Tên truyện: Để yên cho bác sĩ "hiền" Tác giả: Ngô Đức Hùng (bác sĩ) Thể loại: Tiểu thuyết, tự truyện Giới thiệu truyện: "Để yên cho bác sĩ" hiền" "phát hành ngày 14/3/2018, bán được hơn 35000 bản sau 3 tháng. Tác phẩm gồm 4 chương tản mạn về chuyện nghiệp, chuyện nghề, chuyện đời, chuyện tôi của bác sĩ Ngô Đức Hùng. Đó là cả một quá trình từ cậu học trò đam mê vẽ vời với ý định đi theo khối A vào Kiến trúc hoặc Mỹ thuật, rồi theo nguyện vọng gia đình chuyển sang khối B và học" hì hục như một thằng điên ", tổng cộng 22 năm hết thảy mài đít trên ghế nhà trường, đến những năm làm việc cũng như giảng dạy với vai trò là bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu. Cuốn sách gần 250 trang với rất nhiều tranh minh họa sinh động do chính tác giả vẽ. Văn án: " Hắn tuổi GÀ, người bé như con CHUỘT. Suốt ngày hùng hục như TRÂU. Chạy loăng quăng khắp nơi như con NGỰA. Thế mà vẫn bị mắng như một con CHÓ. Cái loại tưng tửng sống không uốn éo được như RẮN, lủi thủi làm việc. Đồng nghiệp bảo đồ MÈO đội lốt HỔ, tinh tướng nói như RỒNG leo rồi làm culi bán sức. Thế nên mặt hắn lúc nào cũng nhăn như con KHỈ. Tối đi làm về mệt phờ nằm lăn ra ngủ như con LỢN. Có mơ giấc mơ hồng, sáng mai dậy nụ cười DÊ thế? " Mục lục: Bấm để xem Lời nói đầu Bấm để xem Chương 1: Nghiệp 1. Trường Y 2. Lò luyện tâm thần 3. Kí túc xá 4. Đười ươi chân nhân 5. Nhiệt huyết giá rẻ 6. Về quê 7. Để gió cuốn đi 8. Hồi sức cấp cứu 9. Niềm tin thời" thổ tả " 10. Bác sĩ Zombie 11. Chuyên ngành" nóng " Chương 2: Nghề 12. Để gió cuốn đi (2) 13. Những mẩu chuyện nhặt 14. Chuyện ở" thiên đường "và xứ sở khác 15. Chuyện kì lạ 16. Trực Tết 17. " Cave thân nhân" 18. Con nhiều tí 19. Tai biến sản khoa
Lời nói đầu Bấm để xem Ngày biết tin đỗ vào Đại học Y là lúc mình đang ngồi giạng chân giã cua cho mẹ nấu canh. Mẹ mình lầm bầm bảo: "Cái loại mày mà trượt thì chỉ có đem ra xe rác mà đổ, con trai nhát như cáy, đến con nhện còn sợ thì sau này làm được trò trống gì?" Mình ngồi rụt cổ lại không nói câu nào, sách vở đã gói ghém chuẩn bị năm sau thi tiếp. Thế quái nào mình đỗ, rồi lơ ngơ thế nào bây giờ làm hẳn bác sĩ hồi sức cấp cứu suốt ngày tiếp xúc với người chết, hoảng hốt phết! "Học đại học nhàn lắm". Ngày xưa, mình đã từng hùng hục học để thỏa mãn viễn cảnh tươi đẹp đó, hóa ra mình bị lừa. Vừa vào đến trường Y, chưa kịp ngẩng đầu lên nhìn trời đã bị vùi dập, quanh năm suốt tháng toàn học với thi. Cái đầu lúc nào cũng cúi gằm xuống nhìn ngón chân cái, mỗi lần bị túm là được các thầy cô hỏi, trả lời không xong thì lại cắm mặt xuống ngón chân cái, di di xuống đất hết sức khổ sở. Đến nỗi bây giờ không dám nhìn lại ngón chân mình nữa và có lẽ chúng mòn hết cả vân chân rồi. Mình cùng các bạn bị thầy chửi cho tối tăm mặt mày mây mưa vần vũ, chủ cho đến tận bây giờ vì tội ngu, ăn gì mà ngu thế! Bị chửi nhiều đâm quen, hôm nào yên bình quá tự nhiên thấy trống vắng. Mà ngu thật, so với lũ bạn cùng lứa làm ngành nghề khác, mình giống như con gà công nghiệp đúng nghĩa không sai tí ti ông cụ nào. Mười mấy năm từ lúc bước vào trường Y đến giờ, mình đi thi đến mụ cả người. Mỗi cuộc thi là một đòn cân não với mức độ khủng bố tăng dần theo thời gian. Lúc 28 tuổi, nghĩa là bạn bè mình có đứa đã lên làm trưởng phó phòng công ty nào đó lương cao vời vợi, mình vẫn lọ mọ học bài và đầu bù tóc rối đi thi không biết cuộc đời xung quanh có gì. Khổ, một lũ gà vịt giả khú rồi vẫn chẳng biết quay với cóp, lơ ngơ như bò đeo nơ. Áp lực 7 điểm là điểm liệt với bọn bác sĩ nội trú làm chung phát rồ, trong đám rồ đó có mình. Mười mấy năm sau mình rút ra kết luận, thi đại học chả xí nhê gì với thi hết môn trong trường Y. Hồi thi đại học, mình chả đến nỗi sợ vãi cả ra quần như khi học và thi Nội Trú. Có dạo, mình phải thi cùng cao học, có mà chị kín đáo chép bài lên chân để copy, ngồi phòng thi thản nhiên gác chân lên đùi chép bài ngon lành. Vô phúc phần thi không ngờ đến lại chép vào đùi, mình ngưỡng mộ lắm mắt tròn mắt dẹt mà nhìn. Thầy đi qua túm được bảo tôi không bắt cô về tội quay cóp nhưng phạt cô trượt vì tội "khiêu dâm tổ chức".. Mỗi năm, đến kỳ tuyển sinh mới, mình giờ lại phải gánh thứ quyền rơm vạ đá đi hướng dẫn các cháu đang hừng hực khí thế nhòm vào trường. Năm nào cũng phải đi học Quy chế tuyển sinh, sợ chết khiếp vì bao nhiêu thứ mánh khóe máy móc gian lận. Được dặn dò cẩn thận đừng có đem thái độ ra làm các cháu sợ và nhất là phát hiện sớm cháu nào có ý định "khiêu dâm tổ chức" kẻo không bị kỷ luật thì chết. Hóa ra đi coi thi sợ hãi chẳng kém gì đi thi, lại tiếp tục vãi ra quần. Và mình, không biết từ bao giờ từ sĩ tử qua không biết bao nhiêu kỳ thi đã bầm dập trở thành tử sĩ với ngón chân cái mòn hết vân. Giờ cũng đã trở nên quen thuộc với việc lăn lộn ở những căn phòng với mọi cái giường đều có người chết. Nhẹ tênh!
Chương 1: Nghiệp Phần 1: Trường Y Bấm để xem Mình không thích ngành y. Đây là định kiến bất di bất dịch cho đến tận bây giờ. Lý do thì muôn vàn và chẳng ai dại gì lôi cái xấu ra để chê bai chuyện của mình cả. Vì loài người, một cách cố hữu, luôn luôn tìm mọi cách che đậy một cách lộ liễu những khuyết điểm xấu xa của mình, đồng thời thổi phồng những khía cạnh tốt đẹp lên một cách thái quá. Không thích mà rồi không biết duyên nợ thế nào, mình lại đi theo nó. Mình sinh ra vào thời bao cấp tem phiếu, đúng những năm khó khăn nhất nên ai cũng đói, đói vàng mắt. Mình may mắn sống trong gia đình viên chức và bố làm bác sĩ, hết giờ ông lại đi làm thêm nên cuộc sống cũng không đến nỗi nào. So với gia đình viên chức khác hoặc bọn trẻ con cùng phố, nhà mình vẫn thuộc loại sung sướng chán vì chỉ phải ăn gạo mậu dịch hôi mù đầy nấm mốc với mọt chứ không phải ăn độn. Bố đi trực tối, đi trực liên miên nên chẳng mấy khi ở nhà. Mẹ một mình quán xuyến hết việc nhà cửa, họ mạc để bố lo kinh tế. Ngày nào cũng mong ngóng bố ở nhà để được nằm nghe kể chuyện, còn mẹ ngồi thắp đèn dầu soạn giáo án dạy học cho đến tận khuya mới xong. Thỉnh thoảng, bệnh nhân lại mang đến nhà biếu ít khoai, ít gạo, thậm chí cả một bó củi đun bếp. Sân nhà mình rộng, bọn trẻ con tập trung chơi bời cãi nhau ầm ĩ, mẹ thỉnh thoảng lại bắc một nồi khoai hoặc rang một rổ ngô nhai gãy cả răng ra cho cả bọn ăn vì biết chúng nó đói. Chiều chiều, mẹ đi dạy học, Bố thường rủ mình đi đến nhà bệnh nhân tiêm cho họ bởi để mình ở nhà không ai trông. Trong trí nhớ non nớt lúc đó, chỉ biết bố điều trị cho họ những thứ ABC, mình theo đến nơi liền ngồi một chỗ ngáp ngắn ngáp dài, chờ cho bố xong việc là tót lên ngồi sau xe đạp đi về. Sự sung sướng hết sức đơn giản là được ra khỏi nhà đi trên đường. Đến lúc lớn hơn một tí, hiểu biết hơn một tí, hàng ngày thấy bố ăn không ngon ngủ không yên, hơi tí thấy bệnh nhân gọi rồi hàng xóm gọi chẳng lúc nào yên. Không đi thì bị trách móc tứ tung cả lên, mình tuyên bố xanh rờn với các cụ rằng con không học ngành y đâu, khổ lắm! Vào cấp 3, mình quyết chí đi theo khối A vào Kiến Trúc hoặc mỹ thuật. Hì hụi giấu bố mẹ đi học vẽ cũng được vài năm. Mình có năng khiếu vẽ và gấp giấy, đã từng có ước mơ làm kiến trúc sư hoặc họa sĩ. Thế nên ngày bố và mẹ bảo thi trường y, y gì cũng được miễn là y, mình lắc đầu trả lời không thích. Bố bảo không thích không được. Mình tiếp tục lắc đầu. Thế là một cuộc họp gia đình diễn ra với bao nhiêu cái miệng đổ lên đầu mình với không biết bao nhiêu là lời hay ý đẹp. Nào là "đi kiến trúc vất vả lắm mà công việc không ổn định học về làm thợ xây à?" Nào là "học Mỹ thuật có mà điên à? Một lũ hóa rồ ăn một màu và tiêu hóa giấy lộn à?".. vv Rốt cuộc mình chịu thua gật đầu bộp một cái, thu dọn đống giấy và màu vẽ vào một xó, chuyển hướng sang khối B. Hôm đầu tiên đi học thêm môn Sinh học, mẹ kèm luyện tập lớp rồi gửi gắm cô giáo cẩn thận, sợ mình trốn mất. Quyết tâm thi đại học lúc ấy quả là khủng khiếp, ròng rã mấy năm học cấp 3, mỗi ngày, mình ngủ đúng 5 tiếng đồng hồ. Hồi mình thi đại học, vẫn trường nào ra đề trường ấy và có hai đợt thi, không nguyện vọng lằng nhằng chỉ có đỗ với trượt. Đợt 1 thường là các trường tốp đầu, đợt sau là các trường tốp 2, cùng khối để mỗi người theo khối nào có thể thi 2 trường khối đó mà không bị chồng chéo. Thể theo ý kiến gia đình, mình đăng ký tận 2 trường Y, đi Hà Nội và Y Hải Phòng. Lịch thi đại học hồi đó rơi đúng đợt nắng nóng nhất năm, nóng phát rồ. Bố con tha nhau lếch thếch lên thành phố mấy ngày. Ở cùng mình có thằng cu em bà chị là dân chuyên Lý, mỗi buổi thi về, nó nói như khướu trong khi mình chột dạ chả biết làm đúng hay sai. Lo đến độ ăn uống cũng không thấy ngon, cả tuần liền táo bón đến khổ. Ông cụ rủ mình đi chơi cho đỡ stress nhưng mình cự tuyệt, chỉ sợ đi lăng quăng chữ nó rơi bố nó ra khỏi đầu thì toi. Phải đi nhẹ nói khẽ cười duyên. Thi xong đợt 1 trường Y Hà Nội, bố con lại kéo nhau xuống Hải Phòng thi tiếp đợt 2. Mình nhớ như in hai bố con thuê được cái nhà nghỉ Công Đoàn trên bờ hồ Tam Bạc cũ rích, vôi tường bong tróc và đầy nhện to đùng bò ngoe nguẩy. Mình vốn sợ Nhện, sợ đến nỗi chẳng cả dám đi đái. Lúc nào buồn quá thì chạy vù ra nhà vệ sinh đầy vỏ bao cao su đái vèo ra sàn rồi chạy về không dám vào trong. Thì về mặt mình nhàu nhĩ, đến độ cả nhà không ai dám hé răng hỏi mình làm bài có tốt không. Mình lặng lẽ gói ghém sách vở lại chuẩn bị sang năm ôn thi tiếp. Thế rồi một tháng sau, mình nhận giấy báo đỗ, mình đỗ cả hai trường y với số điểm cũng tầm thường. Phòng thi Y Hà Nội của mình có 30 thí sinh thì đỗ đúng hai đứa. Thằng nhãi đỗ cùng sau này lại học cùng lớp, rồi cùng đỗ Nội Trú, giờ trở thành tay dao ngon nghẻ bên viện Việt Đức. Còn thằng cu học chuyên lý ở cùng mình đợt thi đầu trượt thẳng cẳng, năm sau nó mới thi đỗ vào một trường đại học, giờ đã đi làm ngon lành. Hồi đấy tôi thi được cái đại học đã là ghê gớm lắm. Áp lực học hành quả là khủng khiếp, đến giờ nhắc lại vẫn thấy sợ. Nhưng lúc thò chân vào trường y mới thấy chuyện ôn thi đại học chả có nghĩa lý gì cả. Học hành thi cử trong trường còn kinh hoàng hơn thế nhiều lần, nhất là chẳng thấm gì với chuyện học và thi Nội Trú. Và các cuộc thi tra tấn tinh thần như thế kéo dài cho đến 11 năm tiếp theo. Bao nhiêu sự tự hào ban đầu đã bị bóp cổ không thương tiếc. Học đại học là cả vấn đề lớn, cách học hoàn toàn khác phổ thông nên giai đoạn đầu thấy ngợp. Thêm nữa, mình vẫn không thấy thích trường y nên chán, suốt ngày bỏ học nằm trong ký túc vẽ vời, giường lúc nào cũng dính bột màu và than chì. Vẽ xong mình đem cho tứ tán khắp nơi, rồi không biết cho ai nữa. Thằng bạn cùng phòng lấy trộm một cái đem ra treo vào nhà xí. Nó bảo chỗ ấy yên tĩnh, đồng thời là khoảng thời gian tư duy nghệ thuật tốt nhất, treo tranh của mày ở đây cho anh em thưởng lãm. Mình tức điên! Thời gian trôi nhanh, vào cái năm thứ nhất kết thúc một cách gập ghềnh đầy thương tích. Mình trượt gần hết các môn, điểm trung bình các môn thi đội sổ cả lớp. Thằng bạn vỗ vai bảo: "Cả lớp ngồi lên đầu mày, khỏe thế mà thi thể dục trượt, chắc thầy cô nhầm." Về nhà không dám nói với ai cả, ngậm tăm im thin thít. Bố mẹ hỏi thì mình ậm ờ: "Con học cũng được." Hàng xóm vẫn trầm trồ "thằng bé ấy giỏi lắm". Rồi thường đem mình ra làm gương cho lũ trẻ. Lũ bạn cùng tổ nhìn mình như một thứ quái thai nào đó. Cả mùa hè ấy không được chơi ngày nào, chỉ mỗi nhiệm vụ đi thi lại. Đến trường rồi về nhà liên tục làm người đen thui vì nắng, gầy quắt lại như xác ve. Cuối cùng cũng xong, mình thở phào không bị đúp lại lớp. Mẹ xót xa bảo học hành vất vả quá, trách bố sao lại để mình đi trường y khổ thế! Thế là mình đã bắt đầu biết nói dối. Mất phương hướng từ năm nhất, mình rơi vào tình trạng không biết bắt đầu từ đâu, cho đến một ngày có hai thiên thần từ trên trời rơi xuống, hơi xấu (hehe) nhưng rất tốt tính và học giỏi. Nói cho mỹ miều vậy thôi chứ chúng nó cùng tổ, được phân nhóm thực tập cùng từ đầu năm, mỗi lần mình làm gì sai trái là kết quả cả lũ bị ảnh hưởng. Suốt ngày nghe chúng nó lải nhải bên tai "Học đi! Học đi! Học đi" còn bài vở cho mình mượn tất. "Học đi! Học đi! Học đi" ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác không mệt mỏi, như những con ve sầu ngày hè rút ruột để hát những bài ca tưởng như nhàm chán nhưng thấm đến tận trái tim mỗi con người dù sắt đá đến đâu. Đến bây giờ, mình vẫn nhớ ơn và cảm ơn chúng nó. Tình bạn đẹp là một phần động lực giúp mình thoát khỏi đầm lầy bối rối. Sau này, thỉnh thoảng gặp nhau bù khú ăn uống, chúng nó hỏi: "Mày có bao giờ hối hận không?" Mình cười bảo "Tao chưa bao giờ hối hận về những gì mình đã làm cả". Nhờ chúng nó, mình nghiệm ra rằng, chính con người tạo ra số phận và quyết định số phận chứ mình không tin vào chúa trời và Phật. Không hiểu lý do gì mình bắt đầu chăm lên? Một phần chắc do được động viên, một phần lớn nửa không rõ nguyên nhân, chỉ là tự nhiên lao vào học như ma đuổi, học như một sinh viên y bình thường vốn phải thế. Lầm lũi lên giảng đường hàng ngày như cái máy. Sáng dậy từ 4 giờ, trùm chăn bật điện học đến 6 giờ, cho đến khi cổng ký túc xá mở là mình cắp túi bò lên khu tầng 2 nhà Hóa Sinh ngồi đến 7 giờ. Về ăn sáng rồi đi viện, chưa mua cơm mang lên giảng đường ngồi, bị nhốt trong đó đến giờ học lý thuyết buổi chiều. Tối, ăn cơm xong, lại lên ngồi đến 11 giờ đêm về ngủ. Thỉnh thoảng lắm mình mới đi chơi một buổi. Lủi thủi đi một mình, về một mình, nắng cũng như mưa như thế 5 năm liền tù tì, không kể thêm 1năm ôn thi nội trú sau khi tốt nghiệp. Lũ bạn cùng tổ vẫn nhìn mình như một thứ quái thai nào đó. Kết thúc 6năm người mình gầy như con mắm, bụng dính ra đằng sau lưng. Đến viện Bạch Mai học, có thầy nhìn thấy hỏi: "Cậu có nghiện không? Đã làm xét nghiệm HIV chưa?" Mình cười he he. Thành quả đầu tiên của việc học hành chăm chỉ là vài năm sau, ngay cả mấy môn chính trị phát rồ mình cũng toàn điểm giỏi. Lũ bạn thì thào: "Thằng này bị điên". Chỉ có mình không biết là mình đã điên chưa. Suốt những năm đại học, mình thích duy nhất một đứa bạn, chỉ thích thôi chưa yêu. Nó cũng biết điều đó. Chỉ hai đứa biết, ngoài ra không ai biết. Nhờ nó mà mình làm ra được mẫu trái tim đôi bằng đồng tiền đầu tiên. Nó là người đầu tiên mình tặng, nó biết điều đó. Rồi đột ngột trái tim mình đóng chặt lại, cả hai cũng chẳng mảy may nghĩ ngợi gì. Mẫu "moneygami" ấy mình sẽ vẫn mãi mãi dành cho người bạn ấy, Dù sau này mình phổ biến khắp nơi, đến nỗi không ai còn biết đến tác giả nữa. Đến độ, cách đây vài hôm, đi uống cà phê, mình gấp cho một đứa bạn khác mẫu này, nó khen: "Khéo tay nhỉ!" Mình khoe: "Đây là sáng tác của tao đấy!" Nó nheo mắt bảo: "Nói phét, bọn trẻ con gần nhà tao gấp đầy cái này". Mình cười xòa. Bây giờ, đứa bạn mình thích ấy đã có gia đình, nó tâm sự: "Ngày xưa tí nữa tao yêu mày ngày xưa tí nữa tao yêu mày". Mình cười he he bảo: "Con người tạo ra số phận, nếu tao yêu mày thì có lẽ mày đã mất cả cuộc đời này, đôi khi sự bất thành lại là hạnh phúc." Ngày mình đạp xe 30 km về nhà mồ hôi nhễ nhại chỉ để khoe với bố mẹ mình được học bổng kỳ đầu tiên, cũng là ngày mình nhận được tin mẹ phát hiện ung thư phổi đã sang giai đoạn muộn. Khối u trung thất nằm sát quai động mạch chủ khó can thiệp. Chẳng biết nói gì. Mẹ khóc. Bố khóc. Riêng mình không khóc. Mình biết mẹ thương hai chị em mình. Chị gái đã tốt nghiệp đại học chuẩn bị đi làm, biết mẹ ốm liền nghỉ ở nhà. Những ngày cuối, mẹ đã nói với mình rằng: "Sống trong cuộc đời phải biết chấp nhận, không ai được lựa chọn nơi mình sinh ra". Mẹ phận mỏng, không chờ được đến lúc mình thành người, nhưng mẹ tin mình là người tốt, cuộc sống cho trọn tình mọi thứ sẽ đến. Mẹ hạnh phúc vì mẹ đã có một gia đình, Chỉ có điều nuối tiếc nhất là mẹ không kịp nhìn thấy mặt con dâu của mẹ. Lúc ấy mẹ cười còn mình lặng lẽ khóc giấu giếm dưới nhà. Mình không muốn mẹ thấy con trai mẹ yếu đuối. Đó là lần duy nhất mình khóc mà mẹ biết. Rồi mẹ mất vào một chiều khi mình đang ngoài Hà Nội. Mãi sau này khi ngồi uống trà buổi sáng với bố, mình hỏi: "Tại sao lúc ấy không gọi con về?" Bố thở dài: "Mẹ muốn ra đi một cách thanh thản". Mình nhận ra rằng, cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi. Có những chuyến đi gập ghềnh đầy nuối tiếc, dự định dang dở và người ta không cam tâm bước lên nó. Họ đi với đôi mắt khép hờ. Có những chuyến đi khác trên con đường vạch sẵn, dù không đến được cuối cuộc hành trình thì bước chân vẫn nhẹ nhàng. Bởi họ có niềm tin, một giấc ngủ say không vương vấn như cuộc đời cho ta thế. Và mình vẫn băn khoăn không biết liệu mẹ có còn nuối tiếc điều gì? Câu trả lời dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Ngoảnh đi ngoảnh lại thấm thoát đã mười một năm, thời gian trôi nhanh như bị đánh cắp. Đến bây giờ, bố vẫn còn day dứt vì câu nói của mẹ. Nghe các cậu các dì kể ngày mẹ mất, mẹ có nói với bố rằng, có lẽ sai lầm lớn nhất của đời là cho mình đi học Y. Lúc đó, bố ngồi yên không nói gì. Bây giờ đi làm, thỉnh thoảng về nhà ngồi uống trà buổi sáng nói chuyện phiếm, bố lại hỏi mình: "Theo nghề y có áy náy không?" Mình cười: "Đó là cái nghiệp mà còn phải theo suốt cuộc đời rồi, có cho lựa chọn mà lại cũng đã muộn". Hồi học Y, mẹ đi xem tử vi về bảo: "Mày không thích hợp gì hơn nghề bác sĩ hoặc nghề thầy giáo". Bây giờ thì làm cả hai trúng phóc còn gì. Và mình bắt đầu tin cuộc đời có duyên nợ
Phần 2: Lò luyện tâm thần Bấm để xem Học trường y quá nhiều áp lực! Dân trường y nổi tiếng vì chăm học và học nhiều một cách kinh dị. Thời gian đầu, mình vẫn chưa hiểu động lực nào giúp các đồng chí ấy học khiếp thế, thậm chí học một cách điên cuồng, 10 Món đít trên giảng đường ngày này qua ngày khác trừ thời gian ngủ. Mỗi tối, cả ký túc xá vắng hoe, bọn sinh viên Lũ lượt lên giảng đường trừ mình nằm nhà nghe nhạc đọc truyện. Tối nào trên giảng đường cũng đông nghịt người, đứa nào đến sớm được ngồi dưới quạt trần mát vi vu, còn không thì vừa học vừa quạt phành phạch. Ngày hè nóng điên người, bọn nó vẫn kiên trì ngồi một xó tự kỷ kiểu triết gia. Không mai hôm nào ra muộn giảng đường hết chỗ không muốn về, cả lũ lại kéo nhau ngồi bãi cỏ lôi sách ra ngả ngớn các kiểu, đọc bài cho nhau. Nhổ cái kiểu phong trào thế này mình làm được khối thơ tình, ngồi bãi cỏ đọc cho hai đứa bạn nghe. Chúng nó thường bảo thơ mày nhiều quá phải mang bô ra hứng. Thầy giáo mình trên lớp bảo: "Nhìn hai đứa trên đường biết ngay đứa nào học y đứa nào không, bởi những đứa học Y có một điểm chung là cái mặt trầm tư bâng khuâng", mà theo mình gọi là trông ngu ngu, một đặc trưng không lẫn đi đâu được. Còn sinh viên trường khác thì rất đa dạng, theo như cư dân mạng bây giờ gọi đó là "troll face" - mặt tiếu lâm, cư dân trường Y không có và sẽ không bao giờ có. Có lẽ vì thế mà nhà trường kiên quyết làm cái vỉa hè to uỳnh trên đường Tôn Thất Tùng, đặng sinh viên đi trên ấy cho an toàn, kẻo lơ ngơ tự gây tai nạn mang tiếng nhà trường. Năm đầu tiên đi học xác, những cái xác ngâm formol xám ngoét đầy mùi hăng nồng của hóa chất được vớt lên khỏi bể cho sinh viên học. Học xong lại thả xuống đấy cho khỏi hỏng. Lũ sinh viên học hành say sưa, lắm lúc quên không dùng panh gắp mà lấy bút khều khều, xong rồi cho ngay lên mồm cắn cũng chẳng sợ. Có đứa khóa sau mình loay hoay đứng thế nào ngã ùm vào bể ngâm xác ướt như chuột, về nhà cả bọn kể lại với nhau như có gì vui lắm. Cuối đợt chuẩn bị thi còn đăng ký mượn xương về ký túc luyện thêm. Bạn mình trường khác tò mò đó đi học cùng một buổi, đến nơi chưa kịp vào đã mặt cắt không còn giọt máu, dông thẳng. Từ đây trở đi không thấy nó vào trường chơi với mình nữa, nó bảo: "Tao không ăn được thịt mất đúng một tháng". Mình cười he he bảo: "Ngu thế, thịt thì có liên quan gì đến giải phẫu cơ chứ!" Từ năm thứ hai, bọn trong lớp đã xì xào việc thi nội trú thế nào điều kiện ra sao, đứa nào định theo ngành nào, lúc ấy mình vẫn còn mải miết với mấy quyển sinh lý bệnh và dị ứng miễn dịch. Bọn sinh viên nhãi nhép rón rén đi viện nhìn các anh chị nội trú tỏa đầy hào quang sáng chói, mỗi lời nói như phun châu nhả ngọc. Lần nào đi buồng (đi khám lại bệnh nhân) các anh chị cũng đều kéo theo cả đàn sinh viên. Cho đến sau này học xong nội trú, mình mới hiểu, trong đống đồ hiệu ấy cũng có hàng "fake" (đồ giả). Làm ngành y ngại nhất khoản đi trực, đặc biệt trực ở cấp cứu mệt kinh khủng! Những ngày đầu tiên đi viện, sinh viên năm 3 bắt đầu học triệu chứng, rất chăm chỉ học thêm. Ngoài các buổi trực chính thức còn đi thêm các tối khác vì buổi tối là khoảng thời gian học lâm sàng tốt nhất, hỏi han và khám xét bệnh nhân rất dễ dàng. Bệnh nhân cũng thích vì được quan tâm. Còn ban ngày, các thành phần học viên kéo nhau đi lốc nhốc, đứng ngồi khắp nơi. Bệnh nhân nhìn thấy sợ chết khiếp xua như xua ruồi, không phải không thích sinh viên mà do đông quá. Đồng ý cho một đứa nghe phổi phát là ào đến chi chít ống nghe trên một tấm lưng. Nghe xong bàn tán một hồi rồi lang thang qua phòng khác chẳng đâu vào đâu. Thời gian đầu, mình cũng lượn lờ bệnh viện mỗi tối nhưng rồi thưa dần thưa dần, sau đó chỉ hôm nào trực mới đi. Đi trực các khoa có mỗi nhiệm vụ đưa xét nghiệm, đi mòn chân vì khoa hóa sinh với huyết học không cùng tòa nhà, luồn chỗ nọ né chỗ kia như đi trong mê cung. Có lần mình đi ngang qua góc tối của viện, thấy thằng nghiện đang chích ma túy mình chạy tuột cả dép. May nó đang phê lòi không thì toi. Từ đó mỗi lần đi đâu mình rủ thêm đứa bạn đi cùng cho lành, vừa có đứa nói chuyện vừa an tâm. Mình không muốn đi trực nữa, không phải do máu me hay học hành giảm sút mà thấy hiệu quả chẳng đến đâu, ở nhà đọc sách cho xong, hôm nào đến lượt mới đi. Sinh viên Y phải nạp một lượng kiến thức tương đối khổng lồ, có cố nhồi nhét trong sáu năm cũng không thể đủ, dù bổ đầu mà nhét vào cũng không kịp, nên mình bò lên giảng đường hàng ngày, hàng tuần, hàng năm. Ngày nắng cũng như ngày mưa. Đến nỗi bọn cùng phòng sợ, chúng nó sợ mình bị tâm thần. Trường Y năm nào, khóa nào cũng có đứa bị tâm thần, đặc biệt khoảng thời gian giáp thi học kì. Khóa mình có đứa học rất chăm và giỏi, suốt ngày lên giảng đường ngồi học, cuối mỗi kỳ học, đứa nào cũng ngưỡng mộ nó bởi điểm trung bình cao ngất ngưởng. Đến một ngày, người ta phát hiện nó nằm ngủ ngon lành cùng đàn chó sau nhà ăn sinh viên, vội vàng bê đi viện. Kết quả Đồng chí ấy nghỉ học một năm ở nhà điều trị. Sau đó, cậu ấy học lại khóa dưới mình, không còn nổi bật được nữa. Xót xa hơn, cô bạn thân cùng quê với mình, trước ngày thi tốt nghiệp Y6 (sinh viên Y năm thứ sáu) ba ngày, bỏ nhà biền biệt đến bây giờ vẫn chưa thấy tung tích gì. Mỗi lần nhớ đến không khỏi bùi ngùi. Học trường khác 4nămđã ra trường. Thế nên, trong khi mình vẫn hàng ngày còng lưng vác hàng huyện sách lên giảng đường ngồi và hàng tháng về nhà ngửa tay xin tiền trợ cấp, thì bọn bạn cấp 3 học khối ngành kinh tế đã đi làm. Chúng nó đã kiếm ra tiền, có đứa rất nhiều tiền, mua nhà cửa xe pháo ầm ầm. Ngày 30 tháng 4 hàng năm họp lớp, mình ra ngồi thu vào một góc nghe lũ bạn hào hứng kể lại chuyện làm kinh tế. Đứa bảo tao mua được mảnh đất này, thằng kia mua được con ô tô kia, con ấy lương hàng tháng có chục triệu sống thế đếch nào được ở cái xó Hà Nội này, có mà ăn cám. Mình chạnh lòng, ông anh khóa trên mới ra trường, cạnh cục mãi mới xin được vào bệnh viện huyện mất hàng trăm triệu, lương khởi điểm 2 triệu. Vào nhà chơi, bố mẹ ông ấy xuýt xoa may thế! May thế! Vậy ra mình đang sống bằng niềm tin trong một xã hội phát rồ. Ngành y là thế, học hành là thế, áp lực là thế nhưng mấy ai biết. Vẫn chửi đều đều như vắt chanh và cả xã hội nhìn nhận vấn đề một cách lệch lạc theo cách nhìn của nhà báo.
Phần 3: Kí túc xá Bấm để xem Từ bé đến lớn mình được cả nhà chiều. Ngoài việc đi học hàng ngày ra, chỉ có mỗi nhiệm vụ ăn và rửa chân trước khi ngủ. Lắm hôm quên còn bị nhắc ồi ồi. Năm học đầu tiên xa nhà lạ nước lạ cái, ra Hà Nội đường đông nhung nhúc, mình là thằng nhà quê chính hiệu như bò đội nón không dám đi đâu sợ lạc. Mình đăng ký ở trong ký túc xá cùng 10 thằng, mỗi đứa một nơi. Mọi việc phải tự mình phục vụ, tự do tự tại không người quản thúc rất dễ hư và đương nhiên hư. Thời gian đầu tiên còn đóng quỹ phòng mua cái sục bằng dây may-so về cắm vào xô đun nước, buổi tối khuya và sáng sớm dậy pha mì tôm ăn uống xì xụp. Đồ bán cho sinh viên toàn loại rẻ tiền nên hỏng liên tục, rồi thôi không mua chung nữa, của thằng nào thằng nấy dùng. Vào phòng lúc nào cũng thấy quần áo cùng đồ đạc giăng như mạng nhện khắp nơi. Xa nhà không ai quản lý, mình bắt đầu tập tành uống rượu. Sinh nhật đứa cùng phòng, một đứa bạn của nó ở trường Bách Khoa khệ nệ vác đến hẳn can rượu trắng. Cả lũ ngồi xung quanh cái chiếu và chuyền tay nhau cái bát. Đấy cũng là lần đầu tiên mình nhắm mắt thử, một tý rượu say mất ba ngày nằm nhà. Các trường khối kỹ thuật, phòng đứa nào cũng có can rượu. Thời gian đầu mình còn lang thang đi chơi, sau rồi cạch hẳn vì mỗi lần tụ tập chúng nó lại lôi can rượu ra bắt uống, nên bị chúng nó bảo không hòa đồng. Mình kệ. Sau này khi đã vào nội trú, mình đã chứng kiến cái chết lãng nhách của bọn sinh viên trường kỹ thuật ép nhau uống rượu, vì sĩ diện nên mời bao nhiêu uống bấy nhiêu. Toàn những thứ rượu đểu bởi sinh viên tiền đâu mà mua rượu xịn. Sau rồi chúng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mất não, rồi chết. Những cái chết ngu xuẩn và đau lòng. Nghĩ lại thời gian ấy mình thấy sợ. Nhưng nếu biết sợ thì đã chẳng là tuổi trẻ và ai cũng đã từng phải trả giá cho chính mình để trưởng thành. Những cái giá ấy quá đắt. Thời gian đầu ký túc chưa có nhà vệ sinh khép kín, mỗi tầng chỉ có hai cái chung, mùi khai chỉ có ở hai đầu nhà chứ không ở khắp các hành lang như bây giờ. Cứ chiều tối, lũ con trai tranh nhau nước, đứa nào về muộn không kịp tắm là hết. Lúc mới vào, mình rất thắc mắc tại sao bọn con trai đi tắm đều bôi dầu gội lên đầu trước trong phòng, một anh lớn ra vẻ bí hiểm tự nhiên mày sẽ biết. Mình hoành tráng kiểu đại gia, ngày đầu vác nguyên cả chai dầu gội to đùng ra nhà tắm, mọi người đổ xô ra xin 3 ngày hết sạch. Từ ấy trở đi, mỗi lần đi tắm là đổ một ít dầu lên đầu, thong thả đi ra hành lang giống như những đứa khác. Mình bắt đầu khôn ra một tý. Chuyện mất nước xảy ra như cơm bữa, bể hết nước cặn vẩn lên đục ngầu. Cả lũ phân công nhau múc nước cho vào xô chờ lắng xuống chắt nước trong sang xô khác để sục nước uống. Có lần nước cạn, mình nhảy lên thành bể thòng dây buộc quai xô xuống tận đáy bể múc nước như thường ngày. Múc lên được nguyên cái băng vệ sinh dùng rồi ai vứt xuống từ thời tám hoánh. Vừa sáng, mấy đứa cùng phòng khen nước ký túc xá ngon hơn nước quê, thấy tởm, cả ngày sợ không dám đụng đến giọt nào. Được hai ngày sau quên béng mất, lại lon ton đi múc nước về sục ăn mì tôm xì xụp như không có chuyện gì xảy ra. Cả phòng vẫn béo quay béo cút, trừ mình. Khu ký túc bọn con trai đầu tiên ở tầng một, còn bọn con gái ở các tầng còn lại. Dù học đại học nhưng vẫn chưa thoát khỏi kiểu trẻ con nghịch dại. Cả dãy phòng năm nhất chuyên môn có trò rình lấy quần áo của đứa đang tắm đem về phòng không trả. Chiều nào bên nhà tắm nam cũng cãi cọ gọi nhau í ới, đứa tồng ngồng trong nhà tắm thò ra cửa gào thét đòi đồ, đứa trong phòng bấm bụng cười rinh rích. Có đứa thấy hành lang không có ai vội vàng chạy vù về phòng, chạy đến nửa đường thấy mấy chị sinh viên năm trước lững thững trên giảng đường về vội vàng chạy quay lại. Đứa trong nhà tắm liền sập cửa không cho nó vào, tiến thoái lưỡng nan.. Nghĩ lại rợn người, may mà không phải mình he he. Trường y đầy cây cối, hôm nào trời mưa thì ếch nhái thi nhau gọi tình ì oạp. Có lần trời mưa xong, mấy thằng phòng mình rủ nhau đi bắt cóc, người ướt như chuột. Một đứa cắm ống hút vào miệng cóc, một đứa ngậm đầu kia thổi khói thuốc lá vào. Con cóc ho khù khụ như ông già bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt bội nhiễm. Đợi tối muộn, rình bọn sinh viên xung kích đi tuần đêm xong rón rén lên phòng bọn con gái thả qua khe cửa. Một lúc sau trong ký túc có một thứ âm thanh khủng khiếp, lần đầu tiên trong đời mình nghe thấy. Mọi người tưởng đứa nào tự tử vì tình, náo loạn mất một chặp. Sáng sớm bên xung kích có cuộc họp điều tra vụ này nhưng chuyện không đi đến đâu cả. Sau đó tòa nhà ký túc được cải tạo lại, công trình khép kín không còn công cộng lộ thiên như trước. Rặng cây cối um tùm trước khu giảng đường được quy hoạch lại thành vườn hoa ghế đá. Ếch nhái ít đi và bọn sinh viên thay vì nghịch dại, chúng có chỗ hẹn hò tình cảm như ở công viên. Tuy thế, chuyện ở bẩn thì vẫn như cũ. Bởi vì, thời gian học trong ngày đã từ sáng tới chiều, không có thời gian chăm bẵm cho cái tổ chui ra chui vào mỗi tối. Thành ra bước chân vào ký túc xá trường y là có thứ mùi đặc biệt, như mùi người ốm lâu ngày không tắm. Mình hay bảo, đó là sự tập luyện cho cái mũi trước khi đi viện.
Phần 4: Đười ươi chân nhân Bấm để xem Năm cuối đại học, bạn bè xôn xao chạy tứ tán xin đề tài khóa luận, mình không đi mà ở nhà chuẩn bị tài liệu thi tốt nghiệp. Bọn cùng tổ chửi: "Đồ điên! Làm khóa luận vừa nhàn vừa điểm cao không muốn lại đâm đầu vào học vớ vẩn, để thời gian mà ôn thi Nội Trú, chứ cày hộc bơ ra điểm vẫn thấp." Mình kệ. Nội trú khi ấy vẫn là một khái niệm gì đó xa vời không rõ ràng. Một thứ hàng xa xỉ cho đứa nhà nghèo như mình. Tốt nghiệp trường y với tấm bằng trên tay, mình mừng húm thấy bản thân vẫn còn lành lặn chưa sứt mẻ gì. Buổi tối hôm ấy, bố đãi ông bác sĩ con bằng các món ăn tự nấu bao gồm cơm sống, đậu sống, măng chua xào, thịt bò đen xì. Mình nuốt vào và chảy nước mắt, khen: "Ngon lắm! Ngon lắm!". Hóa ra những ngày mình đi học, ông vẫn lọ mọ ở nhà và tự phục vụ cuộc sống theo cách đó. Bà chị mình đi lấy chồng, thỉnh thoảng té tạt về nhà được lúc nhát. Bữa cơm có cậu một mình ngồi cùng, mình bảo bố lấy vợ đi. Bố cười buồn, bố đến với mẹ từ số phận, ông không vượt qua được quá khứ. Bố bảo: "Học xong rồi, nghỉ ở nhà một năm cho lại sức, xin việc sau". Mình hỏi: "Còn ở nhà một tháng rồi đi học tiếp, Bố có nuôi được con nữa không?". Bố gật đầu. Thế là mình tiếp tục đi, bắt đầu khởi đầu cuộc hành trình mới. Mình muốn bố thêm lý do để tiếp tục hi vọng để cuộc sống bớt nhàm chán. Ra Hà Nội, mình đăng ký học định hướng chuyên khoa nội 6 tháng. Thời gian thử thách không biết làm gì nên đú đởn theo bạn bè đi học ôn thi Nội Trú, xác định học cho vui chắc gì đã đỗ. Từ trước đến giờ, mình vẫn ấn tượng với hồi sức cấp cứu nên quyết định đăng ký thi không đắn đo. Đứa bạn gàn: "Làm vất vả chết, lại nghèo, mày thi làm gì!". Mình lắc đầu: "Tao thích". Bọn thi nội trú dự định thi chuyên ngành nào thường ít khi bô bô cái mồm ra như mình. Mọi người sẽ nghe ngóng trước khi lựa chọn chuyên ngành tránh các cao thủ, đồng thời tung hỏa mù dọa đứa khác, kín miệng đến phút cuối cùng để có nhiều cơ hội đỗ hơn. Mình không thế, thích là thích, trượt thì thôi, áp lực không quá nặng nề. Năm đó, bộ môn cũng mở đào tạo định hướng, các anh bảo đi học trước làm quen rồi và nội trú làm việc luôn. Mình trốn biệt, nhảy sang định hướng nội bổ sung kiến thức đã. Học hành lơ ngơ thế quái nào năm ấy đỗ được nội trú, chẳng may đỗ. Có một chút nỗ lực và may mắn trong đó. Hăm hở về ăn ngủ ở nhà chuẩn bị "đi tù", béo ị như con heo đúng nghĩa. Thời sinh viên, gia đình chăm nuôi hoàn toàn chỉ mỗi nhiệm vụ ăn và học. Nhiều đứa học không được phải cố hoàn thành nhiệm vụ còn lại đó là cố mà ăn. Kết thúc 7 năm học gồm đại học và chuyên khoa định hướng, bắt đầu gia nhập lực lượng bác sĩ nội trú bệnh viện. 50 chú tỏa ra hơn 20 chuyên ngành khác nhau, các đồng chí còn lại sau một năm miệt mài học tập thi không đỗ cũng tỏa ra đi xin việc khắp nơi. "Loài nội trú", một thứ theo một vài đại ca đi trước bảo rằng nửa người nửa ngợm nữa đười ươi, tuổi đủ xếp loại sắp già. Nếu như đứa nào dưới quê, thì gia đình sớm lo sốt vó vì chỉ có đúp lại mới học lâu thế. Hàng xóm thì thào câu vào câu ra, nội thanh minh không cũng mất cả ngày. Ăn bám mãi xấu hổ chết, tiền chưa kiếm được, vẫn ngửa tay xin đều nhưng bóp mồm bóp miệng hạn chế bớt, bắt đầu biết ngại. Hoàn cảnh éo le đời xô đẩy loài nội trú bước vào đời sống chị Dậu. Mình di chuyển từ ký túc xá nhà trường sang ký túc xá dành cho bác sĩ nội trú bệnh viện, vị trí rất phong thủy- cạnh nhà xác. Cái tổ kiến nơi loài nội trú cần mẫn đi đi về về mỗi tối, mở cửa, tu bảo dưỡng và ngáy như sấm ấy luôn luôn tiết kiệm tiếng người và thừa thãi âm nhạc. Hằng ngày, nội trú được nghe nhạc; hằng giờ, nội trú được nghe nhạc; lúc ăn, phụ chú được nghe nhạc; trừ lúc nội trú ngủ, nghĩa là vào buổi tối. Cuộc sống cũng quý tộc nếu như cái thứ nhạc được nghe không phải nhạc đám ma và đồ ăn không phải mì tôm "cởi truồng" (mì tôm không phụ gia). Nghe mãi đâm nghiện! Có ngày cuối tuần không đi chơi, nằm nhà không ngủ được mặc dù đêm trước trực thức lòi mắt, người bải hoải chạy ra chạy vào không làm được cái gì ra hồn. Không phải mình mình bị thế, mấy đứa cùng phòng cũng trong tình trạng tương tự. Đang lầm bầm 'đ** ngủ được! "Thì một đứa buột mồm:" Hôm nay không có đám ma nào nhở? "Cả lũ à một cái, hóa ra thiếu nhạc đám ma nên không ngủ được. Mình cất công tìm hiểu giai điệu ấy, hóa ra nhận đám ma chính là bài Xẩm Thập Ân, tải ngay về con iPod nghe mỗi tối. Rồi hồ hởi đi khoe khắp kí túc như thằng nghiện và được nắm heroin. Một lũ nghe xong xuýt xoa với nhau:" Hà Thị Cầu rên rỉ hay hơn Xuân Hinh ". Tiền lương của nội trú hệ Nội từ khóa mình về trước được bộ y tế ưu ái trả. Trước khi nuốt được món hời này, mình đã phải nghe hàng đống từ ngữ. Lúc phổ biến, mình đang mải nói chuyện, nghe đâu loáng thoáng đại loại như vinh dự, hân hạnh gì đó. Mức ưu đãi giống như thập kỷ rưỡi trước, nghĩa là.. Hai trăm hai mươi ngàn một tháng, nhà trường ưu đãi lắm lắm mới cho thêm hai trăm, vị chi bốn trăm hai mươi ngàn đồng mỗi tháng. Tất cả sướng rơn. Chúng mình sống bằng lý tưởng và không khí quen rồi. Phòng mình hoành tráng, bốn đứa góp tiền mua hẳn cái tủ lạnh mini cho oai. Cắm chạy sà sã hàng năm trời không có gì bỏ vào, mỗi lần mở ra hôi rình. Từ khi chuyển vào viện ở, mình bắt đầu có thói quen cà phê ở căng tin bệnh viện, nơi mình quen miệng gọi là cà phê nhà xác để phân biệt với cà phê trong căng tin nhà Nhật. Ở đó bán thứ cà phê có vị hoi hoi mà các học viên CKI (chuyên khoa I) Tây Nguyên nơi quê hương cafe Ban Mê về học ngồi nhăn mặt chê tởm quá tởm quá uống không nổi, còn mình điềm nhiên uống ngon lành, thu hoạch được bao nhiêu con mắt hâm mộ của dân Cà phê chuyên nghiệp. Mãi sau này mình mới biết thứ nước mình uống là đậu tương và ngô rang cháy, cà phê chân chính không có cái vị ấy. Công việc căng thẳng, cà phê là thứ" ma túy "giúp mình tỉnh táo cả ngày lẫn đêm làm việc. Huỳnh huỵch từ sáng đến trưa, hối hả vào phòng ngồi chưa ấm chỗ, liếm vèo phát hết suất cơm nguội ngắt, xong rồi lại lao ra làm việc, lầm lũi làm. Lúc nào bệnh nhân đông quá, lộn xộn, mình bức xúc sủa nhặng lên một hồi là bệnh nhân rúm lại im re, rồi lại lầm lũi làm việc tiếp. Cuối ngày trôi ra ngoài bệnh phòng, trước khi về ký túc xá, Bé tập vào cà phê Nhà Xác làm cốc cho tỉnh táo rồi về ôm con laptop cho đến lúc đi ngủ. Đến một ngày dạ dày bắt đầu biểu tình, nó phát ốm khi phục vụ mình. Mình bị nôn ra máu lần đầu tiên. May một mình ở nhà không ai phát hiện. Sợ quá giấu biệt. Tối về, bọn cùng phòng hỏi:" Mặt mày sao xanh mét thế ". Mình bảo mệt rồi nhăn nhở cười trừ. Bạn có việc cần nhờ, mình tắt điện thoại trốn mất, báo hại bị chửi là đồ kiêu căng, đến tận bây giờ, chúng vẫn còn nhắc. Các cụ nói số thầy thì để cho ruồi nó bu quá không sai. Suốt ngày, mình lại ngại với bệnh nhân cần thế nọ cần thế kia, đến khi mình bị bệnh, bỏ qua tất mọi kiêng cữ, vẫn đi ăn cơm muộn, vẫn nhảy loi troi lên khi có chuyện, tự mua hàng đống thuốc về uống, may không thấy tái phát lần nào. Mình vẫn chưa chết, chỉ ngắc ngoải. Trong một năm sụt tất cả 9 kg, nhanh phát khiếp! Ai cũng kêu sao mày sút nhanh vậy, làm việc để sống chứ làm để chết à. Nhìn quanh ai cũng làm việc như mình, có khi còn hơn mình nhiều lần, hình như chúng ta đang dắt tay nhau xuống địa ngục. Về nhà bố bảo bỏ nội trú đi, ở nhà bố xin việc. Mình cưới he he bảo cố đến nước này không bỏ được. Lúc mới vào nội trú, mình trắng và tròn tròn hơi kiểu" em chã ", chị em khen rồi rít đẹp trai hiền lành, mình chỉ nhăn nhở cười trừ. Sau bao năm, tự nhiên thành tinh, thỉnh thoảng được chị em y tá nhắc lại quá khứ, mình đau khổ lầm bầm:" Tại các cô mà tôi mới ra nông nỗi này, già, đen, bẩn và cạu cọ ". Nội trú luôn bị so sánh với cao học và phải chịu áp lực kiến thức và tay nghề cao hơn cao học, mặc dù cao học là những người đã đi làm, đã có ít nhiều kiến thức cùng kỹ năng thực tế. Một số học viên cao học còn cao thủ hơn nội trú nhiều lần. Lắm lúc tinh vi, chỉ bảo tận tình anh chị phải làm thế này phải làm thế nọ, sau rồi biết nói hớ, nhập tăm im thít, cun cút làm việc, bị đá đít không dám ẳng lên tiếng nào. Ngày làm việc, tối đọc sách, rồi báo cáo báo chồn inh lên. Liên tục lên khoa từ trời chưa nắng và ra về khi trời mọc sao chi chít. Đi qua nhà xác, trời tối vắng người, tiếng bước chân cành cạch nghe như tiếng chân người đuổi theo sau, dựng tóc gáy. Một số đứa bị cớm nắng trắng ởn, cứ ra ngoài đường là cười ngơ ngẩn dù chả có việc gì để cười. Cái vẻ mặt của nội trú Nội bước thêm bước tiến mới, đặc trưng hơn sinh viên Y một bậc, theo từ ngữ dân gian gọi là" cái mặt viêm não bẩm sinh" Loại nội trú sống đơn giản, ước mơ cũng nhỏ nhoi. Trực đêm 30 Tết, khi tất cả thành phố náo nức đi xem bắn pháo hoa, gửi bệnh phòng chạy vù ra cổng bệnh viện, nhìn xe đi lại một tí rồi quay về lòng hân hoan. Vậy là đã thỏa mãn lắm lắm! Nội trú là một thứ gà công nghiệp. Một nửa đời đi học, tốt nghiệp phổ thông 12 năm song lao vào học đại học 6 năm, chờ thi nội trú 1năm, học tiết 3 năm, vị chi hai mươi hai năm liên tục không ngơi nghỉ, các bậc cha mẹ méo mặt nuôi con. Cuộc sống không chờ đợi ai, lũ bạn ngành khác đã lên chức nọ chức kia, vị trí cùng gia đình ổn định, đi đâu cũng là lượt đàng hoàng. Còn mình đầu bù tóc rối, ra ngoài đường chân xỏ dép tổ ong, áo phông quần bò. Tự thấy may mắn hơn rất nhiều đứa khác vì không phải lo lắng đến vấn đề kinh tế, chỉ phải lo học. Để duy trì cuộc sống, các bạn nội trú khác đổ xô đi trực thêm buổi tối tại các viện tư, kiếm vài trăm nghìn mỗi buổi tối để duy trì cuộc sống. Công việc hàng ngày, đọc sách, báo cáo, trực tối, trực thêm chiếm hết thời gian. Lúc nào cũng thèm ngủ. Cuộc sống và công việc đẩy con người mất hết niềm tin vào điều tốt đẹp, mình rơi vào stress kéo dài. Nhiều học nội trú là nghề tay trái origami của mình phất lên như diều, nên tích trữ hàng thùng giấy màu các kiểu dưới gầm giường và trên nóc tủ. Về đến phòng, leo được lên giường là vớ ngay tờ giấy gấp gấp bóp bóp xả stress. Thỉnh thoảng ra được cái gì đó là sướng cười rinh rích. Bọn cùng phòng gọi mình là nghệ nhân bóp chim, thằng đồng môn mất dạy đẩy sự éo le lên mức cao hơn, nó gọi mình là chim giấy. Rồi cái tên trên giấy cũng lan ra xa, chị em trong khoa thì thào hỏi mình chim giấy nghĩa là thế nào, mình hào phóng tặng luôn cho chị em con chim, chị em sướng rú lên bảo chim đẹp, chim đẹp, hehe. Thành quả đầu tiên hơn 20 năm theo đuổi Korigami chính là cuốn sách đầu tiên được in ở Mỹ và châu Âu cùng các bạn Việt Nam. Đứa bạn ở nước ngoài email về, nó ngạc nhiên thấy cái mặt mình trên một kệ sách bên xứ Anh Quốc xa xôi, đâm nghi ngờ hỏi cho ra nhẽ. Thú thực, sách in iếc hoành tráng vậy nhưng với đồng lương của mình lúc bấy giờ không đủ để mua nổi quyển sách của chính mình. Một nội trú chân chính bị coi là con gà tây đúng nghĩa: Ra đường bị công an bắt không biết xin xỏ thế nào; đi chợ mua toàn đồ kém chất lượng mà không biết. Ở Hà Nội 9năm, mình chỉ biết mỗi đường đến viện Bạch Mai với Việt Đức cùng một vài viện khác. Biết mình thuộc loại thiểu năng bẩm sinh về tìm đường, mỗi lần hẹn hò gì, Bọn bạn thường lấy Bạch Mai làm tâm khoanh vùng địa điểm trong bán kính 2km, thế mà vẫn đi lạc như thường. Cuộc sống Không chỉ có công việc, đi làm và đọc sách. Mình nhận ra cuộc sống cần có những niềm vui khác. Trường đời có bao nhiêu thứ cần tìm hiểu, chỉ số IQ có thể không đến nỗi nào nhưng EQ thấp một cách thảm hại. Xã hội thì đầy rẫy những kẻ lọc lõi sẵn sàng xẻ thịt bất cứ con gà ngây thơ nào. Những khuôn mặt thánh thiện có tâm hồn ác quỷ luôn hiển hiện khắp nơi, những Chí Phèo có cái đầu Bá Kiến sẵn sàng ăn vạ những điều vô lý. 22 năm lao đầu vào học quên hết tất cả đến lúc tốt nghiệp nội trú, ngoài vấn đề chuyên môn, kiến thức xã hội là con số 0 tròn trĩnh. Mình quay trở lại xuất phát điểm ban đầu, học lại bài học vỡ lòng về niềm tin.
Phần 5: Nhiệt huyết giá rẻ Bấm để xem Sau 3 năm học nội trú, mình được bộ môn ưu ái giữ lại làm giảng viên. Đối với nội trú mà nói, được về bộ môn là điều đáng tự hào. Về làm giảng viên sẽ được tiếp tục làm việc chuyên môn, đồng thời giảng dạy cho các thế hệ đàn em theo sau. Được lũ sinh viên gọi bằng thầy, mặt oai như cóc. Giảng viên trường Y khác trường khác, không chỉ giảng dạy mà điều tiên quyết là phải làm việc tại một trong các bệnh viện trung ương. Qua nhiều niềm vui cũng như nỗi buồn, trái tim mình bị khuyết đi một chút, không đến nỗi thảm thương nhưng đủ để thúc đẩy mình ra quyết định không giống ai: Tạm gác lại tương lai, xin phép về quê làm việc. Bạn bè sống, đồng nghiệp sốc, thầy sốc, rồi mọi người thi nhau chửi, rồi dọa dẫm. Mình kệ. Từ trước đến giờ, mình không thích cuộc sống bon chen, đặc biệt chưa bao giờ thích sống ở Hà Nội. Kể cả bây giờ, dẫu đã có nhà rồi, mình cũng không thích ở đó. Cuối tuần, mình toàn lượn về quê cho sướng. Mình chỉ muốn có một công việc chuyên môn đơn thuần, ở cùng gia đình vui vẻ, nghèo nhưng thoải mái. Bọn bạn bảo mình già trước tuổi nhiều quá. Cách suy nghĩ của mình không giống đại đa số đám đông nên thường bị quy cho là lập dị. Mình thấy cũng chẳng sao. Mình muốn sống giữa không gian yên tĩnh nhiều cây cỏ, thường huyên thuyên với bạn rằng, mai sau mình làm một ngôi nhà mái ngói nhỏ sống giữa hồ sen. Chúng nó bảo vậy ra bãi giữa sông Hồng mà ở. Cuối cùng thầy đồng ý cho đi, mình nặng lắm đi mình lẳng lặng đi, hành trang mười năm học là cái Balo đựng vài bộ quần áo cùng một thùng sách. Bắt chuyến xe về nhà trong một chiều nắng, bố, anh rể và chị gái đón mình bằng nụ cười ấm áp. Đã xong. Mình muốn rũ bỏ mọi thứ để bắt đầu lại từ đầu. Một nỗi buồn đâu đó len lỏi trong tâm trí không thể cắt nghĩa, trái tim rỉ máu có chút an ủi. Không ai hỏi câu gì. Bà chị bảo vậy là tốt rồi. Mình nằm nhà đọc báo, xem phim. 10 năm nay chưa bao giờ được xem chương trình tivi nào tử tế từ đầu đến cuối. Vội vã chiếm ghế salon nằm ườn trên đó ngày này qua ngày khác, mắt chăm chú vào tivi. Cô giúp việc thấy mình đờ dẫn thỉnh thoảng lượn qua hỏi hay không, anh giật mình hỏi lại gì hay. Cô lắc đầu đi làm việc tiếp. Bữa trưa ngồi ăn cơm với cả nhà, ngẫm nghĩ buổi sáng mình xem gì không nhớ nổi. Đầu óc bị trục trặc gì đó. Ở nhà chán, mình vác con máy ảnh lượn khắp nơi, chụp từ bãi rác đến nhà hàng, từ đứa bé đỏ hỏn mới lọt lòng mẹ đến cụ già sắp xuống lỗ, mang về chất đầy ổ cứng. Rồi lại chán. Hí hoáy mua giấy nhăn đem chế lại thành giấy gấp origami phù hợp, bôi keo khắp phòng. Cô giúp việc hì hục dọn. Sau một tuần, mình làm được 4 mẫu ông Phật, đưa lên mạng gây sóng gió xôn xao. Một bậc thầy về Origami thế giới gửi mail đề nghị hợp tác, mình từ chối và chỉ đồng ý kết bạn đàm đạo. Rồi lại chán. Ăn không ngồi rồi mãi không chịu được. Một ngày không đẹp trời, không mưa không nắng, chạy xộc từ trên gác xuống túm tờ báo trên tay bố, mình nói ngày mai con đi làm. Bú dương mục kỉnh lên nhìn mình phát bảo ừ, rồi với tờ báo đọc tiếp. Vác ba lô, áo phông quần bò, xỏ dép nhựa bước chân vào bệnh viện tỉnh xin việc. Bà chị gọi với theo ăn mặc tử tế rồi hãy đi. Mình ậm ờ: "Em muốn là chính mình". Gặp người quen, những cái bắt tay hồ hởi có chút nghi ngại kèm theo câu hỏi: "Em về đây làm gì?" Lên phòng giám đốc đặt vấn đề xin làm việc với lý do gần nhà, không muốn đi xa. Ban giám đốc rất hoan nghênh và giúp mình làm thủ tục chuẩn bị đi làm: Chuẩn bị công việc mới, môi trường mới cùng những người bạn mới. Xuống khoa gặp mặt lại chưng ra cái kiểu cười ngờ nghệch, mọi người thực sự hơi ngạc nhiên chuyện mình đã từng học nội trú. Họ thì thào không dưng về đây làm gì và cho rằng cái kiểu cười của mình không phải là ngờ nghệch mà là nụ cười của nàng Mona Lisa bí hiểm. Ngày đầu tiên, mình chỉ phải đi chào hỏi làm quen, không phải làm việc, mọi người kéo nhau đi uống cà phê. Mình vẫn giữ thói quen uống cà phê hàng ngày dù không còn cảm giác căng thẳng nữa. Xác định với thói quen vô lối này, một ngày nào đó Cafein sẽ làm thịt hoàn toàn con dạ dày của mình cũng đành chịu. Sau một hồi bắt tay bắt chân ríu rít cùng các bác sĩ, mình gặp lại câu hỏi "em về đây làm gì?" Bạn bè đồng nghiệp cùng ban giám đốc hoan nghênh nhiệt liệt. Mình không quan tâm đến mấy thứ giáo điều hình thức nên chẳng ấn tượng gì, mải buôn dưa lê với chị bạn chơi cùng, học cùng trường cấp 3 ngày xưa, giờ làm việc tại viện. Bà chị khoe vừa được vào biên chế xong, 2năm không lương cùng hợp đồng. Giờ lương hai triệu mốt, mừng ra mặt. Cụ thể thế nào mình không nhớ nhưng nói chung từ ngữ không bút nào tả xiết. Mình gọi là ngôn từ bay bướm, đặc trưng của các bài phát biểu đọc xong không ai nhớ. Có lẽ nếu người chết nằm trong quan tài nghe xong cũng phải nở nụ cười mãn nguyện nơi chín suối. Xong xuôi mọi thứ, được gọi lên phòng tổ chức yêu cầu ký vào bản cam kết tình nguyện làm việc tại bệnh viện tỉnh ít nhất 10năm. Mình hỏi tại sao, được trả lời đó là quy định của tỉnh dành cho sau đại học muốn cống hiến cho quê hương: Thưởng 10 triệu và được xét đặc cách vào biên chế với lương tháng 100% Ngay từ đầu hai triệu mốt một tháng. Mình nhẹ nhàng hỏi: "10 triệu để đổi một văn bản bắt buộc làm việc 10 năm theo các anh chị có đáng không? Nếu thấy đáng em sẽ kí". Không ai trả lời. Mình đề nghị làm việc hợp đồng, nộp hồ sơ thi công chức như bác sĩ bình thường không cần đặc cách. Và đó là cú sốc đầu tiên của tuần làm việc đầu tiên. Mình về quê bởi mình muốn mỗi sáng thức dậy, hít thở không khí trong lành, các con xe đạp đi làm, công việc chuyên môn đơn thuần không vương vấn gì. Chiều muộn, lại thang thả đi về. Cuối ngày, lang thang công viên hóng mát, tản bộ dưới những gốc cây hoa đại trắng thơm thơm. Có thời gian đọc ít sách và đôi khi, muốn chơi bời gặp gỡ bạn bè. Những đứa bạn cấp 3 mười năm không gặp gần như quên mặt, chúng nó bảo mình là thợ lặn bậc 7, đọc mình khó hơn tổng thống. Mình cười đáp: "Bởi tao là người vô sản chân chính. Do đó, khi áp dụng lý luận kinh tế chính trị học, nghề của tao thuộc loại vô giá liên đương nhiên khó gặp." Lâu quá không gặp, mức độ thân thiết cũng nhạt bớt dần đi, mình hiểu điều đó. Chừng ấy năm học đủ để xóa nhòa hình ảnh bạn bè ngây thơ trong đầu, thay vào đó là những ám ảnh bệnh tật. Thay vì mở rộng mối quan hệ, mình thu mình lại, cuối tuần, nhảy lên con nghẽo già (cup 82) chơi xa từng chuyến, không quên vác con máy ảnh rẻ tiền chụp chiếc tứ tung. Cái đầu bình yên, đi thực hiện những dự định cho riêng mình. Cảm giác thời gian ấy như một giấc mơ, một giấc mơ đẹp nhưng bất an. Cuộc sống không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.
Phần 6: Về quê Bấm để xem Mình bắt đầu những ngày cặm cụi từ nhà đến viện, công việc mới không đến nỗi vất vả nhưng trách nhiệm nặng nề hơn. Mình phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, không như hồi còn nội trú, làm việc thoải mái và "cọc 1" chịu (cọc 1 là bác sĩ chịu trách nhiệm về hành chính và chuyên môn cao nhất tua trực). Bây giờ nghĩ lại thấy rợn người, thấy ngày xưa mình liều khủng khiếp, xong bị "cọc 1" chửi nhiều lúc ấm ức không nói ra miệng được, nhưng phải có thời gian tăm tối ấy mới thành người được. Trong ngành y, sự thật về đôi khi không có lợi cho chuyên môn, nhưng thật khó khăn khi đứng giữa ngã ba đường: Danh vọng, sự nghiệp và hiệu quả công việc. Một đàn anh đi trước gõ đầu mình hỏi: "Nếu phải lựa chọn, mày chọn cái gì?" Nếu cuộc sống bệnh nhân nằm trong tay, giải pháp an toàn bao giờ cũng là số 1, Đây là những điểm chung của dân nội khoa (trong đó có mình). Bởi làm tốt một nghìn con bệnh không ai biết đấy là đâu, được coi là chuyện đương nhiên, tuy nhiên chỉ một lần sơ sảy là thân bại danh liệt. Mà kiến thức y học rộng mênh mông, đi cả đời chỉ được một đoạn nhỏ, sao chắc được điều mình biết là đúng. Người ta bảo: "Ngành y bạc" điều này thì vô cùng đúng. Làm việc cái gì cũng thiếu, cái gì cũng có nguy cơ hỏng, đã hỏng thì còn lâu mới có tiền sửa. Mình đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác như đứa trẻ lần đầu thăm sở thú. Đến nỗi mà có lần, mình lang thang qua khu khám bệnh của bệnh viện, thấy một bác già tay chống nạng, tay cầm phiếu nói oang oang: "Phí khám có 3000₫ thì khám cái đ** gì, đ** bằng tao uống cốc nước chè, thôi về, ra Hà Nội cho sớm chợ." Mình cười rú lên, hài hước kinh. Ra Hà Nội, vào nhà vệ sinh công cộng đái phát cũng mất 2000₫, chứ đừng nói chuyện làm gì to hơn, Hay gửi cái xe máy vào phố cổ cũng mất 10000₫. Thế mà khi khám bệnh có bảo hiểm y tế giá 3000₫ vẫn tồn tại một cách hợp lý cho đến bấy giờ (khoảng năm 2010) Một buổi chiều về khoa, bác Trưởng Khoa khoe rối rít được viện mua cho đám đường chuyên dụng khoa hồi sức giá thị trường 300 triệu đồng một cái, lắp thêm cho Khoa hẳn bốn cái điều hòa công nghiệp xấp xỉ 200 triệu đồng. Thế mà khung giá giường hồi sức bệnh nhân trả vẫn 17 nghìn đồng một ngày. Tối tối, người nhà bệnh nhân nằm la liệt trong phòng bệnh, chen cả vào bệnh nhân, bảo vệ mời nhất định không ra, còn sừng sộ chửi ngoài trời nóng không chịu được, nóng không cho người ta vào rõ là không có y đức. Họ nói chuyện ríu rít, thiếu mỗi việc mình mở quán bán nước chè kiếm tiền thế là thành khu giải trí, vui kinh. Hóa ra tận đến khi đi làm, chúng ta vẫn phải sống bằng niềm tin, những thứ mà thời gian đi học không bao giờ biết được. Không có tiền tái đầu tư, mỗi lần cần sửa cái gì, tất cả đều đăm chiêu nghĩ trăm phương ngàn kế để có tiền đem sửa bởi tiền được phân chia theo kế hoạch từ đầu năm hết rồi. Nên mỗi khi khoa nào có ý kiến nhà em trục trặc cái này cái kia, tức khắc cả ban giám đốc toát mồ hôi. Mình thường nói đùa với các bác ấy là tuyết rơi trên sa mạc Sahara. Đi uống bia với mấy đứa bạn bác sĩ mới quen, mình bảo chúng nó: "Tao nguyện làm người bình thường. Ngồi ghế nóng đã khổ sẵn, Chẳng may lót thêm cây xương rồng, khi dùng có bị trĩ ngoại cũng không xi nhê gì bằng. Thảo nào mặt lãnh đạo ai cũng khó đăm đăm". Mắt tròn mắt dẹt mãi thành quen, mình bắt đầu từ cái dây điện tim buộc chằng chịt dây chun xanh đỏ, hay thấy cái dây máy thở dán đầy băng dính vào lỗ thủng giống cái săm xe đạp hàng trăm mảnh vá thời bao cấp trở thành bình thường. Ngoài việc sống bằng niềm tin ra, mình còn được chẩn đoán bệnh bằng niềm tin và điều trị bằng niềm tin. Thuốc bảo hiểm chỉ có hạn trong một danh sách nhất định, có những thuốc mình chưa dùng bao giờ hoặc có thuốc hiện nay vi khuẩn kháng hết rồi, không được khuyến cáo dùng trong một số trường hợp vì hậu quả của thói quen uống kháng sinh vô lối không chỉ dẫn của người dân. Những thuốc đặc hiệu hơn viện không có hay bảo hiểm không chi trả, muốn dùng cho bệnh nhân và yêu cầu họ ký bệnh án. Người không hiểu bảo: "Mình có bảo hiểm, chúng nó điều trị dằng dai không khỏi để bắt mua thuốc ngoài uống đỡ ngay, dã man thế!". Trong khi bác sĩ nào bị thắc mắc, bệnh viện sẽ đánh tụt hạng xếp loại, cuối tháng trừ lương. Mình bị thắc mắc mấy phát, Mai bệnh viện tương tình không phạt bởi phạm lỗi lần đầu. Để khỏi vướng vào chuyện lằng nhằng này, lợi lộc không thấy đâu, lại toàn mua phải rắc rối, tốt hơn hết đi theo chủ nghĩa "makeno" (mặc kệ nó mặc kệ nó), lúc này ranh giới của y đức cực kỳ mỏng manh, đôi khi không thể phân định nổi. Cuối cùng bệnh nhân cũng dựa vào niềm tin mà sống. Ai là người hưởng lợi? Chẳng ai cả. Báo chí và xã hội càng a dua theo bọn tin tức lá cải thì người thiệt thòi đầu tiên vẫn là bệnh nhân chứ chẳng ai khác. Mình bắt đầu trực đêm "cọc 1". Thông thường mỗi việc giữ cho bệnh nhân trong khoa ổn định trong đêm và nhận thêm bệnh nhân nặng mới đã đủ phát rồ rồi. Bệnh viện tỉnh còn thêm nhiệm vụ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Mỗi bệnh nhân chuyển viện, Mình biết đến gần 20 cái giấy khác nhau: Nào giấy chuyển viện, giấy chuyển bảo hiểm, sổ vận chuyển, sổ lưu Khoa, sổ lưu bệnh viện, bệnh án, giấy đi đường, lệnh điều xe v. V. Và v. V. Hồi còn nội trú, có làm gì đâu ngoài cái bệnh án, nhiều nhất là cái giấy báo tử gửi nhà xác vì ở viện tuyến cuối. Thành ra, những ngày đầu tiên rối tinh rối mù cả lên, minh huy động hết nhân viên ngồi viết, mãi sau mới quen. Hùng hục cả đêm đến hôm sau mệt phờ. Thế mà mình nghe nói có năm, nước mình họp, rút tiền trực đêm xuống có 7000₫. Hóa ra, người ta coi sự an toàn của hàng mấy chục bệnh nhân trong đêm chỉ đáng có 7000₫. May mà đã thay đổi. Khi mình về đấy, tiền trực tăng lên 300000₫ một tối, sinh mạng người bệnh được nâng lên 5 lần, nghĩa là bằng một bát phở rưỡi. Mình làm ngành y cũng chưa hiểu hết chân tơ kẽ tóc vấn đề, khi đi làm mới hiểu tại sao bác sĩ chữ xấu. Đêm đói run tay lại viết nhiều lấy đâu ra đẹp, hehe. Điểm hình ông anh cũng khoa, mình thường gọi chữ ông ấy là những con giun mắc chứng động kinh. Các bác sĩ bệnh viện tuyến dưới thực không giống như người ta vẫn nghĩ vì trường y đầu vào toàn người có cái đầu tốt, học tốt. Thi vào trường Y có năm 9 điểm một môn vẫn trượt mà nói bác sĩ ngu thì hơi lạ. Khi ra trường, ai cũng đầy hoài bão như mình, xuất phát điểm như mình, đều muốn cống hiến nhưng chính hoàn cảnh đã tôi luyện biến họ thành những cái bóng của chính họ. Họ phải lo cơm áo gạo tiền, phải mua sữa cho con, phải gom tiền cho con đi học, phải bỏ tiền cho hàng trăm thứ khác cần lo trong cuộc sống. Có ông bác sĩ gần nhà mình chuyển hẳn sang tiêm lợn vì chữa cho lợn nhiều tiền hơn, Vả lại chẳng may lợn chết thì bị chửi là cùng. Chữa cho mấy con lợn mà ông đủ hẳn tiền nuôi đứa con học đại học, ra trường, xong nó đi làm ngân hàng nuôi cả nhà. Giờ ông giải nghệ, hằng ngày, dắt cháu ra công viên chơi bời vui vẻ. Bạn bố mình làm y sĩ, ngày xưa nghèo rớt, cơm chẳng đủ ăn. Quẫn quá bỏ nhà lên rừng làm lâm tặc, thế quái nào vớ được mỏ vàng, ẵm một mớ mang về. Bây giờ, đầu tư vào bất động sản giầu khụ. Mỗi lần lái con ôtô sang nhà mình chơi, ông nhe hàm răng vàng cười lấp lóa bảo mình lại đâm đầu vào cái nghề này làm gì cho bạc. "Lấy con gái bố đi rồi đi buôn với bố, bỏ mẹ cái viện với lũ bệnh nhân ấy đi. Bao giờ có nhiều tiền rồi mày muốn làm gì cũng được, mua bao nhiêu bệnh nhân về điều trị chơi cũng được" ông khảng khái. Mình không thích phiêu lưu nên lắc đầu cười he he: "Con gái bác nặng tạ rưỡi không hợp, không hợp." Thời gian trôi nhanh như tên lửa, thoáng cái mình đã làm việc được 2 tháng. Hai tháng, Suốt ngày nghe điện thoại lũ bạn gọi chán chưa ra đây đi. Mình bảo chúng nó làm việc ở nhà hay lắm không ra đâu. Mình có hàng đống bạn mới, mỗi tối trực, cả khoa nấu cơm cho nhau ăn sướng hơn cơm hộp nhiều lần. Thấy mình lặn mất tích gần nửa năm trời, bọn bạn sốt ruột tập trung làm hẳn chuyến xe về nhà mình định ra xem chỗ làm việc hay ho thế nào. Tụ tập ăn uống bù khú ngủ quên mất, sáng hôm sau bầu đoàn thê tử cuống cuồng kéo nhau về Hà Nội từ sớm tinh mơ cho kịp giờ làm việc. Về nhà với nhau um xùm rằng chỗ thằng ấy làm việc vui lắm mặc dù chưa ngó đến tí nào. Song song với công việc chuyên môn. Mình bắt đầu cùng anh trưởng khoa xây dựng hệ thống thận nhân tạo. Những cái máy mới tinh nằm im lìm hành nhiều tháng trời mà vẫn chưa triển khai được khiến mình sốt ruột. Vượt qua hành đống thủ tục thông thường, mình liên hệ bạn bè khắp nơi từ Việt Đức, Bạch Mai, trường Đại học Y và cả trung tâm Thận Hà Nội cũng sẵn sàng giúp đỡ nếu cần. Điều may mắn của những năm học nội trú là có nhiều bạn, mình cũng có chút uy tín trong đám con sâu cái kiến nên vấn đề con người bắt đầu tạm ổn. Nhưng vẫn chưa triển khai được. Đến nỗi, có hẳn một cuộc họp bàn về vấn đề tại sao chưa triển khai được trọn cả buổi chiều. Mình đề nghị ban giám đốc nếu giao toàn quyền cho mình, thì chỉ một ngày là đầy đủ mọi vật tư cần thiết và ngày hôm sau chạy được luôn. Mình nhận được câu trả lời làm như vậy sai nguyên tắc, mọi trang thiết bị phải thông qua vật tư bệnh viện mà vật tư vẫn đang đợi thầu, tóm lại, vẫn chưa triển khai được. Cũng giống như những cuộc họp khác, kết thúc rồi không ai biết tắc ở khâu nào, tất cả hồ hởi ra về với niềm vui mình không bị trách nhiệm gì. Sau hôm ấy, mình ca bài ca con ốc, nghĩa là ngậm chặt cái mồm lại. Đó chỉ là chuyện rất nhỏ trong những vấn đề to đùng khác. Cuộc sống công việc trôi đi một cách êm đềm, gia đình và đồng nghiệp như một thứ thuốc an thần giúp trái tim mình bình yên. Mình bắt đầu biết an phận, mỗi ngày đi làm, cho thuốc bệnh nhân, xong đú đởn đi uống trà giao lưu ở các khoa khác. Khi nào có ca bệnh hay ở các khoa, mọi người lại gọi, tại te tởn chạy đi xem, rồi đưa ra hàng đúng chẩn đoán mà không có cách nào chứng minh vì xét nghiệm không đủ. Mình khuyên bọn trẻ đi học bổ sung kiến thức bởi học xong ra trường đi làm ngay vừa là lợi thế cũng là thiệt thòi cho bọn nó. Trong khi, bạn nó trong tình trạng trang thiết bị thiếu thốn, không được tiếp cận kiến thức mới. Thầy mình từng nói, muốn làm chuyên môn giỏi phải có lý thuyết soi đường. Khốn nỗi, đi học thì ai làm, nhân lực đang thiếu gần chết. Ban đầu, mình đinh ninh rằng bọn này lười như hủi, cả viện chỉ có mấy mống sau đại học, cho lại làm lãnh đạo cả. Sau nghe bọn trẻ kể học xong mọi người bỏ đi sạch, chấp nhận đền bù để ra đi, mình mới hiểu giải bài toán nhân lực khó đến thế nào. Cũng chẳng trách ai được, họ đi vì mưu sinh cuộc sống. Đến giai đoạn nào đó, gia đình là trên hết. Những lý tưởng sẽ lùi bước cho những lo toan cơm áo gạo tiền, có lẽ sau này mình cũng vậy. Khi đã về trường, các buổi tối trực, mình kể cho bọn nội trú trẻ nghe những khó khăn từng gặp phải và khuyên chúng nó lúc còn vô tư nên cố mà học. Học cho đến khi nào đầu nổ tung ra thì thôi. Mình định chôn vùi tất cả những tham vọng trong cuộc sống, rút về cái tôi ích kỷ chỉ biết riêng mình. Cho đến một ngày, một bệnh nhân đã làm mình thay đổi cách nghĩ, nó ám ảnh suốt những ngày sau đó. Mình nhớ đến câu nói của Mục sư thầy trụ trì ngôi chùa gần nhà, nơi mẹ được gửi lên đó. Mỗi tháng một lần, bố đều đặn, thi thoảng có mình đi cùng, thắp hương cầu mong sự thanh thản. Sư thầy nói: "Ông trời không cho ai tất cả cũng không lấy của ai tất cả, Con phải biết quý trọng cuộc sống này. Kẻ ăn mày đi trả nợ kiếp người để xã hội biết rằng vẫn còn người cùng khổ. Họ vẫn sống, vẫn yêu dù cho cuộc đời bạc bẽo với họ. Họ vẫn đi theo rắc thứ TÌNH trong nhân gian, rồi có hôm nào thành nhiệm vụ, ai đó thấy họ nằm bên đường cô đơn". Khi ấy liệu có giọt nước mắt nào rơi?
Phần 7: Để gió cuốn đi (1) Bấm để xem Bệnh nhân trẻ tuổi, đôi mắt đẹp đầy u ở. Mình tìm thấy sự cô đơn và cam chịu khi nhìn vào đôi mắt ấy. Bệnh nhân chuyển vào khoa hồi sức trong một buổi chiều hè, suy hô hấp nặng do ngạt nước. Qua tìm hiểu, mình biết nó đã sống một phần đời trong yên lặng, không âm thanh, không tiếng cãi cọ, sự tĩnh lặng hư vô mà mình sẽ phát điên nếu ở trong đó 10 phút. Nó bị câm điếc bẩm sinh, bố chết từ hồi bé tí, mẹ con rau cháo nuôi nhau. Mẹ nó gửi vào xưởng mộc gần nhà học việc, một lúc nghịch dại sĩ diện với bạn cùng làm thách nhau nhảy xuống hồ nước. Người ta vứt nó lên đưa vào cấp cứu. Không một tiếng kêu rên, phổi trung bọt hồng. Mình đặt nội khí quản cho nó thở máy, bắt gặp ánh mắt sâu thăm thẳm đang nhìn, chợt thấy đôi tay run lên. Mình tự chủ liệu rằng nó có cần giải thoát. Giải thích cho gia đình tiên lượng xấu, dù nằm tại đây hay chuyển đi thì cơ hội sống không thay đổi. Từ trước đến giờ, bệnh viện chưa giữ ca tổn thương phổi ngạt nước bao giờ, hoặc cho về, hoặc chuyển ngay chấp nhận khả năng ngừng tim trên đường vận chuyển. Cuộc sống quá nghiệt ngã với nó rồi, về nhà ăn cơm mà trong đầu ám ảnh ánh mắt ấy. Buông bát cơm bảo: "Bố, con đến viện". Biết tính tình thất thường, bố không lấy làm lạ, chỉ nói với theo: "Sao không ăn hết rồi hẵng đi". Mình quyết định giữ bệnh nhân ở lại điều trị bởi nếu chuyển, nó sẽ chết trên đường. Trang thiết bị không đủ, mình hoàn toàn làm theo kinh nghiệm. Người căng lên theo dõi từng dấu hiệu nhỏ nhất, rồi phỏng đoán diễn biến của nó sẽ theo hướng nào. Sau 3 ngày, tổn thương phổi nặng hơn, bệnh nhân chuyển sang dạng ARDS, X quang phổi trắng xóa. Thông thường chết ráo cả, mọi người bàn cho nó về. Mình bảo mẹ nó hãy cho nó một cơ hội, dù mỏng manh. Thấy mình hùng hục như trâu, cả khoa xúm vào giúp. Kéo co giữa Diêm Vương và mình diễn ra, bắt đầu những ngày căng thẳng. Mình đâm cáu bẳn, áp lực chuyên môn đổ lên cái não bé tí, người nhà thò thụt phong bì làm mình nổi điên xua chạy mất dép. Ăn không ngon ngủ không yên mất 20 hôm, may mà bệnh nhân đỡ dần rồi rút được nội khí quản. Nó vẫn im lặng, mình vẫn nhìn thấy ánh mắt mênh mang. Nó chỉ tay vào mình rồi đặt lên ngực, lần đầu tiên mình thấy nó cười. Hai mươi ngày đó, mình hứng được một xô nước mắt của mẹ nó. Mình viết vào tờ giấy đưa nó đọc, bảo: "Mày phải sống trả nợ mẹ mày hết số nước mắt ấy được không?" Nó gật đầu. Mấy ngày sau, mình rảnh bắt đầu lượn qua các khoa uống nước trà như thói quen cũ, mọi người xúm vào khen rồi rít giỏi thế. Mình cưới he he bảo 80% bệnh nhân tự khỏi, 20% còn lại các bác sĩ không làm tính mạng nặng thêm lên. Thằng bé lấy sống do nó muốn sống, mình chẳng đóng vai trò gì ghê gớm cả. Vai trò của mình lúc đó chỉ có thắt nút dây kéo co giữa Diêm Vương với bác sĩ thật chặt, sợi dây bình hay gọi là dây neo trần gian. Vậy thôi. Các chị em mắt chớp chớp, cắn móng tay thì thào "khiêm tốn thế" mà theo mình biết móng tay nhân viên y tế chứa đầy khuẩn E coli (khuẩn gây bệnh tiêu chảy). Xem ra sau buổi nói chuyện với mình hôm ấy chắc chắn có người bị tiêu chảy nhiễm khuẩn. Ngày bệnh nhân ra viện, cả hoa được ăn một thùng bánh đúc mẹ nó làm từ quê mang lên. Bệnh viện thưởng khoản tiền nho nhỏ cùng bức thư cảm ơn mùi mẫn gửi trên ban giám đốc, đọc xong mình quên béng mất vì nó dài quá, những bốn mặt giấy chả nhớ nổi. Nhìn bệnh nhân líu ríu với người nhà, mình nhận ra đó chính là kẻ đi phân phát chữ tình. Mình chỉ là người qua đường được nhận một mẩu nhỏ lắp vào con tim còn khuyết. Bài học về niềm tin chưa trọn vẹn nhưng cũng đủ cho mình thấy cuộc sống còn có những điều tốt đẹp để tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn. Một anh bạn vỗ vai mình nói: "Mày sống quá lương thiện, đi đi em! Đi đi để thấy mình không đơn độc. Con cá chép phải đi ngược dòng thác, cố gắng vượt vũ môn. Dù mày có thành công hay không điều đó không quan trọng, quan trọng hơn cả là anh em thấy mày vùng vẫy được. Mày sẽ thanh thản vì đã cống hiến hết mình. Số phận này phải thế, có nhiều bệnh nhân như vậy đang đợi đâu đó. Đừng chôn mình trong ao làng để làm vật cảnh cho người đời trầm trồ. Tao đã quá già để thay đổi, đừng chết mòn như anh." Mình bâng khuâng, quyết định rời xa môi trường từng gắn bó hàng chục năm ở trường y cũng vì một chữ tình. 6 tháng trôi qua ở viện tỉnh, nhìn lại mình đã đóng góp được gì trong dòng chảy dữ dội của cuộc đời? Ai thắng ai bại không cần biết, cuối cùng cũng chỉ là kẻ ăn mày đi gom góp những mảnh vỡ vá thành chiếc áo số phận. Thời gian 6 tháng không nhiều, nhưng đủ dài ngày cho suy nghĩ chín chắn hơn. Một buổi trưa đi làm về, vứt cái ba lô xuống sàn nhà túm tờ báo trên tay bố, mình nói: "Con nghỉ việc, ngày mai ra Hà Nội". Giống như dạo trước, bố giương mục kỉnh lên nhìn mình phát bảo: "Ừ!" Rồi với tờ báo đọc tiếp. Bố biết với kiểu tính cách của mình, một ngày nào đó chuyện này sẽ xảy ra. Buồn một chút nhưng ông thanh thản. Vác ba lô trên vai, chia tay những người đồng nghiệp mới. Trong buổi cà phê chia tay, mình nhắc lại chính con người tạo ra số phận, mình đi để xây dựng số phận cho riêng mình. Tiếp tục bước trên con đường khoa học chông gai, một khi đặt chân trên đó không quay đầu lại được. Khi về làm giảng viên bộ môn, Thầy mình bảo trải nghiệm đó không phải ai cũng có được. Không giáo trình nào tốt bằng bài học cuộc sống. Những bệnh nhân tử tế dạy cho mình bài học về tình yêu thương con người, những bệnh nhân củ chuối dạy cho mình bài học về chữ nhẫn. Cuộc sống có bạc bẽo, mình vẫn hạnh phúc thực hiện lý tưởng của riêng mình. Cuối cùng nói gì thì nói, nghề Y vẫn là một nghề, không ai thay đổi được chân lý ấy. Mình thích Trịnh Công Sơn, xong một góc trang giấy nhỏ tập nhạc của ông mà mình mua từ lâu có đoạn: "Cứ yêu đi, dù cuộc tình ra sao thì nó đã là một phần máu thịt của bạn rồi". Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi.
Phần 8: Hồi sức cấp cứu Bấm để xem Khi mình đi nội trú hồi sức cấp cứu, nói chung ai cũng gàn, ai cũng bảo sao ngu thế, đâm đầu vào đấy vừa vất vả, vừa nghèo lại đầy rẫy những bất an. Mình bỏ ngoài tai tất cả, quyết tâm đi bằng được, bất chấp ánh mắt ái ngại của những người đi trước chỉ vì thích. Từ lúc quyết định lựa chọn con đường này cho đến bây giờ vị chi đã được 7 năm. Thời gian chưa đủ nhiều nhưng cũng làm cho cái lưng mình còng xuống vì áp lực công việc và kiến thức. Bệnh viện luôn luôn quá tải, quá tải một cách khủng khiếp. Có thời điểm có những khoa nằm đến năm bệnh nhân một giường, mà trời nóng đến nỗi mình còn nhão ra nữa là người bệnh. Mình nhớ, hồi còn sinh viên nhi đồng thối tai lơ ngơ mới ra thành phố, đường phố quang đãng chẳng mấy khi tắc, lúc đó Hà Nội chỉ có chừng đó bệnh viện với chừng đó giường. Đến bây giờ làm giảng viên, lần nào về trường giảng bài cũng đi qua con đường đó một cách chậm chạp vì đông không thể tả khiến ngày nào cũng tắc, và Hà Nội cũng chỉ chừng đó bệnh viện với số giường tăng không si nhê gì so với dân số. Đường đi tắc, trường học tắc và bệnh viện cũng tắc nốt. Các bác sĩ có phải chịu trách nhiệm về việc này không? Chắc là không. Hồi mới vào nội trú, mỗi ngày mình và đồng nghiệp tiếp nhận từ 70-90 ca bệnh từ các tỉnh chuyển lên, hầu hết là bệnh nặng và phức tạp, hùng hục làm việc phờ râu. Hôm nào cao điểm, số ca lên đến 100 bệnh nhân, là tối về gào lên với bọn cùng phòng hôm nay quá tải khủng khiếp. Đến bây giờ, mỗi ngày từ 90-100 bệnh nhân vào cấp cứu là chuyện thường. Số lượng tăng dần theo từng năm, trong khi số lượng bác sĩ gần như không thay đổi. Lắm lúc mệt đến mức không muốn làm nữa nhưng mình không làm thì ai làm. Bệnh nhân thấy quá tải, bác sĩ cũng quá tải. Rồi gặp phải người nhà cũng chuối mình cũng phát rồ lên bởi mình là người nên chẳng thể nào một ngày nhăn nhở mà cười với hàng trăm được bệnh nhân và với gấp đôi số lượng người nhà như thế được. Làm cấp cứu khổ nhất là mắc bệnh đa dạng, áp lực bệnh nhân đông nhưng không được phép gặp sai lầm. Nếu không xử trí nhanh và giải quyết nhanh để bệnh nhân ùn lại thì vỡ khoa mất. Mỗi tháng, Tính sơ sơ có khoảng gần 3000 lượt bệnh nhân từ khắp cả miền Bắc vào cấp cứu, trong khi chỉ có 16 bác sĩ vừa làm hồi sức bệnh nặng, vừa làm chẩn đoán. Tối về, mình hùng huc cày sách để bổ sung kiến thức, thế mà vẫn thấy mình dốt. Có lẽ ngành y là một trong những ngành phải học cả đời. Cái đầu mình hữu hạn, y học cũng hữu hạn nhưng vẫn mênh mông đối với loài người, có những cái vượt qua sự hiểu biết thông thường của khoa học thì đánh chịu. Một thầy giáo mình từng nói: "Các cậu phải học cho tốt để trước hết gia đình mình được nhờ, sau đó xã hội được nhờ". Mình, cũng như các bác sĩ khác trong khoa, hùng hục học đến 11 năm liên tục, gia đình nuôi báo cô hoàn toàn cho đến khi đi làm, cũng chưa một ngày nào gia đình được nhờ cả. Mình đi làm xa, bố mẹ, anh chị em mỗi lần ốm chẳng bao giờ mình có mặt ở nhà. Nhiều khi bị nói mát: "Nuôi nó bao nhiêu năm trời chẳng nhờ được ngày nào, ốm toàn nhờ vả người khác". Đến ngay cả khi mẹ ốm, dù lúc mẹ mất mình cũng chẳng có mặt. Ngẫm ra ngành y bạc, bạc lắm! Hồi trước, có cô bạn bên Đài truyền hình nhờ hợp tác làm chương trình cấp cứu cộng đồng, khi đến khoa tham gia một thời gian, cô lè lưỡi bảo: "Không hiểu các anh làm việc kiểu gì? Bệnh nhân đông thế này làm sao làm nổi? Cái máy tính hành chính nhà anh có liên tục treo nữa là người?" Mình cười he he bảo: "Cài máy có thể treo được chữ cái đầu thì không được phép, bọn anh đâu phải con người". Cô em lắc đầu bảo kinh quá, không là người thì là gì? Chẳng có một nơi nào như xứ mình, cái gì cũng ngược. Hôm trước có một bạn vào cấp cứu vì thở nhanh. Vừa mới vào người nhà đã gào lên: "Tôi là nhà báo đây, các cô làm cho tôi cái nọ, làm cho tôi cái kia, người nhà tôi nặng lắm". Mình bảo: "Nhà báo cũng chỉ như những bệnh nhân thông thường khác, chúng tôi phân loại bệnh nhân theo bệnh chứ không phân loại theo nghề", rồi mình cho xuống khoa tâm thần khám theo đúng quy trình sau khi loại trừ bệnh lý thực thể. Với sự ích kỷ của số đông người như hiện nay, có lẽ chỉ trong ngành mới hiểu được sự vất vả và những khó khăn mà bác sĩ gặp phải. Ngành nào cũng thế chẳng riêng gì ngành mình. Gần đây, các bài báo chỉ nhăm nhăm tìm cái xấu để bới móc, chú chưa bao giờ nhìn thấy những khó khăn của người khác. Bởi người ta nhìn ra cái xấu của người khác nhanh và hấp dẫn hơn cái tốt. Mình chỉ lấy ví dụ nho nhỏ, mỗi tháng 3000 ca cấp cứu, tổng 1 năm có gần 35000 ca bệnh, mà chỉ cần có một ca tiên lượng không tốt là báo chí sẵn sàng nhảy vào mổ xẻ như những con diều hâu độc ác. Họ không cần biết đến hàng chục ngàn ca khác thế nào và mục đích chính của họ chỉ chăm chăm vào việc "câu khách" để tăng lượt xem. Ngạn ngữ pháp có câu ", chó cứ sủa, đoàn người cứ đi". Nghề đã trở thành nghiệp ăn vào máu không thể bỏ được. Những ngày đi công tác, ăn ở an nhàn lại thấy nhớ không khí nháo nhào trên khoa. Cuối cùng, đâu là sự nhẫn tâm hãy để cho mỗi người tự cảm nhận lấy.