Phân tích các cơ hội thị trường của Grab 1. Đánh giá môi trường vĩ mô: 1.1. Yếu tố dân số: Dân số của VN vào ngày 18/9/2018 là 96.986.309 người theo số liệu mới nhất từ liên hợp quốc, chiếm 1.27% dân số thế giới, mật dộ dân số là 312 người/km2 và 34.07% dân số sống ở thành thị *cơ hội: Quy mô dân số lớn, dân số tập trung nhiều ở thành thị và có xu hướng gia tăng, quy mô thị trường những người sử dụng dịch vụ ngày càng mở rộng. 1.2. Yếu tố kinh tế: Theo số liệu công bố của TCTK, tăng trưởng kinh tế Việt Nam Quý 2/2018 đạt mức 6, 79% Khu vực dịch vụ tăng trưởng tích cực ở mức 6, 9% (yoy) trong hai quý đầu năm, mức tăng cao nhất kể từ năm 2012. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế tới Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 7, 9 triệu lượt khách. GDP đầu người là 2385$. *cơ hội: Thu nhâp của người dân cũng như số tiền chi dùng cho các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng *thách thức: Chi phí lao động ngày càng tăng 1.3. Yếu tố chính trị pháp luật: *cơ hội: Các quy định của pháp luật cho Grab tại vn còn lỏng và hạn chế hơn nhiều so với các nước khác: Vd: Tại Mỹ, nơi Uber khởi nghiệp, có bang cũng cấm, có bang cho phép hoạt động. Song một số bang, khi có nguy cơ bị siết chặt quản lý, Uber lại dừng hoặc thu hẹp hoạt động. Tương tự như vậy, tại một số quốc gia khác, Uber cũng tự rút ra vì nếu tiếp tục hoạt động họ sẽ phải đối diện với mức phạt lớn hơn thu nhập. Chẳng hạn, tại Canada, khi bang Quebec vừa thông qua đạo luật, toàn bộ lái xe Uber phải trải qua sát hạch về lý lịch, tiền sử, năng lực lái xe, trải qua 35 tiếng đồng hồ tập huấn như lái xe taxi, Uber tuyên bố rút ra. Tại Australia, bắt buộc toàn bộ tài xế phải đăng ký mã số thuế, đóng thuế cho cơ quan quản lý, thậm chí phải nộp 1 USD cho mỗi chuyến xe để đưa vào quỹ tài trợ cho DN taxi truyền thống.. Có một số quốc gia cấm hoàn toàn như: Bungary, Hungary, Nhật, Đài Loan (Trung Quốc), Đức.. Grab cũng như được 1 số lợi thế nhất định so với các doanh nghiệp kinh doanh taxi về điều kiện kinh doanh: 1.4. Yếu tố văn hóa-xã hội: Người vn ít sử dụng phương tiện giao thông công cộng, vẫn ưa chuộng sử dụng phượng tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy. Năm 2016, thống kê đã ghi nhận con số có hơn 45 triệu môtô, xe máy tại Việt Nam. Hiện, 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy như là phương tiện đi lại cũng như để mưu sinh mỗi ngày. Theo điều tra xác định tỷ lệ các loại xe trong một dòng xe thì có tới 85, 8% xe là xe máy, 12, 3% là ô tô. *cơ hội: Số lượng tài xế xe máy dày đặc cũng như tâm lý ưa chuộng xe máy tạo điều kiện thuận lợi cho Grab triển khai các loại hình như grabbike hoặc mới đây là grabcar. 1.5. Yếu tố khoa học công nghệ: KHCN ngày càng phát triển, hạ tầng thông tin phổ biến hơn bao giờ hết, chi phi sử dụng 3g 4g tại VN nằm trong số rẻ nhất trong khu vực, ai cũng có cho mình ít nhất 1 chiếc smartphone. *cơ hội: Khách hàng tiếp cận Grab ngày càng dễ dàng hơn. 2. Đánh giá môi trường vi mô: 2.1. Đối thủ cạnh tranh: Sau khi Grab sáp nhập với Uber, một loạt các ứng dụng gọi xe xuất hiện, vài cái tên nổi bật trong số đó là Goviet (được đầu tư từ Gojerk-ứng dụng gọi xe số 1 indo), Mai Linh với Tỷ lệ chiết khấu doanh thu là 15%, thấp hơn Grab (28%), Go-ixe, DiDi Việt Nam. *điểm yếu của các công ty mới này là: Ngoại trừ Gojerk đã có thâm niên 8 năm hoạt động tại thị trường Indo tuy nhiên đội ngũ quản lý tại thị trường VN lại là những người Việt trẻ, các hãng xe công nghệ khác đều mới được thanh lập gần đây, họ gần như chưa có kinh nghiệm gì trong linh vực này. *điểm mạnh: Do là các dn mới thanh lập, để lôi kéo đội ngũ tài xế hiện đang làm cho grab, họ đã quy định mức chiết khấu tháp đáng kể, giao động từ 15-20%, so với grab, họ đã thể hiện quyết tâm tranh gianh thị phần tại thị trường 100 triệu dân tại Vn. 2.2. Khách hàng: - Khách hàng cá nhân: Grab vào VN từ năm 2014 đến nay, trải qua 5 năm khách hàng đã quen sử dụng dịch vụ của grab cũng như hài lòng 1 phần nào đó bởi những tiện ích mà nó mang lại (Xe luôn được giữ gìn, sạch sẽ, hầu hết là các mẫu xe đời mới như huyndai i10, i20. Các tài xế là chủ xe tham gia lái xe trong những lúc rảnh rồi nên vô cùng cẩn thận, Hình thức thanh toán khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ trả trước giống như thẻ ngân hàng do grab cung cấp) - Khách hàng doanh nghiệp: Từ tháng 8/2018 Grab tấn công sang mảng khách hàng doanh nghiệp bằng một dịch vụ mới dành riêng cho khối khách hàng này, mảnh đất mà các hãng taxi truyền thống vẫn còn đang giữ được khách. *cơ hội: Tận dụng sự tin tưởng trong mắt khách hàng mà grab đã giành được trong suốt 5 năm qua, grab sẽ tiếp tục mở rộng thị phần, thu hút hơn nữa lượng khách hàng cá nhân vẫn còn đang sử dụng xe ôm truyền thống và từ các ứng dụng gọi xe thông minh khác. Ngoài ra tấn công vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp, mảnh đất màu mỡ vẫn chưa được Grab khai phá. Rất có thể, với cách làm mà họ đã đanh bại xe ôm, taxi truyền thống, mục tiêu chinh phục phân khúc khdn không hề xa vời. 2.3. Bản thân doanh nghiệp: Sản phẩm: Khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng rất lớn nên họ đã quyết định tung ra một loạt các dịch vụ của mình, có thể kể đến như là GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress, gần đây nhất mới ra mắt là GrabShare. Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn phân khúc di chuyển do sự đa dạng của ứng dụng. Bên cạnh đó sản phẩm còn được đa dạng bằng các phương thức thanh toán như: Ngoài ra mã khuyến mại cũng liên tục được tung ra nhằm kích cầu khách hàng. Giá: Ngay từ khi xuất hiện, Grab đã hút được rất nhiều khách hàng về phía mình do có giá cả hợp lý và đi kèm rất nhiều mã giảm giá ưu đãi cho khách hàng. Thời điểm đó Grab và Uber đã gần như chiếm lĩnh thị trường. Giá của GrabCar và GrabBike đều tốt hơn so với taxi truyền thống và xe ôm truyền thống, và khách hàng là người được lựa chọn họ sẽ chọn cái nào có lợi hơn cho mình. So sánh với Uber, khách hàng của Grab hoàn toàn biết chính xác giá tiền phải trả trong khi Uber chỉ mang đến một con số ước lượng. Grab thông minh ở chỗ họ cho phép người đi xe thanh toán bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng như Uber, một thói quen phổ biến trong văn hóa tiêu dùng ở Đông Nam Á. Điều này làm cho Grab có phần nhỉnh hơn đối thủ. Phân phối: Việc có thể tiếp cận với ứng dụng Grab là hoàn toàn đơn giản khi chỉ cần có smartphone có internet và ứng dụng của Grab. Các tính năng trên ứng dụng được thiết kế cho người dùng sử dụng dễ dàng, khi cần đặt chuyến xe thì gần như được đáp ứng ngay lập tức do tài xế Grab luôn phủ rộng và có một màu xanh truyển thống giúp khách hàng có thể nhận ra dễ dàng. Truyền thông: Tính đến hiện nay, nhắc đến Grab thì chắc chắn ai cũng biết, Grab truyền thông rất tốt qua các kênh mạng xã hội. Màu xanh lá cây như đi vào tiềm thức khách hàng là màu đặc trưng của Grab. - Ngay sau thương vụ sáp nhập với Uber vào tháng 4 vừa qua, grab đã trở thành vị thế độc tôn, nắm giữ phần lớn thị phần tại VN *cơ hội: Grab hiện nay đã có vị thế cao nhất trên linh vực gọi xe thông minh, họ có ưu thế áp đặt giá, gây áp lực lên cả tài xế và khách hàng. Thách thức của Grab tại thị trường Việt Nam Logo màu xanh và trắng của Grab đang có mặt ở khắp nơi tại các thành phố lớn Việt Nam, một thị trường có 96 triệu dân. Công ty cung cấp dịch vụ gọi xe này đang dẫn đầu thị trường sau khi mua lại các hoạt động trong khu vực của Uber năm ngoái. Nhưng Grab đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn đối với vị thế của mình tại một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á từ các đối thủ cạnh tranh địa phương và một số trong đó cũng có tham vọng tầm khu vực, FT nhận định. Đối thủ, Go-Jek, đã ra mắt dịch vụ gọi xe máy tại Việt Nam vào năm ngoái, đang lên kế hoạch mở rộng sang taxi. FastGo, một công ty khởi nghiệp dịch vụ gọi xe công nghệ Việt Nam, cho biết đã đăng ký khoảng 60.000 tài xế tại Việt Nam, thu hút các tài xế bằng mức phí cố định thay vì hoa hồng dựa trên tỷ lệ phần trăm như cách Grab tính cho họ. Công ty cũng tiết lộ kế hoạch mở rộng tại 6 quốc gia Đông Nam Á khác vào cuối năm nay, bắt đầu từ Singapore. "Khi Uber rút khỏi Đông Nam Á, chúng tôi đã nhìn thấy đây là cơ hội tốt", ông Nguyễn Hữu Tất, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của FastGo nói. "Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một trong ba dịch vụ gọi xe hàng đầu ở Đông Nam Á." Be Group, một ứng dụng gọi xe khác của Việt Nam, ra mắt vào tháng 12 và nhắm đến mục tiêu có hơn 100.000 tài xế đăng ký vào cuối năm nay. Ngoài ra, Grab và các đối thủ không chỉ cạnh tranh trên thị trường gọi xe, mà còn là cuộc đua trở thành người dẫn đầu "siêu ứng dụng" về hàng hóa và dịch vụ, cho phép người dùng đặt chuyến đi và thức ăn, sắp xếp giao hàng và thực hiện thanh toán qua di động. Một báo cáo, do Temasek và Google phối hợp thực hiện vào năm ngoái, đã ước tính quy mô của nền kinh tế trực tuyến Việt Nam, bao gồm cả dịch vụ gọi xe, ở mức 9 tỷ USD, và dự đoán sẽ còn tăng lên 33 tỷ USD vào năm 2025. Bản thân Grab đang đẩy mạnh hơn vào các dịch vụ, ví dụ như năm ngoái hãng đã hợp tác với công ty thanh toán kỹ thuật số Moca của Việt Nam. Jerry Lim, giám đốc Grab tại Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi có một nhóm các nhà đầu tư chiến lược dài hạn, họ sẵn sàng đầu tư tiền cho chiến lược siêu ứng dụng,". Điều này cho thấy Grab đang huy động 6, 5 tỷ USD trong năm nay để tài trợ cho việc mở rộng. Go-Jek của Indonesia, đối thủ lớn nhất của Grab cũng đang huy động vốn, với quy mô không được tiết lộ được dẫn đầu bởi các nhà đầu tư lớn bao gồm Google, JD.com và Tencent. FT nhận định cuộc cạnh tranh ngày càng gay cấn khi chính phủ Việt Nam xem xét thắt chặt quy định với các công ty kinh doanh dịch vụ gọi xe. Một dự thảo về các quy định mới sẽ yêu cầu các phương tiện lắp đặt các hộp đèn ánh sáng kiểu các taxi trên mui xe của họ và cung cấp báo cáo chi tiết về mỗi chuyến đi. Ông Lim cho biết ngành gọi xe đang quan ngại sâu sắc những thay đổi theo đề xuất. Ông nói: "Chúng tôi rất hy vọng Chính phủ sẽ không thực hiện các chính sách bảo hộ với ngành taxi".