Đề và đáp án ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mình là Chi, 1 Tháng hai 2023.

  1. Mình là Chi

    Bài viết:
    66
    Đề và đáp án ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn chi tiết

    Đề:

    Đọc bài thơ sau:

    Chú bé ngủ trong xe bò, mặt trăng nằm trong mây trắng xốp

    Mặt trăng đi trên trời, chiếc xe đi dưới đất

    Trăng vuốt ve trên da trên tóc

    Chú cưỡi mơ, mơ tay mẹ vuốt thầm

    Chú đang tuổi của trăng

    Gương mặt sáng như trăng - Giấc ngủ

    Cũng thanh trong như trăng giữa đêm rằm

    Trăng dịu quá, làn bụi than bụi cát

    Cũng ánh lên. Mồ hôi áo ướt đầm

    Cũng thắm lại. Vết nhọ in trên má

    Như cũng mơ theo giấc ngủ thiên thần

    Trăng im lặng soi chiếc xe lọc cọc

    Và con bò ngẫm nghĩ cúi đầu đi

    [Nguồn: Vũ Quần Phương, Vầng trăng trong chiếc xe bò, NXB Văn học, 1988]

    Từ bài thơ, anh/ chị hãy liên tưởng đến sự kì diệu của văn chương.

    [​IMG]

    (Nguồn ảnh: Internet)

    Đáp án:

    I. Yêu cầu về kỹ năng (0, 5 điểm)

    - Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

    - Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để bàn luận, chứng minh vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.

    - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    II. Yêu cầu về kiến thức (11, 5 điểm)

    Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

    1. Giải thích- 2, 0đ

    Ỏ đây có 3 hình ảnh chủ đạo: Xe bò; vầng trăng; chú bé

    Liên tưởng: Xe bò - hình ảnh hiện thực cuộc sống; vầng trăng - là thế giới tâm hồn, là chất thơ của cuộc sống, chất thơ của tâm hồn mình.

    => Liên tưởng tới sự kì diệu của văn chương, văn chương bồi dưỡng cho tâm hồn con người, đánh thức khả năng hướng thiện của con người.

    2. Bình luận- 2, 5đ

    * Ý bình luận 1: Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người. Qua bức tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.

    - Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người. Dù các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người (như ngụ ngôn) nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới.

    - Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan (hiện thực đời sống) và chủ quan (tình cảm người viết). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Điều thu hút độc giả chính là sự chân thật. Sự chân thật ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc đời họ mà thôi. "Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá trị. Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi" (Thạch Lam). Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà văn còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng lên thành những giá trị có tính chất phổ quát. Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm máu "người nghệ sĩ.

    - Trong lí luận văn học, vấn đề giá trị của văn học là một vấn đề rất lớn. Cái gì trước hết làm cho văn chương nghệ thuật có sức hấp dẫn đối với người đọc? Đó là những hình tượng mang các giá trị thẩm mĩ đa dạng như cái đẹp, cái cao cả, cái hài, cái bi.. Các giá trị ấy có thể cảm nhận trước hết bằng giác quan, trực cảm làm thỏa mãn tình cảm yêu cái đẹp của con người.

    * Ý bình luận 2: Nêu các giá trị của văn học

    - Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: Nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với thời gian, không gian khác nhau từ đó giúp ta có những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người.. Quá trình tự nhận thức của văn học: Người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh.. của con người) từ đó giúp hiểu chính bản thân mình.

    - Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương. Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng – tình cảm, nhận xét, đánh giá.. của mình trong tác phẩm. Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp họ biết phân biệt phải – trái, tốt – xấu, đúng – sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người.

    - Nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp của con người. Đặc trưng của văn học: Phản ánh cuộc sống theo quy luật của cái đẹp. Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ về cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử.. Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng – tình cảm, những hành động, lời nói) ; Vẻ đẹp của những sự vật nhỏ bé, bình thường và cả đồ sộ, kì vĩ.

    *Yêu cầu của người sáng tác và tiếp nhận: Người sáng tác phải sáng tạo, phải đem đến được những chân lý đời sống, mang tư tưởng, cái nhìn riêng có tính khám phá, phát hiện. Nhưng để cảm nhận hết, phát huy được những giá trị của văn chương đem lại, chắc chắn mỗi người đọc phải là người có đủ" tầm đón đợi "để thấy hết được giá trị của văn chương đem lại.

    3. Chứng minh- 6, 0đ

    * Ý 1: Văn học có khả năng bồi đắp tâm hồn, thanh lọc, di dưỡng tinh thần, cần bằng cảm xúc.

    - Bài thơ với những hình ảnh:

    Chú bé ngủ trong xe bò, mặt trăng nằm trong mây trắng xốp

    Mặt trăng đi trên trời, chiếc xe đi dưới đất

    Trăng vuốt ve trên da trên tóc

    Chú cưỡi mơ, mơ tay mẹ vuốt thầm

    Chú đang tuổi của trăng

    Gương mặt sáng như trăng - Giấc ngủ

    Cũng thanh trong như trăng giữa đêm rằm

    Gợi cho ta thấy hai hình ảnh hiện thực và tâm hồn, văn học cũng giống như vầng trăng kia nó đưa ta vào thể giới của tâm hồn, như đang" vuốt ve ", tôn thêm cho vẻ đẹp của con người.

    Trăng và chú bé như giao hòa với nhau, trăng làm cho hiện thực đẹp lên. Văn chương cũng vậy, đem lại một thế giới tâm hồn phong phú. Từ chất thơ của cuộc sống mà đánh thức chất thơ của tâm hồn.

    - Bài thơ" Cảnh ngày hè "(Nguyễn Trãi), nhà thơ đã miêu tả sức sống của thiên nhiên đang căng trào, từng mạch vỉa bên trong sự sống. Hình ảnh" thạch lựu còn phun thức đỏ "," hồng liên trì đã tiễn mùi hương ", hình ảnh cuộc sống con người" lao xao chợ cá "," dắng dỏi cầm ve ".. màu của thiên nhiên, âm của cuộc sống như tấu lên khúc hát của sự sống, sự sống đang cựa mình trong văn học. Quan trọng hơn, sự sống ấy được miêu tả qua cái nhìn của thi nhân Nguyễn Trãi, một người đang trong hoàn cảnh bất đắc chí phải lánh đời, trong cảnh cuối hè.. mới thấy hết được giá trị của văn học. Chính văn học đã khơi sâu vào mạch của tâm hồn con người đẹp đến thế.

    *Ý 2: Văn học đem đến thế giới của ánh sáng, của cái đẹp:

    - Đưa câu dẫn (ví dụ:" Nhà văn là người mở đường dẫn ta đến xứ sở của cái đẹp ";" cái đẹp lan khắp vũ trụ ").

    - Bài thơ Vầng trăng trong chiếc xe bò của Vũ quần Phương với những hình ảnh rất đẹp: Trăng vuốt ve trên da trên tóc; Gương mặt sáng như trăng - Giấc ngủ; Trăng dịu quá, làn bụi than bụi cát/ cũng ánh lên. Mồ hôi áo ướt đầm/ cũng thắm lại. Vết nhọ in trên má/ như cũng mơ theo giấc ngủ thiên thần

    Những câu thơ dịu ngọt ấy khiến ta liên tưởng đến thế giới của cái đẹp mà văn học đem lại. Văn học đứng là dẫn ta đến xứ sở của cái đẹp, đó là cái đẹp trong nghệ thuật:

    - Cái đẹp toát lên từ chất thơ của cuộc sống:

    + Đọc trang văn của Thạch Lam, mỗi câu văn là một dòng mý cảm đẹp từ chất thơ của cuộc sống. Nói đến những truyện ngắn đặc sắc của ông, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Hai đứa trẻ với nội dung chính là tấm lòng" êm mát và sâu kín "của Thạch lam đối với con người và quê hương. Câu chuyện mở đầu bằng những âm thanh và hình ảnh báo hiệu cho một ngày mùa hè tàn:" Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. "Cái rực rỡ, cái huy hoàng nhất của một ngày đã đi qua, buổi chiều ta đang đến. Giờ phút này, chợ cũng đã tàn canh, cái đông vui tấp nập đã lùi dần và thế chỗ vào đó là sự trống vắng, hiu quạnh." Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn lại mấy đứa trẻ con nhà nghèo cuối long khom nhập nhanh bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại. Tất cả đều gợi lên cái buồn của buổi chiều quê. ", bằng ngòi bút tinh tế, Thạch Lam đã khơi sâu vào mùi riêng của quê hương của đất, của thiên nhiên.

    - Văn học còn đưa ta vào vẻ đẹp của nghệ thuật:

    + Đến với địa hạt của thơ, ta như được bước vào thế giới kì diệu của văn chương đem lại. Thơ, là sứ giả của tình yêu, trong cuộc chạy tiếp sức của nhân loại, nó bồi đắp tiếp tế năng lượng cho tâm hồn, không chỉ cho một người mà cho nhiều người. Vì thế, thơ cần sự sáng tạo lại ngoài tác giả, để được truyền cảm, nhân lên trong những cảm thông, bênh vực, nâng đỡ không ngừng. Thơ gắn với đời, trong những lấm láp ruộng đồng, trong mặn mòi biển cả, trong khuất lấp nẻo rừng, trong xô bồ phố thị với từng hớn hở hay đớn đau của cuộc sống, bắt đầu từ một đến mười, mười đến một trăm rồi nghìn, vạn, triệu. Cũng đừng dựa dẫm vào truyền thống mà cũ kỹ, sáo mòn mãi. Tôi chọn đổi mới trên nền truyền thống. Sông Lấp của Tú Xương đấy: Sông kia rày đã nên đồng/ Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò, có cầu kỳ đâu mà vẫn văng vẳng cho tới bây giờ. Và đây, hiện đại huyền ảo Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngắt/ Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh vẫn còn lung linh trong ta. Sức lay động của thơ phụ thuộc vào độ cảm xúc (làm nên giọng, điệu, tiết tấu, âm vực) và sự tạo dựng hình tượng (nhân vật, chi tiết, hình ảnh, màu sắc, đường nét) mới mẻ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ nhuần nhuyễn, sáng tạo của người cầm bút. Mỗi bài thơ là một sáng tạo. Nói thật ngắn gọn là như vậy. Nhưng sáng tạo ra sao, để không lặp lại mình, không giống người khác là vô cùng khó khăn. Khó khăn như hành trình của người thám hiểm mỏ quý vậy. Có lúc được nhiều nhưng lắm khi lại trắng tay. Bởi thế, tôi nghĩ danh hiệu nhà thơ không quan trọng bằng bài thơ. Có bài thơ hay, đương nhiên anh xứng đáng là thi sĩ chẳng cần tấm thẻ hội viên Hội Nhà văn chứng nhận.

    + Dẫu đã hơn sáu trăm năm rồi, trải qua bao thăng trầm biến động nhà thơ Ức Trai Nguyễn Trãi vẫn sống cùng ta trong những vần thơ bất tử dào dạt tình yêu thiên nhiên: Núi láng giềng, chim bầu bạn;/ Mây khách khứa, nguyệt anh tam; sự chọn lựa thanh tao không ham hố: Công danh đã được chỉn về nhàn. / Lành dữ âu chi thế ngợi khen. / Ao cạn vớt bèo cấy muống. / Trì thành phát cỏ ương sen.. ; tình người thảo thơm rộng mở: Nghìn hàng cam quýt con đòi cũ/ Mấy đứa ngư tiều bậu bạn thân.. ; lòng thương dân canh cánh: Tuy đà chưa có tài lương đống, / Bóng cả như còn rợp đến dân..

    *Ý 3: Văn học hướng ta đến cái thiện, đúng là" văn học có khá năng nhân đạo hóa con người ": Mỗi một trang văn không chỉ bổi đắp tâm hồn, di dưỡng tinh thần ta mà còn hướng ta sống đẹp, sống thiện, tự nhận thức về chính mình.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...