Tết cổ truyền - Những phong tục đẹp của người Việt

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Kiềulê, 18 Tháng mười hai 2018.

  1. Kiềulê

    Bài viết:
    8
    Tết nguyên đán là một ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Ngày tết cũng là dịp để những người xa quê, đi làm ăn nơi xa trở về bên gia đình.

    [​IMG]

    Tết là những ngày cuối năm. Nó kết thúc một năm cũ với bao vất vả, lo toan trong cuộc sống. Nhưng cũng là những ngày đầu năm mới. Nó biểu đạt cho một năm với nhiều mong muốn mới, khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

    Trong những ngày tết của người Việt có rất nhiều phong tục đã được lưu truyền qua hàng trăm năm có ý nghĩa sâu sắc. Những phong tục đó được duy trì và bảo tồn qua nhiều thế hệ con cháu của người Việt nó có ý nghĩa là cầu mong một năm mới tốt đẹp, an lành, may mắn và an khang thịnh vượng.

    Cúng Ông Công Ông Táo


    Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm người Việt sẽ dọn dẹp nhà cửa, mua cá chép về để Cúng Ông Công, Ông Táo. Đễ tiễn Ông về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về một năm đã qua.

    [​IMG]

    Dọn dẹp nhà cửa.


    Dịp cuối năm người Việt sẽ dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ nhà cửa và trang hoàng lại cho nó mới mẻ hơn. Đây là việc làm có ý nghĩa "tiễn năm cũ, đón năm mới".

    Đi chợ tết.

    Dịp tết là dịp mà mọi người cùng nhau sắm sửa đồ đạc để trang hoàng nhà cửa, mâm ngũ quả. Mua đồ để gói bánh. Mắm muối, dưa cà hay những cành hoa, cây cảnh về chơi tết. Trẻ thơ thì mong muốn đi chợ tết để mua quần áo mới.

    Chợ tết đông hơn những phiên chợ bình thường. Đến chợ tết sẽ khiến cho ta cảm thấy không khí tết tràn ngập nơi nơi. Đi chợ tết cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng và không thể thiếu của người Việt mỗi độ tết đến xuân về.

    [​IMG]

    Thăm viếng mộ tổ tiên


    Những ngày cuối năm con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau tề tịu đông đủ. Cùng chuẩn bị nhang, đèn, hoa quả, bánh trái để đi thăm mộ tổ tiên. Đến nơi an nghỉ của tổ tiên, con cháu phải quét dọn mồ mả tổ tiên sạch sẽ, rồi mới đặt đồ cúng lên, để mời tổ tiên ông bà về ăn tết cùng các con, các cháu.

    Gói bánh ngày tết


    Ngày tết một món ăn đặc trưng không thể thiếu đó là bánh chưng của miền bắc, hay bánh tét của miền nam

    Bánh chưng, bánh tét không phải ai cũng gói được mà nó cần sự khéo léo của các bà các mẹ làm nên.

    Thường khi mọi người gói bánh con cháu sẽ đến đông đủ, quây quần bên nhau. Cùng nhau luộc bánh nói chuyện tâm tình rất ấm cúng.

    [​IMG]

    Cúng giao thừa


    Tiễn năm cũ đi đón năm mới đến là ý nghĩa của việc cúng giao thừa. Lễ cúng giao thừa gồm có hai lễ. Một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời.

    Xông đất


    Xông đất đầu năm theo quan niệm của người Việt, người xông đất phải là người có tuổi hợp với gia chủ. Thường người xông đất sẽ được gia chủ nhờ tới để xông đất cho nhà mình.

    Chúc tết và mừng tuổi


    Chúc tết là một nét đẹp không thể thiếu của người Việt. Theo quan niêm của người Việt thì "mùng một lễ cha, mùng hai lễ mẹ, mùng ba lễ thầy." Theo đó mùng một là tết bên nội, mùng hai tết bên ngoại và mùng ba là tết những người đã dạy dỗ chỉ bảo ta trong cuộc sống.

    Khi con cháu đến chúc tết ông, bà, cha mẹ, ông, bà, cha mẹ sẽ phát bao lì xì mừng tuổi cho con cháu hay gọi là phát lộc đầu năm.

    [​IMG]

    Đi lễ chùa đầu năm


    Đầu năm người Việt ta thường đi lễ ở đền, chùa để cầu bình an, may mắn trong năm mới.

    Đầu năm ở Việt Nam cũng là mùa lễ hội đền, chùa. Có những lễ hội lớn thu hút rất nhiều người đến lễ bái đầu năm.

    Ai cũng mong một năm mới vạn sự như ý, phước lộc dồi dào, thành đạt an khang.

    [​IMG]

    Tết đến cũng làm lòng người xao xuyến. Tết những ngày đoàn viên khó có được trong năm.

    Tết ở đó ta thấy được truyền thống, văn hóa để con người ta nhớ về cội nguồn.

    Tết đoàn viên ai còn nhớ:

    "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ"

    "Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."​
     
    Tinh Tổng thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...