Ý nghĩa của bạch nguyệt quang - Ánh trăng sáng và chu sa chí - Nốt ruồi son

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi 4verlove95, 17 Tháng tám 2021.

  1. 4verlove95 TheMoonYue

    Bài viết:
    377
    Bạch Nguyệt Quang - Ánh Trăng Sáng quá quen thuộc với mấy bạn đọc Ngôn/Đam rồi đúng không? Chu Sa Chí - Nốt ruồi son thì có vẻ ít người biết hơn, ví dụ như mình.

    Cùng tìm hiểu chuyên sâu với Yue nào <3

    [​IMG]

    白月光=Bạch Nguyệt Quang=Ánh Trăng Sáng: ngôn ngữ mạng Trung Quốc, ý nói trong lòng vẫn luôn có một người mình yêu thương, ái mộ nhưng lại không ở bên cạnh, không thuộc về mình.

    朱砂痣=Chu Sa Chí=Nốt ruồi son: ám chỉ những người để lại ấn tượng vô cùng sâu đậm, người tâm tâm niệm niệm trong lòng người khác, nhớ mãi không quên như mối tình đầu vậy đó.

    Cả 2 từ đều có ý nghĩa na ná nhau. Hai hình ảnh này thường dùng được để so sánh ám chỉ sự dễ thay đổi của con người, thường là đàn ông. Như kiểu lúc không có thì xem người ta là ánh trăng sáng là nốt chu sa, đến khi có rồi thì lại xem người ta là hạt cơm là vết máu bé tí của con muỗi.

    [​IMG]

    Hai từ này xuất phát từ tiểu thuyết《Hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng》của Trương Ái Linh

    Tóm tắt trích từ tiểu thuyết Hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng qua 2 bài hát cùng tên do ca sĩ Trần Dịch Tấn thể hiện.

    Chuyện về Hoa hồng đỏ: Thứ khiến con người ta xao động luôn là thứ không có được.

    Người ta nói "Bất kỳ người đàn ông nào đều từng có hai người phụ nữ như thế này trong đời, ít nhất là hai.

    Cưới một đóa hồng đỏ, lâu dần, nàng thành vết máu muỗi trên tường còn hồng trắng vẫn là ánh trăng sáng.

    Cưới đóa hồng trắng, nàng như hạt cơm dính trên áo còn hồng đỏ là nốt ruồi son trên ngực."

    Khi chưa có hồng đỏ thì với người đàn ông mà nói, hồng đỏ là nốt ruồi son rực rỡ, diễm lệ in hằn nơi lồng ngực gần nhất với trái tim, không thể xóa mờ.

    Thế nhưng khi có được hồng đỏ sự mãnh liệt ấy lại khiến bản thân mệt mỏi, nặng nề.

    Lúc này đối với người đàn ông ấy, hồng đỏ như vệt máu của con muỗi trên tường, cũng là mang sắc đỏ như nốt ruồi son, cũng bé nhỏ như nốt ruồi son, nhưng nhìn sao mà chướng mắt, dơ dáy..

    Link bài hát "Hoa Hồng Đỏ" có vietsub:


    ***
    Chuyện về Hoa hồng trắng: Ba đoạn tình vẫn hoàn dở dang.

    Kiếp đầu tiên:

    Chàng trai ái mộ sự cao ngạo lạnh lùng của "hoa hồng trắng" nhưng lại mãi chẳng thể nào có được. "Hoa hồng trắng" ở trong mắt người hát[*] cho dù lạnh lùng vẫn mãi xinh đẹp, vì cao ngạo nên "hoa hồng trắng" không có dễ dãi như "hoa hồng đỏ", nàng mang theo nụ cười và chỉ tin tưởng vào sự phòng vệ.

    Bởi vì không ai chiếm được cho nên cao quý, kiêu ngạo, bởi vì không ai chiếm được cho nên dù lạnh lùng vẫn mãi xinh đẹp, bởi vì không ai chiếm được cho nên người hát cho dù thân đang ở trong tình thế hiểm nguy vẫn không cách nào không toan tính, ý đồ nhìn trộm được chân tướng đằng sau lớp vỏ bọc cao quý của "hoa hồng trắng", hơn nữa còn tình nguyện cho rằng chân tướng dù có là ác mộng vẫn mãi diễm lệ.

    Mối tình của chàng trai đối với "hoa hồng trắng" này bởi bị cự tuyệt nên tình yêu ấy trở nên dơ bẩn thấp hèn không đáng nhắc tới, chàng trai vì tình yêu đã mất của mình dâng lên một bó hoa hồng cũng chính là lễ tang cho tâm linh của mình.

    [*] Trong bài viết này là dựa theo bài hát "Hoa Hồng Đỏ","Hoa Hồng Trắng" của ca sĩ Trần Dịch Tấn hát. Nên mới xưng là người hát. Như đang giải thích ca từ mà người hát thể hiện.

    Kiếp thứ 2:

    Chàng trai chiếm được "hoa hồng trắng". Nhưng như đã nói, chàng trai ái mộ "hoa hồng trắng" chính là vì không chiếm được nàng, bởi vì "hoa hồng trắng" không thể chiếm được nên mới cao quý, cho nên lúc chiếm được "hoa hồng trắng" cũng chính là lúc "hoa hồng trắng" chết đi.

    Lúc này chàng trai lại dâng lên một bó hoa hồng chính là vì làm "tang lễ cho trái tim mô phỏng" (tức trái tim chỉ là giả dối bắt chước chứ không còn thuần khiết, không ngờ vực như xưa nữa).

    Bởi vì tình yêu đã chết, chuyện xưa xóa hết, trôi đến kiếp sau, lại một mối tình nữa tiếp diễn.

    Kiếp thứ 3:

    Chàng trai sắp chết nhưng vẫn ái mộ "hoa hồng trắng", vẫn cam tâm làm phông nền cho sự cao quý của nàng, chỉ là lúc này sinh mệnh của chàng sắp hết, tình yêu của chàng cùng với "hoa hồng trắng" cũng đã phải vẽ lên chấm tròn kết thúc.

    Cho nên đến ca từ "Chuyện xưa xóa hết, ta cũng đã trôi đi", tại tang lễ của chính mình, "hoa hồng trắng" dâng lên cho chàng trai một bó hoa hồng, cứ như vậy, lại một mối tình trở thành chuyện xưa, cứ như vậy, lại một kiếp sau.

    Link bài hát "Hoa hồng trắng" có vietsub:



    Link bài hát Bạch Nguyệt Quang và Nốt Chu Sa có vietsub:



    Ngoài lề, tóm tắt về tác phẩm gốc:

    "Hoa hồng đỏ và Hoa hồng trắng" là một tiểu thuyết được sáng tác bởi nhà văn hiện đại Trương Ái Linh, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944. Phiên bản tiếng Trung đại lục nằm trong tuyển tập tiểu thuyết cùng tên.

    Cuốn tiểu thuyết kể về sự vướng mắc tình cảm giữa nhân vật chính Đồng Chấn Bảo và hai người phụ nữ. Kiều nhuỵ là tình nhân - "Hoa hồng đỏ" còn Yên Li là vợ - "Hoa hồng trắng", cả hai đều dành rất nhiều tình cảm cho Chấn Bảo, và thỏa hiệp một cách khiêm tốn trong mối quan hệ của họ. Chấn Bảo yêu bản thân hơn những người khác, và cuối cùng đánh mất họ. Cả ba bị giam cầm vì tình yêu và không thể chết già. Cuốn tiểu thuyết thể hiện một cách sinh động những cung bậc cảm xúc cuộc sống và tình trạng hôn nhân của con người trong thời kỳ chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, tập trung nhiều vào hành vi và những chuyển biến tâm lý của hai người phụ nữ. Qua những thăng trầm của cốt truyện, nó tái hiện những cảnh ngộ. của những người phụ nữ sống trong một xã hội bị cai trị bởi ý thức gia trưởng, làm lộ ra nguyên nhân sâu xa của bi kịch.

    Nguồn:

    GG, duahauhattim, fb Eason Chan Trần Dịch Tấn - Viện thần kinh VN, baike.baidu, fb reply1995.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...