Tôi nằm đung đưa trên chiếc võng tay nâng niu cánh hoa dại vừa tiện tay ngắt ở ven đường. Cơn gió nhẹ bên thềm khiến tôi liu riu mắt ngủ lúc nào không hay cánh hoa dại rơi khỏi lòng bàn tay mà chẳng ai buồn nhặt lấy. Bổng tiếng chuông diện thoại réo lên kéo tôi khỏi giấc ngủ trưa lơ mơ. Là nó, cái số diện thoại chẳng có ích gì ngoài làm phiền tôi những lúc tôi mệt mõi cả những lúc một, hai giờ sáng. Theo thói quen tôi thở dài một tiếng rồi ấn nút nghe - Nghe đây, con quỷ! Bỗng nghe cái giọng chảnh chọe hằng ngày của nó giờ tự nhiên nhẹ nhàng đến lạ, hình như kèm theo mấy tiếng thút thít rồi nấc lên: - Mày à, rảnh không, qua nhà với tao. - Sao thế, lại có chuyện gì rồi? Nói nghe, giờ tao không rảnh, một tiếng nữa tao dạy rồi? - Tao.. với nó ly dị rồi mày ạ! - Sao thế, mày đùa à, mày đợi nó 4 năm nay mà, sao giờ lại vậy? Nó khóc nấc như chạm phải tuyến lệ, chẳng thể kìm nén: - Nó có bồ nhí mày ơi, còn đuổi tao ra khỏi nhà, tao và con chờ nó mòn mõi cả 4 năm trời giờ nó đối xử với tao như thế đấy, nó lấy lại chìa khóa nhà lẫn chìa khóa xe. Nó tống tao ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng rồi. Tao phải sống sao đây? Nó, con bạn mà tôi vẫn luôn nghĩ là sướng số nhất nhóm, khuôn mặt luôn vui vẽ, nói cười hồn nhiên, nó luôn nói một cách tự hào về mái ấm gia đình, mỗi lần nghe đến chúng tôi lại thấy ghen tỵ với nó, có chồng vừa đẹp trai giàu có, mặc dù làm ở nhật tạm thời 4 năm sẽ về nước, một cậu con trai kháu khĩnh suốt ngày hai mẹ con cứ đi chơi, đi mua sắm mà chẳng phải lo nghĩ gì, nó cũng chưa bao giờ phải chật vật về mặt kinh tế lại còn thỏa mái về tinh thần nên bạn bè chúng tôi ai cũng hết lời ghen tỵ với nó. Nếu không phải đi đến bi kịch ngày hôm nay thì không ai nghĩ khuôn mặt và nụ cười luôn rạng rỡ bất chấp hoàn cảnh kia thật sự đã cất dấu bao nhiêu tổn thương, bao nhiêu tủi nhục và hai từ "hạnh phúc" là một mãnh vỡ chẳng ai có thể ghép liền lại nữa. Nó và chồng kết hôn sau một thời gian yêu nhau ngắn ngũi, vì trót lỡ dại một lần nên cả đời mang nhục. Ngày nó báo tin có con với anh, anh lạnh lùng cương quyết không nhận, càng không muốn cưới, bắt nó phải bỏ đi cái sinh linh bé bõng đáng thương mà chính sai lầm của hai người đã tạo nên. Nó và cả gia đình phải hạ mình, nhịn nhục cầu xin, cuối cùng cũng được đáp lại bởi cuộc hôn nhân miễn cưỡng đến tờ giấy đăng kí kết hôn cũng không có. Cưới xong chưa được mấy hôm bên nhau thì chồng nó làm giấy tờ đi nước ngoài theo chế độ xuất khẩu lao động Nhật, với lý do để thuận lợi giấy tờ xuất ngoại nên không muốn đăng kí kết hôn, trên mọi giấy tờ anh đều giữ nguyên chế độ độc thân. Thế là 4 năm xa nhau, nó chờ đợi, ngày ngày nhắn tin gọi điện nhưng hồi âm chẳng được mấy tin. Mỗi lần giận nhau thì cả hai ba tháng chẳng hỏi han mẹ con nó lấy một câu. Mỗi người một nơi, dù cả hai muốn hâm nóng tình cảm cũng khó huống gì mọi sự chủ động và ân cần hầu như chỉ xuất phát từ phía nó. Dần dần thời gian trôi sự lạnh nhạt của đối phương khiến nó trở nên bất cần với cuộc hôn nhân vô nghĩa này. Thay vì buồn bã, phiền muộn, nó chọn cách sống lạc quan, vô tư nhất và cũng có thể là do lòng tự tôn của nó với chúng bạn. Nó luôn muốn giữ suy nghĩ ghen tỵ mà chúng tôi dành cho nó, nên chưa bao giờ chúng tôi thấy được cảm xúc thật của nó cho đến khi mọi thứ thật sự tan vỡ, chính nó cũng không còn sức để bảo vệ nữa. Tôi nghe nó kể mỗi tháng nó nhận từ chồng bốn triệu, đủ để chăm con và lo cho sinh hoạt nên nó có thể đi làm hoặc ở nhà với mẹ đẻ. Nhìn cảnh cứ đi mua sắm, hẹn hò các cuộc chơi, chụp ảnh vui đùa với con trên mạng xã hội, lại không phải lo lắng về tài chính, lấy chồng rồi vẫn ở với mẹ, vẫn sống hạnh phúc mà bao đứa trong nhóm cứ thít thà mong cầu một cuộc sống an yên, ngỡ như viên mãng của nó. Nhưng mà mấy ai thấy được một mớ lộn xộn, ngỗn ngang, giả tạo đang chất đống đằng sau hậu trường chỉ để phục vụ cho một khoảnh khắc đẹp ngắn ngũi trên sân khấu. Phải chăng đến khi chuyện đã đến nước không thể cứu vãng được nữa thì cũng chỉ vài người thân nhất nhất như tôi mới thấu được nó đã trãi qua những gì. Một cuộc hôn nhân đầy nhẫn nhục, sự chờ đợi tin tưởng 4 năm được đền đáp lại bằng sự phản bội, sự phũ phàng tàn nhẫn nhất mà anh dành cho nó. Đến giờ phút này tôi vẫn không thể nào nghĩ nỗi có lúc phận con gái lại bọt bèo đến vậy và tôi cũng khâm phục sự chịu đựng đứng trên sân khấu suốt cả tuổi thanh xuân với màn diễn vui vẽ nhất mà nó mang lại cho bạn bè chúng tôi chỉ vì hai chữ "tự trọng" "Sao trước đó không vỡ òa cho nhẹ lòng hả mày.." Tôi chỉ nghĩ vu vơ khi nhìn đôi mắt sưng húp lên vì khóc cả buổi tối hôm qua. Tôi cũng nghẹn lòng nhưng chẳng biết làm gì hơn, có lẽ lý do dễ chấp nhận nhất bây giờ là "số phận" đã an bài, chẳng ai muốn vậy cả! Cuộc sống là vậy, không ai một lần được sống cuộc đời của ai cả nên đừng nghĩ họ hạnh phúc vì họ hay cười, cũng đừng bi ai thương hại cho người hay khóc. Kim chích vào tay ai người đó đau. Ta vỗ tay hoan hô có khi cũng chỉ hoan hô cho màn kịch họ diễn quá giỏi, quá hay mà thôi. Bởi nụ cười có khi còn cay đắng hơn cả những giọt nước mắt. Khi quá giới hạn chịu đựng của một người chúng ta thường chọn đương đầu với nó bằng nụ cười giả tạo, bằng ánh nhìn che dấu cảm xúc mà người đời lầm tưởng là hạnh phúc. Vậy nên con gái à! Nếu không phải là diễn viên xin đừng diễn quá giỏi, đừng cố gắng biến cái giả quá giống cái thật, buồn thì hãy khóc, vui thì hãy cười, đừng lười biểu cảm để rồi thành người vô cảm ở phút cuối. Đau thương có gì hay mà phải gặm nhắm một mình, hãy nói ra, hãy khóc thật to nếu thấy lòng quá đau.. Nguyễn Trang