Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo - Đề 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 27 Tháng ba 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Trên mạng xã hội, các thầy cô, các bạn học sinh có thể dễ dàng tìm thấy những đề bài, đáp án có sẵn cho những đề ôn tập, ôn thi môn Ngữ văn 12 . Kho đề là vô cùng, tuy nhiên, khá ít đề mới. Trong các bài viết của mình, tôi xin giới thiệu đến các thầy cô, các bạn học sinh những đề bài mới do tôi tự biên soạn. Các thầy cô, các bạn học sinh quan tâm thì tham khảo, sử dụng. Gợi ý làm bài các thầy cô và các bạn HS vui lòng tham khảo ở phần bình luận phía dưới.

    ĐỀ 1
    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
    Tất cả những người bình thường đều nên bắt đầu nỗ lực từ những mục tiêu nhỏ bé, từng bước từng bước thực hiện tham vọng của bản thân.
    Việc thực hiện những mục tiêu đơn giản, cùng với thời gian và sự tích lũy, cuối cùng sẽ tạo nên sự nghiệp vĩ đại.
    Tôi xin chia sẻ cùng các bạn một câu chuyện:
    Có một người bình thường ở nước Mỹ tên là Porter..
    Khi làm thủ quỹ tại ngân hàng Texas năm hai mươi chín tuổi, vì sơ suất mà để thất thoát một khoản tiền nhỏ, nên Porter đã mất việc và bị kiện, bị cáo buộc tham ô công quỹ. Trong thời gian chờ xét xử, ông đã trốn khỏi nước Mỹ, đến Honduras ở Trung Mỹ. Sáu tháng sau, biết vợ mình bị bệnh nặng, cuộc sống của con gái không có ai chăm lo, Perter đã trở về đầu thú cuối cùng bị tòa tuyên án năm năm tù sau khi người vợ của ông qua đời.
    Sau khi vào tù, nghĩ đến con gái không thể tự lo cho bản thân, Perter đã tìm đến giám đốc nhà tù, xin một chiếc bút và một tờ giấy, ông nói: "Tôi muốn kiếm cho con gái mình một chút tiền".
    Vì vậy, trong nhà tù đó, ông bắt đầu viết.
    Trong vòng mấy năm, ông viết rất nhiều truyện ngắn.
    Để con gái không biết mình ở tù, ông đã dùng bút danh khi xuất bản sách. Đó chính là điểm đáy trong cuộc đời của ông, nhưng ông luôn duy trì một tham vọng nhỏ bé: Kiếm một chút tiền cho con gái.
    Ở điểm đáy của cuộc đời, ông đã viết nhiều tiểu thuyết xuất sắc như: Món quà của nhà thông thái và Chiếc lá cuối cùng, ông chính là một trong "ba ông vua truyện ngắn thế giới" – O. Henry.
    Tham vọng nhỏ bé đó cho phép ông "lên men" ở điểm đáy cuộc đời, thăng hoa cùng nỗi cô đơn, cùng nỗ lực và phấn đấu phát triển, biến bản thân thành bậc thầy văn học.
    Vì vậy, ai nói rằng những người bình thường không thể tham vọng?
    Chỉ là bạn có dám hay không dám tin mà thôi, những phép màu đó vô hình trung sẽ xảy ra cùng với nỗ lực của bản thân bạn.
    Cho dù bạn giống tôi, chỉ là một người bình thường, tôi vẫn hi vọng rằng bạn có thể thực hiện được tham vọng của mình, có thể tìm thấy thế giới thuộc về mình.

    (Trích Không nỗ lực, đừng tham vọng - Lý Thượng Long;
    Ngọc Anh dịch. NXB Thanh Niên)
    Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng kết hợp trong đoạn văn trên. Việc kết hợp hai phương thức đó mang lại hiệu quả như thế nào cho sự diễn đạt?
    Câu 2. Để thực hiện được tham vọng của bản thân, tác giả đã đưa ra lời khuyên cho mỗi người như thế nào?
    Câu 3. Theo anh chị, vì sao "tham vọng" cần đi cùng "nỗ lực và phấn đấu"?
    Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng: "Việc thực hiện những mục tiêu đơn giản, cùng với thời gian và sự tích lũy, cuối cùng sẽ tạo nên sự nghiệp vĩ đại". Vì sao?

    II. LÀM VĂN.
    Câu 1. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của "những mục tiêu nhỏ bé" đối với việc thực hiện tham vọng của bản thân.
    Câu 2. Phân tích sự chuyển biến của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau:

    "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.. bao giờ chết thì thôi".
    "Ngày tết, Mị cũng uống rượu.. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ".

    (Trích "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài)

    Gợi ý làm bài: LINK
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề 2

    I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Một năm là do hơn ba trăm ngày tạo thành, trong hơn ba trăm ngày đó mỗi ngày hãy cố gắng thay đổi một chút. Đừng đánh giá thấp những thay đổi nhỏ xíu này, khi tích lũy lại, sự thay đổi trong hơn ba trăm ngày có thể khiến ta kinh ngạc.

    Nhưng hầu hết mọi người sống một cuộc sống vô lo vô nghĩ mỗi ngày, thậm chí mỗi ngày không dành ra nổi mười phút ở chỗ không người để suy nghĩ lại một chút xem: Ngày hôm nay mình sống thế này có ý nghĩa gì? Ngày mai liệu mình có thể sống theo một cách khác?

    Hầu hết mọi người luôn bị ngày tháng cuốn đi, không dừng lại một chút để nghĩ xem: Ngày hôm nay mình còn có thể thay đổi điều gì? Có điểm nào làm không tốt hay không?

    Ngày tháng cứ thế trôi, cuốn con người đến cuối năm. Lúc này, hầu hết mọi người đều bắt đầu nghĩ lại: Năm nay đã trôi qua như thế nào? Tại sao mình không làm gì cả?

    * * * Kiểu tự trách này dự tính chỉ tồn tại trong một thời gian, sau thời điểm cuối năm, ngày tháng lại tiếp tục trôi đi, cuộc sống vẫn thế, trôi đi vô lo vô nghĩ một cách có quy luật, cứ thế sống khổ sở đến cuối năm sau. Chỉ khi thấy xung quanh bao trùm không khí đếm ngược, ta lại một lần nữa than thở về thời gian và sự "bất động" của chính mình.

    Do đó, cao thủ thực sự sẽ luôn luôn sống theo ngày chứ không sống theo năm.

    Luôn luôn có ý thức sống từng ngày, chứ không phải đến cuối năm mới khôi phục ý thức.


    (Trích Không nỗ lực, đừng tham vọng - Lý Thượng Long;

    Ngọc Anh dịch. NXB Thanh Niên)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

    Câu 2. Theo tác giả, hầu hết mọi người có thái độ bàng quan như thế nào với mỗi ngày trôi qua của cuộc đời? Chỉ khi nào họ mới nhận ra sự "bất động" của bản thân?

    Câu 3. Anh/chị hiểu câu: "Cao thủ thực sự sẽ luôn luôn sống theo ngày chứ không sống theo năm" như thế nào?

    Câu 4. Anh/chị hãy rút ra bài học mà bản thân tâm đắc nhất từ đoạn trích trên.


    II. LÀM VĂN.

    Câu 1. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Làm thế nào để sống trọn vẹn từng ngày.

    Câu 2. Cảm nhận nhân vật Tràng qua đoạn văn sau, từ đó bình luận về tấm lòng nhân đạo của nhà văn gửi gắm trong chi tiết này:


    .. Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

    Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

    Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà..

    (Trích "Vợ nhặt" – Kim Lân, Ngữ văn 12)

     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 3

    I. ĐỌC HIỂU:

    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:


    Sông Hồng chảy về đâu

    Sông Gianh sẽ về đâu

    Cửu Long biết về đâu

    Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển

    Con sóng mặn ngàn đời như dải lụa đào thơm

    Chít eo thon mùa xuân em trẩy hội

    Lóng lánh vẩy rồng Lạc Long Quân thẳng lưng nguồn cội

    Hải đảo nhấp nhô khát vọng hòa bình

    Đứng lên mau

    Bước đi mau

    Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển

    Ưỡn ngực Trường Sơn lăn đá lấp Vạn lý trường thành

    Dải lụa đào nhuộm máu người hóa thành vuông khăn trắng

    Hỡi kẻ thù, ai không có tình yêu?

    Mẹ ngóng con về

    Vợ tiễn chồng đi

    Anh đợi tin em

    Tàn hơi khản giọng

    Hỡi kẻ thù, ai không có quê hương?

    Ta tự hào vùi thân đắp nấm mồ dòng giống

    Mãi mãi các ngươi phơi xác xứ người

    Đứng lên mau

    Bước đi mau

    Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển

    Mọi dòng sông chung tên gọi Bạch Đằng

    Mỗi chúng ta là một ngọn chông

    Trái tim vót nhọn lửa căm hờn


    (Tổ quốc không thể nào mất biển – Trịnh Sơn)

    Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu chính đạt được sử dụng trong bài thơ.

    Câu 2. Tìm trong bài 2 câu thơ biểu đạt sự hi sinh của người dân Việt Nam để bảo vệ biển.

    Câu 3. Xác định 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ, phân tích tác dụng.

    Câu 4. Anh/chị hiểu 2 câu thơ: "Nếu một ngày Tổ quốc không còn biển/ Mọi dòng sông chung tên gọi Bạch Đằng" như thế nào? Hai câu thơ khơi dậy truyền thống gì của dân tộc?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.
    Từ bài thơ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày trách nhiệm của bản thân nếu một ngày Tổ quốc không còn biển.

    Câu 2.

    "Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

    – Giá như tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối..

    - Lão ta trước hồi bảy nhăm cỏ đi lính ngụy không? -Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

    - Không chú à cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

    – Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.

    – Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

    – Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

    – Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu.. Giá mà lão uống rượu.. thì tôi còn đỡ khổ.. Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh..

    – Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

    – Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông..

    – Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông.. dù hắn man rợ, tàn bạo?

    – Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

    Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

    – Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

    – Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? -Đột nhiên tôi hỏi.

    – Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.."

    Trích Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 75-76


    Cảm nhận của anh chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyên Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

    Gợi ý làm bài: LINK
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 4

    I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Có nhiều người tôi gặp đã từng day dứt bởi những điều giống nhau: Có phải chính mình đã chọn nghề này không? Có phải chính mình đã chọn cách sống này? Sao nó khác với những ước mơ thời hoa niên của mình đến vậy? Hay là theo dòng đời đưa đẩy, mình chọn ngả dễ đi, đường êm ái chứ không phải chọn đường mình muốn được đi? Ước mơ tuổi mười lăm sao không biến mất mà cứ đeo bám mình cho đến tận bây giờ?

    Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: "Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?"

    Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

    Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này?

    Ta muốn làm chi đời ta?

    Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

    Dan Zadra viết rằng: "Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn". Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức..


    (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Theo tác giả, vì sao nhiều người phải day dứt, dằn vặt và có khi ngậm ngùi thốt lên: "Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?"

    Câu 3. Anh/chị hãy lí giải điều mà tác giả muốn gửi gắm đằng sau sự so sánh: "Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy".

    Câu 4. Anh/chị hãy rút ra một bài học mà bản thân tâm đắc nhất từ đoạn trích trên.


    II. LÀM VĂN

    Câu 1. Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề: Nếu bạn không chọn con đường mình muốn được đi.

    Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn sau:


    "Bà lão cúi đầu nín lặng.. nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".

    (Trích "Vợ nhặt" – Kim Lân, NXB Giáo dục, tr. 28 – 29)

    Từ đó, hãy nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn văn trên.


    Gợi ý làm bài: LINK
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 5

    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


    Tôi muốn kể chuyện này: Tuần trước tôi lái xe về miền quê. Để hít thở. Để làm tươi mới. Để suy tư. Tôi thấy một bảng hiệu của một công ty huấn luyện chó. Bảng hiệu nói về một hàng rào vô hình, chính là hệ thống những giới hạn vô hình mà con chó không thể vượt qua. Cuối cùng người ta đã tạo ra những phản xạ có điều kiện để dù hàng rào đó không còn nữa thì con chó vẫn không dám vượt qua giới hạn. Nó hình thành giới hạn trong đầu để xác định thực tại của nó. Chúng ta cũng giống như vậy. Khi trưởng thành, ta chấp nhận những niềm tin tiêu cực, những giả định sai lầm, những nỗi sợ đang phá hoại thế giới quanh ta. Chúng trở thành rào cản vô hình. Chúng ta tin rằng rào cản có thực. Khi đối đầu với những rào cản trong công việc, trong đời sống, ta thoái lui. Ta tin rằng giới hạn là có thật. Vì thế ta lùi bước trước tất cả những gì mình đáng trở thành, đáng làm, đáng có.

    Ảo tưởng đó dường như quá thật, nhưng vẫn chỉ là ảo tưởng. Xin hãy nhớ điều này. Thế nên tôi mong bạn tự hỏi về rào cản vô hình của mình. Ý thức về chúng. Quan sát chúng. Thách thức chúng. Để khi một trong số đó đối đầu với bạn, thay vì chạy mất, bạn sẽ dùng sức mạnh ý chí và nhiệt huyết của trái tim để lao qua nó. Tiến về miền tươi sáng mà cuộc đời bạn đáng được hưởng. Những gì bạn mãi chịu đựng sẽ cứ dai dẳng hoài, nhưng với những gì bạn biết kết thân và tận dụng, bạn sẽ vượt hơn chúng.

    (Trích "Đời ngắn lắm, đừng ngủ dài" - Robin Sharma)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Theo tác giả, rào cản vô hình trong mỗi con người chúng ta là gì? Những rào cản vô hình ấy có thể tác động như thế nào đến chúng ta?

    Câu 3. Theo tác giả, để thoát khỏi rào cản vô hình và tiến về "miền tươi sáng" ta cần phải làm gì?

    Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm cho rằng: "Sức mạnh ý chí và nhiệt huyết của trái tim" có thể giúp ta "lao qua" những rào cản vô hình? Vì sao?


    II. LÀM VĂN.

    Câu 1. Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về tác hại của những rào cản vô hình đối với sự phát triển bản thân.

    Câu 2.

    "Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đây. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:

    Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

    Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!


    Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

    – Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

    Thị cong cớn:

    – Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?


    Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

    – Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!


    Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

    – Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ! – Thị liếc mắt, cười tít.


    Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.

    Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

    – Điêu! Người thế mà điêu!


    Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

    – Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.


    À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

    – Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

    – Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.


    Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

    – Đây, muốn ăn gì thì ăn.


    Hắn vỗ vỗ vào túi:

    – Rích bố cu, hở!


    Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

    – Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.


    Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

    – Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.


    Hắn cười:

    – Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.


    Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái:

    – Chặc, kệ!


    Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về.."

    (Trích: Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục)

    Anh/ chị hãy phân tích cảnh ngộ của hai nhân vật chính, từ đó bình luận về vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và sự ấm áp của tình người trong đoạn trích trên.

    Gợi ý làm bài: LINK
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  7. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 6

    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


    Đôi khi thất vọng sẽ đến. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người. Ta cố gắng hết sức, trung thành với giấc mơ và theo đuổi lý tưởng. Thế mà chẳng có gì xảy ra. Hoặc dường như là vậy. Nhưng mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá, đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương. Người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế.

    Steve Martin cho tôi một ý tưởng sâu sắc. "Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn." Chuyên gia quản trị Peter Drucker cũng nhận xét gần như vậy khi cho rằng: "Hoặc giỏi hoặc ra rìa." Hãy áp dụng triết lý này trong công việc. Trong gia đình. Trong cộng đồng. Trong thế giới của bạn. Hãy can đảm trình diễn năng khiếu để chúng mang lại những phần thuởng tuyệt vời.

    (Trích "Đời ngắn lắm, đừng ngủ dài" - Robin Sharma)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Tác giả đã so sánh việc kiên trì, theo đuổi giấc mơ, lí tưởng với hình ảnh nào? Sự so sánh ấy tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

    Câu 3. Anh/chị hiểu câu: "Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn." như thế nào?

    Câu 4. Bài học anh/ chị tâm đắc nhất từ đoạn trích trên là gì? Vì sao?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.
    Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về: Phần thưởng tuyệt vời phía sau sự "can đảm trình diễn năng khiếu".

    Câu 2. Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn văn sau (trích truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài). Từ đó, bình luận ngắn gọn về nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài.

    ".. Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

    Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi".

    Gợi ý làm bài: LINK
     
    lacvuphongca, LieuDuong, Admin17 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  8. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 7

    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


    Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực..

    Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

    Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

    Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một doanh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thủy sản và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.

    Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó – từ chính bản thân mình.

    (Trích "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" – Phạm Lữ Ân)​

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính, thao tác lập luận chính của đoạn trích.

    Câu 2. Xác định điểm giống nhau trong cách lập luận của các câu văn: "Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon". Phân tích tác dụng của cách lập luận này.

    Câu 3. Theo tác giả, vì sao sự tự tin vào giá trị bản thân lại là cơ sở để tôn trọng người khác?

    Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm trong đoạn trích trên khiến anh/ chị tâm đắc nhất là gì?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.
    Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Làm thế nào để phát huy giá trị của bản thân?

    Câu 2. Cảm nhận của anh / chị về đoạn văn sau:

    "Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.

    Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm.
    Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông"

    (Trích "Chiếc thuyền ngoài xa" – Nguyễn Minh Châu)​

    Từ đó, nhận xét về quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và cuộc sống.

    Gợi ý làm bài: LINK

    Xem thêm:

    Link 1: Đề bài ôn tập ngữ văn 12 tham khảo mới nhất - 5 đề

    Link 2: Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo mới nhất - 5 đề
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  9. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 8

    I. ĐỌC HIỂU

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


    Muốn thay đổi bản thân, chúng ta phải thay đổi nhiều yếu tố. Thay đổi trong suy nghĩ, suy nghĩ phải làm như thế nào để biến những điều không thể thành có thể. Suy nghĩ mọi vấn đề theo chiều hướng tích cực kể cả khi rơi vào tình huống xấu nhất. Ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng cuộc sống vốn dĩ có nhiều điều xảy ra không như ta mong muốn. Vững tâm suy nghĩ, bạn hãy tự nhủ rằng không có khó khăn nào là mãi mãi. Hãy xem thách thức chính là cơ hội để ta phát triển, hiểu được điều này, bạn sẽ không ngại thay đổi. Để thay đổi bản thân một cách nhanh nhất, bạn hãy hành động từ những việc làm nhỏ nhất. Thay đổi từ từ, cố gắng mỗi ngày một chút, bạn sẽ dần dần hoàn thiện hơn. Những thói quen xấu cần được loại bỏ, nhanh chóng thay đổi nếp sống, cách suy nghĩ, làm việc, vui chơi một cách khoa học hơn. Khi đó chúng ta có thể thay đổi cuộc sống theo mức độ mà mình mong muốn, đủ khiến chúng ta hài lòng. Hài lòng với chính mình không có nghĩa là tự thỏa mãn với những gì mà mình có được, không chịu thay đổi bản thân để tốt hơn. Đừng để những thói quen và suy nghĩ theo lối mòn trong cuộc sống khiến bạn không đạt được mục tiêu như mong đợi. Không ngừng học hỏi để bồi đắp cho bản thân những kiến thức hay, vun đắp thêm các mối quan hệ. Chính điều này sẽ làm tăng thêm niềm đam mê trong bạn và bạn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của công việc.

    (Minh Uyên, Chỉ cần bạn thay đổi, cuộc sống sẽ đổi thay, nguồn NTO - Ninh thuận Online, 12/06/2020)​

    Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2 . Theo tác giả, làm thế nào để thay đổi bản thân một cách nhanh nhất?

    Câu 3 . Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn: "Hãy xem thách thức chính là cơ hội để ta phát triển, hiểu được điều này, bạn sẽ không ngại thay đổi."

    Câu 4 . Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: "Đừng để những thói quen và suy nghĩ theo lối mòn trong cuộc sống khiến bạn không đạt được mục tiêu như mong đợi"? Vì sao?

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.
    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân mình.

    Câu 2. Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn sau:

    ".. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:

    - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem..

    Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.

    Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

    - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.

    Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:

    - Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.

    Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

    - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy".


    (Trích "Vợ nhặt" _ Kim Lân)​

    Gợi ý làm bài: LINK

    Xem thêm:

    Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo mới nhất - 5 đề
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  10. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 9

    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    "Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

    Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

    Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

    Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

    Con hến, con trai một đời nằm lệch

    Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

    Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

    Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

    Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

    Cả những khi rổ rá đội lên đầu

    Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

    Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau."


    (Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007)

    Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

    Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

    Câu 3. (1 điểm) Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

    Câu 4. (1điểm) Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

    II. LÀM VĂN (7.0điểm)

    Câu 1. (2.0 điểm) :
    Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.

    Câu 2(5.0 điểm) : Cảm nhận của anh / chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích sau. Từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người:

    "Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:

    – Điêu! Người thế mà điêu!


    Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

    – Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.


    À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:

    – Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.

    – Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

    Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

    – Đây, muốn ăn gì thì ăn.


    Hắn vỗ vỗ vào túi:

    – Rích bố cu, hở!


    Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

    – Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.


    Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

    – Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.


    Hắn cười:

    – Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.


    Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái:

    – Chặc, kệ!


    Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về.."

    (Trích "Vợ nhặt", Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)​

    Nguồn: Đề thi giữa HKII năm học 2020-2021 - trường THPT Nam Duyên Hà - Sở GDĐT Thái Bình

    Gợi ý làm bài: LINK

    Xem thêm: Đề Bài Ôn Tập Ngữ Văn 12 Tham Khảo mới nhất - 5 đề
     
    Annie Dinh, LinhHon, nntc676125 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
  11. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    ĐỀ 10

    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Đọc đoạn trích:


    Có thể nói, thành công bước đầu trong cuộc chiến chống Covid-19, trước hết phải nói đến sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, coi "chống dịch như chống giặc", lấy sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết; chấp nhận thiệt hại về kinh tế. Thứ hai là sự vào cuộc hiệu quả của cả hệ thống chính trị, trong đó cần phải khẳng định vai trò trụ cột của quân đội, của các lực lượng công an, ngành y tế. Thứ ba là ý thức của người dân đồng lòng với Chính phủ trong phòng chống Covid-19.

    Ngoài những điểm trên, có một yếu tố sâu xa, lan tỏa rộng khắp trong toàn dân những ngày tháng qua, đó là tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia, tình yêu thương của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi đất nước nguy nan hay hoạn nạn, lòng Nhân ái-Việt Nam từ ngàn đời luôn tỏa sáng. Chúng ta không thể tưởng tượng được trong một thời gian rất ngắn quân đội đã huy động các cơ sở hiện có để lo cho hàng chục ngàn công dân Việt Nam và người nước ngoài từ vùng dịch ở các nước về Việt Nam tới nơi cách ly với thái độ tận tình chu đáo từ khám sàng lọc, chăm sóc sức khỏe, lo sinh hoạt cho từng người, nhất là các cháu nhỏ.

    Chúng ta cũng không thể thấy hết được những vất vả của bộ đội Biên phòng ở biên cương Tổ quốc, các cửa khẩu giáp các nước bạn. Đối với ngành Y tế, hàng chục nghìn các chiến sĩ áo trắng ngày đêm cùng các lực lượng chăm lo sức khỏe nhân dân. Đặc biệt nhiều y, bác sĩ trên tuyến đầu trực tiếp khám chữa cho bệnh nhân, không ngại rủi ro lây nhiễm. Không chỉ các chiến sĩ ở mặt đất căng mình chống Covid-19 mà chúng ta thấy, những đội bay của các hãng hàng không Việt Nam tất bật cất cánh, đưa hàng nghìn công dân Việt Nam từ nước ngoài về với Tổ quốc để "không ai bị bỏ lại phía sau".

    (Trích: "Việt Nam thời chống dịch Covid-19: Tỏa sáng lòng Nhân ái" - Phan Sỹ Thao, Báo Kinh tế & Đô thị, 27/03/2020)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1.
    Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2 . Theo tác giả, thành công bước đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 được tạo nên bởi những yếu tố nào?

    Câu 3 . Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ "không ai bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống Covid-19 được nhắc đến ở đoạn trích?

    Câu 4 . Bản thân anh/chị đã làm những gì để chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19? (Trình bày trong một đoạn văn từ 5-7 dòng).

    II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu 1 (2.0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống.

    Câu 2(5.0 điểm)

    -Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uốngrượu.. Giá mà lão uống rượu.. thì tôi còn đỡ khổ.. Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh..

    - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

    - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông..

    - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát- trên thuyền phải có một người đàn ông.. dù hắn man rợ, tàn bạo?

    - Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

    Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

    - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

    - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi.

    - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no..


    (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 76)​

    Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh /chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

    Gợi ý làm bài: LINK
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng chín 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...