Ý chính bài 29 - 30 - 31 SGK sử Lớp 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 19 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    Bài 29

    CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH

    1. Cách mạng Hà Lan (Đọc thêm)

    2. Cách mạng tư sản Anh:

    a. Tình hình nước Anh trước cách mạng:

    - Kinh tế: Phát triển nhất châu Âu, theo hướng TBCN

    + Công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế.

    + Thương nghiệp: Chủ yếu buôn bán len dạ và nô lệ da đen.

    + Nông nghiệp: CNTB sớm thâm nhập, giai cấp quý tộc mới hình thành.

    - Chính trị: C hế độ phong kiến lạc hậu, duy trì nhiều đặc quyến phong kiến, đặt nhiều thứ thuế, hạn chế kinh tế TBCN, đời sống nhân dân cơ cực

    => Nguyên nhân cách mạng bùng nổ.

    b. Diễn biến

    - 8/1642, Charles I tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến diễn ra từ 1642 – 1648.

    - 1649, Charles I bị bắt và bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.

    - 1653, do mâu thuẫn với nhân dân và để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đưa Cromwel lên làm Bảo hộ công, thiết lập nền độc tài quân sự.

    - 1689, sau khi Cromwel mất, Quốc hội tổ chức chính biến đưa Wilhelm Orange lên ngôi vua, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

    c. Tính chất và ý nghĩa: Là cuộc CMTS có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử thế giới.

    - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.

    - Mở đầu thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang CNTB.

    BÀI 30

    CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC

    THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ

    1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

    - Đầu thế kỷ XVIII, người Anh lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

    + Miền Bắc: Kinh tế công thương nghiệp TBCN phát triển mạnh: Luyện kim, đóng tàu, dệt..

    + Miền Nam: Phát triển kinh tế đồn điền (bông, mía, thuốc lá), bóc lột nô lệ da đen.

    - Do sự giao lưu kinh tế giữa các thuộc địa, dần hình thành một thị trường thống nhất.

    - Kinh tế ở Bắc Mỹ phát triển, cạnh tranh gay gắt với kt Anh nên chính phủ Anh tìm cách kìm hãm bằng chế độ thuế khóa nặng nề và các điều luật vô lý..

    =>Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẩn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

    2. Chiến tranh bùng nổ. Sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ.

    *Giai đoạn 1 (1775-1777)

    - Năm 1775 chiến tranh bùng nổ, dân thuộc địa dưới sự chỉ huy của Washintơn, phong trào đấu tranh lên cao, 13 thuộc địa lần lươt đòi tách khỏi nước Anh.

    - Ngày 4-7-1776 đại hội họp ở Philađenphia, thông qua tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập Hợp chủng Quốc Mỹ.

    *Giai đoạn 2 (1777-1783)

    - Ngày 17-10-1777 quân thuộc địa thắng lớn ở Xatôga tạo ra bước ngoặc của cuộc chiến.

    - Năm 1781 trận Ióoc tao giành thắng lợi

    Quyế định, 1782 chiến tranh kết thúc.

    - 1783 Hòa ước Vécsai được ký.

    3. Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh

    gìanh độc lập:

    *Kết quả:

    - Theo hòa ước Vecsai, Anh công nhận nền độc lập cho 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

    - Năm 1787 Hiến pháp tư sản ra đời, Mỹ là nước cộng hòa liên Bang.

    *Ý nghĩa :

    - Giải phóng Bắc Mỹ khỏi chính quyền Anh.

    - Mở đường cho tư sản ở Bắc Mỹ phát triển.

    - Cổ vũ tinh thần chống phong kiến ở Châu Âu và phong trào GPDT ở Mỹ latinh.

    BÀI 31

    CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

    1. Nước Pháp trước cách mạng:

    a. Tình hình kinh tế xã hội:

    *Kinh tế:

    + Nông nghiệp: Cuối thế kỷ XVIII Pháp vẫn là nước có nền nông nghiệp lạc hậu, bị phong kiến cản trở.

    +Công thương nghiệp: Phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, nhân công đông và sống tập trung..

    *Chính trị: Pháp là nước quân chủ chuyên chế do Lui XVI cai trị độc đoán.

    *Xã hội: Chia làm 3 đẳng cấp:

    + Tăng Lữ- Quý tộc

    +Đẳng cấp thứ 3 (TS, VS, nd, người bình dân)

    =>;xã hội Pháp mâu thuẫn gay gắt. (đẳng cấp 3 >< với 2 đẳng cấp trên)

    b. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:

    Nhiều luồng tư tưởng mới, chống lại hệ tư tưởng lại hậu, nổi bật là trào lưu "triết học ánh sáng" tạo điều kiện thúc đẩy sự thức tỉnh của mọi tầng lớp nhân dân trước cách mạng.

    2. Tiến trình của cách mạng:

    a. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ

    lập hiến:

    *Cách mạng bùng nổ:

    - Ngày 5-5-1789 do khó khăn về tài chính, Vua LuiXVI triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp, tại hội nghị do bất đồng về tài chính, đẳng cấp 3 tự tuyên bố thành lập QH.

    - Tháng 7-1789 tuyên bố là QHLH, vua và quí tộc tập chung quân đàn áp.

    - Ngày 14-7-1789 quần chúng Paris phẩn nộ, kéo đến phá ngục Baxti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

    *Nền quân chủ lập Hiến:

    - Thắng lợi ngày 14/7 đưa Đại tư sản tài chính lên nắm quyền (Phái Lập Hiến) :

    +Thông qua tuyên ngôn NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN (8/1789), và ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.

    +Tháng 9/1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản. (Quân Chủ LH)

    - Vua, Tăng Lữ, Quí Tộc cầu ngoại viện (Ao-Phổ) làm cho nước Pháp thêm căng thẳng.

    - Ngày 11/7/1792 QH tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng tự vũ trang bảo vệ tổ quốc.

    b. Tư sản công thương cầm quyền. Nền

    cộng hòa được thành lập:

    - Ngày 10/8/1792 quần chúng nổi dậy, lập Chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh) bắt giam Vua và Hoàng Hậu.

    - 9/1792 QH phế truất Vua, thiết lập nền cộng Hòa thứ nhất.

    - 21/1/1793 Vua LuiXVI bị xử tử.

    - Đầu năm 1793 nước Pháp đứng trước nhiều khó khăn. (thù trong, giặc ngoài)

    - Tháng 5/1793 phái Girôngđanh bị lật đổ, chính quyền về tay phái Giacôbanh.

    c. Nền chuyên chính Giacôbanh- đỉnh cao của cách mạng ;

    * Đỉnh cao của cách mạng Pháp:

    - Ngày 2/6/1793 quần chúng nhân dân do Robexpie lãnh đạo đứng lên khởi nghĩa đưa cách mạng đến đỉnh cao.

    - Chính quyền Giacôbanh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả:

    +Giải quyết ruộng cho nd và tiền lương cho cn.

    +Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do, dân chủ, xóa nạn đầu cơ tích trữ.

    +Ban hành lệnh tổng động viên, xóa bỏ các nghĩa vụ phong kiến..

    *Kết quả: Cuối năm 1793 bạo động bị chặn đứng, mùa xuân 1794 quân Pháp đánh bại liên minh Châu Âu.

    *Thời kỳ thoái trào:

    - Khi ctr bị đẩy lùi, nội bộ phái Giacôbanh chia rẽ, tiến hành cuộc đảo chính (7/1794), giết chết Robexpie, Uỷ ban đốc chính được thành lập, quyền lực tập trung vào 5 uỷ viên, thời kỳ dân chủ kế thúc, nước Pháp mất ổn định.

    - Tháng 11/1799 Napoleon đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự, đưa nước Pháp sang thời kỳ lịch sử mới.

    3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp

    cuối thế kỷ XVIII:

    - Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách

    Mạng tư sản.

    - Tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

    - Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình của cách mạng.

    - Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...