Tư tưởng Đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi YenOanh099, 6 Tháng mười hai 2020.

  1. YenOanh099

    Bài viết:
    39
    Tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân" trong đoạn trích "Đất Nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    1/ Đất Nước tự hào với những tên đất, tên người vang danh:


    - Đất Nước có những địa danh trên khắp mọi miền đất nước:

    Nguyễn Khoa Điềm đã ngắm nhìn Đất Nước mình qua các danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc xuống Nam. Tất cả những địa danh được nhắc đến đều gắn liền với một huyền thoại, sự tích và sự thật lịch sử về nhân dân đã làm nên tên tuổi của các địa danh ấy, biến chúng thành danh thắng, thành di tích lịch sử văn hóa được mọi người thừa nhận và biết đến:

    + Những người vợ nhớ chồng - núi Vọng Phu;

    + Cặp vợ chồng yêu nhau - hòn Trống Mái;

    + Người học trò nghèo - núi Bút, non Nghiên;

    + Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm..

    - Đất Nước lưu giữ tên những người vang danh:

    Từ những con người bình dị như: Những người vợ, người chồng, học trò nghèo, ông Đốc, ông Trang, bà Đen, cho đến những anh hùng trong truyền thuyết: Thánh Gióng, vua Hùng.

    - Đất Nước còn nhắc đến những con vật:

    + Con cóc, con gà: Những loài vật nhỏ bé trong cuộc sống đời thường.

    + Con rồng, con voi: Những con vật linh thiêng trong tâm linh người Việt.

    => Trong mắt của nhà thơ, mỗi danh lam thắng cảnh không chỉ là một nét vẽ tô điểm vào bức tranh Đất Nước mà còn ẩn chứa những nét đẹp tâm hồn của nhân dân trong mấy nghìn năm lịch sử. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu trưng cho sự chung thủy của tình vợ chồng thắm thiết; Núi Bút, non Nghiên tượng trưng cho truyền thống hiếu học của dân tộc ta; hay những ao đầm mà gót ngựa Thánh Gióng đi qua nói lên truyền thống yêu nước và sức mạnh bất khuất của dân tộc; Những địa danh ở cực Nam thể hiện tinh thần xả thân vì cộng động, lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo. Tựu chung lại, đúng như nhà thơ đã khái quát:
    "Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi. Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha. Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy. Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.."

    2/ Đất Nước do những người vô danh, bình dị làm nên:

    Khi cảm nhận Đất Nước bốn nghìn năm lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm không nói đến các triều đại, các anh hùng mà nhấn mạnh những "lớp lớp" con người "giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm ra Đất Nước". Đó chính là nhân dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, nối tiếp nhau trong lao động và đánh giặc cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    => Chọn nội dung không tên tuổi kế tục nhau làm nên Đất Nước là nét mới mẻ, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

    3/ Đất Nước là nơi hội tụ, kết tinh các giá trị văn hóa, văn minh của dân tộc:

    - Những người vô danh cũng chính là những người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của Đât Nước: Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, tên làng tên xã, bản sắc văn hóa các vùng miền.. Cũng chính họ "Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm. Có nội thù thì vùng lên đánh bại" tạo dựng chủ quyền, đắp nền xây móng cho ngôi nhà Đất Nước, truyền cho thế hệ mai sau lòng yêu nước nồng nàn.

    - Điểm hội tụ và cũng là cảm xúc trữ tình được kết tinh trong đoạn thơ ở câu:
    "Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân. Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại"

    4/ Vẻ đẹp truyền thống của nhân dân từ ca dao thần thoại:

    - Khi khẳng định "Đất Nước của Nhân Dân", nhà thơ đã trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là ca dao. Ca dao chính là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn ra từ kho tàng thơ ca dân gian ba nét đẹp tiêu biểu nhất của tâm hồn Việt, của bản sắc văn hóa Đất Nước: Thật say đắm và thủy chung trong tình yêu "Dạy anh biết" yêu em từ thuở trong nôi" "; Quý trọng tình nghĩa và kiên trì" Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội "; Bền bỉ trong đấu tranh cho đến ngày toàn thắng" Biết trồng tre đợi ngày thành gậy ".

    - Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với điệu hò:
    " Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu. Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát. Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác. Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhiều cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...