Vừa làm bài tập vừa nghe nhạc có tốt không?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bao_Ngan12, 28 Tháng ba 2020.

  1. Bao_Ngan12 WABI - SABI

    Bài viết:
    558
    Vừa nghe nhạc vừa học có hiệu quả không?

    Dịch: But my sky is green

    * * *

    [​IMG]

    Không tốt.

    Tôi có nghiên cứu về thính giác và lực chú ý. Tôi vẫn luôn rất muốn chứng minh câu trả lời cho câu hỏi này là "Tốt," như thế thì tôi có thể vừa làm việc vừa nghe nhạc trước mặt sếp. Nhưng mà, gần đây (tháng 2/2019) có một nghiên cứu đã đưa ra đáp án cho vấn đề này.

    Đáp án là, không tốt. Dù là thể loại âm nhạc nào, bạn có thích hay không, bạn có hiểu lời bài hát hay không, thậm chí có lời hay không -- đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Nếu so sánh thì tạp âm trong thư viện không có ảnh hưởng rõ rệt.

    Có hai vấn đề mấu chốt trong thí nghiệm này:

    I. Lựa chọn âm nhạc

    Trong nghiên cứu này họ thử 5 loại tình huống:

    1. Không có âm thanh ngoại cảnh nào

    2. Mô phỏng tạp âm thư viện

    3. Nhạc có lời, lời nhạc quen thuộc

    4. Nhạc có lời, nhưng ngôn ngữ nước ngoài chưa từng nghe qua

    5. Nhạc không lời

    1 và 2 kết quả không khác nhau, nhưng 3 tình huống sau -- bất kể là loại nhạc nào -- thì sức sáng tạo cũng như thành tích đều sẽ không bằng trạng thái không có âm nhạc.

    Nghiên cứu cho rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa tạp âm thư viện và âm nhạc chính là steady state, nghĩa là trạng thái ổn định. Từ góc độ âm thanh thì có thể nói là tạp âm thư viện khá uneventful (nhẹ nhàng, êm đềm, không phát sinh sự kiện đặc biệt gì làm người khác chú ý). Nói cách khác, âm nhạc ảnh hưởng công việc là vì nó quá eventful (âm nhạc thường có nhiều phô diễn). Ngoại trừ tạp âm ở thư viện, những âm thanh môi trường nhẹ nhàng khác (ambient sound) đều không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng công việc, ví dụ như tiếng mưa, tiếng chim hót trong rừng cây. Đương nhiên, những thanh âm này không thể quá lớn.

    Thú vị hơn chính là, cho dù đang nghe bài hát bạn cực kì thích, cảm xúc bị kéo theo mãnh liệt, hay khi nghe một bài bình thường lúc học tập làm việc vẫn nghe, thì sức sáng tạo đều bị ảnh hưởng tiêu cực.

    II. "Sức sáng tạo" được định nghĩa như thế nào?

    Trong tâm lý học, tiêu chí để thử sức sáng tạo thường dựa vào divergent thinking (tư duy phân kỳ/phân nhánh), chia làm ngôn ngữ và hình vẽ.

    Trong đây dùng ngôn ngữ để thử sức sáng tạo, phiên bản sử dụng tên là Compound Remote Associate Tasks, viết tắt là CRAT. Lấy 2 ví du trong bản tiếng Trung của tôi:

    - Từ manh mối: "Con ngươi" "Nước mắt" "Nháy." Từ mục tiêu: "Mắt" (từ đơn âm)

    - Từ manh mối: "Oa" "Ẩn" "Bảo." Từ mục tiêu: "Tàng" (từ đa âm*)

    *Tàng có thể đọc là cáng (ẩn trốn) hoặc zàng (bảo tàng)

    Thí nghiệm này chủ yếu thử "sức sáng tạo" (creativity), nhưng nếu nghĩ kĩ thì thứ mà nó đang thí nghiệm chính là 3 đại năng lực: Khả năng ghi nhớ ngôn ngữ, insight (tạm dịch là "cách nhìn sâu sắc vào vấn đề"), giải quyết vấn đề. Khả năng ghi nhớ ngôn ngữ ảnh hưởng thành tích tiếng Anh, insight ảnh hưởng bài tập Toán, giải quyết vấn đề về cơ bản thì ảnh hưởng đến tất cả môn học.

    Cho nên, đừng vì nhìn tiêu đề nghiên cứu là "sức sáng tạo" thì nghĩ nó không liên quan đến công việc học tập hằng ngày.

    Kết luận: Âm nhạc -- dù bạn có thích hay không, quen thuộc hay không -- đều không tốt khi nghe lúc đang làm các công việc mang tính sáng tạo hoặc cần năng lực giải quyết vấn đề.

    Mặc dù thế, tôi vẫn không thể không nghe nhạc.

    Nghe nhạc lúc làm bài tập, không phải là vì nâng cao hiệu suất, mà là vì muốn biến việc làm bài tập trở thành một việc vui vẻ.

    Đồng ý.

    * * *

    Reference:

    Threadgold, E, Marsh, J. E, McLatchie, N. & Ball, L. J. Background music stints creativity: Evidence from compound remote associate tasks. Applied Cognitive Psychology (2019)
     
    Maskman thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...