I. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VI RUT Chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh nội bào bắt buộc, Gen chỉ chứa ADN hoặc ARN. 1. Cấu tạo - Vỏ capsit được cấu tạo từ protein gọi là capsome. - Lõi là axit nucleic (ADN hoặc ARN) mạch đơn hoặc kép. - Mộ số vi rút còn có thêm võ ngoài, trên võ có gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên, giúp vi rút bám lên bề mặt tế bào chủ. 2. Hình thái - Dạng khối: 20 mặt là tam giác đều: A- virut bại liệt, mụn cơm; B-virut hecpet. - Dạng xoắn: Dạng hình que hình sợi: C- virut đốm thuốc Lá; D- virut cúm; E-virut sởi, quai bị; G- virut dại. - Dạng hỗn hợp: Đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc Xoắn: H- virut đậu mùa; I- Phagơ T2. 3. Thí nghiệm Franken và Conrat Vi rút lai lõi là ARN của chủng A, võ là protein chủng B. Đời sau khi phân lập thu được virut chủng A. II. SỰ NHÂN LÊN CỦA VI RUT TRONG TẾ BÀO CHỦ 1. Chu trình nhân lên của virut A. Sự hấp phụ: Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt thì virut mới bám vào được. B. Xâm nhập: Enzim lizôzim phá hủy thành tế bào bơm axit nucleic vào tế bào. C. Sinh tổng hợp: Vi rut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. D. Lắp ráp: Lắp axit nuclêic và prôtêin tạo vi rut hoàn chỉnh. E. Phóng thích: Vi rút phá vỡ tế bào và chui ra ngoài. Khi vi rut nhân lên mà làm tan tế bào gọi là chu trình tan. 2. HIV/ AIDS A. Khái niệm về HIV: Là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (phá hủy tế bào limphô T4). Các VSV lợi dụng hệ miễn dịch suy giảm tấn công →VSV cơ hội→Bệnh chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội. B. Ba con đường lây truyền HIV Qua đường máu; Qua đường tình dục; Mẹ truyền cho thai nhi và cho con qua sữa. C. Ba giai đoạn phát triển bệnh - Giai đoạn sơ nhiễm: 2 – 3 tuần. Không biểu hiện triệu chứng, hoặc rất nhẹ. - Giai đoạn không triệu chứng: 1 – 10 năm. Lúc này tế bào limphô T4. - Giai đoạn biểu hiện triệu chứng: Bệnh cơ hội xuất hiện: Tiêu chảy, viêm da, ung thư, mất trí.. →chết. D. Biện pháp phòng ngừa: Sống lành mạnh.. III. VIRUT GÂY BỆNH ỨNG DỤNG CỦA VIRUT 1. Vi rút kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng 2. Ứng dụng của virut Chuyển gen inteferon ở người vào phagơ. Thuốc trừ sâu từ vi rút. IV. BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH 1. Bệnh truyền nhiễm A. Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác B. Phương thức lây truyền: - Truyền ngang: + Qua sol khí + Qua đường tiêu hóa + Qua tiếp xúc trực tiếp + Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt. - Truyền dọc: Từ mẹ sang thai nhi C. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi rút - Bệnh hô hấp: Viêm phổi, viêm họng, bênh SARS.. - Bệnh đường tiêu hóa: Gan, dạ dày, ruột.. - Bệnh thần kinh: Viêm não.. - Bệnh lây qua đường sinh dục: HIV, viêm gan B.. - Bệnh da: Đậu mùa, sởi.. 2. Miễn dịch A. Miễn dịch không đặc hiệu: Là miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh. B. Miễn dịch đặc hiệu: - Miễn dịch thể dịch: Kháng nguyên là chất lạ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể. - Miễn dịch tế bào: Là có sự tham gia của cac tế bào độc có nguồn gốc từ tuyến ức. Tế bào này tiết ra protein Độc phá hủy tế bào nhiễm virut. * Sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh. Tiêm vắc xin để phòng bệnh.