Yêu Cầu Của Một Bài Văn Hay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Annie72, 7 Tháng mười hai 2020.

  1. Annie72

    Bài viết:
    7
    Bài văn hay là một bài văn có sự kết hợp hài hòa giữa hai phương diện cơ bản:

    - Thứ nhất: Bài viết phải có ý

    - Thứ hai: Bài viết phải có chất văn

    Yêu cầu về ý nghiêng về nội dung (tìm tòi, lực chọn, phát hiện và nêu lên những ý chính có trong nội dung) ; yêu cầu về chất văn nghiêng về cách trình bày và diễn đạt. Nói là nghiêng về cách trình bày nhưng không có nghĩa là chỉ chăm chút cho phần hình thức. Cái gốc của văn chương là nội dung tình cảm và cảm xúc thẩm mĩ. Điều này có thể áp dụng cho cả văn học nghệ thuật và văn học nghị luận xã hội. Trên thực tế, có những bài viết đủ ý, thậm chí có những phát hiện mới mẻ về nội dung nhưng văn viết lại chưa hay. Ngược lại có những bài văn khi vừa đọc lên đã hay nhưng xem kĩ thì lại không có gì đặc biệt. Ý nghiêng về hành động và lý trí, văn nghiêng về sự tác động của tình cảm. Bài văn có ý nhưng thiếu chất văn sẽ trở nên nặng nề khô khan nhưng bài có văn mà ý nông cạn thì bài viết dễ rơi vào con đường "làm xiếc ngôn từ".

    Như thế, bài văn hay là bài văn có những ý tứ sâu sắc, mới mẻ lại được biểu đạt bằng lời văn sáng láng, câu văn đẹp và giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ và có sức truyền cảm.

    Thế nhưng trong việc viết văn, để có một ý nghĩ mới mẻ là rất khó. Thâm chí đới với những người viết lách lâu năm cũng khó có thể nghĩ ra được những ý nghĩa độc đáo và mới mẻ. Chính vì thế dù không giới hạn sự phát hiện và khám phá nhưng cũng cần giới hạn yêu cầu lại, phù hợp với trình độ và năng lực của HS. Từ đó cho ra hai mức độ về một bài văn hay:

    - Mức thứ nhất: Nười viết biết tiếp thu ý kiến của người khác, biết lực chọn và trình bày các ý kiến đó theo cách của riêng mình.

    - Mức thứ hai: Suy nghĩ, tìm tòi và phát hiện ra những ý của riêng mình

    Ở mức độ một đối với các học sinh nói chung đã không còn gì là xa lạ. Dạng này thường được bắt gặp khi các em viết bài phân tích một tác phẩm văn học sử, lí luận văn học hoặc nhận xét, đánh giá một tác phẩm vản học quen thuộc. Ở dạng bài này, đòi hỏi duy nhất là HS cần thuộc bài, hiểu và tập hợp ý của người khác để trình bày theo ý của mình để phù hợp với yêu cầu đề bài. Với những tác phẩm kinh điển thì đã có quá nhiều nhà phê bình và nhà nghiên cứu phân tích ra, các em được học kĩ trên lớp vì vậy đối với yêu cầu có ý sáng tạo mới mẻ là rất khó để viết ra.

    Ở mức độ hai, HS có điều kiện để bộc lộ khả năng sáng tạo của mình thông qua các dạng bài mang nhiều yếu tố sáng tác như miêu tả, kể chuyện.. hoặc phân tích một số tác phẩm chưa được học hoặc nằm ngoài chương trình học hay chưa đọc tài liệu tham khảo. Bằng cách này chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan năng lực hiểu và cảm thụ văn học của HS. Nhièu HS vẫn lúng túng khi phải viết một đề bài chưa được học, được đọc nhưng nếu có năng lực cảm thụ tốt và nắm chắc những kiến thức cơ bản: Cách phân tích, đánh giá, cách bình giảng một ác phẩm nghệ thuật thì bạn có thể làm chủ được tất cả các dạng bài văn trên đời. Điều này cũng giải thích vì sao có nhiều trường hợp dù trúng tủ 100% nhưng bài viết vẫn không có điểm cao. Vì trong trường hợp này các bài viết có quá nhiều ý kiến chung về chúng, dễ làm người viết không nổi hứng, dễ bị bão hòa trong ý kiến của người khác

    Sau khi đã có ý rồi thì vấn đề quan trọng hơn cả là cách diễn đạt cho hay, cho cuốn hút. Người viết cần biết cách diễn tả ý tứ của mình một cách khéo léo qua từng câu văn. Nhiều khi cùng một ý nhưng cách diễn đạt khác nhau nên một bên thì thành văn còn một bên thành những câu từ vô nghĩa.

    Lần sau sẽ giúp mọi người biết một số lưu ý khi viết văn nếu mọi người có nhu cầu muốn biết.
     
    lnanhh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...