ÔN TẬP ĐỌC HIỂU THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI Đọc hiểu: Thuật hứng, bài 15 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngại ở nhân gian lưới trần, Thì nằm thôn dã miễn yên thân. Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử, Viên hạc đà quen bạn dật dân. Hái cúc ương lan hương bén áo, Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn. Đàn cầm suối trong tai dội, Còn một non xanh là cố nhân. (Thuật hứng 15, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 415-416) Chú thích: viên hạc: con vượn và con hạc; hương bén áo: Hương của cúc, lan như lưu trên áo; tuyết xâm khăn: Tuyết vương vít trên khăn; Đàn cầm suối trong tai dội: Tiếng suối chảy như tiếng đàn dội bên tai; Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Nguyễn Trãi coi những đối tượng nào là bạn, là cố nhân? Câu 3. Chỉ ra điểm khác biệt về thể thơ của bài thơ trên so với thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Câu 4. Cuộc sống của Nguyễn Trãi nơi thôn dã là cuộc sống như thế nào? Câu 5. Tác dụng của phép đối trong hai câu: Hái cúc ương lan hương bén áo, Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn. Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên. Gợi ý đọc hiểu Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản: Miêu tả, biểu cảm. Câu 2. Nguyễn Trãi coi những đối tượng là bạn, là cố nhân: Viên hạc, non xanh. Câu 3. Điểm khác biệt về thể thơ của bài thơ trên so với thơ thất ngôn bát cú Đường luật: - Gương báu khuyên răn 43 được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn nên có điểm khác với các bài thơ thất ngôn bát cú quen thuộc của thơ Đường luật: Có sự đan xen giữa các câu 6 chữ và các câu 7 chữ. - Tác dụng: Tạo điểm nhấn "đột sáng" cho bài thơ; nhấn mạnh sự cô đọng trong cảm xúc, suy tư của tác giả; khiến bài thơ mang âm hưởng dân tộc (rất nhiều câu tục ngữ Việt Nam có sáu chữ; câu lục sau này cũng là thành phần cấu tạo nên câu thơ lục bát) ; thể hiện ý thức của Nguyễn Trãi trong việc Việt hóa thơ Đường, tạo nên thể thơ cho dân tộc. Câu 4. Cuộc sống của Nguyễn Trãi nơi thôn dã là cuộc sống bình yên; giản dị, thanh bạch; gần gũi, chan hòa với thiên nhiên. Câu 5. - Phép đối trong hai câu: Hái cúc >< Tìm mai; ương lan >< đạp nguyệt; h ương bén áo >< tuyết xâm khăn. - Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên; nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà.. Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ. Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới: Đọc hiểu Thuật hứng 24
Đọc hiểu: Thuật hứng, bài 24 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Công danh được được hợp về nhàn Lành dữ âu chi thế ngợi khen Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then Bui có một lòng trung liễn hiếu Mà chẳng khuyết, nhuộm chăng đen. (Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr 418-419) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên Câu 2. Xác định biện pháp từ từ trong hai câu luận: Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên làng quê trong văn bản trên. Câu 4. Phân tích tác dụng của biện phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/Thuyền chở yên hà nặng vạy then Câu 5. Hai câu thơ Công danh được được hợp về nhàn/Lành dữ âu chi thế ngợi khen đã thể hiện thái độ và quan niệm về cuộc sống của Nguyễn Trãi như thế nào? Câu 6. Anh/chị có đồng tình với quan niệm nhân sinh của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu thơ đầu không? Vì sao? Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Câu 2. Biện pháp từ từ trong hai câu luận Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen: phép đối. Câu 3. Những hình ảnh, chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên làng quê: Ao cạn, bèo, muống, đìa thanh, sen, phong nguyệt, yên hà, thuyền.. Câu 4. Biện phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/Thuyền chở yên hà nặng vạy then: - Phép đối: Kho thu><Thuyền chở, phong nguyệt>< yên hà, đầy qua nóc><nặng vạy then. Tác dụng: + Nhấn mạnh vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên làng quê. + Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: Yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với cảnh sắc thiên nhiên, tâm hồn bay bổng, lãng mạn, tinh tế. + Làm cho lời thơ thêm cân xứng, đăng đối, hài hòa. Câu 5. +Thái độ: Yêu thích, hài lòng với cuộc sống an nhàn, bình dị ẩn dật nơi thôn dã làng quê. +Quan niệm: Khi đã được công danh nên lui về nhàn không quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê. Câu 6. - Quan niệm nhân sinh của Nguyễn Trãi là: Khi đã được công danh nên lui về nhàn không quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê. - Em có đồng tình với quan niệm nhân sinh của tác giả. Vì: + Khi công danh, mục tiêu, lí tưởng đã trọn vẹn việc lui về ở ẩn, tận hưởng cuộc sống là một cách để di dưỡng tâm hồn. +Không phải đối diện với bon chen, thị phi.. Xem tiếp bên dưới: Đọc hiểu Mộ xuân tức sự
Đọc hiểu: Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Nhàn trung tận nhật bế thư trai, Môn ngoại toàn vô tục khách lai. Ðỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão, Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai. (Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn Khách tục không ai bén mảng gần Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn Ðầy sân mưa bụi nở hoa xoan) (Mộ xuân tức sự, trích Ức Trai thi tập, Nguyễn Trãi) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra từ ngữ chỉ thời gian, không gian trong bài thơ (bản dịch thơ). Câu 3. Theo em, bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi? Câu 4. Chỉ ra tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ trên. Câu 5. Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ là khung cảnh như thế nào? Câu 6. Cảm nhận về hình ảnh Nguyễn Trãi trong bài thơ. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Câu 2. Từ ngữ chỉ thời gian: Xuân, không gian: Đầy sân mưa bụi. Câu 3. Theo em, bài thơ được sáng tác vào thời điểm Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Câu 4. Tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ trên: - Bài thơ có đối giữa câu 1 và câu 2; câu 3 và câu 4. - Tác dụng: Tạo sự đối lập giữa con người suốt ngày khép "phòng văn" với "khách tục" giữa đời thường, cho thấy Nguyễn Trãi luôn luôn gìn giữ phẩm cách trong sạch, tâm hồn thanh cao, giữa chốn bụi trần lao xao danh lợi; sự đối lập giữa một người cả ngày ở trong "phòng văn" nhưng tâm hồn vẫn giao cảm với đất trời, vẫn thấy hoa xoan rụng và nghe tiếng cuốc kêu, cho thấy tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm của Nguyễn Trãi. Câu 5. Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ là khung cảnh đẹp, lãng mạn. Dù cuối xuân nhưng vẫn đầy sân mưa bụi và những bông hoa xoan thì nở tím. Màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên nhẹ nhàng, thanh khiết. Câu 6. Cảm nhận về hình ảnh Nguyễn Trãi trong bài thơ: Một con người lánh đục khơi trong, luôn đề cao việc giữ gìn nhân cách, trau dồi vốn tri thức; đó cũng là con người yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà, luôn mở lòng mình đón nhận cảnh sắc thiên nhiên và vui với niềm vui bình dị ấy. Xem thêm bên dưới: Đọc hiểu Tùng, bài 1 - Nguyễn Trãi
Đọc hiểu: Tùng, bài 1 - Nguyễn Trãi Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, Một mình lạt thuở ba đông (1) Lâm tuyền ai rặng (2) già làm khách, Tài đống lương (3) cao ắt cả dùng. (4) (Thuật hứng 24, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr 418-419) Chú thích: 1: Ba tháng mùa đông 2: Ai bảo. 3: Tài làm rường cột. 4: Dùng vào việc lớn. Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Nêu đặc điểm về vần của bài thơ trên. Câu 3. Câu thơ "Một mình lạt thuở ba đông" miêu tả vẻ đẹp gì của cây tùng? Nêu tác dụng của việc sử dụng câu thơ lục ngôn này. Câu 4. Trong hai câu kết, Nguyễn Trãi miêu tả vẻ đẹp của cây tùng ở phương diện nào? Câu 5. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây tùng. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản: Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Câu 2. Đặc điểm về vần của bài thơ trên: - Bài thơ gieo vần ung - ông (vần bằng) - Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4 (vần chân) - Bài thơ gieo 1 vần trong đó có vần ông là vần tương đương (độc vận). Câu 3. - Câu thơ "Một mình lạt thuở ba đông" miêu tả vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt ở cây tùng. Thu đến, các loại cây khác đều "lạnh lùng", riêng tùng vần "lạt" - coi thường sự thay đổi của ngoại cảnh, lá vẫn xanh tốt. - Tác dụng của việc sử dụng câu thơ lục ngôn: Tô đậm vẻ đẹp của cây tùng, khẳng định một cách ngắn gọn, chắc nịch bản lĩnh của cây, cũng là bản lĩnh của người quân tử trong cuộc đời. Câu 4. Trong hai câu kết, Nguyễn Trãi miêu tả vẻ đẹp của cây tùng ở công dụng của cây: Làm rường cột, làm việc lớn, đó đều là những công dụng không hề nhỏ bé, tầm thường. Qua đó, cho thấy sự quý giá, đáng trân trọng của cây tùng. Câu 5. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây tùng: Cây tùng trong bài thơ trên chính là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của người quân tử. Nguyễn Trãi đã làm nổi bật vẻ đẹp và công dụng của cây tùng từ đó khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn của người quân tử đối với những sự nghiệp của nhân dân, đất nước. Xem thêm bên dưới
Để xem thêm một số bài đọc hiểu khác về thơ Nôm Nguyễn Trãi bạn hãy đăng kí tài khoản miễn phí tại đây nha: LINK Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem thêm bên dưới
Đọc hiểu: Ngôn chí 9 - Nguyễn Trãi Đọc văn bản sau: Sang cùng khó bởi chưng trời, Lặn mọc làm chi cho nhọc hơi. Rửa lòng thanh, vị núc nác, Vun đất ải, rãnh mùng tơi. Liêm cần tiết cả tua hằng nắm, Trung hiếu niềm xưa mựa nỡ dời. Con cháu chớ hiềm song viết ngặt, Thi thư thực ấy báu nghìn đời. (Ngôn chí 9, Nguyễn Trãi) Cước chú: Lặn mọc: Nổi chìm, thăng trầm Núc nác: Cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, mọc đối, quả dài và dẹp dùng làm thuốc, trị các chứng nhiệt Đất ải: Đất mục, tơi Rãnh: Luống Liêm: Trong sạch, ngay thẳng, không tham của. Cần: Từ đơn tiết dùng độc lập, chăm chỉ. Tiết: Khí tiết Cả: To lớn Tua: Nên Hằng nắm: Luôn nắm giữ Mựa: Chớ, không Chớ hiềm: Chớ ngại Song viết: song viết (hai chữ viết 曰, hoặc hai chữ nhật ) là chữ xương (昌). xương có nghĩa là "hưng thịnh, xương thịnh, phúc khánh"; nghĩa khác: Sống (nghĩa trong bài thơ) Ngặt: Cùng túng, hết thế Thi thư: Nói tắt của Kinh Thi và Kinh Thư, hai bộ kinh điển của nho gia. Thực: Đúng là Trả lời câu hỏi: Câu 1. Liệt kê những hình ảnh bình dị, dân dã được Nguyễn Trãi miêu tả trong bài thơ. Câu 2. Tìm bố cục bài thơ và khái quát nội dung từng phần. Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối sử dụng trong hai câu thơ: Rửa lòng thanh, vị núc nác, Vun đất ải, rãnh mùng tơi. Câu 4. Em hiểu nội dung hai câu thơ luận như thế nào: Liêm cần tiết cả tua hằng nắm, Trung hiếu niềm xưa mựa nỡ dời. Câu 5. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trogn bài thơ. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Những hình ảnh bình dị, dân dã được Nguyễn Trãi miêu tả trong bài thơ: Núc nác, đất ải, mùng tơi Câu 2. Bố cục bài thơ và khái quát nội dung từng phần: - Hai câu đề: Quan niệm sống lánh đục khơi trong, không bon chen danh lợi của Nguyễn Trãi - Hai câu thực: Vẻ đẹp của lối sống thanh đạm, nhàn tản của Nguyễn Trãi chốn quê nhà - Bốn câu cuối: Vẻ đẹp của phẩm chất cao cả ở Nguyễn Trãi: Ngay thẳng, cần kiệm, trung quân ái quốc.. Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối sử dụng trong hai câu thơ: Rửa lòng thanh, vị núc nác, Vun đất ải, rãnh mùng tơi. - Phép đối: Rửa >< vun; lòng thanh >< đất ải; vị núc nác >< rãnh mùng tơi - Tác dụng: + Làm cho câu thơ thêm cân xứng, hài hòa; + Tô đậm vẻ đẹp trong cuộc sống của Nguyễn Trãi chốn quê nhà: Ăn uống thanh đạm giữ lòng thanh bạch; vui với công việc nông nhàn; qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Giản dị, hòa hợp với thiên nhiên.. Câu 4. Liêm cần tiết cả tua hằng nắm, Trung hiếu niềm xưa mựa nỡ dời. Nội dung hai câu thơ luận: Ngay thẳng, trung trực, khí tiết cao cả là những phẩm chất cao đẹp mà Nguyễn Trãi thường xuyên giữ gìn; trung quân ái quốc là phẩm chất mà Nguyễn Trãi không bao giờ dời xa, thay đổi. Như vậy hai câu luận đề cao vẻ đẹp nhân cách cao cả của Nguyễn Trãi. Câu 5. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ: - Nguyễn Trãi là người có tâm hồn thanh cao, không bon chen, đua giành danh lợi; - Nguyễn Trãi là người có tâm hồn giản dị: Ăn uống thanh đạm, vui với việc nhà nông; - Nguyễn Trãi là người có phẩm chất cao cả: Liêm khiết, trọng nghĩa khí, trung quân ái quốc; - Nguyễn Trãi là người coi trọng đạo hiền (thi thư), coi đó là sự giàu sang về tri thức, đạo lí; vượt qua những ngặt nghèo của cuộc sống.
Đọc hiểu: Tự thán 7 - Nguyễn Trãi Đọc văn bản sau: Chàu chẳng kịp, khó còn bằng, Danh lợi lòng đà ắt dưng dưng. Dò trúc xông qua làn suối, Tìm mai theo đạp bóng trăng. Giang san bát ngát kìa quê cũ, Tùng cúc bù trì ấy của hằng. Một phút thanh nhàn trong khuở ấy, Nghìn vàng ước đổi được hay chăng? Cước chú: chàu: giàu Nghĩa câu 1: So với người giàu thì mình chẳng bằng, so với người nghèo thì mình cũng như nhiều người. đà: dừng, thôi dưng dưng: không màng đến dò trúc: lấy cành trúc dò xuống đáy suối để biết nông sâu xông: bước qua, đi qua mai: cây mai, hoa mai đạp: bước lên bù trì: săn sóc, giúp đỡ khuở: thuở, thời gian ấy Câu 1: Xác định những câu lục ngôn trong bài thơ và cách ngắt nhịp của các câu thơ này. Câu 2: Hai câu thơ đầu gợi nhắc câu nói dân gian nào? Câu 3: Em hiểu được điều gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi nơi điền viên thôn dã qua hai câu thực và hai câu luận? Câu 4: Hãy giải thích nội dung, ý nghĩa của hai câu kết Câu 5: Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. Gợi ý đọc hiểu Câu 1: - Những câu lục ngôn trong bài thơ và cách ngắt nhịp của các câu thơ này: Chàu chẳng kịp/khó còn bằng, Dò trúc/ xông qua/ làn suối, Tìm mai/ theo đạp/ bóng trăng. Câu 2: Hai câu thơ đầu gợi nhắc câu nói dân gian: Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình. Câu 3: Hai câu thực và hai câu luận: Dò trúc xông qua làn suối, Tìm mai theo đạp bóng trăng. Giang san bát ngát kìa quê cũ, Tùng cúc bù trì ấy của hằng. Ta thấy xuất hiện nhiều hình thiên nhiên: Trúc, suối, mai, thông, giang san bát ngát, tùng cúc cùng những công việc: Dò trúc, tìm mai, xông suối, đạp trăng.. khiến ta hình dung cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Trãi thanh đạm, bình dị, thảnh thơi, chan hòa với thiên nhiên, vui thú với những công việc yêu thích.. Câu 4: Nội dung, ý nghĩa của hai câu kết: - Hai câu kết thể hiện niềm vui của một phút thanh nhàn nơi quê nhà ngàn vàng cũng không đổi được; - Qua đó cho thấy Nguyễn Tlơrãi yêu, trân quý những khoảnh khắc thanh nhàn - những khoảng khắc ông được sống giữa thiên nhiên, tránh xa danh lợi; - Tình yêu ấy giúp người đọc hiểu vẻ đẹp thanh cao, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi của Nguyễn Trãi. Câu 5: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ: - Nguyễn Trãi là người có tâm hồn thanh cao, không bon chen, đua giành danh lợi; - Nguyễn Trãi là người có tình yêu thiên nhiên, sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, với cảnh sắc bình dị quê nhà.
Đọc hiểu: Bảo kính cảnh giới 11 - Nguyễn Trãi Đọc văn bản sau: Bảo kính cảnh giới 11 - Nguyễn Trãi Cưu một lòng ngay khác chúng ngươi, Ở chưng trần thế mấy phen cười. Phúc nhiều xưa bởi nơi ta tích, Xuân đến tự nhiên mọi vật tươi. Có của bo bo hằng chực của, Oán người nớp nớp những âu người. Làm chi pháo phúc lòng nhau bấy, Rốt nhân sinh bảy tám mươi. Cước chú: cưu: mang; lòng ngay: lòng ngay thẳng chúng ngươi: cách Nguyễn Trãi gọi số đông kẻ xấu chưng: từ đệm, không có nghĩa tích: tích cóp, tích trữ bo bo: giữ khư khư, không chia sẻ; chực: giữ nớp nớp: nơm nớp; âu: lo pháo phúc: trở đi trở lại nhiều lần, nghĩa bóng: làm phiền bấy: <từ cổ> cảm thán từ. rốt: rốt cục; nhân sinh: cuộc đời; bảy tám mươi: 70-80 tuổi Chọn đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào: A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn xen lục ngôn C. Tự do D. Bảy chữ Câu 2. Nhan đề "Bảo kính cảnh giới" có nghĩa là: A. Gương báu khuyên răn B. Gương báu cần giữ gìn C. Những điều quý giá D. Những điều cần cảnh giác Câu 3. Đề tài của bài thơ: A. Cảnh thiên nhiên B. Bất bình trước cái xấu C. Chiêm nghiệm về lẽ sống D. Chiêm nghiệm về con đường công danh Câu 4. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào? A. Hai câu thực B. Hai câu luận C. Hai câu kết D. A và B Câu 5. Trong bài thơ Nguyễn Trãi khẳng định mình khác với "chúng ngươi" ở điều gì? A. Lòng ngay thẳng B. Lối sống nhàn C. Sự lạc quan C. Yêu thiên nhiên Câu 6. Nội dung hai câu cuối là: A. Chỉ kiếp luân hồi, bảy tám mươi tuổi chết đi có thể trở lại ở các kiếp khác. B. Trong bảy tám mươi năm cuộc đời, có những người cứ trở đi trở lại làm phiền ta. C. Cuộc đời chỉ có bảy tám mươi năm, hãy cứ vui vẻ, việc gì phải sống phiền não. D. Cuộc đời chỉ có bảy tám mươi năm, việc chi phải làm phiền não lòng nhau. Câu 7. Ý nghĩa phê phán của bài thơ thể hiện rõ nhất trong những câu thơ nào? A. Hai câu đề B. Hai câu thực C. Hai câu luận D. Hai câu kết Trả lời câu hỏi: Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau: Có của bo bo hằng chực của, Oán người nớp nớp những âu người. Câu 9. Theo em, ý nghĩa khuyên răn của bài thơ là gì? Câu 10. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. B. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 2. A. Gương báu khuyên răn Câu 3. C. Chiêm nghiệm về lẽ sống Câu 4. D. A và B Câu 5. A. Lòng ngay thẳng Câu 6. D. Cuộc đời chỉ có bảy tám mươi năm, việc chi phải làm phiền não lòng nhau. Câu 7. C. Hai câu luận Câu 8. Có của bo bo hằng chực của, Oán người nớp nớp những âu người. - Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên: Phép đối: có của >< oán người; bo bo >< nớp nớp; hằng chực của >< những âu người - Tác dụng: + Nhấn mạnh ý nghĩa phê phán của Nguyễn Trãi đối với những kẻ có lối sống ích kỉ, bo bo giữ của và những kẻ không bao dung, rộng lượng, giữ mãi lòng oán giận, hiềm khích. + Giúp lời thơ trở nên cân xứng, hài hòa. Câu 9. Ý nghĩa khuyên răn của bài thơ: - Bài thơ là lời Nguyễn Trãi khuyên mình, cũng là khuyên mọi người cần phải rèn luyện nhân cách, có lói sống, quan niệm sống đúng đắn tích cực: Ngay thẳng, giữ đạo đức, sống sẽ chia, bao dung, vị tha, không gây phiền lòng nhau. - Đó là những lời khuyên đúng đắn, tích cực. Câu 10. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ: - Bài thơ là lời Nguyễn Trãi khuyên răn mình, khuyên răn mọi người sống bao dung, vị tham phải đạo; - Qua đó, người đọc có thể nhận thấy ở Nguyễn Trãi một con người có nhân cách cao đẹp, luôn hướng đến việc răn rèn bản thân sống cho hợp đạo làm người.
Đọc hiểu: Bảo kính cảnh giới 12 - Nguyễn Trãi Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bảo kính cảnh giới 12 - Nguyễn Trãi Chàu người họp, khó người tan, Hai ấy hằng lề sự thế gian. Những kẻ ân cần khi phú quý, Họa ai bồ bặc khuở gian nan. Lều không, con cái hằng tình phụ, Bếp lạnh, anh tam biếng hỏi han. Lòng thế bạc đen dầu nó biến, Ta thìn nhân nghĩa chớ loàn đan. (trích Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi) Cước chú: chàu: giàu hai ấy: chỉ hai sự giàu nghèo; hằng lề: thói thường, lệ thường bồ bặc: hết sức giúp đỡ tình phụ: tình cảm nhạt nhòa anh tam: bạn bè lòng thế: lòng người; bạc đen: đen trắng; dầu nó biến: dù có biến đổi khó lường thìn: giữ gìn; loàn: sai trái; đan: đỏ, son, từ chữ đan tâm (lòng son); chớ loàn đan: chớ đánh mất lòng son. Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Phân tích tác dụng của phép đối sử dụng trong bài thơ. Câu 3. Nêu ý nghĩa "cảnh giới" của bài thơ. Câu 4. Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ là gì? Câu 5. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. - Thể thơ: Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm Câu 2. - Phép đối: Chàu >< khó; họp >< tan, Những kẻ >< Họa ai; ân cần >< bồ bặc; khi phú quý >< khuở gian nan. Lều không>< Bếp lạnh; con cái >< anh tam; hằng tình phụ >< biếng hỏi han. Bạc >< đen - Tác dụng của phép đối: + Nhấn mạnh những chiêm nghiệm của Nguyễn Trãi về sự thay đổi của lòng người: Khi giàu có thì nhiều người ân cần, thăm hỏi; ngược lại, lúc cơ hàn ai nấy xa lánh, thờ ơ. + Thể hiện nỗi chua xót, lòng nhức nhối của Nguyễn Trãi trước sự đen bạc đó của lòng người + Phép đối còn giúp lời thơ thêm cân xứng, hài hòa. Câu 3. Ý nghĩa "cảnh giới" của bài thơ: Bài thơ là lời Nguyễn Trãi khuyên mình, cũng là khuyên người: Sống cần chân thành, tận tình, tận nghĩa, không nên thay lòng đổi dạ; sống phải có bản lĩnh, biết giữ tấm lòng son sắt dù lòng người có thay đổi khó lường. Câu 4. Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ: - Trước hiện thực xã hội nhiễu nhương, lòng người thay đổi, Nguyễn Trãi không khỏi băn khoăn, trăn trở, đau xót. Bởi ông là nhà Nho có nhân cách thanh cao, là người yêu nhân dân, đất nước, ông không đành lòng khi chứng kiến hiện thực đó. - Nhưng dù xã hội, lòng người có thay đổi khó lường, Nguyễn Trãi vẫn kiên quyết với những giá trị mà mình theo đuổi: Giữ vững đạo đức, nhân cách. Bài thơ này cũng là thông điệp ông "cảnh giới" chính mình và khuyên răn mọi người. Như vậy, từ bài thơ có thể thấy khát vọng, nhiệt huyết của Nguyễn Trãi trong việc hướng con người đến những điều đẹp đẽ Câu 5. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: - Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong việc tạo ra thể thơ mới cho dân tộc; Những câu lục ngôn trong bài còn thể hiện sự dồn nén của cảm xúc. - Ngôn từ giản dị, thuần Việt. - Giọng điệu trầm lắng, đậm chất suy tư về cuộc đời, thế sự - Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất suy tư, triết lí, vừa biểu đạt được những suy ngẫm của Nguyễn Trãi về cuộc sống, con người, vừa cho thấy tâm trạng đầy lo lắng, chua xót của ông trước hiện thực. - Nguyễn Trãi vận dụng tối đa hiệu quả của phép đối lập trong cả bài thơ.