Tóm tắt lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000) Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay: 1. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta do Liên Xô - Mĩ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX. 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới. 3. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh, các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. 4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến: - Mĩ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, mưu đồ bá chủ thế giới. - Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. - Dưới tác động của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực (EU). Mĩ, Eu và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. 5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng "chiến tranh lạnh" kéo dài nhiều thập kỉ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ (Đông Nam Á, Trung Đông). Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ. 6. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, khoa học - công nghệ bắt đầu từ Mĩ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu. Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay 1. Sau chiến tranh lạnh, hầu hết tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. 2. Sau chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày càng mang tính hai mặt: Mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác.. 3. Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này trở nên trầm trọng hơn khi ở nhiều nơi lại diễn ra chủ nghĩa khủng bố. Những mâu thuẫn sắc tộc, tôn gian và tranh chấp lãnh thổ thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và thường kéo dài. 4. Những năm 90 sau chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước những thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.
Những thời cơ và thách thức đối với các dân tộc trên thế giới 1. Thời cơ: - Từ sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. - Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. - Các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học kĩ thuật để có thể rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. 2. Thách thức - Các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và lựa chọn con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy thế mạng, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro bất lợi và sai lầm để có những bước đi thích hợp, kịp thời. - Phần lớn các nước đang phát triển gặp khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo chưa vững vàng, trình độ cao còn hạn chế. - Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ quốc tế và sự bất bình đẳng, gây thiệt hại đối với các nước đang phát triển. - Vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay chưa hợp lí. - Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đạ cần được quan tâm.
Các mốc thời gian và sự kiện trọng điểm Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949) - 4/2 - 11/2/1945: Các nguyên thủ ba nước lớn: Mĩ (Ru-dơ-ven), Anh (Sớc-sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mớil - 25/4 - 26/6/1945: Đại biểu 50 nước họp tại San Phran-xi-xcô (Mĩ), thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hiệp quốc. - 24/10/1945: Được coi là "Ngày Liên Hiệp Quốc". Trụ sở chính đặt tại New York (Mĩ), ngoài ra còn có ba trụ sở ở Viên (Áo), Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Nairobi (Kenya). - 9/1977: Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc và trở thành thành viên thứ 149. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX - 3/1997: Tạo ra cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính. - 4/2003: Giải mã được bản đồ gien người.
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991), Liên Bang Nga (1991 - 2000) - 1949: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ. - 1950: Sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. - 1957: Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất. - 1961: Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - 25/12/1991: Liên Xô tan rã sau 74 năm tồn tại. - 12/1993: Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. - 8/1/1949: Hội Đồng Trợ Kinh tế (SEV) thành lập gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani, sau thêm CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam. - 14/5/1955: Tổ chức phòng thủ Varsava thành lập. - 3/10/1990: Đông Đức sáp nhập và Tây Đức thành lập nước Cộng hòa Liên Bang Đức. - 28/6/1991: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động. - 1/7/1991: Tổ chức phong thủ Varsava ngừng hoạt động.
Các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) - 1948: Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới phân chia hai nhà nước trên bán đảo. - 20/7/1946: Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến. - 1/10/1949: Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước CHDC Trung Hoa ra đời. - 18/1/1950: Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. - 1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. - 12/1978: Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách (do Đặng Tiểu Bình khởi xướng), lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - 1997: Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông. - 1999: Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao.
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ sau năm 1945 (1) - 12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập. - 3/1946: Pháp trở lại lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến bảo vệ nền độc lập. - 22/3/1955: Đảng Nhân dân cách mạng Lào thành lập. - 2/1973: Các bên ở Lào ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. - 2/12/1975: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. - 10/1945: Pháp trở lại xâm lược Campuchia. - 9/11/1953: Do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng. - 1954 - 1970: Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng đất nước. - 18/3/1970: Tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xihanuc. - 17/4/1975: Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ. - 1975 - 1979: Nội chiến chống Khơ-me đỏ. - 7/1/1979: Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi sinh, xây dựng lại đất nước. - 23/10/1991: Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết. - 9/1993: Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanuc làm quốc vương. Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới. - 10/1994: Vua N. Xihanuc thoái vị, hoàng tở Xihamoni kế vị. - 1945 - 1960: Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội). - Từ những năm 60 - 70 trở đi: Chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ sau năm 1945 (2) - 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Singapore, Philippin, Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia). ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực. Hiện nay ASEAN CÓ 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28/7/1995), Lào và Mianma (7/1997), Campuchia (30/4/1999). - 1967 -1975: ASEAN tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - 2/1976: Ký Hiệp ước hữu nghĩ và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). - 1979 - 1989: Quan hệ giữa 2 nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề ở Campuchia. - 1989: Hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản. - 19/2/1946: Hai vạn thủy binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, được sự hưởng ứng của các lực lượng dân chủ. - 22/2/1946: Ở Bom-bay, hai mươi vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít tinh chống Anh, lôi kéo quần chúng nổi dậy ở Can-cút-ta, Ma-drát, Ka-ra-si. - 2/1947: Bốn mươi vạn công nhân Can-cút-ta bãi công. - 26/1/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa. - 1974: Ấn Độ chế tạo thành công bom nguyên tử. - 1975: Ấn Độ phóng vệ tinh nhân tạo. - 7/1/1972: Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Các nước châu Phi và châu Mĩ La-tinh sau năm 1945 - 3/7/1952: Cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập. - 18/6/1953: Nước Cộng hòa Ai Cập ra đời. - 1952: Libi tuyên bố độc lập. - 1954 - 1962: An-giê-ri tuyên bố độc lập. - Nửa sau thập niên 50: Hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như Tuy-ni-đi, Ma-rốc, Xu-đăng (1956), Ghana (1957), Ghi-nê (1958).. - 1960: "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập. - 1975: Thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã. - 1980 (Cộng hòa Dim-ba-bu-ê) và 3/1990 (Namibia) : Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc. - 11/1993: Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị xóa bỏ. - 1994: Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi. - 3/1952: Mĩ giúp Batixta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phải chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước. - 1/1/1959: Chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba thành lập. - 1961: Cuba tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - 8/1961: Mĩ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mĩ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cuba. - 1964 - 1999: Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.
Nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) - Ngay sau CTTG thứ hai: Kinh tế Mĩ phát triển mạnh: Công nghiệp chiếm 56, 5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp gấp hai lần các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.. - Khoảng 20 năm sau chiến tranh: Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. - 3/1947: Trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman công khai tuyên bố: "Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản". - 2/1972: Tổng thống Nich-xơn thăm Trung Quốc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mĩ - Trung Quốc. - 1973 - 1982: Khủng hoảng và suy thoái kéo dài. - 12/1989: Mĩ - Liên Xô chính thức tuyên bố kết thúc "chiến tranh lạnh" nhưng Mĩ và các Đồng Minh vẫn tác động vào cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. - Thập niên 90 của thế kỉ XX: Chính quyền B. Clin-tơn thực hiện "Cam kết và mở rộng". - 11/9/2001: Khủng bố đặc biệt nghiêm trọng ở Mĩ.
Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) - 1945 - 1950: Tây Âu nhận viện trợ Mỹ qua "kế hoạch Mác-san", kinh tế phục hồi và lệ thuộc Mỹ. - Đầu thập niên 70: Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học - kĩ thuật cao. - 1950 - 1973: Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha.. sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới (thời kỳ phi thực dân hóa). - 11/1972: Ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu. - 1975: Ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. - 1989: "Bức tường Bec-lin" bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất. - 18/4/1951: 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xam-bua) thành lập "Cộng đồng than thép châu Âu". - 25/3/1957: 6 nước ký Hiệp ước Roma thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu". - 1/7/1967: Ba tổ chứ trên hợp nhất thành "Cộng đồng châu Âu". - 7/12/1991: Hiệp ước Maxtrich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung. - 1/1/1993: "Cộng đồng kinh tế châu Âu" đổi tên thành "Liên minh châu Âu" với 15 nước thành viên. - 1994: Kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan và Thụy Điển. - 1/5/2004: Kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu. - Hoạt động của "Liên minh châu Âu" : Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên (6/1979). Hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau (3/1995). Đồng tiền chung của châu Âu (EURO) được đưa vào sử dụng (1/1/1999). Hiện nay, là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, chiếm đa số GDP. - 7/1995: EU và Việt Nam ký Hiệp định hợp tác toàn diện.