Nguồn gốc, ý nghĩa không phải ai cũng biết về lễ giáng sinh

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngocngocnghech, 26 Tháng mười hai 2018.

  1. Ngocngocnghech

    Bài viết:
    12
    Bài chia sẻ của tôi gồm có 3 nội dung chính là:

    - Tìm hiểu đôi nét về lễ Vọng Giáng Sinh (Christmas Eve (Vigil) Mass)

    - Nguồn gốc, ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh

    - Kịch bản các nội dung trong đêm Canh thức Giáng Sinh

    (Bài chia sẻ này chỉ có mục đích tham khảo, giúp các bạn có thêm thông tin, và bài viết được dựa trên các thông tin chính thống, bài giảng của các vị Giám mục (Gm), Linh mục (Lm), quý Soeur thuộc đạo Công Giáo).

    [​IMG]

    1. Đôi nét về lễ Vọng Giáng Sinh (Christmas Eve (Vigil) Mass) (Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ)

    Lễ vọng được dịch từ chữ "vigil", gốc Latin là vigilia, có nghĩa là buổi canh thức, giờ canh thức.

    Canh thức Giáng Sinh vào đêm rạng ngày Chúa Giáng Sinh, là để cầu nguyện trong tâm tình chờ mong Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng Sinh. Ðỉnh cao của buổi canh thức này là việc cử hành lễ tạ ơn, gọi là lễ Canh thức Giáng Sinh, thường cử hành vào buổi chiều hôm trước ngày Giáng Sinh cùng với Kinh Chiều I.

    Trong phụng vụ của Hội Thánh Công Giáo, một vài lễ trọng cũng có lễ canh thức (vigil) như lễ Phục Sinh, nổi bật nhất là Canh Thức Phục Sinh, cử hành vào chiều tối Thứ Bảy Tuần Thánh. Trước lễ Giáng Sinh cũng có canh thức và cũng theo tinh thần đó.

    "Vọng Giáng Sinh" là từ ghép, chữ vọng lấy nghĩa của động từ vọng. Vọng Giáng Sinh có thể hiểu là canh thức, chờ mong giờ phút Chúa Giáng Sinh, đêm trước ngày lễ Giáng Sinh hay việc Canh thức Giáng Sinh.

    Tuy nhiên, lễ Giáng Sinh có nhiều lễ khác nhau, không như lễ Phục Sinh. Trước lễ chính Phục Sinh, Sách Lễ ghi rõ có Canh thức Phục Sinh gồm 4 phần:

    Phần 1: Khai mạc trọng thể đêm canh thức, nghi thức thắp nến Phục Sinh.

    Phần 2: Phụng vụ Lời Chúa.

    Phần 3: Phụng vụ Thánh Tẩy

    Phần 4: Phụng vụ Thánh Thể.

    Ngày hôm sau sẽ là thánh lễ chính ngày Phục Sinh.

    Lễ Giáng Sinh lại chia làm nhiều lễ, có lễ Vọng Giáng Sinh , và chú thích rõ thánh lễ này cử hành vào chiều ngày 24 tháng mười hai, trước hoặc sau giờ Kinh Chiều I. Tiếp đó, là lễ Ban Đêm, tiếng Hoa dịch là Thánh lễ giờ Tý, nghĩa là lễ 12 giờ đêm, ít nhất khi kết thúc thánh lễ phải là 12 giờ đêm. Kế đó có thêm lễ Rạng Đông và lễ Ban Ngày . Tức là Lễ Giáng Sinh có bốn lễ khác nhau.

    2. Nguồn gốc - ý nghĩa Lễ Giáng Sinh

    [​IMG]

    A. Nguồn gốc

    Ngày nay lễ Giáng Sinh rất lớn, có thể nói lớn hơn cả ngày lễ Phục Sinh, và đã trở thành ngày lễ quốc tế bởi những anh em Ki-tô giáo và không phải Ki-tô giáo đều mừng lễ Giáng Sinh. Thế nhưng nếu quay lại lịch sử xuất hiện ngày lễ Giáng Sinh, thì có thể nói rất nhiều điều thật ngỡ ngàng.

    Đầu tiên phải nói đến thế hệ Ki-tô hữu thời đầu xem ra không có mừng lễ Giáng Sinh, không có việc tưởng niệm Chúa Giê-su sinh ra, và mãi đến thế kỷ thứ IV mới bắt đầu có lễ Giáng Sinh. Lý do là:

    - Thế hệ Ki-tô hữu đầu tiên tập trung vào đời sống đức tin trên biến cố Chúa Giê-su chịu khổ nạn và Phục Sinh, đây là biến cố nền tảng, mang lại ý nghĩa cho đời sống đức tin như Thánh Phao-lô đã nói "Nếu Đức Giê-su Ki-tô không sống lại thì niềm tin của anh em là vô ích và lời rao giảng của tôi trở thành hão huyền".

    - Cũng phải kể đến 2 ngày lễ lớn ngày nay là Lễ Phục Sinh và Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là 2 lễ lớn bắt nguồn từ Cựu Ước, trùng vào lễ Vượt Qua và lễ Ngũ Tuần nhưng mang nội dung giáo lý hoàn toàn khác, vì thế Giáo hội muốn trình bày cho Ki-tô hữu, đặc biệt là Do thái giáo thấy chính nơi Đức Giê-su mà lời hứa của Thiên Chúa ở trong giao ước cũ và mới được thành toàn, nên thời bấy giờ chỉ mừng kính 2 ngày lễ này mà không có lễ Giáng Sinh.

    Đầu thế kỷ thứ 4, xuất hiện một ngày lễ vào ngày 6 tháng Giêng, ngày nay là lễ Chúa Hiển Linh, tưởng nhớ 3 biến cố:

    - Biến cố Chúa sinh ra

    - Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại (đó là 3 vị đạo sĩ viếng thăm)

    - Chúa tỏ mình cho đám đông dân chúng (khi Chúa Giê-su chịu phép rửa)

    Cho đến năm 336, chúng ta mới thực sự có lễ Giáng Sinh mừng kính vào ngày 25/12 như ngày nay. Nhưng nên nhớ ngày 25/12 không phải là ngày Chúa sinh ra vì chẳng có tài liệu nào có thể xác định điều này. Vậy do đâu lại mừng vào ngày 25? Lý do là:

    - Mang tính biểu tượng

    Trong Thánh kinh, Chúa Giê-su được ông Giacaria - cha của Gioan Tẩy Giả gọi là mặt trời công chính. Mà ngày 25/12 theo thiên nhiên bên Châu Âu là ngày Đông chí (ngày cuối cùng của mùa đông), và huyền thoại các dân tộc ngày xưa kể rằng đêm 24 rạng 25/12 thì thần mặt trời được sinh ra và sáng hôm sau mang ánh sáng cho muôn loài. Vậy Giáo hội chọn ngày 25/12 như biểu tượng Chúa Giê-su là mặt trời công chính, là Đấng mang ánh sáng và sự sống cho thế gian.

    - Nằm trong cuộc đấu tranh Ki-tô Giáo và một tôn giáo khác tại Rô-ma thời bấy giờ


    Thời bấy giờ, có tôn giáo thờ thần Mithras - là thần Mặt trời xuất phát từ Ba-tư theo thần thoại La mã cổ đại, được các Hoàng đế đưa vào Rô-ma. Đến thế kỷ thứ 3, Hoàng đế Rô-ma Aurelianus bấy giờ dựng một đền thờ rất lớn để thờ thần Mithras, và ngày khánh thành đền thờ vào ngày 25 tháng 12 năm 274. Kể từ đó hàng năm người ta mừng lễ Mithras rất lớn, dân chúng thành Rô-ma tưng bừng mừng lễ. Giáo hội Công Giáo bấy giờ hiện diện trong đế quốc Rô-ma vì thế Giáo hội quyết định chọn ngày 25/12 để mừng kính Chúa Giê-su sinh ra, nhằm chống lại tôn giáo thờ thần Mithras thời bấy giờ. Điều này phần nào nói lên tinh thần sống đức tin giữa lòng dân ngoại của Giáo hội Công giáo bấy giờ.

    b. Ý nghĩa

    Christmas được kết hợp từ "Christ's Mass" nghĩa là ngày lễ của Chúa Ki-tô, được cử hành chính thức vào ngày 25/12. Lễ Giáng Sinh phương Tây được kéo dài đến ngày lễ Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1/1, thích hợp để nghỉ ngơi, vui chơi.

    Lễ Giáng Sinh mừng kính việc Chúa Giê-su sinh ra đời, không chỉ là dịp để vui chơi, trao đổi quà với nhau nhưng đối với Công giáo lễ Giáng Sinh có ý nghĩa như việc Thiên Chúa trao cho con người món quà vô cùng quý giá, là con một của Người. Lễ Giáng Sinh bộc lộ tình thương của Thiên Chúa đối với con người, đồng thời làm nổi bật giá trị của con người trước mặt Thiên Chúa. Thiên Chúa ước mong con người giống hình ảnh của Chúa Giê-su - con của Người.

    (Theo Bài giảng của Đức GM. Phê-rô Nguyễn Văn Khảm)




    3. Kịch bản tiêu biểu cho giờ Canh thức Giáng Sinh



    Chủ đề: LOAN BÁO TIN VUI

    PHẦN I: MỞ Đ ẦU

    1. Lời hiệu triệu

    2. Vũ khúc khai mạc: "Chúa đã đi vào trần gian"

    PHẦN II: CANH THỨC

    3. Thánh hóa:

    4. Hoạt cảnh: Isaia Loan báo Tin Vui

    5. Diễn nguyện: Để Chúa đến

    6. Hoạt cảnh: Truyền tin

    7. Múa: Từ lúc nói lời xin vâng

    8. Hoạt cảnh: Vì xưa Ta đói

    PHẦN III: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

    9. Vũ khúc: Tiếng hát Thiên Thần

    10. Vũ khúc: Jingle Bell

    11. Đồng diễn: Mừng Con Chúa

    PHẦN IV: THÁNH LỄ

    12. Rước Chúa Hài Đồng

    13. Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh

    (Theo Sr Têrêsa Nguyễn Thị Phượng)

    Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn!
     
    Liberty thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng một 2019
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...