Cách chẩn mạch theo đông y

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Đào Thị Thủy Ngân, 29 Tháng tám 2021.

  1. Đào Thị Thủy Ngân Hãy trân trọng những gì bạn đang có nhé!

    Bài viết:
    6
    VỊ TRÍ VÀ CÁCH XEM MẠCH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

    1. Nơi xem mạch.


    - Động mạch quay ở tay (phổ biến nhất, nằm ở vị trí thốn khẩu)

    - Động mạch đùi

    - Động mạch chày sau

    - Động mạch mu chân

    - Động mạch thái dương

    Thốn khẩu là nơi động mạch quay đi qua, nơi xem mạch còn được chia làm 3 bộ: Thốn, quan, xích. Bộ quan tương ứng với mỏm chân quay kéo ngang, bộ thốn ở dưới và bộ xích ở trên bộ quan.

    [​IMG]


    Hình ảnh động mạch quay

    Tay phải thuộc khí, tay trái thuộc huyết.

    - Tay trái +Thốn: Tâm- Tiểu trường

    +Quan: Can- Đởm

    +Xích: Thận âm- Bàng quang

    - Tay phải + Thốn: Phế- Đại trường

    +Quan: Tỳ - Vị

    +Xích: Thận dương- Tam tiêu.

    [​IMG]

    2. Cách xem mạch

    Người bệnh để ngửa bàn tay, thầy thuốc dùng ba ngón tay trỏ, giữa, nhẫn đặt vào mạch: Ngón giữa bộ quan, ngón trỏ bộ thốn và ngón nhẫn bộ xích. (Tùy theo người cao thấp, nhỏ hay lớn mà đặt các ngón tay thưa hay khít lại. Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái của bệnh nhân và ngược lại.

    Xem mạch có hai loại: Tổng khán và vi khán (đơn khán)

    + Tổng khán là xem chung cả ba bộ để nhận định tình hình chung (cách này thường dùng nhất)

    + Vi khán hay còn gọi là đơn khán là xem từng bộ vị để đánh giá tình hình tạng phủ

    Thường được kết hợp hai cách xem: Xem tổng khán trước rồi đơn khán sau.

    3. Có ba mức độ ấn tay:

    - Ấn nhẹ mạch đập (thượng án) là mạch phù

    - Ấn vừa phải (trung án)

    - Ấn sâu sát xương (hạ án) là mạch trầm

    4. Thời điểm xem mạch tốt nhất

    Xem mạch tốt nhất vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì. Người bệnh nên nghỉ ngơi 15 phút trước khi xem mạch, nằm tay ngồi thoải mái. Thầy thuốc tập trung, chú ý cảm giác các đầu ngón tay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...