[Tiểu luận] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quan hệ đối ngoại Việt Nam - Asean

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 24 Tháng năm 2023.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713

    Đề tài

    Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế vào quan hệ đối ngoại Việt Nam - Asean

    MỤC LỤC

    Nếu các bạn có đóng góp hoặc bình luận về bài tiểu luận, hãy vào link này để thảo luận nhé [Thảo Luận - Góp Ý] Các Tác Phẩm Của Mạnh Thăng

    P. S: Vui lòng không reup bài tiểu luận dưới mọi hình thức
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN MỞ ĐẦU

    ⦁ Lý do chọn đề tài

    Từ lâu, đại đoàn kết quốc tế là một trong những tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được các Đại hội của Đảng liên tiếp khẳng định và nêu cao.

    Tư tưởng của Người đã dần trở thành xu thế, nguyên tắc chung để phát triển kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới. Do đó, việc vận dụng tư tưởng vĩ đại ấy vào quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Asean là một vấn đề hết sức quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Đây là lí do nhóm chúng em chọn đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế vào quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asean".

    ⦁ Mục tiêu nghiên cứu

    Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế.

    Nghiên cứu việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asean.

    Trên cơ sở đó tổng hợp những thành tựu, nêu lên những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm về việc vận dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam – Asean, đồng thời đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quan hệ đối ngoại Việt Nam – Asean.

    ⦁ Phương pháp nghiên cứu

    Tìm kiếm tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, ngiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

    Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.
     
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế

    ⦁ Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

    Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã đắp bồi nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nên cốt cách con người Việt Nam, một trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.

    Giá trị hàng đầu của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng. Tình cảm tự nhiên của con người Việt Nam là: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng". Triết lý nhân sinh của dân tộc: "Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Tư duy chính trị được phản ánh: "Nước mất thì nhà tan. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

    Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo. Đó là nền văn hóa trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân với cộng đồng mà hàng đầu là bổn phận đối với Tổ quốc.

    Văn hóa Việt Nam "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc", hướng về dân, lấy dân làm gốc, "Chở thuyền là dân, lật thuyền là dân. Lật thuyền mới biết dân như nước". Lịch sử Việt Nam đã từng chứng kiến "Hội nghị Diên Hồng", những kiểu "tập hợp bốn phương manh lệ", "Phụ tử trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào".

    ⦁ Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây

    Văn hóa phương Đông có Nho giáo, Phật giáo là chính, bên cạnh nhiều điều không hợp lí vẫn có nhiều điểm tích cực. Chẳng hạn thuyết Đại đồng và tư tưởng bình đẳng về tài sản của Nho giáo. Theo Khổng Tử, "thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều". Quan điểm "nước lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo. Trong Phật giáo cũng có những điểm hay. Ví dụ tư tưởng "đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn", "cầu đồng tồn dị" (tìm cái chung chế ngự cái khác biệt) mang sức mạnh đoàn kết.

    Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác ngay từ lúc còn học trên ghế Trường Quốc học. Sau này trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ; trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền từ cách mạng tư sản Pháp. Người đã học được tư tưởng, phong cách dân chủ phương Tây, khai thác tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn từ các triết gia tư sản trong Thế kỷ ánh sáng. Giá trị văn hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ Chí Minh.
     
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    ⦁ Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây

    Văn hóa phương Đông có Nho giáo, Phật giáo là chính, bên cạnh nhiều điều không hợp lí vẫn có nhiều điểm tích cực. Chẳng hạn thuyết Đại đồng và tư tưởng bình đẳng về tài sản của Nho giáo. Theo Khổng Tử, "thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều". Quan điểm "nước lấy dân làm gốc" (quốc dĩ dân vi bản) là của Nho giáo. Trong Phật giáo cũng có những điểm hay. Ví dụ tư tưởng "đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn", "cầu đồng tồn dị" (tìm cái chung chế ngự cái khác biệt) mang sức mạnh đoàn kết.

    Văn hóa phương Tây được Hồ Chí Minh khai thác ngay từ lúc còn học trên ghế Trường Quốc học. Sau này trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ; trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền từ cách mạng tư sản Pháp. Người đã học được tư tưởng, phong cách dân chủ phương Tây, khai thác tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, chủ nghĩa nhân văn từ các triết gia tư sản trong Thế kỷ ánh sáng. Giá trị văn hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ Chí Minh.

    ⦁ Tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mác – Lênin

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mac - Lênin. Cách mạng Nga chỉ ra rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử. Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải đi từ chiến lược "giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" tới chiến lược "giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại". Đoàn kết trong học thuyết Mác - Lênin lấy giai cấp công nhân và nông dân làm nền tảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. Lênin là tấm gương sáng chói về thực hành đoàn kết, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, hiện thân cho tình anh em bốn bể. Có thể nói những quan điểm đoàn kết trong học thuyết Mác -Lênin là cơ sở tư tưởng lý luận quan trọng nhất, bởi nó không chỉ trang bị thế giới quan, phương pháp luận, mà còn chỉ ra những phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện đoàn kết hóa.

    1.1. 4. Cơ sở thực tiễn của cách mạng Việt Nam và thế giới

    Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã phân tích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh trong nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dưới ngọn cờ Cần Vương và các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam chưa thật sự có đường lối đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ, có đoàn kết rộng rãi. Hồ Chí Minh rút ra rằng đã làm cách mạng, dù là cách mạng tư sản như cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp 1789 hay vô sản, thì điều chủ chốt là "dân chúng công nông là gốc cách mạng. Cách mạng thì có tổ chức rất vững bền mới thành công. Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mạng được nhiều. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại".

    Phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa trên thế giới chưa giành được thắng lợi không phải vì thiếu lòng yêu nước, mà thiếu lực lượng lãnh đạo, thiếu tổ chức, chưa biết đoàn kết phạm vi trong nước và trên thế giới. Vì vậy, muốn giành được thắng lợi như cách mạng Nga năm 1917 thì phải dân chúng công nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
     
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1.1. 5. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh

    Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết cùng với những nội dung về lý luận tư tưởng, phải kể tới những phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh trên các phương diện đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ quyết tâm suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đến khi phải từ biệt thế giới này, không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người thương dân, trọng dân, kính dân, tin tưởng nhân dân: Hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, chú trọng tới dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ. Vì vậy, Người được dân tin, dân phục, dân yêu.

    Lòng thương yêu nhân dân là điểm tựa cho mọi sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ đoàn kết dân tộc.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1.2. 1. Vai trò của đoàn kết quốc tế

    Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần trước hết là sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do, ý thức độc lập tự chủ tự cường..

    Đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc, các nước TBCN nói chung, phong trào đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân trên thế giới, đặc biệt là nhân dân Lào và Campuchia, thực hiện khối đoàn kết Việt – Miên. Là chống chủ nghĩa đế quốc giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc.

    Góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1.2. 2. Lực lượng đoàn kết

    Lực lượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, song tập trung chủ yếu vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.

    Với phong trào cộng sản và công nhân thế giới - lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Do đánh giá rất cao vai trò của khối đoàn kết của giai cấp vô sản thế giới, tháng 12-1920, tại Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã lên tiếng: "Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi". Tiếp nhận học thuyết Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm thấy "cái cẩm nang thần kỳ" cho sự nghiệp cứu nước của các dân tộc bị nô dịch. Đồng thời Người cũng tìm thấy một lực lượng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đó là phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là Liên Xô và sau này là các nước xã hội chủ nghĩa, là Quốc tế thứ ba và sau này là Cục Thông tin quốc tế. Từ đó, Người đã dành nhiều thời gian và tâm lực, phấn đấu không mệt mỏi cho việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

    Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần "bốn phương vô sản đều là anh em" mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện lớn lao của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, của các đảng cộng sản và công nhân thế giới. Nó khẳng định trên thực tế những giá trị nhân văn cao cả của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà sinh thời Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện và bảo vệ. Cho dù lịch sử có đổi thay, song sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện về vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng cộng sản và công nhân cho Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản là không thể phủ nhận.

    Với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Chính vì vậy, Người đã kiến nghị Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm "Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản". Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc như hai cái cánh của cách mạng thời đại. Hồ Chí Minh còn đề nghị Quốc tế cộng sản bằng mọi cách phải "Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng". Người nói đứng trước chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của giai cấp vô sản chính quốc và của nhân dân các nước thuộc địa là thống nhất.

    Với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý. Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
     
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thay mặt Chính phủ Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố: "Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hòa bình"; "Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè". Bên cạnh ngoại giao nhà nước, Hồ Chí Minh đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, cho đại diện các tổ chức của nhân dân Việt Nam tiếp xúc, hợp tác với các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa của nhân dân thế giới, của nhân dân Á Phi, xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

    Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hòa bình, tự do và công lý, Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo nên những tiếng nói liên hệ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh. Thật hiếm có những cuộc đấu tranh giành được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi và lớn lao như vậy. Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1.2. 3. Hình thức tổ chức

    Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về thành lập "Mặt Trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa" chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụ thể để đến Đại hội VI (1928), quan điểm này đã trở thành sự thật.

    Dựa trên cơ sở các quan hệ về địa lý - chính trị và tính chất chính trị – xã hội trong khu vực và trên thế giới, cũng như tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kỳ, Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng và củng cố khối đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các trào lưu cách mạng thời đại, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

    Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt. Cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi của nhau, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử văn hóa và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để khơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, Người quyết định thành lập riêng biệt Mặt trận độc lập đồng minh cho từng nước Việt Nam, Lào, Cao Miên tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc hình thành Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào (Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương) phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau cùng chiến đấu, cùng nhau thắng lợi.
     
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)


    1.2. 3 Hình thức tổ chức (tiếp)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mở rộng ra các nước khác, Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh em" với Trung Quốc, nước láng giềng có quan hệ lịch sử – văn hóa lâu đời với Việt Nam: Thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đang đấu tranh giành độc lập. Với các dân tộc Châu Á, Người chỉ rõ, các dân tộc châu Á có độc lập thì nền hòa bình thế giới mới thực hiện. Vận mệnh dân tộc châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam. Do vậy, từ những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp. Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, Hồ Chí Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á Phi đoàn kết với Việt Nam.

    Những năm đấu tranh giành độc lập, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây dựng các quan hệ với Mặt trận dân chủ và lực lượng Đồng minh chống phát xít nhằm tạo thế dựa cho cách mạng Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bằng hoạt động ngoại giao không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ, trong đó có cả nhân dân Pháp trong kháng chiến chống thực dân Pháp và nhân dân Mỹ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

    Như vậy, tư tưởng đại đoàn kết vì thắng lợi cách mạng của Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào; Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam; chống đế quốc xâm lược. Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
     
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)

    1.2. 4. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cũng như xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Đây là vấn đề cốt từ có tính nguyên tắc trong công tác tập hợp lực lượng. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp chung của loài người tiến bộ.

    Để đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình.

    Là một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định, Hồ Chí Minh dành cả đời đấu tranh cho sự nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất giữa các lực lượng cách mạng thế giới, trước hết là trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lực lượng tiên phong của cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

    Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, để thực hiện đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thì đoàn kết giữa các Đảng "là điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm cho phong trào cộng sản và công nhân toàn thắng trong cuộc đấu tranh vĩ đại cho tương lai tươi sáng của toàn thể loài người". Người cho rằng, thực hiện sự đoàn kết đó phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản. "Có lý" là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới. Tuy nhiên, việc trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào hoạt động thực tế của mỗi nước, mỗi đảng, tránh giáo điều. "Có tình" là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh: Phải khắc phục tư tưởng sôvanh, "nước lớn", "đảng lớn", không "áp đặt", "ức chế", nói xấu, công khai công kích nhau, hoặc dùng các giải pháp về chính trị, kinh tế.. gây sức ép với nhau. "Có tình" đòi hỏi trong mọi vấn đề phải chờ đợi nhau cùng nhận thức, cùng hành động vì lợi ích chung. Lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi đảng phải được tôn trọng, song lợi ích đó không được phương hại đến lợi ích chung, lợi ích của đảng khác, dân tộc khác.
     
  11. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    PHẦN NỘI DUNG

    Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế (Tiếp)

    1.2. 4. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế (tiếp)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Có lý", "có tình" vừa thể hiện tính nguyên tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh – chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng rất lớn không chỉ trong việc củng cố khối đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân mà còn củng cố tình đoàn kết trong nhân dân lao động.

    Để đoàn kết với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

    Độc lập, tự do cho mỗi dân tộc là tư tưởng nhất quán được Hồ Chí Minh coi là chân lý, là "lẽ phải không ai chối cãi được". Hồ Chí Minh không chỉ suốt đời đấu tranh cho tự do của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho các dân tộc khác. Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc, cũng như với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan điểm có tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó.

    Những quan điểm trên được Người thể chế hóa sau khi Việt Nam giành được độc lập. Tháng 9-1947, trả lời nhà báo Mỹ S. EIi Maysi, Hồ Chí Minh tuyên bố: Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai".

    Thời đại Hồ Chí Minh sống là thời đại bão táp của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên hầu hết các châu lục của thế giới. Trong tiến trình đó, Người không chỉ là nhà tổ chức, người cổ vũ mà còn là người ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của họ. Nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh trở thành người khởi xướng, người cầm cờ và là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, thực hiện đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới với Việt Nam vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước.

    Để đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.

    Giương cao ngọn cờ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và những giá trị nhân văn nhân loại. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, đấu tranh cho hòa bình, một nền hòa bình thật sự cho tất cả các dân tộc – "hòa bình trong độc lập tự do".

    Giương cao ngọn cờ hòa bình và đấu tranh bảo vệ hòa bình là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh. Nhưng đó không phải là một nền hòa bình trừu tượng, mà là "một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ", chống chiến tranh xâm lược vì các quyền dân tộc cơ bản của mỗi quốc gia. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, quan điểm hòa bình trong công lý, lòng thiết tha hòa bình trong sự tôn trọng độc lập và thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim nhân loại. Nó có tác dụng cảm hóa lôi kéo các lực lượng tiến bộ thế giới đứng về phía nhân dân Việt Nam đòi chấm dứt chiến tranh, văn hóa hòa bình. Trên thực tế, đã hình thành một Mặt trận nhân dân thế giới, có cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược, góp phần kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...