Đề Lý 3 Thi Thử THPT 12 - Bộ GDĐT cung cấp

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 30 Tháng mười hai 2021.

  1. Giới thiệu: Đây là Đề 3 của Bộ Đề Thi Thử Vật Lý 12 do Bộ Giáo Dục Đào Tạo cung cấp gồm 40 câu làm trong thời gian 50 phút.

    Nội dung Đề 3 của Bộ Đề Thi Thử Vật Lý 12 bám sát chương trình Lý lớp 12 gồm các chương sau:

    Chương 1: Dao Động Cơ

    Chương 2: Sóng Cơ Và Sóng Âm

    Chương 3: Dòng Điện Xoay Chiều

    Chương 4: Dao Động Và Sóng Điện Từ

    Chương 5: Sóng Ánh Sáng

    Chương 6: Lượng Tử Ánh Sáng

    Chương 7: Hạt Nhân Nguyên Tử

    Đề thi thử ra thi gồm 40 câu và trong thời gian 50 phút. Nội dung đề thi hoàn toàn không rơi vào những kiến thức giảm tải mà Bộ đã công bố trước đó.

    Đề thi gồm có 28 câu ở mức độ Nhận biết - Thông hiểu (chiếm 70%) còn lại 12 câu Vận dụng - Vận dụng cao chiếm 30%. Các câu hỏi Vận dụng - Vận dụng cao tập trung chủ yếu ở học kì I lớp 12.

    Đây là đề thi thử chứ không phải đề thi chính thức nên không có kiến thức chương trình lớp 11. Thông thường đề thi chính thức sẽ có 10% kiến thức của vật lý lớp 11


    [​IMG]
     
  2. Đăng ký Binance
  3. 6 lỗi sai học sinh nào cũng gặp trong quá trình học và thi môn Vật Lý THPT Quốc gia:

    1. Quên đổi đơn vị

    Vật lý khác với toán học, nếu như toán học chỉ quan tâm đến các con số thì vật lý, ngoài các con số thì còn phải quan tâm đến đơn vị của nó. Cũng là 4, nhưng 4 m sẽ khác với 4 cm.

    Hầu hết học sinh khi giải vật lý đều nhầm lẫn về đơn vị của các đại lượng, các em không biết được đơn vị chuẩn của các đại lượng là gì, dẫn đến mặc dù biết công thức nhưng khi thay số vào lại tính ra 1 kết quả sai. Trong vật lý phổ thông, các đại lượng thường dùng

    Lời khuyên: Chỉ cần dành một chút thời gian để xem lại hệ thống đơn vị chuẩn và cách kiểm tra thứ nguyên thì sẽ tránh được lỗi không đáng có này.

    2. Cẩu thả trong tư duy

    Đây gần như là do học sinh quá chủ quan khi đọc đề, đọc lướt qua đề thấy hao hao giống giống với các câu đã từng làm nên vội đưa ra công thức giải. Nên nhớ trong Vật lý, chỉ cần thay 1 từ thôi thì bài toán đã khác rồi.

    Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2200 vòng và 120 vòng. Mắc vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp không đổi có giá trị 220V, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

    A. 24V. B. 0V. C. 12V. D.4033V.

    Đọc qua tưởng chừng câu này rất dễ, làm theo quán tính thì cứ thấy có máy biến áp thì sẽ dùng N1/N2=U1/U2. Và đáp án sẽ là 12V. Nhưng nếu tỉnh táo và đọc kĩ đề bài thì sẽ thấy cuộn sơ cấp mắc vào điện áp không đổi, máy biến áp chỉ hoạt động với điện áp xoay chiều, vậy nên đáp án sẽ phải là 0V.

    3. Lười tư duy giải nhanh

    Trái ngược với sự cẩu thả ở trên, có bạn lại quá cẩn thận hoặc mất nhiều thời gian khi chỉ làm bài toán đơn giản. Nếu nhanh trí chúng ta sẽ giải rất nhanh chỉ trong vòng vài giây thay vì vận dụng một cách khô cứng cách giải đã nhiều lần vận dụng

    4. Nhầm lẫn công thức

    Vật lý là môn học tính toán với khá nhiều công thức. Hơn nữa hiện nay thi trắc nghiệm nên yếu tố thời gian luôn được đặt lên hàng đầu, muốn làm nhanh bắt buộc phải nhớ được công thức giải nhanh, cũng chính vì vậy sau khi học xong chương trình 12, học sinh sẽ được giáo viên nhồi nhét hàng trăm công thức vào đầu. Nên lúc đi thi, việc nhầm lẫn công thức này sang công thức khác là khó tránh khỏi.

    Vậy cần làm gì để không bị nhầm lẫn công thức: Tất cả công thức giải nhanh đều bắt nguồn từ một công thức gốc, chỉ cần nhớ đc công thức gốc rồi biết cách biến đổi nhanh để ra các công thức con. Không yêu cầu học sinh nhớ nhiều công thức con nhưng công thức nào hay sử dụng thì phải nhớ. Với đề thi hiện nay sẽ không đòi hỏi học sinh phải biết quá nhiều công thức, thay vào đó đề thi thiên hướng hỏi với hiện tượng nhiều hơn, chính vì vậy khá lãng phí thời gian vào học thuộc công thức giải nhanh.

    5. Nhầm lẫn nội dung bài toán

    Một ví dụ nhỏ: Mạch xoay chiều gồm R, L, C ghép nối tiếp. Trường hợp nào sau đây điện áp hai đầu mạch sẽ cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R:

    A. Thay đổi f để UCmax B. Thay đổi L để ULmax

    C. Thay đổi C để URmax D. Thay đổi R để UCmax

    Trong vòng 20 giây có thể chọn đúng được đáp án của bài toán trên, nếu còn lưỡng lự hoặc chọn sai thì các em cần phải xem lại hệ thống kiến thức có vấn đề của mình.

    So với các phần khác, có thể nói rằng, các bài toán phần điện xoay chiều rất đa dạng. Tần số f, điện dung C, độ tự cảm L hay điện trở R, mỗi một đại lượng, khi chúng biến thiên sẽ cho một tính chất nhỏ nhất, lớn nhất của điện áp, dòng điện, công suất... khác nhau. Để tránh nhầm lẫn, các em có thể lập ra một bảng riêng, đối chiếu sẽ phân biệt được sự khác nhau có tính quy luật của chúng.

    6. Lạm dụng trong việc sử dụng máy tính cầm tay

    Khi đọc đề bài toán; trong đầu thì chưa hình thành được phương pháp để giải, chưa có phương trình liên hệ giữa đại lượng cần tìm với đại lượng đã cho, vậy mà tay đã cầm máy tính, có lẽ máy tính sẽ "suy nghĩ cách làm cho bạn ấy chăng? Trái ngược với những bạn quá lạm dụng máy tính, cũng phải đáng trách những bạn không biết khai thác các tính năng quí báu của máy tính để giải quyết một số bài toán tổng hợp dao động hay điện xoay chiều, chẳng biết dùng máy tính để hỗ trợ việc giải phương trình, hệ phương trình hay các phép tính phức tạp khác.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...