Đọc hiểu: Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 14 Tháng năm 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương


    - Quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng sống ở một ngôi nhà nhỏ ở gần Hồ Tây, kinh thành Thăng Long.

    - Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều danh sĩ nổi tiếng.

    - Là người phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng "hồng nhan bạc mệnh", con đường tình duyên của bà khá lận đận. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ, éo le hơn, hai lần đều góa bụa. Cả cuộc đời bà khao khát xuân tình nhưng không có lấy một mùa xuân hạnh phúc. Hạnh phúc mà bà khao khát ước mơ như bao người phụ nữ bình thường khác nhưng khao khát ước mơ chỉ là một cái đích xa vời.

    - Là một hiện tượng thơ đặc biệt của Việt Nam: sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, viết về người phụ nữ với thân phận bị phụ thuộc, tình duyên ngang trái nhưng có vẻ đẹp về phẩm chất, có khát vọng sống cao đẹp và đặc biệt là khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

    Các sáng tác thơ Nôm còn lại cho thấy tài năng thơ ca - được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" - của bà: tiếng thơ trào phúng đậm chất trữ tình, rất dân tộc và hiện đại, tài sử dụng ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là sử dụng vốn từ ngữ và cách nói của quần chúng nhân dân.

    Chùm ba bài thơ Tự tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương.

    Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương


    "Với Hồ Xuân Hương có cây bút như chiếc đũa của bà tiên, những vật tầm thường hèn mọn nhất đều như có một hồn gắn bó với hồn người; và cuộc sống hàng ngày biểu hiện trong những màu sắc, âm thanh rực rỡ." - Nguyễn Đức Bính

    "Xuân Hương không chấp nhận cái im lìm, cái tĩnh tại, cái bẹp dí, cái thiếu máu, cái xương xẩu cứng khô... Xuân Hương ưa chuộng, Xuân Hương chỉ muốn thấy, chỉ chấp nhận cái đầy ắp bên trong..." - Lê Trí Viễn

    "Thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ tĩnh lặng, bằng phẳng, đăng đối mà ngược lại, chúng luôn sống động, gai góc, gồ ghề... xa lạ với chừng mực hài hòa của phong khí văn chương đương thời." - Đào Thái Tôn

    [​IMG]

    Đề đọc hiểu: Tự tình (bài II) - Hồ Xuân Hương

    ĐỀ SỐ 1

    Đọc bài thơ sau:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

    Chén rượu đưa hương say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

    Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

    Mảnh tình san sẻ tí con con.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.

    Câu 2. Xác định đề tài, bố cục của bài thơ.

    Câu 3. Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Giải thích ý nghĩa nhan đề Tự tình.

    Câu 4. Những từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hình ảnh trong 4 câu đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

    Câu 5. Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

    Câu 6. Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

    Gợi ý đọc hiểu
    Câu 1.

    Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

    Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

    Câu 2.

    - Đề tài của bài thơ: viết về người phụ nữ

    - Bố cục của bài thơ: 4 phần:

    + Hai câu đề: Tâm trạng cô đơn buồn tủi của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng;

    + Hai câu thực: Thực cảnh, thực tình đầy đầy chua xót, bẽ bàng của Hồ Xuân Hương;

    + Hai câu luận: Thái độ phản kháng phẫn uất;

    + Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi.

    Câu 3.

    - Bài thơ là lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi cô đơn, buồn tủi, phẫn uất vì con đường tình duyên trắc trở.

    - Ý nghĩa nhan đề Tự tình: Nhan đề bài thơ "Tự tình": có nghĩa là bộc lộ tâm tình; tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho mình.

    Câu 4. Những từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hình ảnh trong 4 câu đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình:

    - Tâm trạng buồn tủi trước duyên phận của Hồ Xuân Hương được gợi lên giữa đêm khuya, thể hiện qua cách cảm nhận về thời gian, không gian: tiếng trống canh gấp gáp, liên hồi trong đêm khuya thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Không gian rộng lớn "nước non) chỉ có một mình nữ sĩ ngồi "trơ"... thể hiện sự cô đơn đến tột cùng.

    - Tâm trạng buồn tủi trước duyên phận của Hồ Xuân Hương còn được thể hiện qua hình ảnh "vầng trăng bóng xế", "khuyết chưa tròn" có sự tương ứng với thân phận nữ sĩ: tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn, khuyết thiếu như vấng trăng kia.

    Câu 5.

    Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có những nét độc đáo: Hình ảnh rêu, đá được miêu tả qua động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" cùng phép đối có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nhau gợi sức sống mạnh mẽ, sức vươn lên kì diệu của những sự vật tưởng chừng nhỏ bé, bình thường.

    Qua hình ảnh rêu, đá, ta thấy được thái độ phẫn uất, muốn bứt phá, muốn vượt thoát khỏi hoàn cảnh trớ trêu của nữ sĩ. Hai câu luận vì thế thể hiện bản lĩnh. cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương.

    Câu 6. Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

    Hai câu cuối bài thơ nói lên bi kịch nhưng qua bi kịch lại thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Xuân Hương: Ngán là chán ngán, ngán ngẩm. Xuân Hương "ngán" lắm rồi nỗi rời éo le, cơ cực.

    Từ "xuân" mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi trở lại với hoa lá cỏ cây. Tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thêm mỗi lần xuân đi, xuân lại là một lần nỗi buồn lớn hơn.

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết để đọc tiếp nha!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Con người ý thức được sự thua thiệt, mất mát hạnh phúc là con người luôn khát khao hạnh phúc. Xuân Hương cũng vậy. Hai câu kết tuy kết lại ở cảm xúc buồn đau, chán ngán nhưng lại nói lên rất nhiều về tâm hồn rạo rực xuân tình, khát khao mãnh liệt về tình duyên hạnh phúc trọn vẹn của Hồ Xuân Hương.

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng mười một 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Tự tình (bài II)


    ĐỀ SỐ 2

    Đọc bài thơ sau:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

    Chén rượu đưa hương say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

    Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

    Mảnh tình san sẻ tí con con.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Câu 2. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài Tự tình II.

    Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong 2 câu đầu của bài thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

    Câu 4. Nêu những cảm nhận cá nhân về ý nghĩa nhân văn của bài thơ Tự tình II.

    Câu 5. Chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Tự tình II.

    Câu 6. Từ bài thơ, hãy lí giải vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm".

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: người phụ nữ trong xã hội phong kiến (tác giả Hồ Xuân Hương).

    Câu 2. Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài Tự tình II.

    - Bài thơ Tự tình (bài II) trực tiếp bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình qua sự cảm nhận về thời gian, cảnh vật và về duyên phân có nhiều éo le, ngang trái. Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ngoại cảnh (vầng trăng, đám rêu, hòn đá...) với tâm trạng buồn tủi, phẫn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le (Mảnh tình san sẻ tí con con).

    - Tâm trạng của nhân vật trữ tình là một tâm trạng phức tạp: buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận, thách thức vượt lên số phận nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

    Câu 3. Biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ (Từ "trơ" được đưa lên đầu câu)

    Tác dụng: nhấn mạnh tâm tình cảnh cô đơn (trơ trọi) và tâm trạng buồn đau của nữ sĩ; tăng tính gợi hình, biểu cảm cho lời thơ.

    Câu 4.

    Về ý nghĩa nhân văn của bài thơ Tự tình (bài II)

    - Bài thơ nói về nỗi đau, bi kịch của người phụ nữ trong tâm trạng đầy mâu thuẫn: khát khao hạnh phúc lứa đôi nhưng duyên phận lại éo le, ngang trái. Nhìn thấy thời gian trôi, tuổi ưẻ phôi pha mà phẫn uất vì cô đơn, lẻ loi, phải chia sẻ hạnh phúc lứa đôi với những người chắc cũng đồng cảnh ngộ. Nhà thơ không nói trực tiếp đến cảnh người đàn bà làm lẽ "chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai" nhưng lại đề cập đến nó ở một phương diện khác, phương diện của một con người đang khát khao hạnh phúc lứa đôi mà không có được hạnh phức, trong khi tuổi xuân cứ qua đi.

    - Vừa đau buồn vì ý thức được thân phân mình nhưng lại gắng gượng vươn lên và kết cục là vẫn không thoát khỏi thực tại éo le, vẫn chìm vào tâm trạng bi kịch, phẫn uất... nên nỗi đau buồn càng thấm thìa, sâu sắc hơn.

    Câu 5.

    Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

    - Nghệ thuật tả tình, tả cảnh gợi tình

    - Nghê thuật sử dụng ngôn ngữ: khai thác thế mạnh gợi tả, gợi cảm của các từ Nôm {văng vằng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn, ngán nồi, ti con con...).

    - Nghệ thuật sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, tăng tiến...

    Câu 6.

    Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" vì những thành công đặc biệt trong nghê thuật sử dụng ngôn ngữ dân tộc:

    - Số lượng lớn các bài thơ Nôm: khoảng 40 bài (chưa kể 26 bài ở tập Lưu hương kí).

    - Cách sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc táo bạo mà tinh tế; giản dị, gần gũi với đời thường mà gợi cảm và giàu giá trị tạo hình.

    Xem tiếp bên dưới..
     
    Tnt bmh, Admin, lacvuphongca16 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tám 2022
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Tự tình (bài II)

    ĐỀ SỐ 3

    Đọc bài thơ sau:

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

    Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

    Mảnh tình san sẻ tí con con!

    (Tự tình II, Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, tập 1, NXBGDVN 2010, tr. 18).

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Xác định các từ Hán Việt trong câu thơ thứ hai, giải thích nghĩa của từ Hán Việt đó.

    Câu 3. Phân tích tác dụng của phép đối trong hai câu:

    Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

    Câu 4. Từ xuân trong hai câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại có nghĩa là gì? Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong câu thơ cuối.

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1 . Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.

    Câu 2. Từ Hán Việt là hồng nhan. Hồng nhan có nghĩa là má hồng, hiểu rộng hơn là chỉ người con gái đẹp.

    Câu 3. Phân tích tác dụng của phép đối trong hai câu:

    Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

    Phép đối: Xiên ngang >< đâm toạc; mặt đất >< chân mây; rêu từng đám >< đá mấy hòn.

    Tác dụng:

    - Nhấn mạnh sức công phá dữ dội của thiên nhiên, sự phản kháng mãnh liệt của người phụ nữ trước nghịch cảnh;

    - Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 4. Từ xuân hiểu theo 2 nghĩa: Từ (xuân lại lại) : Mùa xuân của trời đất; từ (xuân đi) chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ của người con gái.

    Câu thơ khiến người đọc cảm nhận được tâm trạng chán ngán, đau buồn của nhân vật trữ tình. Tuổi xuân của nữ sĩ cứ vùn vụt trôi đi còn tình duyên thì mãi hẩm hiu, không trọn vẹn. Mảnh tình vốn đã ít ỏi, mỏng manh lại phải chia bớt, nhường bớt cho người khác nên chỉ còn tí con con. Đó là nỗi buồn, sự chán chường của một con người luôn khao khát hạnh phúc trọn vẹn mà tất cả cứ nằm ngoài tay với.
     
    Admin, lacvuphongca, LieuDuong9 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tám 2022
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Tự tình (bài II)

    Phần trắc nghiệm:

    Chọn 1 đáp án đúng:


    Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương

    A. Là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.

    B. Quê Nghệ An, sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

    C. Là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.

    D. Bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn.

    Câu 2: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là:

    A. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa.

    B. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột dưới chế độ phong kiến.

    C. Bất mãn sâu sắc với chê độ phong kiến, nên giọng điệu thơ của bà thường khinh bạc.

    D. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà văn liệu dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

    Câu 3: Ý nghĩa hai câu đề "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài thơ "Tự tình II" là gì?

    A. Tả cảnh đêm khuya và người đẹp cùng nước non

    B. Tả cảnh người đẹp đang trơ trọi giữa đêm khuya cùng sông núi

    C. Bộc lộ nỗi niềm buồn tủi, bẽ bàng, cay đắng, trơ trọi đang tràn ngập trong tâm hồn của phận "hồng nhan" (nhân vật trữ tình) trước bước đi lạnh lùng của thời gian.

    D. Gợi cái vòng luẩn quẩn tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo hóa.

    Câu 4: Cụm từ "văng vẳng" trong câu đầu của bài Tự tình II gợi cảm giác về điều gì?

    A. Tiếng trống thưa thớt, xa xăm.

    B. Thời gian đang trôi nhanh.

    C. Một không gian rộng và tĩnh mịch.

    D. Sự nhỏ bé, ít ỏi.

    Câu 5: Tiếng "trống canh dồn" trong Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không thông báo điều gì?

    A. Sự tĩnh lặng của không gian, sự trôi chảy gấp gáp của thời gian.

    B. Thời gian trôi nhanh.

    C. Sự thao thức của con người.

    D. Một điều chẳng lành sắp xảy ra.

    Câu 6: "Hồng nhan" là nói đến dung nhan thiếu nữ nhưng tác giả thả xuống một từ "trơ" phía trước, nhằm nhấn mạnh điều gì?

    A. Bộc lộ sự bế tắc trước cuộc đời.

    B. Bộc lộ sự thách thức đối với số phận.

    C. Nhấn mạnh nỗi đau thế thái nhân tình

    D. Nhấn mạnh sự bẽ bàng, sự mỉa mai, chua chát của chính bản thân mình.

    Câu 7: Câu thơ "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương là nói đến điều gì?

    A. Sự quyến rũ của một trang giai nhân.

    B. Khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

    C. Sự cô đơn, bẽ bàng của chủ thể trữ tình.

    D. Vẻ đẹp tâm hồn của chủ thể trữ tình.

    Câu 8: Cụm từ "say lại tỉnh" trong câu thơ "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh" thể hiện:

    A. Vòng luẩn quẩn, bế tắc của tâm trạng

    B. Sự thức tỉnh của tâm hồn lầm lỗi

    C. Sự hang mang, mất hương hướng

    D. Trạng thái say sưa triền miên không dứt

    Câu 9: Ý nghĩa của câu thơ "Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" :

    A. Tả hình ảnh vầng trăng khuyết

    B. Mượn hình ảnh thiên nhiên khuyết thiếu để nói về tình duyên không trọn vẹn.

    C. Mượn hình ảnh thiên nhiên thơ mộng để ca ngợi tình yêu đẹp đẽ.

    D. Mượn hình ảnh vầng trăng để nói lên sự phẫn uất.

    Câu 10: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

    A. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non

    B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

    C. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

    D. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!

    Câu 11: Những hình ảnh được nói đến trong câu 5, 6 của bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng:

    A. Tâm trạng buồn khổ, muốn có sự đồng cảm và sẻ chia để vượt qua bi kịch tinh thần.

    B. Tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường.

    C. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào tình yêu.

    D. Tâm trạng buồn chán, cô đơn lặp đi lặp lại trong một thời gian dài tạo nên sự nhàm chán.

    Câu 12: Nghĩa của từ "ngán" trong câu "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại" trong bài Tự tình II:

    A. Chán nản đến mức hoang mang, dao động.

    B. Cảm thấy không yên lòng.

    C. Không còn thích thú, thiết tha gì nữa.

    D. Ngại đến mức sợ hãi.

    Câu 13. Từ "mảnh" trong câu thơ cuối của bài Tự tình (bài II) cho thấy cái tình mà Hồ Xuân Hương nhận được:

    A. Hầu như không có.

    B. Mong manh, dễ vỡ.

    C. Vụn vặt, thoáng qua.

    D. Nhỏ bé, ít ỏi.

    Câu 14: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ nỗi buồn đau vì không thoát khỏi bi kịch?

    A. Đêm khuya văng vầng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non

    B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

    C. Xiên ngang mặt đất rêu từng dám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

    D. Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con!

    Câu 15: Hai câu thơ sau đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì: Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con!

    A. Tăng tiến

    B. Phóng đại

    C. Hoán dụ

    D. So sánh

    Câu 16: Dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương?

    A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.

    B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang

    C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh

    D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc

    Câu 17: Bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương chủ yếu được viết với giọng điệu:

    A. Hờn oán.

    B. Ghen tức

    C. Nhớ thương

    D. Căm giận.

    Câu 18: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài "Tự tình I" và "Tự tình II" là:

    A. Sự căm thù chế độ phong kiến.

    B. Buồn tủi, xót xa và phẫn uất trước duyên phận

    C. Sự thách thức cuộc đời

    D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị

    Câu 19. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là:

    A. Hồng Hà nữ sĩ

    B. Bạch Vân cư sĩ

    C. Bà Chúa thơ Nôm

    D. Nữ sĩ thơ Nôm

    Câu 20. Tập thơ nào sau đây dược xem là của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

    A. Gái quê

    B. Giấc mộng con

    C. Khối tình con

    D. Lưu hương kí

    Câu 21: Đọc bài thơ "Tự tình II", anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

    A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

    B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

    C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

    D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

    Câu 22: Đọc bài thơ "Tự tình II" của Hồ Xuân Hương, anh (chị) nhận thấy đặc sắc nghệ thuật thể hiện ở điểm nào?

    A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

    B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

    C. Từ ngữ giàu tính biểu cảm, hình ảnh độc đáo

    D. Nhiều hình ảnh ước lệ.

    Câu 23: Tình cảnh của HXH trong Tự tình II tương đồng với tình cảnh được nhắc đến trong câu:

    A. Hỡi chị em ơi có biết không/ Một bên con khóc một bên chồng.

    B. Kẻ đắp chăng bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

    C. Thương thay phận gái cũng là người/ Nỡ bỏ xuân xanh quá nửa đời.

    D. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

    Đáp án:

    1D; 2D; 3C; 4A; 5A; 6D; 7C; 8A; 9B; 10C; 11B; 12C;

    13D; 14D; 15A; 16D; 17A; 18B; 19C; 20D; 21D; 22C; 23B
     
    Admin, LieuDuong, Mình là Chi8 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...