quốc gia này coi s đến trễ là điều không thể chấp nhận, vì đó là điều sẽ làm cho họ bị "mất thời gian". Những người dân tại các quốc gia này thường chỉ làm một công việc một lúc và luôn làm theo kế hoạch hoặc quy tắc được đặt ra từ trước. Họ cũng phân biệt thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, những mối quan hệ làm việc và những mối quan hệ bạn bè. Ngược lại, những nền văn hóa có quan niệm thời gian đa tuyến như Nam Âu,

    Mĩ Latinh hay Trung Đông tin rằng con người không thể làm chủ được thời gian và nó rất linh hoạt. Các ngày của họ được lên kế hoạch d a trên các hoạt động thay vì thời gian. Một hoạt động kết thúc khi họ bắt đầu một hoạt động mới (chứ không phải là khi đến giờ). Họ linh hoạt hơn nhóm thứ nhất, chấp nhận thay đổi kế hoạch tùy theo hoàn cảnh hay quy tắc. Họ có thể làm nhiều công việc cùng một lúc. Đối với họ, việc duy trì các mối quan hệ xã giao còn quan trọng hơn việc hoàn thành nhiệm vụ.

    HƯƠNG

    Người Mexico là những "hombres de mañana", những người của ngày mai. Phần lớn thời gian làm việc (và sống) tại M Latinh, bạn sẽ phải chờ.. và đợi. Đối với người đã lớn lên ở châu Âu và làm việc theo lối k luật cao của người Trung Âu, mình đã nhiều lần thề là sẽ không bao giờ làm việc với người M Latinh nữa, chỉ làm bạn với họ thôi, vì khi làm việc với họ, mình không bao giờ chắc chắn được điều gì. Những người châu Âu đa số làm việc đúng giờ và có

    Kỉluật cao, vì thế nên người Thụy Điển làm việc sáu tiếng mỗi ngày, hay người Pháp làm việc tối đa là 35 giờ mỗi tuần theo quy định của luật pháp. Người châu Âu coi trọng giờ giấc ngay cả khi giao tiếp với bạn bè: Mình thường phải viết sms xin lỗi nếu đến chậm từ hai phút trở lên. Tất cả các s kiện phải được lên kế hoạch ít nhất là một tuần trước đó.

    ĐỨC

    Mỗi khi ra nước ngoài hay giao tiếp với những người ngoại quốc ở Việt Nam, hãy coi bản thân là một đại sứ của cả quốc gia. Mỗi cử chỉ hay hành động của bạn sẽ ảnh hưởng tới cách thế giới đánh giá về Việt Nam đó.

    Sáu chiều văn hóa của Hofstede

    Gerard Hendrik (Geert) Hofstede là một nhà tâm lý xã hội học Hà Lan, c u nhân viên của IBM. Ông được thế giới biết đến qua Lý thuyết văn hóa đa chiều được coi là khuôn khổ cho s giao tiếp đa quốc gia. Mô hình của ông miêu tả s ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội và các giá trị này liên quan đến hành vi của họ như thế nào.

    Hofstede phân tích các giá trị văn hóa của từng đất nước qua sáu khía cạnh :(1) chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể ( "individualism – collectivism"), (2) mức độ e ngại rủi ro ( "uncertainty avoidance"), (3) khoảng cách quyền lực ( "power distance"), (4) định hướng công việc – định hướng cá nhân ( "masculinity - femininity"), (5) định hướng dài hạn – định hướng ngắn hạn ( "long-term orientation – short – term orientation") và (6) s t thỏa mãn – s t kiềm chế của con người ( "indulgence - restraint"). Việc dùng thước đo này để so sánh sẽ giúp bạn nhận biết được những s khác biệt trong cách cư xử của người Việt Nam và người nước ngoài. Bạn có thể so sánh các quốc gia d a theo những khía cạnh của Hofstede trên: Link .

    Những điều người Việt nên "để ở nhà" khi giao tiếp với người nước ngoài

    Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát hành cuốn Cẩm nang du lịch văn minh với các lời khuyên cho người Trung Quốc khi đi ra nước ngoài. Họ cũng đưa ra một "danh sách đen" những người đã làm xấu hình ảnh của đất nước họ ở nước ngoài.

    Mỗi đất nước có những thói quen riêng, nhưng khi ra nước ngoài, người dân cần lưu ý những s khác biệt giữa đất nước họ và đất nước đến thăm để tránh bị hiểu lầm. Người Việt khi ra nước ngoài nên chú ý tới những thói quen phổ biến tại Việt Nam như sau:

    Tại đa số các nước phương Tây, bạn không nên khạc nhổ ở nơi công cộng.

    Ngáp bị coi là rất thô tục tại Tây Ban Nha.

    Hắt xì hơi to tiếng bị coi là thô lỗ tại một số nước Trung Âu.

    Nói chuyện khi có thức ăn trong mồm hay ợ sau khi ăn là những điều sẽ làm người dân ở nhiều quốc gia chau mày. Bạn chú ý nên ngậm miệng khi nhai, chớ nên tóp tép, nhồm nhoàm hay húp sì sụp.

    Khi đi ăn cùng nhóm người từ các quốc gia khác nhau, bạn cũng nên xem xét cách thức trả tiền của đất nước họ. Tại Canada, Iceland hay Bắc Âu, việc chia hóa đơn để t thanh toán phần của mình là rất dễ dàng và thông dụng. Tại một số nơi khác như Úc, Đức hay Cộng Hòa Séc, việc trả riêng cũng là một thói quen, nhưng tại nhiều quán ăn, khách hàng sẽ phải t gom đủ tiền trước khi trả cho quán. Đôi khi, một người trong nhóm trả tiền cho cả nhóm, và những người khác sẽ trả lại tiền cho họ sau hay trả cho lần ăn chung tiếp theo. Một cách chia hóa đơn khác là chia tiền theo đầu người, nhưng có thể là một số người sẽ coi cách chia này là không công bằng nếu món ăn của họ rẻ hơn hẳn những món ăn của người khác. Một số nơi như Trung Quốc, Colombia, Mexico, Ấn Độ hay Lebanon áp dụng cách trả tiền thông dụng như ở Việt Nam, là một người (thông thường là người mời đi ăn) trả tiền cho cả nhóm.

    Thúc giục hay bắt ép người đối diện là một điều không nên làm, nhất là khi giao tiếp với những người từ những nền văn hóa chú trọng tới chủ nghĩa cá nhân. Trong tiếng Việt, những từ thúc giục như: "Hãy", "nên", "phải" hay những từ để chỉ việc cấm đoán như:

    "Đừng", "cấm", "không được" được sử dụng thường xuyên. Vì trong ngữ pháp tiếng Việt không có nhiều thì ( "tense") hay thức ( "mood") nên khi sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, người Việt nhiều khi quên mất rằng họ cần sử dụng cách giao tiếp tôn trọng theo văn hóa của đối phương. Họ có thể vô tình áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. Chẳng hạn như, khi bạn muốn nhờ người khác làm một điều gì đó, thì trong tiếng Việt bạn sẽ sử dụng mệnh lệnh như: "Bạn đưa cho tớ cái cốc! Làm cho mình cái này đi!" Nhưng khi dịch sát nghĩa sang tiếng Anh thành: "Give me a cup! Do this for me!", người nghe sẽ cảm thấy bạn đang ra lệnh họ. Khi muốn nhờ một ai đó bằng tiếng Anh, hãy đặt câu hỏi: "Could you please give me a cup? Could you please do this for me?" Nội dung thì vẫn vậy, nhưng người nghe sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.

    Người Việt (và những người phương Đông khác) rất sợ bị "mất mặt" hay "mất thể diện" trước mặt người khác, dù là thân quen hay không hề quen biết. S sợ hãi này làm cho một số người né tránh những trường hợp có thể làm cho họ bị mất mặt và họ sẽ luôn lo lắng trong giao tiếp hay khi xảy ra những trường hợp không lường trước được. Khi làm gì sai trái, họ sẽ trốn tránh và không chịu nhận lỗi về mình. Ngược lại, các nước phương Tây không có khái niệm về "mất mặt" hay "mất thể diện". Những câu xin lỗi chân thành sẽ cải thiện được tình huống. Khi thấy mình sai, hãy dũng cảm xin lỗi và hứa sửa sai thay vì trốn tránh trách nhiệm.

    Đừng ngại nói ra những ý kiến hay suy nghĩ của mình. Thông thường, mọi người hoan nghênh cách ứng xử thẳng thắn thay vì cách nói vòng vo.

    Đối phó với những cú sốc văn hóa

    Dựa theo nguyên lý "tảng băng trôi" của nhà văn Ernest Hemingway, mỗi nền văn hóa trên thế giới đều có hai phần: Một phần nổi và một phần chìm. Phần nổi của nền văn hóa tuy rất bé nhỏ nhưng dễ nhìn thấy. Chúng ta có thể biết về nền văn hóa của một đất nước qua ngôn ngữ, những điệu múa cổ truyền, hội họa, trang phục truyền thống, món ăn, văn học hay các ngày lễ tết. Phần chìm to hơn phần nổi rất nhiều, nhưng nó lại khó có thể nhận ra. Nó bao gồm những giá trị cốt lõi, cách cư xử, vai trò của gia đình, cách nhận thức về sắc đẹp, quan điểm về giới tính, cái "tôi", đạo đức công việc, các cử chỉ hay không gian cá nhân. Để có thể nhận biết và đánh giá về một nền văn hóa, bạn cần phải có s tiếp xúc tr c tiếp với những con người từ nền văn hóa đó.

    Mặc dù các nền văn hóa có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt, nhưng chúng ta có xu hướng chú ý tới những điều khác lạ nhiều hơn là những điều thân quen. Những lần tiếp xúc đầu tiên với một nền văn hóa xa lạ có thể sẽ khiến bạn bị sốc bởi văn hóa đó hay bởi những điều khác biệt khác. Cú sốc văn hóa được chia ra thành bốn giai đoạn thích nghi với một văn hóa mới, bao gồm: "Tuần trăng mật" (lúc hưng phấn và thích thú ban đầu), "giai đoạn lo âu" (lúc b c mình và khó chịu), "giai đoạn điều chỉnh" (lúc tìm kiếm những mặt tốt) và "giai đoạn chấp nhận" (lúc đã thích ứng được với văn hóa mới và cho chúng ta cảm giác như đang ở nhà).

    Bốn giai đoạn thích nghi với một văn hóa mới

    Cách đối phó với những cú sốc văn hóa tốt nhất là hiểu biết tốt về các điều khác biệt của các văn hóa khác nhau. Nâng cao kiến thức về một chủ đề sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần để đối phó với nó.

    ĐỨC

    Mình vẫn nhớ như in những ngày đầu tiên sang Cộng Hòa Séc, khi ra khỏi máy bay, mình liền đòi mẹ cho đi ăn phở bò. Nhưng nhìn quanh chỗ nào cũng chỉ có đồ ăn Séc mà thôi. Ngày đó cái gì đối với mình cũng lạ lẫm, ở lớp mẫu giáo trông ai cũng khác biệt và các bạn nói gì mình đều không hiểu. Đây là lần đầu tiên mình bị sốc văn hóa.

    Mười bốn năm sau, mình đã có s chuẩn bị k càng hơn để đối phó với những cú sốc văn hóa khi đi đến một châu lục mới. Sang Brazil, mình phát hiện ra là hai tháng hè của mình th c ra là hai tháng mùa Đông của họ, vì Brazil nằm tại phía nam của địa cầu. Người Brazil rất quý người Việt Nam và họ cũng hiểu rất nhiều về lịch sử của chúng ta. Có một hôm, mình đang đứng tại bến xe buýt thì có bà người Brazil còn kéo mình lại, nói chuyện với mình bằng tiếng Bồ Đào Nha về văn hóa Việt Nam nữa.

    HƯƠNG

    Khi đến Argentina lần đầu, chắc hẳn bạn sẽ bị sốc về giờ giấc sinh hoạt khá khác biệt của người dân địa phương. Nếu có đi tiệc tùng, những người "porteños" 95 sẽ đến nhà một người bạn nào đó để uống rượu trước vào tầm 10 giờ đêm, và đến hai giờ sáng họ mới lục đục đến quán bar hay hộp đêm để nhảy đến tận sáng. Thông thường, những hộp đêm đóng cửa vào sáu giờ sáng, đủ sớm để những sinh viên có thể đến trường để học tiết sáng. Bạn biết khi nào bạn trở thành một "porteño" hay "porteña" thật s không? Đó là khi bạn đến trường sau khi ra khỏi một "boliche96" mà vẫn cảm thấy sảng khoái. Tiếp theo, đố bạn biết điều gì sẽ làm cho bạn bị coi là bất lịch s? Đó là khi bạn đến một buổi tiệc hay một buổi hẹn đúng giờ giấc. Điều chắc chắn là nếu đến đúng giờ, bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu vì chủ bữa tiệc mới bắt đầu chuẩn bị đồ ăn, hay người mà bạn hẹn gặp vẫn đang trên đường đi đến chỗ hẹn. Có thể đó không phải là lỗi của họ, mà là vì chuyến xe buýt họ đợi bị chậm gần một tiếng, hay vì họ phải xếp hàng gần hai tiếng tại nhà băng để rút tiền, hoặc là giờ thi của họ phải lùi lại hai tiếng vì thầy giáo quên mất là hôm đó lớp học có giờ kiểm tra. Chờ đợi là một phần tất yếu trong cuộc sống của người Argentina. "Thật là vô tổ chức!" Có thể bạn đang nghĩ trong đầu điều này. Hay bạn đang thét lên "¡Qué quilombo!" nếu bạn nói thạo tiếng Tây Ban Nha của người porteño. Nhưng bạn sẽ thấy là khi sống với người Argentina, bạn sẽ không thể nào tức giận được. Vì nếu họ sống trong sựhỗn loạn này mà vẫn trông như những người không lo âu, thì tại sao bạn lại lo âu với những điều nhỏ mọn chứ?

    Khi đi đến một đất nước hay một môi trường mới, hãy làm quen với người dân bản địa hay với những người đã có kinh nghiệm với môi trường đó để có người trả lời những thắc mắc hoặc cho bạn lời khuyên khi bạn gặp phải một tình huống bất đồng văn hóa. Giải quyết các nghịch lý và bất đồng văn hóa là một trong những k năng cần thiết nếu bạn muốn thành công trong môi trường đa văn hóa. Các vị trí lãnh đạo trong các công ty đa văn hóa cũng rất cần những người thành thạo khả năng này.

    LINH

    Lần mình có cú sốc văn hóa lớn nhất là khi mình chuyển từ New Zealand sang Cộng Hòa Séc - từ một trong những đất nước thân thiện nhất thế giới đến một đất nước mà nói nghĩa đen là không có nụ cười. Có thể là vì mình sang đúng vào mùa đông khắc nghiệt, khi người dân hầu như không ra đường và thời tiết xấu có tác động lớn đến khí sắc của họ. Lúc đó, mình cảm thấy thật hối tiếc với quyết định rời New Zealand. Nhưng vì khuôn đã được đúc, mình đã bắt đầu nhập học nên mình nhất quyết phải thích nghi được với môi trường sống mới. Mình đã bắt đầu kết bạn với sinh viên Séc và Slovakia ở trường và đặt vô vàn câu hỏi cho họ. Sau này, mình cũng nhận thức được rằng tính cách của con người bị ảnh hưởng bởi lịch sử của đất nước họ.

    ĐỨC

    Rồi bây giờ khi về Việt Nam, đôi khi mình lại trải nghiệm cú sốc văn hóa ngược. Ví dụ như mình không hiểu tại sao mọi người lại giữ nước mũi, chỉ xịt xịt mà không xì ra. Điều khác khiến mình cảm thấy không được thoải mái là khi mình nhìn thấy mọi người vứt rác bừa bãi ngoài đường.

    "Hãy giữ vững các quyết định của mình, nhưng hãy linh hoạt trong cách bạn tiến tới." – TONY ROBBINS

    Khi đến những vùng đất xa lạ, chúng ta không thể mong đợi rằng chúng ta sẽ tìm được những người bạn giống hệt những người mà ta thân quen ở nhà. Con người ở mỗi nơi đều có những sở thích khác nhau nên cách hòa đồng dễ nhất với người bản địa là tìm ra những điểm chung với họ. Để mọi người cảm thấy thoải mái khi ở gần bạn, hãy tránh những chi tiết có thể gây khó chịu. Ví dụ như, nếu bạn sắp gặp một đối tác đến từ đất nước cấm ăn thịt heo, hãy tránh rủ họ đến những quán ăn chỉ phục vụ thịt heo. Càng linh hoạt, bạn sẽ càng dễ dàng củng cố các mối quan hệ. Ví dụ như, có những người rất bận bịu với công việc và chỉ có thời gian rảnh vào buổi trưa mỗi ngày. Vậy nếu bạn muốn gặp họ, hãy cho họ quyền chọn địa điểm và thời gian để tạo thuận lợi cho họ.

    LINH

    Những người giữ chức vụ cao thường không có nhiều thời gian. Nhưng nếu bạn đưa ra những lý do rõ ràng và những lợi ích của buổi gặp mặt, họ sẽ đồng ý gặp bạn. Mình cũng thường cho họ cảm thấy rằng mình tôn trọng những thành công mà họ đã đạt được.

    Hãy biết nhận thức về những điều khác biệt giữa hai nền văn hóa. Cách bạn nhìn thế giới được hình thành bởi lịch sử, văn hóa và môi trường sống của quê hương bạn cũng như bởi những kinh nghiệm sống của bản thân bạn. Có những đức tính ở phương Đông mà phương Tây không thể hiểu được và ngược lại. Vì vậy, khả năng nhìn mọi việc qua cặp mắt của đối phương sẽ là một lợi thế quý báu của bạn trong những mối quan hệ quốc tế vì không phải nhiều người có được khả năng này.

    Thay vì thu mình lại vì có quá nhiều điều mới lạ xảy ra xung quanh, bạn hãy cố gắng hòa nhập, hòa đồng với người bản địa và với môi trường mới. Chắc chắn rằng những nơi mà bạn sẽ đặt chân tới không giống như nơi mà bạn đã sinh ra, đã sống và làm việc. Ví dụ như từ Làng Sen, Nam Đàn chỉ cách thành phố Vinh, Nghệ An 30 phút đi xe máy, nhưng tính cách, phong cách sống giữa người dân đã khác nhau, huống hồ là những đất nước và con người cách bạn nửa vòng Trái đất. Cuộc sống bao gồm một chuỗi những s thay đổi. Mỗi khi bạn bước vào một thử thách mới, chặng đường phía trước sẽ đầy khó khăn và có nhiều điều mới mẻ. Lý Tiểu Long từng nói, bạn nên biến mình như nước, khi bạn đổ nước vào một cái cốc, nó sẽ trở thành một cái cốc. Bạn rót nước vào một ấm trà, nó trở thành hình dạng ấm trà. Nước có thể nhỏ giọt, và nó cũng có thể làm những điều chúng ta không thể tưởng tượng được.

    "Trước khi bạn phỉ báng, chỉ trích, và buộc tội, hãy đi một dặm bằng đôi giày của tôi." – ELVIS PRESLEY

    Cách nói khác là, bạn không nên đánh giá người khác chỉ vì ngoại hình của họ hay những điều bạn đã nghe thấy về họ trong khi bạn vẫn chưa biết gì về họ, chưa nói chuyện với họ để hiểu về câu chuyện của họ. Đáng tiếc là điều này rất phổ biến trong thế giới ngày nay khi chúng ta vội vã đánh giá người khác hay quốc gia khác qua những mẩu tin hay lời nói chủ quan của một người bạn quen biết hay thần tượng của bạn.

    Khi luyện tập cách nhìn bằng đôi mắt của người khác hay "đi bằng đôi giày của người khác", bạn cũng cùng lúc phát triển s cảm thông đối với họ. S cảm thông đồng nghĩa với việc bạn biết cách nhìn nhận và hiểu được cảm xúc của người khác, mặc dù bạn chưa bao giờ trải qua tình huống tương t. Bạn hiểu được cuộc sống dưới con mắt của người khác như thế nào, bạn hiểu những lý do tại sao họ lại làm những việc đó và nhận thức được cách suy nghĩ d a theo điều kiện sống của họ. Những người lớn lên trong nhiều môi trường khác nhau có lợi thế là họ có trải nghiệm tr c tiếp với các nền văn hóa khác biệt. Nhưng nếu bạn chưa từng tiếp xúc với người nước ngoài hay không có kinh nghiệm về các nền văn hóa khác thì làm cách nào bạn có thể xỏ được đôi giày của người khác mà đi?

    Hãy tưởng tượng ra một tình huống như sau: Bạn ngồi ở căn hộ của mình gần hồ Hoàn Kiếm, và đang chờ người bạn Úc đến thăm. Người bạn Úc gọi điện hỏi bạn: "Mình đã đến sân bay rồi. Vậy mình phải làm cách nào mới đến được nhà bạn?" Bạn giải thích cho người bạn đó là: "Để đến nhà mình, trước hết bạn phải đi từ hồ Hoàn Kiếm tới.." Lúc đó, đầu óc của người bạn kia rối rắm: "Nhưng mình có đang ở hồ Hoàn Kiếm đâu? Mình đang ở sân bay cơ mà." Bạn biết không, lúc này bạn đang mắc phải một lỗi của phần lớn người dân trên thế giới: Bạn không thay đổi cặp mắt của mình bằng cặp mắt của người khác khi nói chuyện với họ. Thông thường, chúng ta có xu hướng phán xét mọi việc qua con mắt của chúng ta: "Nói chung thì đứa này quả là không ra gì. Nó ngoài 30 rồi mà vẫn chưa có công việc ổn định? Thế vợ (chồng) của nó đâu? Nếu tôi là nó thì tôi đã.." Một điều nghịch lý là, những người với câu mở miệng: "Nếu tôi là người đấy thì.." thường là những người không chấp nhận đi giày của người khác. Trong trường hợp họ phải mô tả đường đi cho người bạn đang ở sân bay, những người như vậy thường sẽ cứ cố giải thích với người bạn của họ rằng điểm xuất phát của người bạn đó là ở hồ Hoàn Kiếm chứ không phải ở sân bay.

    ĐỨC

    Giờ đây, chúng ta điều khiển phần lớn hoạt động của chúng ta từ xa. Chẳng hạn như mình thường xuyên có những buổi họp tr c tuyến với đồng nghiệp ở Praha. Khi đặt lịch hẹn với họ, mình phải chú ý đến những yếu tố như giờ giấc khác biệt, những ngày lễ địa phương hay các phần mềm máy tính mà họ ưa dùng trong giao tiếp tr c tuyến. Ví dụ như, nếu họ ưa dùng phần mềm Zoom hơn là Skype, mình sẽ tải phần mềm Zoom về máy và học cách sử dụng nó trước buổi họp.

    Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống bằng con mắt của người thứ hai nhưng lại thiếu thông tin về họ hay về những gì xảy ra với họ, hãy hỏi thêm thông tin và chi tiết. Biết được bối cảnh xung quanh người đó sẽ cho phép bạn tưởng tượng ra cuộc sống của họ hay tình huống họ gặp phải một cách chính xác hơn. Để người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ, hãy lấy một ví dụ về cách giải quyết thông thường tại đất nước bạn, và đặt câu hỏi: "Không biết trong điều kiện sống của bạn có thiếu những yếu tố gì làm cản trở việc bạn th c hiện giải pháp này?" Một điều mà chúng mình rút ra từ kinh nghiệm giao tiếp của bản thân là, mối quan hệ giữa hai người không quen biết sẽ cởi mở và gần gũi hơn nếu họ tìm ra được một điểm chung trong văn hóa hay lối sống, và đi tiếp từ đấy. Trong th c tế, tất cả chúng ta đều khá giống nhau. Bất chấp những điều khác biệt về giáo dục, màu da hay tôn giáo, tất cả chúng ta đều phấn đấu tìm được cho mình niềm hạnh phúc, hòa bình và tình yêu. Bắt đầu nhìn thế giới bằng con mắt của người khác từ những điểm chung như vậy sẽ giúp bạn hiểu được người khác một cách nhanh chóng. Chỉ khi bạn để lại những định kiến của bản thân ở nhà trước khi bước chân lên đường, bạn mới có thể thấu hiểu được những con người sinh sống tại các vùng đất hoàn toàn xa lạ và làm bạn với họ. Hãy rèn cho bản thân cách không gắn mác cho người khác. Các cá nhân không thể nào là đại diện cho cả một quốc gia được. Thay vì tập trung vào những s khác biệt, hãy nhìn vào những điểm chung của nhau để tìm được tiếng nói chung. Dĩ nhiên, điều mà chúng ta thường hay quên là, chúng ta đều là loài người và có chung tổ tiên. Trên một khu phố giữa lòng Thủ đô Brussels của nước Bỉ, ai đó đã viết nguệch ngoạc lên bức tường dòng chữ mà không ai có thể bác bỏ: "Chúng ta đều chảy máu cùng màu."

    Con người thường hay bị những tin tức xấu ám ảnh. Ngay cả khi đi nhiều và biết rằng những tin tức không phản ánh được cả đất nước một cách toàn diện, chúng ta vẫn lo âu trước chuyến đi đến một đất nước có nhiều "tin tức xấu". Thêm vào đó, chúng ta cũng bị "thiên kiến xác nhận" ( "confirmation bias") lôi kéo đi tìm các mẩu tin khẳng định những suy nghĩ đã được hoạch định từ trước. Ví dụ như khi chúng ta coi Trung Đông là một khu v c bạo loạn, chúng ta có xu hướng đọc các bài báo viết về các mối nguy hiểm ở Trung Đông và ngược lại, chúng ta bỏ ngoài tai những tin tức khả quan về khu v c này. Mỗi lần đọc báo hay xem tin tức về chiến tranh, những vụ khủng bố, những vụ cãi vã dẫn đến tổn thương, Đức, Hương và Linh thường t nhủ: "Giá như tất cả mọi người trên thế giới đều có dịp để th c hiện một chuyến đi dài ngày thì Trái đất sẽ trở thành một nơi yên bình." Càng làm quen với nhiều người thì chúng ta sẽ càng ít coi người khác như kẻ thù.

    "10% các cuộc xung đột là do sự khác biệt trong quan điểm. 90% là do âm điệu sai của giọng nói." – KHUYẾT DANH

    Những kẻ thù vĩnh viễn được tạo ra khi đôi bên giải quyết tình huống mâu thuẫn một cách thụ động và né tránh s hòa giải. S thù hận không bao giờ là điều tốt, nhưng nó còn có thể tệ hại hơn trong một thế giới với vô vàn s kết nối như hiện nay. Người mà bạn chửi rủa vào hôm qua có thể sẽ là sếp của bạn vào ngày mai. Người mà bạn chào vĩnh biệt ở Malaysia có thể sẽ trở thành đồng nghiệp của bạn tại Hà Lan. Vậy hãy luôn tìm cách hòa giải khi có thể.

    ĐỨC

    Nếu mình là người đã gây chuyện, mình sẽ nhận lỗi và chân thành xin lỗi. Còn nếu vấn đề quá to tát mà mình không thể t giải quyết, mình sẽ nhờ mọi người giúp mình. Tự phản ánh mình một cách thông thái là k năng sẽ giúp bạn giải quyết được mọi sự bất hòa.

    Một chiến lược của chúng mình là, nếu bạn cảm thấy không thích một ai đó hay một điều gì đó, hãy phân tích các lý do bạn không thích người đó hay việc đó, tìm hiểu và học hỏi về tiểu sử của họ và văn hóa của đất nước họ để tìm ra động cơ khiến họ có cách cư xử hay suy nghĩ như ngày hôm nay. Cũng như trong kinh doanh, có kiến thức rộng về đối phương hay đối thủ cạnh tranh là điều nên làm nếu bạn muốn lường trước được những bước di chuyển bất ngờ của họ như trong ván cờ vua. Ghen ghét và thù hận những người mà bạn không thể tránh được (như người thân trong nhà, đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh, v. V) mà th c ra bạn không biết rõ về họ, sẽ chỉ dẫn đến những cuộc xung đột ngoài mong muốn trong tương lai. Để giải quyết những xích mích, hãy tìm những cách thông minh để cho họ vào phe của bạn, muốn trở thành đối tác với bạn hay làm theo những gì bạn muốn. Tương t như với những con người, nếu bạn có những ý kiến tiêu cực về một quốc gia hay dân tộc, hãy thử nói chuyện và kết bạn với những người dân của quốc gia đó. Những mối quan hệ cá nhân tích c c và vững chắc sẽ khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia bền vững hơn.

    "6 + 3 = 9 nhưng 5 + 4 cũng vậy. Cách bạn làm những việc không phải lúc nào cũng là cách duy nhất để th c hiện chúng. Hãy tôn trọng cách suy nghĩ của người khác." – KHUYẾT DANH

    Mỗi con người trong chúng ta đều có những mặt tích c c và những mặt cần được cải thiện. Không có ai là người hoàn hảo cả. Vậy nên, con người tốt hay xấu phụ thuộc vào góc nhìn của bạn. Có những người bị đám đông coi là chảnh hay không thân thiện, nhưng khi bạn giao tiếp với họ nhiều hơn và hiểu rõ họ hơn, bạn sẽ nhìn thấy những phẩm chất đáng trân trọng của họ. Có những nhóm người bị định kiến, phổ biến nhất là những người thiểu số, nhập cư, LGBT102, tín đồ của các tín ngư ng không phổ biến, những người mắc bệnh hiểm nghèo và bất cứ ai trông "khác người" hoặc không chịu "đi theo đám đông".

    Sau những chuyến đi, chúng mình nhận ra lý do chính của những hận thù trên thế giới là s thiếu hiểu biết và sợ hãi không rõ nguồn cơn. Nếu bạn đang bị mắc kẹt trong thế giới riêng của mình và không muốn ra khỏi nó thì bạn sẽ không bao giờ biết rằng người hàng xóm đáng sợ trong căn nhà bên cạnh thật ra là một người đàn ông tốt bụng. Tất cả chúng ta đều là những con người khác nhau, và để sống bình yên trong thế giới này, chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau, biết khoan dung và biết các giới hạn. Chúng ta không nên cười và nhạo báng những sự khác biệt, mà nên tôn trọng chúng.

    HƯƠNG

    Tại Mexico, mình bắt gặp rất nhiều người có học thức cao, làm cho mình thấy buồn cười khi nhớ lại câu nói của một ông nhà giàu từ Trung Đông mà mình đã vô tình gặp ở Vancouver: "Đi lại với thằng Mexico làm gì? Chúng toàn là những đứa học thức thấp, ở California toàn ăn cắp và ở bất hợp pháp thôi" Đúng là sự giàu có hay đi lại nhiều cũng không làm cho con người mở mang đầu óc, nếu họ vẫn mang theo người những định kiến.

    Cái "đúng" đối với một đất nước sẽ bị coi là "sai" đối với một đất nước khác. Có những điều mà một số nơi coi là tồi tệ thì tại một số nơi khác lại cho là bình thường. Cũng có những điều mà một số nhóm người cho là chân lý, thì một số khác lại coi là không thể chấp nhận được. Những điều mà một thời bạn đã coi là quy luật đã được khắc lên đá và không thể thay đổi, từ cách ăn mặc, đến cách chào hỏi, cách cầm đũa hay cách giao tiếp, đều có thể hoàn toàn khác biệt tại các quốc gia khác nhau. Đến khi con người nhận thức được điều này và công nhận những cái "đúng" của người khác thì thế giới mới yên ổn và không có chiến tranh. Để có một thế giới an bình, chúng ta không thể áp đặt cách sống hay cách suy nghĩ của mình cho người khác, mà nên lắng nghe và chấp nhận (nhưng không nhất thiết phải đồng tình) với những ý kiến ngược chiều. Những xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia xảy ra cũng là vì các quốc gia coi cái đúng của mình là tuyệt đối mà không hề tôn trọng cái đúng của đối phương. Không chỉ các quốc gia, mà ngay khi mỗi người trong chúng ta hạ cái tôi của mình xuống một chút để lắng nghe người xung quanh thì họ sẽ không chỉ được mọi người yêu mến hơn, mà họ còn học hỏi được rất nhiều từ những quan điểm khác nhau.

    LINH

    Bản chất của con người chúng ta là có xu hướng ưu tiên cho "cái tôi" của mình. Khi giao tiếp với người khác, chúng ta thường hay thích nói về bản thân, nói về những thành t u và kể về những trở ngại của mình. Những người có "cái tôi" quá lớn sẽ không thèm để ý tới người khác, không tiếp thu những gì người khác nói và chỉ muốn dành phần nói cho mình. Hãy thử tưởng tượng ra một thế giới mà tất cả mọi người đều chỉ muốn phát biểu mà không muốn lắng nghe. Quả là một cái chợ đúng không? Học cách lắng nghe và thấu hiểu sẽ cho người khác cảm thấy dễ chịu hơn khi ở bên bạn. Bạn sẽ biết là mình đã thành công trong các mối quan hệ nếu người khác tin tưởng bạn đến mức họ có thể trải nỗi lòng sâu kín của họ với bạn.

    HƯƠNG

    Hồi mình mới sang Cộng Hòa Séc, các bạn cùng lớp rất ngạc nhiên khi thấy mình tô ông Mặt trời bằng bút chì màu đỏ như mình đã được học ở Việt Nam. Theo họ thì ông Mặt trời phải có màu vàng mới đúng. Hai cách nhìn khác nhau của hai quốc gia về cùng một thứ nhỏ bé đã mách cho mình là: S thật chỉ là một điều tương đối. Bây giờ, khi đã đủ chín chắn để suy nghĩ về mọi việc, mình nghĩ rằng s khác biệt về cách tô màu của người phương Đông và người phương Tây là vì: Người phương Đông chú trọng vào điểm bắt đầu và điểm kết thúc, đồng nghĩa với khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn, chứ không hay quan tâm tới những gì xảy ra giữa hai điểm. Mặt trời trong lúc mọc cũng như lúc lặn có ánh đỏ, như chúng ta được thấy trên hình của lá cờ Nhật Bản hay Bangladesh. Còn người phương Tây coi Mặt trời có ánh màu vàng (như trên lá cờ của Argentina) là vì họ để ý tới quá trình hơn là kết quả.

    Muốn sống ôn hòa với một người khác, dù đó là vợ chồng, người trong gia đình hay bạn bè, dù đó là người hàng xóm láng giềng đến từ một nền văn hóa xa xôi hay các bạn đồng nghiệp chúng ta gặp năm lần trong tuần, chúng ta cần biết đến từ "tôn trọng" và "khoan dung". Mỗi người trong chúng ta đều khác biệt, mỗi con người đều được tạo hóa điêu khắc với những chi tiết tỉ mỉ khác nhau, không có hai người nào trên thế giới giống hệt nhau, và ngay cả những cặp sinh đôi cũng có thể có những ý kiến chênh lệch. Để không làm kẻ thù với hơn bảy t người may mắn được sống cùng thời điểm với bạn, mà ngược lại để có được những mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với bất cứ người nào, bạn nên học cách chấp nhận những điều khác biệt. Tôn trọng những điều khác biệt không đồng nghĩa với việc thích hay đồng ý với tất cả các ý kiến hay văn hóa khác nhau. Vì nếu vội vã gật đầu với từng đấy suy nghĩ của từng đấy con người, bạn sẽ bị đánh mất những điểm đặc trưng của cá nhân mình.

    Những quy tắc trong giao tiếp bằng văn bản

    Khi liên lạc với người Việt Nam, chúng mình nhận thấy rằng họ không có thói quen đọc e-mail hằng ngày, nên để sắp xếp cuộc hẹn hay trao đổi thông tin với họ là khá khó khăn. Khi bắt đầu có những mối quan hệ bạn bè hay đối tác ngoài phạm vi có thể gặp g một cách dễ dàng khi cần thiết, thì việc trao đổi liên lạc và thông tin qua các công cụ giao tiếp bằng văn bản là điều không thể tránh khỏi. Những múi giờ hay lịch trình khác biệt sẽ làm cản trở việc giao tiếp bằng lời nói. Bạn không thể gọi điện cho một người bạn ở Canada vào giữa ban đêm của họ, và để tìm thời gian thuận tiện cho đôi bên cũng không hề dễ dàng. Vậy nên, giao tiếp văn bản là một cách tiện lợi giúp bạn kết nối với mọi người trên khắp thế giới. Nhưng trước khi gửi tin nhắn hay thư điện tử, bạn nên kiểm tra các lỗi chính tả, ngữ pháp và các dấu chấm câu.

    Cũng như khi giao tiếp tr c tiếp, giao tiếp văn bản cũng có những quy tắc cần tuân theo. Khi nhận được tin nhắn hay e-mail, bạn không nhất thiết phải trả lời lại ngay nếu lịch trình không cho phép, nhưng bạn nên trả lời trong vòng 24 đến 48 tiếng đồng hồ. Nếu bạn trả lời muộn hơn, hãy bắt đầu nội dung thư bằng câu xin lỗi. Tránh trả lời e-mail chỉ bằng những từ như "OK", "Được", "Đã đọc", vì những e-mail không có đầu đuôi có thể sẽ khiến người nhận có cảm giác là bạn không bận tâm đến họ. Hãy luôn bao gồm những thành phần sau trong e-mail của mình :(1) Tiêu đề thư (ngắn gọn, mạch lạc, làm cho người đọc biết được trọng tâm của thư), (2) Lời chào,

    (3) Phần giới thiệu (bao gồm giới thiệu cơ bản về bạn và lý do bạn gửi thư nếu là e-mail đầu), (4) Phần nội dung, (5) Phần kết thư và

    (6) Phần chữ ký. Nếu không nhận được hồi âm, bạn có thể gửi một thư nhắc nhở (với tiêu đề bắt đầu là: "Reminder") để họ biết bạn đang chờ câu trả lời của họ. Có những người đã đọc thư của bạn nhưng quên không trả lời, chưa có thời gian trả lời hoặc có khi tin nhắn của bạn bị rơi vào hòm thư rác, nên bạn chớ vội vàng đánh giá đối phương khi họ không trả lời thư của bạn. Nếu bạn là người hồi âm, hãy nhớ trả lời tất cả các câu hỏi được đề cập đến trong e-mail của người gửi để tiết kiệm thời gian cho đôi bên. Khi đọc xong e-mail và đã trả lời, hãy cho e-mail đó vào thư mục với chủ đề thích hợp để sau này bạn có thể dễ dàng tìm lại được nó. Khi bạn di chuyển nhiều thì bạn chắc chắn sẽ có những mối quan hệ "chỉ qua văn bản", nhưng bạn đừng coi thường những mối quan hệ đó mà hãy duy trì chúng như bạn duy trì những mối quan hệ tr c tiếp.

    NHỮNG ĐIỀU CẦN GHI NHỚ TRONG CHƯƠNG 9:

    Mở rộng và duy trì những mối quan hệ là chìa khóa thành công của những công dân toàn cầu.

    Càng hiểu biết về cách giao tiếp, ứng xử và suy nghĩ của những nền văn hóa khác nhau thì bạn sẽ càng tỏa sáng trong những mối quan hệ quốc tế.

    Sáu chiều văn hóa của Hofstede miêu tả s ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội và các giá trị này liên quan đến hành vi của họ như thế nào.

    Mỗi đất nước có những thói quen riêng, nhưng khi ra nước ngoài, người dân cần lưu ý những s khác biệt giữa đất nước họ và đất nước đến thăm để tránh bị hiểu lầm.

    Cú sốc văn hóa được chia ra thành bốn giai đoạn thích nghi với một văn hóa mới, bao gồm: "Tuần trăng mật", "giai đoạn lo âu", "giai đoạn điều chỉnh" và "giai đoạn chấp nhận".

    Bạn không nên đánh giá người khác chỉ vì ngoại hình của họ hay những điều bạn đã nghe thấy về họ trong khi bạn vẫn chưa biết gì về họ, chưa nói chuyện với họ để hiểu về câu chuyện của họ.

    Cái "đúng" đối với một đất nước sẽ bị coi là "sai" đối với một đất nước khác.

    BÀI TẬP CHO BẠN:

    Đã bao giờ bạn có một cảm giác tiêu cực đối với một nhóm người nào đó? Hãy tìm kiếm trên mạng 10 bài viết về nhóm người đó từ các nguồn thông tin khác nhau.

    Hãy mở trang web Link và so sánh Việt Nam với các quốc gia khác nhau d a theo sáu chiều văn hóa của Hofstede.

    Hãy tạo ra một danh sách các quốc gia trên thế giới, viết lại ít nhất một đặc điểm đặc trưng cho mỗi quốc gia và ghi nhớ những đặc điểm đó. Bằng cách này, bạn sẽ làm cho các bạn nước ngoài bất ngờ và tỏa sáng trong con mắt của họ đó!
     
    tatsuno jinMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...