Ý nghĩa tên gọi 63 tỉnh thành

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Quy Lãng, 13 Tháng chín 2021.

  1. Quy Lãng

    Bài viết:
    198
    Ý NGHĨA TÊN GỌI 63 TỈNH THÀNH


    Nơi bạn sống và lớn lên từ nhỏ giờ này, liệu bạn đã hiểu hết ý nghĩa của cái tên đó chưa?

    Hãy cùng mình tìm hiểu sơ qua về nó nhé!



    ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (13)


    Bấm để xem
    Đóng lại
    - An Giang (67) : "Dòng sông an lành có thể định cư lâu dài, khuyến khích người dân lập đất khai hoang" => đất Tầm Phong Long, Chân Lạp dâng cho chúa Nguyễn, Gia Long tổ chức mộ dân đến khai hoang, trở thành 1 trong Nam kì Lục tỉnh

    - Bạc Liêu (94) : Xuất phát từ phiên âm Hán Việt từ tiếng Triều Châu "pô-léo" (xóm nghèo, làm nghề chài lưới, đi biển) ; ý kiến khác "pô" (đồn, bót), "léo" (lào) theo tiếng khmer, vì trước khi người Hoa đến thì nơi này có đồn binh của người lào; ý kiến khác là theo tiếng Khmer Po lenh (cây đa cao)

    - Bến Tre (71) : Người Khmer gọi là "Xứ Tre" vì tre mọc nhiều, sau này người dân lập chợ buôn bán, gọi là chợ "Bến Tre" cách gọi tắt của bến xứ tre

    - Cà Mau (69) : Cách gọi cũ là "Cà Mâu", người Khmer gọi là "Tuk-kha-mau" (vùng nước đen – do lá tràm của rừng U minh rụng xuống làm đổi màu nước)

    - Cần Thơ (65) : Trước đây có 1 con rạch mang tên 1 loài cá có tên Khmer là Kìn tho (cá sặc rằng), đọc biến âm là Cần Thơ

    - Đồng Tháp (66) : Còn gọi là Đồng Tháp Mười, nghĩa là "tháp thứ 10" hoặc "tháp 10 tầng"; Đồng Tháp Mười có xuất phát từ tên gọi Gò Tháp – địa chỉ di tích lịch sử có liên quan đến văn hóa Phù Nam (Gò Tháp Mười là di tích của một ngôi tháp 10 tầng. Năm 1957, Ngô Đình Diệm cho xây dựng lại ngôi tháp 10 tầng, gọi là Tháp Mười để các sư thờ cúng Phật, sau này dùng làm đài triển vọng để quan sát vung đất xung quanh

    - Hậu Giang (95) : Bắt nguồn từ tên sông Hậu,

    - Kiên Giang (68) : Bắt nguồn từ tên 1 con sông ở Rạch Giá, là sông Kiên (tỉnh được thanh lập năm 1975, phần lớn vung đất thuộc trấn Hà tiên cũ do Mặc Cửu khai phá từ thế kỉ XVII)

    - Long An (62) : "An" => yên ổn, an toàn; "Long" => đầy đủ, hưng thịnh ; => 1 vùng đất yên ổn, hưng thịnh

    - Sóc Trăng (83) : Biến âm của Sốc Trăng, xuất phát từ tiếng Khmer là "Srock khleang" (srock: Xứ; khleang: Kho chứa vàng bạc của vua). Trước kia viết là Sốc Kha Lăng, sau này biến thành Sốc Trăng

    - Tiền Giang (63) : Được đặt theo tên sông Tiền, được phần lớn người Việt từ vung Ngũ Quảng đên khai hoang và định cư từ tk XVII. Năm 1976, mới chinh thức có tên Tiền Giang trên cơ sở hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho.

    - Trà Vinh (84) : Địa danh gốc Khmer, tiền thân là Tra Vang, biến âm từ "prhatrapenh" (ao, ao phật, ao linh thiêng => vì cho rằng ngày xưa đào được tượng Phật ở dưới ao này)

    - Vĩnh Long (64) : Âm Hán Việt, ngụ ý "sự thịnh vượng (long), bền lâu và mãi mãi (vinh). Ban đầu gọi là Vãng Long, nhưng" Vãng: Đi, đã qua ", không phù hợp về mặt ngữ nghĩa nên được thay thế thành Vĩnh Long.

    ĐÔNG NAM BỘ (6)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bà Rịa – Vũng Tàu (72) :" Bà Rịa "=> phiên âm tên nữ thần trấn sóng Chăm Po Riyak hoặc chuyển hóa nhân danh từ tên bà Nguyễn Thị Rịa, người Phú Yên, là lưu dân từ dinh Trấn Biên vào Nam khai khẩn vùng rừng núi Đồng Xoài;" Vũng Tàu "=>" đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư ", vung đất có 3 mặt giáp biển, thuận lọi cho tàu thuyền đậu tranh gió trước khi vào Gia Định, nên gọi là Vũng Tàu

    - Đồng Nai (60, 39) : Biến âm từ" Nông nại đại phố "

    - Bình Dương (61) : Lấy tên từ địa danh thời Trung Cổ Trung Quốc, tên đất khởi nghiệp của vua Nghiêu (khi ông thịnh trị, dân chúng thai bình, trên dưới hòa thuận, an lanh)

    - Bình Phước (93) : Sáp nhập 2 tỉnh Bình Long + Phước Long

    - Tây Ninh (70) : Thời xưa là vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, tên gọi Romdum Ray (chùồng voi – vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ) ; Tây Ninh: Yên ổn về chinh trị ở phía tây

    - Tp HCM (41, 50-59) : Tên gọi cũ là Sài Gòn, được đổi theo tên Bác – tượng trưng cho sự chiến đấu, hi sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của nhân dân Nam bộ

    TÂY NGUYÊN (5)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Đắk Lắk (47) : Được đặt theo tiếng M'nông (hồ Lắk, Dak: Nước, hồ) => 1 trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa cồng chiêng – được UNESCO công nhận là" Kiệt tác truyền khẩu và phi vật nhân loại thế giới công nhận "

    - Đắk Nông (48) : Được đặt theo tiểng M'Nông (nước, đất của người M'Nông)

    - Gia Lai (81) : Bắt nguồn từ chữ Jarai (tên 1 tộc người có số dân đông nhất của tỉnh), Jarai – vùng đất của người Jarai hoặc để ám chỉ vùng đất Thủy Xá, Hỏa Xá của tiểu vương quốc Jarai xưa

    - Kom Tum (82) : Theo ngôn ngữ Bana (kon: Làng, tum: Hồ), chỉ tên gọi 1 ngôi làng gần hồ nước cạnh dông sông Đăk Bla, hiện nay là làng Kon Kơ Nâm

    - Lâm Đồng (49) : Sáp nhập tỉnh Lâm Viên + Đồng Nai thượng

    DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (8)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bình Định (77) : Do Nguyễn Ánh đặt năm 1799, sau khi hạ được thành Quy Nhơn, dụng ý thể hiện tư thế người chiến thắng khi vào được đất phát tích cua nhà Tây Sơn, binh định được" loạn đảng ngụy tây "

    - Bình Thuận (86) : Có từ năm 1697, do chúa Nguyễn đặt (Bình: Sự khai phá, binh dịnh 1 vùng đất; Thuận: Sự sinh sống hòa thuận của 2 tộc người là chamwpa và kinh), vào thời điểm đó thì vùng đất này chưa yên ổn nên chúa Nguyễn mới đặt tên đó

    - Đà Nẵng (43) : Biến âm từ tiếng Chăm cổ Đaknan (Đak: Nước, Nan hay Nưn: Rộng) => vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn; có ý kiến khác cho rằng Đà Nẵng xuất phát từ nhôm ngôn ngữ Môn Khmer Đakdong – Đà dơng (sông nguồn)

    - Khánh Hòa (79) : Thành lập nằm 1831, trong tiếng Hán (Khánh: Mừng, chúc mừng; Hòa: Đồng thuận, hòa hợp)

    - Ninh Thuận (85)

    - Phú Yên (78) : Chúa Nguyễn Hoàng đặt => miền đất trù phú, thanh bình trong tương lai

    - Quảng Nam (92) : Mở rộng vùng đất ra phía nam

    - Quảng Ngãi (76) : Mang ý nghĩa là 1 dải đất tinh nghĩa

    => Nhiều địa danh miền trung đều mang yếu tố" Quảng "=> đây là nơi với ngiều dãy đất hẹp, đặt" Quảng "với mong muồn sự rộng lớn, bao la

    BẮC TRUNG BỘ (6)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Hà Tĩnh (38) : 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh

    - Nghệ An (37) : 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh

    - Quảng Bình (73) : Chúa Nguyễn Hoàng đặt năm 1558 => vùng đất rộng lớn, yên binh

    - Quảng Trị (74) : Tồn tại với tên gọi cựu dinh Quảng Trị trong 300 năm, 1802 khi vua Gia Long lên thì đặt từ Cựu dinh thành Dinh, 1832 đổi thanh tỉnh Quảng Trị

    - Thanh Hóa (36) : Có từ thời Lý, 1009 gọi là phủ Thanh Hóa, 1469 đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, 1802 gọi là trấn Thanh Hóa (tên cũ trùng tên với phi tần của vua), 1831 từ trấn thành tỉnh là Thanh Hoa (hoa: Tinh hoa), 1841 trở thành tỉnh Thanh Hóa cho đến nay

    - Thừa Thiên - Huế (75) : Thừa => vâng, làm theo; Thiên => trời;" Thừa Thiên "=> làm theo mệnh trời;" Huế "=> biến âm của từ Hóa trong Thuận Hóa (bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên)

    ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC (11)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bắc Ninh (99) : Được nhà Nguyễn thành lập năm 1822, từ 1 phần xứ Kinh Bắc; thời Hồng Bàng chia làm 15 bộ, phần lớn lanh thổ bộ Vũ Ninh thuộc Bắc Ninh ngày nay. Kinh Bắc + Vũ Ninh = Bắc Ninh

    - Hà Nam (90) : Thành lập năm 1890, 1 phần phía bắc Nam Định + 1 phần phía nam Hà Nội = Hà Nam

    - Hà Nội (29-33, 40) : Nằm trong sông (HN được bao bọc bởi 2 con sông là sông Hồng và sông Đáy)

    - Hải Dương (34) : Hải => miền duyên hải (vùng đất giáp biển) ; Dương => ánh sáng mặt trời (Hải Dương nằm phía đông kinh thành Thăng Long – nơi mặt trời mọc) ; Hải Dương => ánh mặt trời biển Đông hoặc ánh sang từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về

    - Hải Phòng (15, 16) : Đất cảng hay tp cảng, tp hoa phượng đỏ; Hải Phòng => rút ngắn trong cụm từ" Hải tần phòng thủ "của nữ tướng Lê Chân đầu tk1/ rút ngắn từ tên gọi 1 cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương" Hải Dương thương chính quan phòng "/ hoặc từ ti sở nha Hải Phòng xứ hay đồn Hải Phòng do Bùi Viện lập năm 1871 đời Tự Đức

    - Hưng Yên (89) : Sự hưng thịnh, yên binh; nổi tiếng thời Trịnh – Nguyễn phân tranh do có phố Hiến" thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến "

    - Nam Định (18) : Nam => phía nam; Định => binh định

    - Ninh Bình (35) : Vùng đất vung chai, binh yên thể hiện tinh thần quật cường của người dân nơi đây

    - Quảng Ninh (14) : => Quảng Yên + Hải Ninh

    - Thái Bình (17) : Yên ổn hoan toàn

    - Vĩnh Phúc (88) : => Vĩnh Yên + Phúc Yên

    TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC (14)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bắc Giang (13, 98) : Phía bắc con sông

    - Bắc Kạn (97) : Bảo vệ phía bắc (Kạn => theo Hán Việt có nghĩa là ngăn giữ, bảo vệ)

    - Cao Bằng (11) : Từ phủ Bắc Bình đổi tên thành trấn Cao Bình, đến thời vua Quan Trung đổi thành Cao Bằng (tranh tên húy của vua là Nguyễn Quang Bình)

    - Điện Biên (27) : Vốn được gọi là Mường Thanh (theo tiếng thái nghĩa là xứ trời – được xem là nơi xứ thiêng miền biên viễn, là nơi thông trời đất) ; phủ Điện Biên hay Điện Biên Phủ được vua Thiệu Trị đặt (Điện => vùng núi to nhưng rất thiêng, là điện thờ; Biên => miền biên viễn)

    - Hà Giang (23) : Con sông nhỏ cảy vào dông sông lớn; sông ở hạ lưu

    - Hòa Bình (28)

    - Lai Châu (25) : Xuất phát từ chữ châu lay, các thử linh chiếm vùng đất này đặt tên là Mường Lay, sau này Nguyễn Trãi ghi trong Dư địa chí là Châu Lai (phiên âm của từ Lay)

    - Lạng Sơn (12) :" Xứ lạng", 1 trong 13 tỉnh được Minh Mạng thành lập đầu tiên ở xứ bắc

    - Lào Cai (24) : Cách phát âm của người địa phương khi đọc chữ Lão Nhai nghĩa là phố cũ, chợ cũ

    - Phú Thọ (19) : Xuất phát từ tên làng Phú Thọ thuộc tống Yên Phú

    - Sơn La (26) : Xuất phát từ nguồn gốc của nậm la, phụ lưu t2 của sông Đà

    - Thái Nguyên (20) : Gốc hán việt (Thái => to lớn, rộng rãi, Nguyên => cánh đồng, chỗ đất rộng, bằng phẵng

    - Tuyên Quang (22) : Bắt nguồn từ sông Tuyên Quang mà nay là sông Lô

    - Yên Bái (21) : Lấy tên từ làng Yên Bái.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...