Hỏi đáp Sức mạnh của lời cảm ơn và xin lỗi

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 6 Tháng chín 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã qua trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Để tiếp tục gameshow, mình xin phép gửi đến các bạn câu hỏi tuần này.

    Như các bạn cũng đã biết, cảm ơnxin lỗi là hai câu nói có sức ảnh hưởng nhất định tới bất cứ một cuộc trò chuyện nào. Tuy có tầm ảnh hưởng là thế, nhưng mình thấy đa số chúng ta rất ít nói ra những lời này, và mình cũng không hiểu tại sao. Vì thế, tuần này, mình muốn gửi đến các bạn câu hỏi như sau:

    Theo các bạn, sức mạnh của lời cảm ơn và xin lỗi là gì? Vì sao chúng ta lại ít nói hai câu này đến thế?

    Hãy bình luận ở bên dưới bài viết và đừng quên đánh giá 5 sao và like cho gameshow cũng như câu hỏi nhé.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Doãn Hải Miên

    Bài viết:
    4
    Có người khi đọc sẽ chú ý vào "cảm ơn và xin lỗi" nhưng quan trọng nhất ở đây chính là từ "sức mạnh". Sức mạnh của cảm ơn, sức mạnh của xin lỗi. Vậy sức mạnh là gì, người ta khi nghe đến sức mạnh sẽ nghĩ đến một cái gì đó to lớn, nặng nè, một tinh thần thép, một thứ gì đó quyền lực. Đã chắc chưa, sức mạnh có phải chỉ là như vậy? Vậy lời cảm ơn, xin lỗi cũng là gì đó to lớn, quyền lực lắm ư?

    Câu trả lời là không. Chẳng có gì to tát cả.

    Thường thì có lẽ ai cũng sẽ trả lời rằng nói lời cảm ơn dễ hơn nói lời xin lỗi, vậy lời xin lỗi khó nói như vậy sao.

    Có ai từng nghĩ vì sao lời cảm ơn lại dễ nói ra hơn, vì họ giúp mình, vì mình không muốn mắc nợ họ, không muốn nói là không có lịch sự, vô ơn. Có ai đã từng có suy nghĩ như vậy chưa, trong cuộc đời bạn đã bao giờ nói được bao nhiêu câu cảm ơn tận trong đáy lòng mình. Còn nếu lời cảm ơn dễ nói vậy sao những lúc như chú bảo vệ dắt xe ra, cô phục vụ bưng nước ra.. những cái nhỏ nhặt như vậy lại không có một lời cảm ơn. Có thể bạn thấy đó là chức trách của họ, việc mà họ bắt buộc phải làm, nhưng một lời cảm ơn khi đó chính là động lực để họ tiếp tục cái công việc mình phải làm đó, để nuôi sống gia đình họ, cảm ơn không chỉ là lịch sự mà còn là sự tôn trọng đến tất cả mọi người, không phân biệt sang hèn.

    Còn lời xin lỗi, nó tuy khó nói nhưng một khi được thốt ra thì đa số là tận đáy lòng mình. Đôi khi cũng có lời xin lỗi vì lịch sự nhưng có những lời xin lỗi khi muốn nói ra họ đã phải trải qua rất nhiều tâm trạng mới thốt ra được. Có một số người vì ngại mà không nói, vì tự trọng mà không xin lỗi, đó là ích kỉ.

    Như câu hỏi ban đầu, xin lỗi và cảm ơn không phải là gì đó to tác, chỉ làm một lời nói nhỏ nhặt gắn kết mọi người lại với nhau. Bỏ qua e ngại, bỏ qua tự trọng, đối đãi với nhau thật lòng thì lời này nói ra nhẹ nhàng mà đầy ý nghĩa.

    Đừng có suy nghĩ vì quá thân thiết nên không cần cảm ơn, xin lỗi. Hay vì quá ghét đối phương mà cũng không cần cảm ơn, xin lỗi. Ai cũng cần cả, tình cảm chính là cần biểu hiện, không ai im lặng mà hiểu tình cảm nhau, hình thức đôi khi quan trọng như thế đấy.

    Vì sao lại có những bài viết với đề mục "Học nói lời cảm ơn, xin lỗi.", vậy đó là học gì, họ có dạy bạn phát âm hai từ này như nào không? Không, họ dạy bạn làm sao để bỏ qua các chướng ngại tâm lí để nói lời cảm ơn, xin lỗi.

    Bạn có bao giờ cảm ơn, xin lỗi với ba mẹ của mình chưa. Cảm ơn vì ba mẹ ủng hộ quyết định của con, cả ơn mẹ nấu bữa cơm ngon như vậy, cảm ơn ba chở con đi học hôm trời mưa.. Xin lỗi vì con bị điểm kém, xin lỗi vì con lỡ ăn mất miếng bánh mà không hỏi ý mẹ, xin lỗi vì con lỡ đòi mua điện thoại mới dù biết ba mẹ không đủ tiền..

    Hãy học nói lời cảm ơn và xin lỗi trong chính gia đình bạn trước rồi hãy tập dần khi ra xã hội, gia đình chính là nơi bạn gạt bỏ sự e ngại dễ dàng nhất, vì sao bạn có thể nói với người ngoài mà ba mẹ bạn thì không?

    Sức mạnh của lời xin lỗi và cảm ơn trong mỗi tình huống mỗi khác, nhưng lời nói nào cũng xuất phát từ thật lòng, tôn trọng lẫn nhau thì dù lớn hay nhỏ cũng vô cùng ý nghĩa. Không thể vì sức mạnh quá lớn mà quen đi cái nhỏ nho, cũng không thể chỉ tập trung vào cái sức nhỏ nhoi mà quên đi điều to lớn. Sức mạnh ở đây không nằm trong hai chữ "xin lỗi" hay "cảm ơn", sức mạnh ở đây nằm trong tình cảm mà bạn đặt vào đó, còn hai từ này chỉ là hình thức để bạn biểu hiện tình cảm của bản thân.
     
  4. AnnaNgo1503

    Bài viết:
    77
    Theo tạp chí khoa học số 38, báo cáo khoa học về Biểu hiện của phép lịch sự trong văn hóa ứng xử người Việt của Nguyễn Thị Thủy định nghĩa "Văn hóa ứng xử là một khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ những hiểu biết, nhận thức của con người về phong tục, tập quán, thói quen và những quy tắc, quy định bất thành văn của một cộng đồng, xã hội. Văn hóa ứng xử chịu sự quy định bởi đặc trưng của từng nền văn hóa, của mỗi quốc gia, dân tộc và có sự biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể". Theo Đỗ Hữu Châu, "phép lịch sự được chia làm hai loại: Âm tính và dương tính. Phép lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, tức là có tính né tránh, không dùng các hành vi đe dọa thể hiện hoặc giảm nhẹ, bù đắp hiệu lực của các hành vi đe dọa trong trường hợp bắt buộc phải dùng. Phép lịch sự dương tính là phép hướng vào thể diện dương tính của người tiếp nhận, tức là thực hiện các hành vi tôn vinh thể diện".

    Xin lỗi và cám ơn là những phép lịch sự văn hóa ứng xử cơ bản hay được bàn tới. Về mặt định nghĩa, theo TS. Nguyễn Thị Kim Liên "xin lỗi là hành vi ứng xử thể hiện thái độ biết ơn và hối lỗi của người nói với người đối diện hoặc được dùng với hành động với chức năng làm tăng tính lịch sự trong lời nói. Điều kiện để thực hiện hành vi xin lỗi đó là: Sự trải nghiệm của người nói, nội dung và hiệu lực đối với người nghe, cuối cùng là thái độ và sự phản ứng của người nghe. Cám ơn là hành vi người nói thực hiện khi nhận được ở người nghe nói là tốt cho mình, nên người nói mới bày tỏ lòng biết ơn đối với người nghe hoặc ra hành động cám ơn với mục đích lịch sự làm đẹp lòng người nghe. Điều kiện để thực hiện hành vi cám ơn cũng giống như hành vi xin lỗi vậy".

    Nhìn chung xin lỗi và cảm ơn là tiêu chuẩn đạo đức mẫu mực mà bất kỳ ai cũng phải có. Thật ra mà nói chúng cũng không mang sức mạnh gì ghê gớm lắm, bởi kết quả cuối cùng chúng ta đều muốn nhận đó là sự tôn trọng của đối phương và đồng thời cho đối phương nhận thấy chúng ta cũng tôn trọng họ, chẳng ai muốn những xích mích không hay cả. Nếu chúng thực sự có sức mạnh thì tất cả mọi người trên Trái đất đều nói "cảm ơn, xin lỗi" hàng tá lần mỗi ngày rồi, đâu còn là vấn đề để bàn nữa. Trái ngược với đồng tiền, ai cũng nói nó có sức mạnh, điều này là chính xác vì nó có khả năng hút mọi người lại với nó, nếu không có sức mạnh sao có thể thu hút mọi người, nhưng "xin lỗi, cám ơn" lại không thể thu hút mọi người. Nói cách khác, bạn nhận thức đúng đắn vấn đề của bạn, và đưa ra "cảm ơn, xin lỗi" hợp lẽ phải, bạn có muốn "xin lỗi, cảm ơn" hay không là do bạn quyết định, chứ chẳng phải do sức mạnh gì ở đây cả. Tuy nhiên, hai câu trông rất đơn giản nhưng lại vô cùng khó nói ra đối với thực tại hiện nay, có thể do ngại ngùng, cả nể, không biết cách bày tỏ, hoặc do cái tôi quá cao, nhưng không thể vì thế chỉ đứng một chiều mà nói rằng không tôn trọng nhau. TS. Lê Thẩm Dương cho rằng "Xin lỗi, cảm ơn bằng lời nói (ngôn ngữ) đem lại hiệu quả 45%, hành động (phi ngôn ngữ) (ánh mắt, nụ cười) đem lại hiệu quả 55%. Tóm lại, nếu phải chọn thì cái khoanh tay vĩ đại hơn lời nói nhiều". Hầu hết mọi người đều mong muốn nhận là câu nói (phép lịch sự dương tính) mà lại bỏ qua cái hành động (phi ngôn ngữ) như đã phân tích trong phần định nghĩa. Ở các nước Âu, Mỹ, người ta thường thể hiện cám ơn, xin lỗi bằng những hành động đơn giản hoặc bằng lời hỏi thăm (phép lịch sự âm tính) nhưng vẫn khiến đối phương hiểu được tấm lòng của nhau. Đối với Nhật Bản, họ sống trong môi trường văn hóa "cảm ơn, xin lỗi", điều này đã tạo nên thói quen nói 2 từ này, dù cho tình huống đó không thật sự cần thiết. Với Việt Nam, chúng ta cũng nhìn nhận vấn đề tương tự, nhưng trong đó vẫn tồn tại thêm một vấn đề khác cần tìm cách khắc phục, đó là vấn đề "đó chính là trách nhiệm/tội lỗi của bạn, nên tôi không cần thiết phải cám ơn/ xin lỗi bạn làm gì". Chúng ta thường hay thấy vấn đề này xuất hiện rất nhiều, nhất là giữa người lớn tuổi hơn – người nhỏ tuổi hơn, giữa cấp cao – cấp thấp.. Chính do cái tôi quá lớn, họ nghĩ rằng sự tôn trọng chỉ dành cho người cao hơn, hay do môi trường giao tiếp thiếu hụt việc cám ơn, xin lỗi khiến họ quên mất cái chuẩn mực đạo đức ấy. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lí của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, ghi ơn tiền nhân, nhưng vấn đề thực sự tồn tại, và tôi khẳng định chính bạn cũng đã và đang trải qua điều đó mỗi ngày. Sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt.

    Người xưa từng nói: "Nhân bất thập toàn", không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Nhưng trong đường đời phải biết hoàn thiện nhân cách của mình, chỉ cần hai câu "xin lỗi, cám ơn" thì bạn đã cảm nhận được cuộc đời này đã bớt đi bao nhiêu chông gai, thậm chí tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, chưa kể còn phải truyền đạt lại điều tốt đẹp này cho con cháu.

    Note: Xin lỗi vì bài viết mang tính học thuật nhiều vì mình không thích đem cảm tính để bàn luận vấn đề, với mình mọi thứ đều phải dựa trên bằng chứng. Ahihi ^^
     
    Jancyha, Mạnh ThăngGill thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng chín 2021
  5. dauhu

    Bài viết:
    29
    Hai từ cảm ơn và xin lỗi khá quan trọng trong cuộc sống nhất là về giao tiếp và đạo đức và xã hội. Nó quyết định cho người lạ nhìn bạn bằng ánh mắt gì khi bạn phải nói ra hai từ đó nhưng bạn lại không nói. Nhưng đa số một số người bị quên nó không phải người đó cố ý mà họ thật sự quên hoặc khi đang định nói thì người khác nhắc họ bị bị động quá và nhiều lúc họ sẽ không nói ra. Vậy nên các bạn à nó quan trọng thật đấy nhưng nếu vì một lý do nào đó họ quên xin hãy bỏ qua cho họ vì họ không cố ý. Nhưng vẫn còn một số một thiếu ý thức và luôn luôn không bao giờ họ nói 2 từ ấy ra
     
  6. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Theo Hana, lời cảm ơn và xin lỗi có tầm quan trong lớn lao trong đời sống xã hội và thậm chí nó vô cùng cần thiết.

    Như chúng ta đã biết trong đời, mấy ai luôn luôn làm đúng và chưa từng làm thương tổn hoặc phương hại đến lợi ích cá nhân của bất kì chủ thể nào dù là cố ý hay vô ý. Vậy nên điều tất yếu khi chúng ta gây ra sai lầm hay làm những việc không hay, thiếu lịch sự với người khác đó là nói với họ lời xin lỗi và bù đắp lỗi lầm do mình gây ra. Một lời xin lỗi của chúng ta dù là vụn dại trong bối rối hay chỉ là hai từ "xin lỗi" đơn giản cũng sẽ làm cho người khác cảm thấy ấm lòng hơn cũng như họ sẽ cảm nhận được bản thân họ được tôn trọng và thấy được sự chân thành của chúng ta. Nhưng ngược lại sự im lặng không một lời xin lỗi nào sẽ mãi không nhận được sự cảm thông thậm chí là thứ tha và rồi điều đó sẽ giết chết một mối quan hệ làm cả hai không những không vui mà còn rất khó để nhìn nhau trên đường đời mai sau. Đồng thời sự im lặng và cố chấp dù gây ra một lỗi rất nhỏ trong sự vô ý cũng làm người khác đánh giá không hay về con người và cách ứng xử của bạn. Vậy nên lời xin lỗi có sức mạnh rất lớn nó giúp bạn giữ lấy tình cảm, sự thấu hiểu và những mối quan hệ bện cạnh đó nó cũng góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của bạn trước mọi người.

    Cũng vậy lời cảm ơn cũng vô cùng quan trong trong đời sống chúng ta. Đó là nếp văn hóa đã được hình thanh và lưu giữ từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Nó thể hệ tấm lòng tri ân, tôn trong của chúng ta khi được nhận những điều tốt đẹp từ một ai đó. Nó thể hiện nhân cách cao đẹp của một người. Và nó cũng thể hệ trình độ, và văn hóa của một con người. Nếu chúng ta không biết đến hoặc không nói được lời xin lỗi thì chúng ta sẽ tự làm xấu đi hình ảnh của mình đồng thời làm người khác không còn yêu thích và không còn vui khi cho hoặc tăng chúng ta bất cứ một thứ gì nữa.

    Nhưng thực tế chúng ta vẫn thấy có rất nhiều người ngày nay không thích hoặc thâm chí là không nói hai lời "cảm ơn" và "xin lỗi" bởi vị lí do đó là cái tôi quá lớn của họ. Nhiều người trong số đó tự cho mình được quyền nhận hoặc người khác có nghĩa vụ làm hoặc cho họ cái này cái kia. Có thể nói thái độ đó cũng là một phần sai lầm trong cách giáo duc của gia đình. Không ích người cũng tự cho mình cái tôi quá lớn và luôn ngang bướng không chấp nhận và không bao giờ cho mình sai để nói lời xin lỗi với bất cứ ai.
     
  7. MinhhLamm

    Bài viết:
    26
    Theo mình, "xin lỗi" và "cảm ơn" không chỉ đươn giản là lời nói thông thường mà đó còn thể hiện phép lịch sự tối thiểu của mỗi con người. Ngay từ nhỏ, hẳn ai trong chúng ta cũng luôn được dạy rằng phải biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc.

    Để bày tỏ thái độ biết ơn với người đã giúp đỡ, hay người có lời nói và hành động tốt đẹp với mình thì lời "cảm ơn" luôn là phương tiện nhanh và đúng đắn nhất để biểu đạt điều đó.

    Còn lời "xin lỗi" là cách mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ hối lỗi của bản thân khi gây ra một sai lầm nào đó đối với người khác.

    Tuy chỉ là hai câu nói ngắn gọn nhưng sức mạnh mà nó đem đến lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa. Ngoài việc đó là nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của con người, hai câu nói ấy còn giúp cho bản thân người nói cảm thấy thanh thản, nhẹ lòng và đỡ đi rất nhiều nỗi vướng bận trong lòng. Không chỉ có thế, một điều mà chắc rằng a trong chúng ta đều cảm nhận được lợi ích mà hai từ "cảm ơn" và "xin lỗi" đem lại đó là sự gần gũi của mọi người trong xã hội. Nó giúp cho mọi người cảm thấy vui vẻ, thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn.

    Tuy nhiên, việc nói bằng miệng thôi thì chưa đủ. Ông cha ta có câu: "Có qua có lại mới toại lòng nhau". Không phải khi không mà câu nói lại được lưu truyền và tồn đọng mãi đến ngày nay. Bởi lẻ, nếu bản thân là người mang ơn, thì ngoài việc nói lời "cảm ơn" còn phải tìm cách báo đáp hòng đền lại công ơn đó. Ví như việc mỗi người chúng ta đều phải cố gắng cống hiến, sống tốt để không phụ công ơn của cha mẹ, không phụ kì vọng của nước nhà. Và còn nhiều cách khác để chúng ta bày tỏ niềm cảm kích khi đi kèm với lời cảm ơn! Tiếp đến là việc nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu đã nói ra hai từ "xin lỗi" thì điều quan trọng hơn cả là sự thành tâm, thật lòng nhận lỗi, không để tái diễn lỗi lầm. Có một câu nói rất hay thế này: "Con người chúng ta ai cũng có thể sai lầm, nhưng tuyệt đối không được sai phạm." Những hành động đi kèm lời nói luôn là những minh chứng thành thật nhất và cũng là điều đáng để người khác đặt thêm niềm tin, cơ hội vào chúng ta nhất.

    Nhưng quả thật, thực trạng hiện nay thật đáng thất vọng khi các thanh niên hiện nay mắc chứng bệnh "ngại". Họ ngại nói lời xin lỗi cũng như là cảm ơn. Dần dần văn hóa này đã bị những con người thờ ơ đó làm mai một và mất đi vẽ đẹp ban đầu của nó. Điều đáng sợ hơn, việc không nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi" còn có thể tha hóa chúng ta thành những con người chai lỳ, vô cảm. Liệu sự liên kết giữa người với người có còn bền chặt được nữa hay không? Những đứa trẻ, những tầng lớp thế hệ mới không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ thành lớp người vô ơn, bất nghĩa và không chung thủy. Từng lớp người như vậy cứ tiếp tục nhân rộng ra, thế giới lúc ấy sẽ băng hoại ra sao là thứ mà tôi - bạn không dám và không thể tưởng tượng được.

    Vậy nên, trước khi để mọi thứ đi quá xa khỏi tầm kiểm soát. Trước khi bị sự vô cảm điều khiển và thống trị thì những con người như chúng ta cần phải gấp rút ngăn chặn. Bằng cách bồi đắp, giữ vững và lan truyền văn hóa cảm ơn, xin lỗi đến với mọi người xung quanh. Một tập thể ngời có ý thức thì sẽ tạo ra được một thế giới vững mạnh đầy ý thức đáng quý!
     
  8. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Cảm ơn và xin lỗi về mặt cơ bản thì nó có ý nghĩa giống nhau, chúng đều là bày tỏ cảm xúc của mình tới việc mình làm, cảm ơn là làm đúng, xin lỗi là sai. Tuy nhiên nó cũng có thể diễn tả sự hạnh phúc đấy. Một bà mẹ hạnh phúc khi đứa con trào đời, bà ấy cảm ơn thượng đế vì đã ban cho thiên thần nhỏ bé này đến bên mình. Một cô bé nhỏ đã khóc và nói xin lỗi liên tục khi ăn được mùi vị của miếng bánh giống với người mẹ đã mất đã làm. Và đương nhiên ai thốt ra được hai chữ đó đều có một câu chuyện riêng và có lẽ đâu đó họ đã khó khăn suy nghĩ để rồi đưa ra quyết định nói lời cảm ơn, nói từ xin lỗi. Ai nói được cảm ơn và xin lỗi thật lòng là người lương thiện từ sâu trong thâm tâm. Người nhận được 2 từ này thì đều cảm thấy yên lòng và nhẹ nhàng đi, chấp nhận đón nhận 2 từ ấy.
     
  9. tatsuno jin

    Bài viết:
    131
    Cảm ơn và xin lỗi nó rất quan trọng trong cuộc sống.

    Khi bạn làm sai gì đó, bị ai đó mắng chửi thì điều bạn cần làm là xin lỗi người đó, khi bạn được ai đó giúp đỡ, hay nhận được gì đó của người khác thì bạn cần phải cảm ơn. Xin lỗi và cảm ơn rất cần thiết với cuộc sống, nó thể hiện rằng bạn là 1 con người có đạo đức tốt, 1 con người văn minh lịch sự, 1 con người biết có ơn phải trả, biết sai phải xin lỗi. Từ đó sẽ giúp mọi người nhìn nhận bạn bằng con mắt tốt hơn và bạn cũng đang giúp bản thân hoàn thiện nhân cách và đạo đứa của mình. Vậy nên không cần phải ngại ngùng gì cả, có sai thì xin lỗi là là sửa sai, được người khác đem lại điều gì hay thứ gì đó thì nói lên tiếng cảm ơn.
     
  10. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Có thể nói ngoài lời chào hỏi thì cảm ơn và xin lỗi là 2 tiếng quan trọng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của con ng.

    Cảm ơn là khi mà ta nói vs 1 ng mà đã giúp đỡ mk, đã cho mk ngày hôm nay và ta mang ơn họ. Lời cảm ơn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của ta và cx khiến ng nghe ấm lòng vì họ đã giúp đỡ đúng ng.

    Còn xin lỗi là khi ta đã làm sai điều gì và ta sẵn sàng, thẳng thắn nhận lỗi. Nó thể hiện sự hối lỗi và tinh thần cầu thị sẵn sàng sửa sai của ta.

    Vậy nên lời cảm ơn và xin lỗi rất quan trọng. Nó giúp ta nhận thức được bản thân là ai, là ng có lỗi hay ng mang ơn, và dành sự tôn trọng cho những ng xuất hiện trong cuộc đời mk. Hãy cảm ơn và xin lỗi đúng lúc nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...